Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 7 năm 2011

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 7 năm 2011

TẬP ĐỌC

Trung thu độc lập

I. Mục tiêu:

 - HS đọc trơn toàn bài. Đọc đúng : trăng ngàn, man mác, vằng vặc, mươi mười lăm năm nữa .Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hy vọng của anh chiến sĩ về tương lai của đất nước của thiếu nhi.

 +KNS: HS xác định được trách nhiệm của bản thân đối với đất nước

- Hiểu từ ngữ: Trung thu độc lập; trại ; trăng ngàn .và hiểu nội dung bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, ước mơ của anh về tương lại của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

- giáo dục HS lòng yêu quê hương , đất nước VN

II.Đồ dùng: Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn 2- Luyện đọc diễn cảm

 

doc 47 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 7 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011
Tập đọc
Trung thu độc lập 
I. Mục tiêu:
	- HS đọc trơn toàn bài. Đọc đúng : trăng ngàn, man mác, vằng vặc, mươi mười lăm năm nữa ....Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hy vọng của anh chiến sĩ về tương lai của đất nước của thiếu nhi.
	+KNS: HS xác định được trách nhiệm của bản thân đối với đất nước
- Hiểu từ ngữ: Trung thu độc lập; trại ; trăng ngàn ...và hiểu nội dung bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, ước mơ của anh về tương lại của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. 
- giáo dục HS lòng yêu quê hương , đất nước VN
II.Đồ dùng: Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn 2- Luyện đọc diễn cảm
III.Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc phân vai truyện: Chị em tôi và trả lời câu hỏi 
- HS thực hiện yêu cầu 
2. Bài mới
a) Giới thiệu chủ điểm và bài đọc 
b) Luyện đọc đúng 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. GV kết hợp sửa lỗi phát âm: trăng ngàn, man mác, vằng vặc, mươi mười lăm năm nữa .... cách ngắt nghỉ và giải nghĩa từ cho HS:
+Trung thu độc lập: Trung thu năm 1945, nước ta vừa dành được độc lập
+ Trại : nơi bộ đội đóng quân
+Trăng ngàn: Trăng chiếu trên vùng núi rừng
+Trăng mai: Trăng trong tết trung thu sau. 
- HS đọc nối tiếp 2 lượt
+ Đoạn 1: Đêm nay ... các em 
+ Đoạn 2: Anh nhìn ... vui tươi 
+ Đoạn 3: Trăng đêm ... các em 
- HS tham gia giải nghĩa
* Khuyến khích HS đặt câu với từ :độc lập và tìm từ trái nghĩa với từ độc lập 
- 2 HS đặt câu 
- 1 HS tìm
- GV đọc mẫu toàn bài: Giọng đọc nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi
- HS lắng nghe
- Nêu nhận xét về giọng đọc 
c) Tìm hiểu bài 
+ đoạn 1 
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Thời điểm anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ có gì đặc biệt ? 
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp ? 
* Tìm từ ngữ cho thấy vẻ đẹp của đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên?
- HS đọc
- Anh đứng gác ở trại vào đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên của nước ta
- Trăng soi sáng khắp đất nước. Trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng
* Nhiều HS nêu ý kiến
ý1: Cảnh đẹp đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên
+ Đoạn 2:- Y/c HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: 
- 2 HS khá, giỏi trả lời 
- HS đọc thầm
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao ? 
+ Vẻ đẹp trong tưởng tượng đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập 
ý 2: Mơ tưởng của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp của trẻ em trong tương lai
- HS trao đổi nhóm đôi 
- Nêu ý kiến
* Nêu nội dung đoạn 2
+ Đoạn 3:
-Hình ảnh trăng mai còn sáng hơn nói lên điều gì 
- Anh chiến sĩ tin rằng các em sẽ có những ngày tết trung thu như thế nào? 
