Giáo án các môn khối 4 (chi tiết) - Tuần 27

Giáo án các môn khối 4 (chi tiết) - Tuần 27

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Cô -péc-ních, Ga - li-lê. Biết đọc với

giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

II. Chuẩn bị:

- Tranh ảnh, vẽ minh họa bài TĐ SGK, sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời (nếu có )

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc .

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 35 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 946Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 (chi tiết) - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc:
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY 
I. Mục tiêu: 
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Cô -péc-ních, Ga - li-lê. Biết đọc với
giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. 
II. Chuẩn bị: 
- Tranh ảnh, vẽ minh họa bài TĐ SGK, sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời (nếu có )
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc .
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2-3 hs đọc bài Ga-vơ- rốt ngoài chiến lũy và trả lời câu hỏi trong SGK.
Nhận xét -ghi điểm từng hs.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Treo tranh giới thiệu nội dung bài học.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-Gọi HS đọc cả bài.
-Gọi 3HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).
-GV sửa lỗi phát âm đúng tên riêng Cô –péc-ních, Ga –li-lê. HD ngắt giọng cho từng HS.
-Gọi HS đọc phần chú giải.
-GV đọc mẫu, HS chú ý cách đọc:
* Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc bài, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Ý kiến của Cô - péc - ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ? 
+ Ga-li-lê viết sách đề làm gì ? 
+Vì sao tòa án lúc ấy xử phạt ông ?
+Lòng dũng cảm của Cô–péc-ních và Ga–li–lê thể hiện ở chỗ nào ?
+ Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì ? 
- HS nêu ý chính của bài.
* Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi 
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
-Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS.
-Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiết học, nêu ý nghĩa của bài 
-Dặn HS về nhà học bài, kể lại cho người thân câu chuyện trên.
-2-3 hs đọc bài và trả lời câu hỏi SGK 
-Quan sát và lắng nghe. 
-1 HS đọc thành tiếng.
-3 nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi 1.
+ HS trả lời –lớp bổ sung nhận xét 
+ Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô–péc–ních đã chứng minh ngược lại 
+ Ông viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô- péc –ních .
+ Vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội.
+Hai nhà khoa học đã dám nói ngược với lời phán của Chúa Trời, tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ .
-Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. 
+3 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc.
- 2-3 HS đọc thành tiếng.
-HS luyện đọc theo cặp.
- 3-5 HS thi đọc diễn cảm.
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 - Biết cách thực hiện các phép tính với phân số.
 - Biết cách giải bài toán có lời văn. 
II. Chuẩn bị: 
-Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học: 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1.KTBC: 
 -Gọi 2 HS lên bảng giải BT.
 -Kiểm tra BT về nhà của một số HS.
 -GV chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV: Nêu mục đích yêu cầu bài học.
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: HD HS chọn phép tính đúng khi làm bài. 
 -Yêu cầu HS kiểm tra rồi trình bày kết quả.
 -GV chữa bài – nhận xét.
Bài 3: 
 -GV yêu cầu HS đọc -GV yêu cầu HS làm bài, HD HS chọn MSC hợp lí.
 -GV nhận xét và cho điểm.
Bài 4 : GV yêu cầu HS đọc, GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm.
3. Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-HS lên bảng giải theo y/c của GV 
-HS đem BT theo yêu cầu của GV 
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-1 HS đọc bài và tính kết quả.
-3 HS lên bảng giải – lớp làm vào vở 
-HS nhận xét 
a. sai b. sai c. đúng d. sai 
-HS cả lớp làm bài vào vở. Nhận xét 
a/ 
Tương tự HD HS tính câu ,c
-1 HS lên bảng làm bài, 
-HS cả lớp làm bài vào vở. Nhận xét
Bước giải:
+Tìm phân số chỉ phần bể đã có nước sau hai lần chảy vào bể. 
+Tìm phân số chỉ phần bể còn lại chưa có nước. 
-HS cả lớp 
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói – nghe : 
 -Chọn được câu chuiyện đã tham gia( hoặc chứng kiến) nói về lòng dũng cảm, theo gợi ý trong SGK.
 -Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí để kể lại rõ ràng thành một câu chuyện. -Lới kể tự nhiên, chân thực , kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
-Hiểu được nội dung chuyện, trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
-Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
II. Chuẩn bị: -Đề bài viết sẵn trên bảng lớp- tranh ảnh ( sưu tầm ) 
 -Bảng phụ viết sẵn dàn ý của bài kể chuyện .
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. KTBC: -Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm .
- Nhật xét về HS kể chuyện và cho điểm từng HS.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn kể chuyện:
 * Tìm hiểu đề bài: - Gọi HS đọc đề bài.
-Phân tích đề bài: Dùng phấn màu gạch chân các từ quan trọng, giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề. (Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em đã được chứng kiến hoặc tham gia).
*Gợi ý kể chuyện : Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý 1-2-3-4 .
-Lớp theo dõi SGK, HS chọn 1 trong 2 và 3, 4. 
-GV gợi ý thêm một số câu chuyện về lòng dũng cảm – hs tham khảo – Hd HS kể theo hướng đó.
 * Kể trong nhóm: -Gọi HS đọc lại dàn ý trên bảng phụ.
-Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp. GV đi giúp đỡ các em yếu.
 * Kể trước lớp: -Tổ chức cho HS thi kể.
-GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung, ý nghĩa của chuyện.
-Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.
-Nhận xét HS kể, và ghi điểm.
3. Củng cố – dặn dò: -Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
-2 HS kể trước lớp.
-Lắng nghe .
-1HS đọc thành tiếng.
- 3 HS đọc nối tiếp thành tiếng các gợi ý - Lớp đọc thầm.
+Em muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện cụ thể mà em đã chứng kiến hoặc tham gia 
-1HS đọc.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, kể chuyện.
-5 đến 7 HS thi kể và trao đổi với bạn về ý nghĩa truyện.
-Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
-Bình chọn người có câu chuyện hay nhất, người KC lôi cuốn nhất.
Khoa học:
CÁC NGUỒN NHIỆT 
I. Mục tiêu:
 -Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
 -Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. Ví dụ: theo dõi khi đun nấu, tắt bếp khi đun xong. những quy tắc phòng chống rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt. 
 -Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Hộp diêm, nến, bàn ủi, kính lúp 
 - Tranh ảnh sử dụng về nguồn nhiệt trong sinh hoạt.
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1.Kiểm tra bài cũ: 
-Vài hs nêu lại kiến thức đã học bài trước.
2.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -GV giới thiệu: Nêu mục đích và yêu cầu bài học – ghi tựa . 
 * Hoạt động 1: Nói về nguồn nhiệt và vai trò của chúng 
* Mục tiêu: Kể tên và nêu được vài trò của nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
* Cách tiến hành: 
 -GV tổ chức cho HS quan sát hình trang 106– tìm hiểu về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng -HS làm việc theo nhóm. 
-Y/c thảo luận chung – rút ra nhận xét. 
+Gọi HS trình bày .
 -GV giúp HS rút kết luận : Mục bạn cần biết SGK 
 Kết luận : 
Phân loại các nguồn nhiệt theo nhóm:
+Mặt trời
+Ngọn lửa của các vật bị đốt cháy +Sử dụng điện ( bàn là, bếp điện ..)
Phân nhóm vai trò nguồn nhiệt trong đời sống ( đun nấu; sấy khô; sưởi ấm;)
* Hoạt động 2: Các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt 
*Mục tiêu: Biết thực hiện những quy tắc phòng chống rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt. 
*Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 