- Anh mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào ?
ý 3: Niềm tin chắc chắn những tết trung thu tươi đẹp hơn sẽ đến với các em
- HS đọc thầm
- HS nêu ý kiến
- Nhận xét và bổ sung 
- Nêu nội dung đoạn 3
* Nêu nội dung toàn bài?
- GV nhận xét, chốt nội dung bài và ghi bảng ( mục I)
d) Luyện đọc diễn cảm 
- Y/c HS đọc lại toàn bài
- Chọn đoạn 2 ( bảng phụ) để hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm
* 1 vài em nêu ý kiến
- 1 HS nêu lại giọng đọc
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn, cả lớp theo dõi 
- 1 HS nêu cách đọc 
- Lớp luyện đọc theo cặp 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 
- Nhận xét, cho điểm HS
- HS thi và bình chọn bạn đọc hay 
3. Củng cố - dặn dò
+ Nêu lại nội dung bài đọc ?
+ Sự phát triển cuẩ đất nước ta hiện nay có gì giống như trong giấc mơ của anh chiến sĩ?
+ Em mơ ước đất nước ta sau này sẽ phát triển như thế nào?
- GD HS tình cảm yêu quý quê hương, đất nước .
 * KNS: liên hệ thực tế việc làm của HS góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp như trong mơ ước của anh chiến sĩ ăgiáo dục KNS cho các em
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về đọc lại bài, học bài và chuẩn bị bài sau: ở Vương quốc Tương Lai
__________________________________________
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cho HS về cách thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng 
và phép trừ. Giải toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ. 
- HS biết sử dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II.Đồ dùng: Bảng con BT1+2+3. 
III.Các hoạt động dạy – học:
Bài 1: Thử lại phép cộng
GV nêu phép cộng 2416 + 5164, y/c HS tính kq ăcủng cố lại tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính 
- 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính , HS khác làm bảng con
- Nêu lại tên gọi : SH, SH, Tổng
- GV hướng dẫn HS thử lại: Muốn tìm một số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- GV y/c HS vận dụng để tự nêu cách thử lại 
- Y/c HS tự làm bài trong phần b rồi h/d chữa trên bảng
ăChốt và ghi bảng cách thử lại phép cộng (SGK)
- Lấy tổng trừ số hạng kia
* HS nêu cách thử lại 
- HS tự làm bảng con( viết phép thử lại bên cạnh); 1 hS làm trên bảng lớp
Bài 2: Thử lại phép trừ
- GV h/d HS thực hiện phép trừ, nêu lại tên gọi các thành phần và kết quả
- Y/c HS dựa vào cách tìm thành phần chưa biết để liên hệ nêu cách thử lại phép trừ
(Khuyến khích HS nêu được cả hai cách thử dựa vào cách tìm 2 thành phần trong phép trừ)
ăChốt và ghi bảng cách thử lại phép trừ (SGK)
- HS đọc yêu cầu của bài 
- HS tự làm bài và nêu: SBT, ST, Hiệu
* HS nêu ý kiến về các cách thử
- HS tự làm bảng con phần b ( viết phép thử lại bên cạnh); 1 hS làm trên bảng lớp
Bài 3: Tìm x 
- Y/c HS làm việc cá nhân
ă Củng cố về cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết 
- HS nêu lại tên gọi các thành phần, kết quả và nêu y/c từng phần
- Tự làm trong bảng con + nêu cách làm
3. Củng cố - dặn dò
+ Nêu lại cách thử kết quả của phép cộng và phép trừ ?
- Nhận xét tiết học.Dặn HS về học bài, vận dụng kiến thức đã học trong bài vào kiểm tra kết quả bài làm , ôn lại biểu thức có chứa một chữ để chuẩn bị bài sau: Biểu thức có chứa hai chữ
____________________________________
Khoa học
Phòng bệnh béo phì
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì. Nắm được nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì. 
- Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì. 
 II.Đồ dùng: Phiếu học tập
III.Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ : 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi :
+ Kể tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng? 
+ cách phòng chống bệnh thiếu dinh dưỡng?.
+ GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài :Nêu mục đích, yêu cầu tiết học 
2. Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về bệnh béo phì
*MT :Nhận dạng dấu hiệu béo phì ở trẻ em.Nêu được tác hại của bệnh béo phì.
 - T/c hoạt động nhóm và phát phiếu học tập. (nội dung phiếu học tập trong sách thiết kế )
+ GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Câu 1 : a,c,d
Câu 2 : d Câu 3: a
ăKL: NGười bị bệnh béo phì có những lớp mỡ quanh đùi,cánh tay trên, vú, cằm; cân nặng hơn người cùng tuổi có cùng chiều cao từ 5 kg lên, thường bị hụt hơi khi gắng sức; bệnh béo phì liên quan đến bệnh tim mạch, cao huyết áp và rối loạn khớp xương; lúc nhỏ đã bị béo phì thì sẽ dễ bị phát triển thành béo phì khi lớn.
Hoạt động 2 : Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì
*MT :Nêu được nguyên nhân,cách phòng chống bệnh béo phì. 
- Y/c HS quan sát hình minh họa trong SGK và thảo luận: + Nguyên nhân gây nên béo phì là gì ?
 + Làm thế nào để phòng tránh béo phì ?
 ăKL :Nguyên nhân gây béo phì do di truyền hoặc rối loạn nội tiết là rất ít mà chủ yếu là do những thói quen không tốt về mặt ăn uống như ăn quá nhiều, ít vận động. Khi phát hiện dấu hiệu cần điều chỉnh chế độ ăn uống, đi gặp bác sĩ để chuẩn đoán, điều trị kịp thời, chăm vận động hoặc tập TDTT, ...
Hoạt động 3 : Đóng vai
*MT:Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh do thừa chất dinh dưỡng.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận tự đưa ra một tình huống ( GV gợi ý tình huống như : em bé nhà bạn có dấu hiệu béo phì nhưng rất thích ăn thịt và sữa..; Minh thấy mình nặng hơn các bạn 10 kg, ở các buổi liên hoan có rất nhiều thức ăn ngon mà Minh thích như bánh kẹo,nước ngọt...Minh sẽ phải làm gì?..... ).
+ Tổ chức cho HS trình diễn.
+ GV nhận xét biểu dương nhóm diễn xuất tốt, xử lý tình huống hay.
3. Củng cố dặn dò :
+Nêu lại dấu hiệu của bệnh béo phì? tác hại của bệnh?
+ Nêu lại nguyên nhân và cách phòng chống bệnh?
* KNS: + Cần có thái độ thế nào với người bị béo phì?
- GV liên hệ thực tế đến hình dáng không đẹp của người bệnh, sự phiền phức họ gặp phải khi bị bệnh để giáo dục KNS cho HS
+ Nhận xét tiết học.Dặn HS về học bài , vận dụng tốt bài học trong cuộc sống để giữ gìn SK, chuẩn bị bài sau: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa
+ HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm 4.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
+ Các nhóm khác bổ sung.
- Nhiều HS nêu lại cách nhận dạng bệnh và tác hại của bệnh 
+ HS thảo luận nhóm đôi sau đó phát biểu ý kiến.
- Nhận xét và bổ sung
- 1 số em nêu lại 
- Hoạt động nhóm 4
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra .
+ Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất. Các bạn khác góp ý kiến.
+ HS lên đóng vai, các HS khác liên hệ bản thân để đưa ra tình huống ứng xử đúng.
-HS nêu mục bạn cần biết.
- 1 số em nêu lại 
- Nhiều HS nêu ý kiến 
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011
Buổi sáng :
( Đ/c Hảo dạy )
Buổi chiều : hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giao lưu học sinh Khối 4 theo chủ điểm: Truyền thống nhà trường
1. Thời gian: Chiều ngày 11 tháng 10 năm 2011
2. Địa điểm : Tổ chức tại sân trường Trường Tiểu học Việt Hồng
3. Chuẩn bị : + nội dung : Đ/c Bùi Thị Lý
 	 + Các lớp chuẩn bị tiết mục văn nghệ để giao lưu theo chủ đề về mái trường, thầy cô, bạn bè ( hát, múa, đọc thơ , kể chuyện ...); tìm hiểu, sưu tầm những tấm gương tiêu biểu của HS đã và đang là HS trong trường; HS chuẩn bị bảng con để tham dự Hội vui học tập theo hình thức Rung chuông vàng.
4. Dẫn chương trình : Đ/c Lương Thị Huyên
5. Học sinh tham gia: HS cả khối
6. Nội dung :
Phần 1: Tìm hiểu về truyền thống Nhà trường
	- T/c cho HS trao đổi về truyền thống dạy học, giáo dục của nhà trường
	- Kể về những tấm gương tiêu biểu của HS trong trường
	- Liên hệ về trách nhiệm, việc làm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường
Phần 2: Tổ chức Hội vui học tập 
- Tổ chức hội vui học tập theo hình thức Rung chuông vàng ( có câu hỏi kèm theo) 
- Giới thiệu hình thức tham gia Hội vui họ ... do ăn thiếu chất dinh dưỡng. 
- Bước đầu hiểu được nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. 
- Có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng. 
II.Đồ dùng: 
 - Phiếu học tập cá nhân.
- Quần, áo, mũ, các dụng cụ y tế (nếu có) để HS đóng vai bác sĩ. 
 - HS chuẩn bị tranh, ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. 
III. Hình thức: cá nhân, cả lớp, nhóm
IV. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi của nội dung bài 11
- 2 HS lên bảng 
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Quan sát phát hiện bệnh
- GV tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng sau: 
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ tr26 SGK
- Quan sát 
- Người trong hình bệnh gì ? 
- Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải ?
- HS trả lời 
- Gọi nối tiếp các HS trả lời 
- GV kết luận 
- Mỗi HS chỉ nói về 1 hình 
Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng
- Phát phiếu học tập cho HS (nội dung bài 2 VBT) 
- Nhận phiếu học tập
- HS đọc kỹ và hoàn thành phiếu 
- Gọi HS chữa phiếu 
- Nhận xét, kết luận về phiếu đúng 
- hoàn thành phiếu học tập 
- 2 HS chữa 
- Nhận xét, bổ sung 
Hoạt động 3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ
GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi.
- 3 HS tham gia trò chơi: 1 HS đóng vai bác sĩ, 1 HS đóng vai người bệnh, 1 HS đóng vai người nhà bệnh nhân.
- HS đóng vai người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân nói về dấu hiệu của bệnh. 
- HS đóng vai bác sĩ nói tên bệnh, nguyên nhân và cách đề phòng. 
Hoạt động kết thúc
Hỏi: - Vì sao em nhỏ lúc 3 tuổi thường bị suy dinh dưỡng ? 
- Làm thế nào để biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không ? 
- Nhận xét cho điểm HS trả lời đúng
- HS trả lời, nhận xét 
3. Củng cố - dặn dò
- Để phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng ta phải làm gì?
- Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà luôn nhắc nhở các em bé phải ăn đủ chất, phòng và chống các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
*********************************
Tiếng việt
Luyện tập về danh từ riêng
 I.Mục tiêu:
 Củng cố lại cho HS về danh từ riêng
 Nhận biết được danh từ riêng.
 	 GD HS có ý thức viết đúng chính tả( viết hoa danh từ riêng).
 II.Đồ dùng:Hệ thống các BT về nội dung trên
 III.Hình thức: cá nhân, cả lớp, trong lớp
 IV.Các hoạt động dạy- học:
 1.Ôn lí thuyết:
 Thế nào là danh từ riêng? cho VD?
HS trả lời +nhận xét
2.Thực hành:
+BT cho HS đại trà:
 Bài1:Tìm danh từ chung và danh từ riêngtrong đoạn văn sau:
HS đọc đề, xác định yêu cầu của đề.
 Ôm/ quanh/ Ba Vì/ là/ bát ngát /đồng bằng/, mênh mông/ hồ/ nứơc/ với/ những/ Suối Hai/, Đồng Mô/, Ao Vua/nổi tiếng/ vẫy gọi/. Mướt mát/ rừng /keo/ những/đảo/ Hồ/ đảo /Sếu /xanh ngát/ bạch đàn /những/ đồi/ Măng/, đồi/ Hòn/Rừng/ ấu thơ/, rừng/ thanh xuân/Tiếng/ chim gù/,chim /gáy/, khi/ gần /khi/ xa/ như/ mở rộng/ mãi/ ra/ không gian/ mùa thu /xứ /Đoài/. 
HS tự làm bài
 GV kèm HS yếu
 Chấm, nhận xét
+ BT cho HS(K,G):
 Bài2:Viết lại những cụm từ sau cho đúng chính tả:
 Xã kim liên, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an
 Sông cửu long, núi ba vì, chùa thiên mụ, cầu hàm rồng, hồ hoàn kiếm, đèo hải vân, bến nhà rồng
HS xem lại bài
HS đọc đề, xác định yêu cầu của đề.
 Qua đèo ngang, tới vũng tàu, đến cầu giấy, về bến thuỷ
HS tự làm bài
 Chữa bài cho HS
HS xem lại bài
 Bài3:Viết hoa danh từ riêng trong các câu ca daodưới đây:
HS đọc đề, xác định yêu cầu của đề.
 Đồng đăng có phố kì lừa
 Có nàng tô thị có chùa tam thanh.
 Sâu nhất là sông bạch đằng
 Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan. 
 Cao nhất là núi lam sơn
 Có ông lê lợi trong ngàn bước ra.
HS tự làm bài
 Chữa bài cho HS
HS xem lại bài
3.Củng cố:
 Khi viết gặp danh từ riêng cần chú ý gì?
 Nhận xét tiết học.
HS trả lời
**********************************
Tự học
Khoa học : ôn: một số cách bảo quản thức ăn
I.Mục tiêu:
 Củng cố kiến thứccủa bài: một số cách bảo quản thức ăn
 HS biết bảo quản thức ăn
 Có ý thức ăn thức ăn đã được bảo quản để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân.
II.Đồ dùng: VBT,SGK
III.Hình thức: cá nhân, cả lớp
IV.Các hoạt động dạy- học:
1.Ôn lí thuyết:
 Tại sao ta phải bảo quản thức ăn?
 Nêu các cách bảo quản thức ăn?
 Nêu tác dụng của việc bảo quản thức ăn?
2. Thực hành:
- Cả lớp làm BT ở VBT tr 16;17
 Bài 1: củng cố về các cách bảo quản thức ăn
 Bài 2: củng cố về tác dụng của việc bảo quản thức ăn 
Bài 3: củng cố về tên của một số loại thức ăn cần được bảo quản
 GV kèm HS yếu
 Chấm, chữa bài
- BT cho HS(K,G):
 Kể tên các thức ăn, cách bảo quản thức ăn ấy mà gia đình em bảo quản?
 GVnhận xét
3.Củng cố:
 Để thức ăn tuơi ngon, không mất chất dinh dưỡng, ta cần làm gì?
 Nhận xét tiết học
HS trả lời +nhận xét
HS tự làm bài
HS nhắc lại 1 số củng cố
HS trả lời +nhận xét
******************************************************************
Tự học
Lịch sử: Ôn: khởi nghĩa hai bà trưng( năm 40)
I.Mục tiêu:
 Củng cố kiến thứccủa bài: Ôn khởi nghĩa hai bà trưng( năm 40) 
 HS làm được BT tr.7, 8
 HS có lòng tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc.
II.Đồ dùng: VBT,SGK
III.Hình thức: cá nhân, cả lớp, nhóm, trong lớp 
IV.Các hoạt động dạy- học:
1.Ôn lí thuyết:
Em hãy nêu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng?
Em hãy nêu diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng?
Em hãy nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng?
HS trả lời +nhận xét
2. Thực hành:
 - Cả lớp làm BT ở VBT tr 7, 8
 Bài 1: củng cố về nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai BàTrưng.
 Bài 2, 3: củng cố về diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai BàTrưng.
Bài 4: củng cố về ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng
GV kèm HS yếu
Chấm, chữa bài
HS đọc đề, xác định yêu cầu của đề.
HS tự làm bài
HS xem lại bài
- BT cho HS(K,G):
Bằng hiểu biết của mình, qua bài học, em hãy nói về cuộc khởi nghĩa Hai BàTrưng?
 GVnhận xét
HS trả lời +nhận xét
3. Củng cố: Bài học hôm nay ôn nội dung gì?
 Nhận xét tiết học
*********************************************************************
Thực hành
Khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường
I.Mục tiêu:
 Củng cố cho HS cách khâu thường.
 Thực hành: Khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 GD HS yêu lao động thủ công để phục vụ bản thân.
II.Đồ dùng: vải , kim, chỉ, kéo
III.Hình thức: cá nhân, cả lớp, nhóm, trong lớp 
IV.Các hoạt động dạy- học:
1.Ôn lí thuyết:
Nêu các bước khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường?
HS trả lời +nhận xét
2. Thực hành:
 Cho HS thực hành khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường.
GV giúp đỡ HS lúng túng.
ChoHS trưng bày sản phẩm
HS thực hành khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường.
HS trưng bày sản phẩm
Tuyên dương HS có sản phẩm đẹp.
*Cho HS phỏng vấn HS có sản phẩm đẹp.
 GV thâu tóm các ýcủa HS được phỏng vấn
HS phỏng vấn+ trả lời
HS khác lắng nghe.
3. Củng cố: Bài học hôm nay thực hành nội dung gì?
 Nhận xét tiết học
*****************************************
Giáo dục tập thể
Sinh hoạt đội: chủ điểm: trò giỏi
I.Mục tiêu: Nắm được ưu khuyết điểm của cá nhân, nhóm, lớp.
 HS có ý thức phấn đấu thành trò giỏi.
II.Nội dung:
1.ổn định tổ chức: cho HS hát 1 bài
2.Kiểm điểm công tác thi đua tuần 9:
 HS nêu ưu khuyết của của từng tổ, nhóm khác bổ sung.
 Tuyên dương HS thực hiện tốt, nhắc nhở HS thực hiện chưa tốt.
3.Thực hiện chủ điểm: trò giỏi
a.Giới thiệu chủ điểm.
b.Câu hỏi hái hoa:
 Muốn trở thành trò giỏi em cần phải thực hiện những gì?
 Nếu trong lớp, trong sao( đội) có bạn học chưa tốt, em sẽ phảI làm gì?
 Mỗi khi gặp bài khó em giải quyết như thế nào?
c. Trò chơi:
 Cho lớp thi viết chữ đẹp( hoặc giải toán)
d.Cho HS hát bài về chủ đề thầy cô, trường lớp
4.Nhận xét buổi sinh hoạt: Cho HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
5.Dặn dò: Dặn dò HS chăm chỉ học hành.
Tiếng việt ( Tăng )
ôn Luyện về từ láy
 I.Mục tiêu:	
 - Củng cố lại cho HS về khái niệm từ láy
 - Biết tìm, sử dụng từ láy để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích
- GD HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
 II.Đồ dùng:Hệ thống các BT về nội dung trên
 IV.Các hoạt động dạy- học:
1.Ôn lí thuyết:
 Thế nào là từ láy,cho VD?
 Từ láy khác từ đơn, từ ghép ở chỗ nào?
2.Thực hành:
+BT cho HS đại trà:
 Bài1: Tìm các tiếng ghép đợc với mỗi tiếng dới đây để tạo thành các từ láy?
a.thẳng, thật, ngay:
b.xúng, sung, xinh:
Bài 2:Tìm các từ láy âm đầu, trong đó có: 
 a.Vần âp ở tiếng đứng trớc: khấp khểnh
 b.Vần ăn ở tiếng đứng sau: ngay ngắn
 GV kèm HS yếu
 Chấm, nhận xét
+ BT cho HS(K,G):
 Bài1: Các từ dới đây là từ ghép hay từ láy.Vì sao?
 Tơi tốt, buôn bán, mặt mũi, hốt hoảng, nhỏ nhẹ, đi đứng
 Bài 2: Đọc đoạn thơ:
 Buồn trông cửa bể chiều hôm
 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
 Buồn trông ngọn nớc mới sa
 Hoa trôI man mác biết là về đâu.
 Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu
 Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh.
 * Tìm từ láy trong đoạn thơ trên.
 Chữa bài cho HS
3.Củng cố:
 Nêu tác dụng của từ láykhi viết văn?
 Nhận xét tiết học
HS trả lời +nhận xét
HS tự làm bài
HS xem lại bài
HS tự làm bài
Chốt kết quả đúng
*************************************
Tiếng việt
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I.Mục tiêu:
 - Củng cố về khái niệm đoạn văn kể chuyện.
 - HS tạo dựng được một đoạn văn kể chuyện.
 - GD HS có ý thức yêu nhân vật trong văn kể chuyện.
II.Đồ dùng: 1số BT về nội dung này, VBT
III.Các hoạt động dạy- học:
1.Ôn lí thuyết:
- Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì?
 - Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
HS trả lời +nhận xét
2. Thực hành:
- Bài tập cho HS đại trà:
 HS hòan thành tiếp VBT tiếng việt trang 40, 41, 45
 GV kèm HS yếu
 Chấm, chữa bài
HS tự làm bài
HS xem lại bài
BT cho HS (K,G):
 Cho một cốt truyện có 3 phần như sau:
 - Cô giáo ra đề tập làm văn về nhà: “Em hãy tả một cái cây đã gắn bó với tuổi thơ của em”. Em thấy khó viết nên đã nhờ anh trai viết mẫu cho một bài để xem.
 - Em không dựa vào bài văn của anh trai để viết mà chép nguyên văn rồi nộp cho cô giáo. Cô giáo cho điểm cao, tuyên dương bài văn trước lớp. 
 - Em suy nghĩ thấy xấu hổ nên đã thú thực với cô giáo và xin nhận điểm kém. Cô giáo không trách mắng mà khen và động viên em làm lại bài văn khác khiến em rất xúc động.
a, Em hãy đặt tên cho câu chuyện có cốt truyện trên? 
b, Chọn một trong 3 phần của cốt truyện rồi viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
 GV HD HS làm bài.
 GV chữa bài.
HS đọc đề, xác định yêu cầu của đề.
HS tự làm bài
HS xem lại bài
3. Củng cố: Bài học hôm nay ôn nội dung gì?
 Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 Tuan 7(1).doc