 -Yêu cầu hs tham khảo SGK ghi vào phiếu. 
Những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra 
Cách phòng tránh 
-HD HS vận dụng những hiểu biết để giải thích một số tình huống liên quan.
-Gọi 2 đến 3 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 * Kết luận: gọi hs đọc Mục bạn cần biết SGK 
Hoạt động 3 : Tìm hiểu sử dụng nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày
* Mục tiêu: Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống .
* Cách tiến hành : 
-GV tổ chức chia nhóm – ghi kết quả vào phiếu -gọi lần lượt nhóm báo cáo kết quả.
- Gọi nhóm khác nhận xét – chốt ý đúng.
3. Củng cố- dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết.
 -Dặn HS ôn lại các bài đã học để chuẩn bị bài sau 
- 2 HS lên bảng trả lời – nhận xét 
-HS lắng nghe..
-HS suy nghĩ và trả lời 
-Thảo luận nhóm đôi.
-HS báo cáo kết quả 
-HS cả lớp bổ sung.
-Vài HS nêu kết luận SGK 
-HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả.
-HS cả lớp bổ sung.
-HS suy nghĩ và trả lời vào PHT
-HS báo cáo kết quả 
-HS cả lớp bổ sung.
Ghi nên (N) không nên (K) vào phiếu :
¨ Tắt bếp khi sử dụng xong.
¨ Để bình xăng gần bếp 
¨ Để trẻ em chơi dùa gần bếp .
¨ Theo dõi khi đun nước .
¨ Để nước sôi đến cạn ấm .
¨ Đậy kín phích giữ cho nước nóng 
-Vài HS đọc kết luận SGK 
Luyện từ và câu:
CÂU KHIẾN
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
- Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích. Bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, nói với anh chị hoặc với thầy cô.
- HS khá, giỏi tìm thêm được các câu khiến trong SGK, đặt được 2 câu khiến với hai đối tượng khác nhau. 
II. Chuẩn bị:
-Giấy khổ to, bút dạ,viết câu khiến ở BT1 ( phần nhận xét ).
-Vở TV 4 và 4 băng giấy viết 4 đoạn văn ở BT1 ( luyện tập)
III. Hoạt động dạy và học: 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 -Luyện từ và câu ở tiết hôm nay các em sẽ đựơc làm quen và nhận diện, sử dụng về câu khiến.
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
*Phần nhận xét 
 Bài tập 1-2: 
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS suy nghĩ - phát biểu ý kiến . 
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận về lời giải đúng.
 Bài tập 3 : 
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung 
HS tự đặt câu và làm vào vở .
-GV chia bảng lớp làm 2 phần, mời 4-6 em lên bảng –mỗi em một câu văn và đọc câu văn của mình vừa viết.
Gọi HS nhận xét, GV nhận xét rút ra kết luận : 
*Phần ghi nhớ :
- 2 HS lấy ví dụ minh họa. 
 *Phần luyện tập :
Bài 1 : Bốn HS nối tiếp nhau đọc y ...  kết luận
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài trước khi làm
Bài 4
-Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài trước khi làm
-Giúp HS nhận dạng hình các đặc điểm của hình thoi
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
- Làm bài tập còn lại trong SGK
- HS sửa bài
- HS nhận xét
-HS tự làm bài
-HS đọc kết quả bài làm
-HS nhận xét
-HS giải
 Diện tích miếng kính là :
 (14 x10 ): 2 = 70 (c)
 Đáp số : 70 c
-HS đọc kĩ đề bài
-HS xem hình SGK
-HS thực hành trên giấy
TUẦN 27
Thứ 2 ngày tháng 3 năm 2010
Lịch sử
THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI - XVII
I. Mục tiêu: 
 -Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển (cả buôn bán nhộn nhịp, phố phường nhà cửa, cư dân ngoại quốc,)
 -Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này.
 -Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển nền kinh tế, đặt biệt là thương mại.	
II. Chuẩn bị:
 -Bản đồ Việt Nam.
 -Tranh vẽ cảnh Thăng Long và Phố Hiến ở thế kỉ XVI-XVII.
 -PHT của HS.
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1.KTBC :
 +Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra như thế nào ?
 +Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp?
 -GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt động cả lớp:
 -GV hỏi : Theo em thành thị là gì ?
 -GV trình bày khái niệm thành thị: Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
 -GV treo bản đồ VN và yêu cầu HS xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ.
 -GV nhận xét.
 *Hoạt động nhóm:
 -GV phát PHT cho các nhóm và yêu cầu các nhóm đọc các nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long, Phố Hiến, Hội An (trong SGK) để điền vào bảng thống kê sau cho chính xác:
 -GV yêu cầu vài HS dựa vào bảng thống kê và nội dung SGK để mô tả lại các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII .
 - GV nhận xét.
 *Hoạt động cá nhân :
 - GV hướng dẫn HS thảo luận cả lớp để trả lời các câu hỏi sau:
 +Nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI-XVII.
 +Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) nước ta thời đó như thế nào ?
 -GV nhận xét.
3.Củng cố :
 -GV cho HS đọc bài học trong khung.
 -Cảnh buôn bán tấp nập ở các đô thị nói lên tình trạng kinh tế nước ta thời đó như thế nào?
4.Tổng kết - Dặn dò:
 * Việc xuất hiện các đô thị ở VN thế kỉ XVI- XVII đã đánh dấu một bước phát triển mới của đất nước ta. Việc buôn bán với nước ngoài đã xuất hiện. Đây chính là sự biểu hiện của sự phát triển kinh tế của VN từ thế kỉ XVI-XVII.
 - Về học bài và chuẩn bị trước bài: “Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long”.
 -Nhận xét tiết học .
-HS trả lời.
-HS cả lớp bổ sung.
-Nhắc lại tên bài.
-HS phát biểu ý kiến.
-Lắng nghe.
-2 HS lên xác định .
-HS nhận xét .
-HS đọc SGK và thảo luận rồi điền vào bảng thống kê để hoàn thành PHT.
-Vài HS mô tả.
-HS nhận xét và chọn bạn mô tả hay nhất.
-HS cả lớp thảo luận và trả lời :Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất. Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp.
-2 HS đọc bài.
-HS nêu: chứng tỏ nền kinh tế hàng hóa đã bắt đầu phát triển. Buôn bán với nước ngoài đã xuất hiện. Nhiều thương nhân ở nước ngoài đã có quan hệ buôn bán với nước ta.
- HS cả lớp.
Địa lí:
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. Mục tiêu: -Học xong bài này, HS biết: giải thích được dân cư tập trung khá đông ở duyên hải miền Trung do có thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất (đất canh tác, nguồn nước sông, biển).
 -Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp.
 -Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành sản xuất nông nghiệp ở ĐB duyên hải miền Trung.
II. Chuẩn bị: - Bản đồ dân cư VN.
III. Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: +Nêu đặc điểm của khí hậu vùng ĐB duyên hải miền Trung.
 +Hãy đọc tên các ĐB duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam (Chỉ bản đồ).
 GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: Ghi tên bài
 b.Phát triển bài : 
 1.Dân cư tập trung khá đông đúc
 *Hoạt động cả lớp
 -GV thông báo số dân của các tỉnh miền Trung, phần lớn số dân này sống ở các làng mạc, thị xã và TP ở duyên hải. GV chỉ trên bản đồ cho HS thấy mức độ tập trung dân được biểu hiện bằng các kí hiệu hình tròn thưa hay dày. Nếu so sánh với ĐB Bắc Bộ thì dân cư ở đây không đông đúc bằng.
 -GV yêu cầu HS quan sát hính 1 ,2 rồi trả lời các câu hỏi trong SGK. 
 -Gv: Trang phục hàng ngày của người Kinh, người Chăm gần giống nhau như áo sơ mi, quần dài để thuận tiện trong lao động sản xuất 
2.Hoạt động sản xuất của người dân 
 *Hoạt động cả lớp:
 -GV yêu cầu một số HS đọc, ghi chú các ảnh từ hình 3 đến hình 8 và cho biết tên các hoạt động sản xuất.
 -GV ghi sẵn trên bảng bốn cột và yêu cầu 4 HS lên bảng điền vào tên các hoạt động sản xuất tương ứng với các ảnh mà HS quan sát. 
Trồng trọt: -Mía, lúa
Chăn nuôi: -Gia súc
Nuôi trồng đánh bắt thủy sản: -Tôm, cá
Ngành khác: -Muối
-GV cho HS thi “Ai nhanh hơn”: cho 4 HS lên bảng thi điền vào các cột xem ai điền nhanh , điền đúng. Gv nhận xét, tuyên dương.
 +Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này ?
 -GV đề nghị HS đọc bảng: Tên ngành sản xuất và một số điều kiện cần thiết để sản xuất, sau đó yêu cầu HS 4 nhóm thay phiên nhau trình bày lần lượt từng ngành sản xuất (không đọc theo SGK) và điều kiện để sản xuất từng ngành.
3.Củng cố : 
 -GV yêu cầu HS:
 + Nhắc lại nội dung bài học.
4. Dặn dò
 -Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
-Nhận xét tiết học.
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-Quan sát BĐ phân bố dân cư VN, HS so sánh và nhận xét được ở miền Trung vùng ven biển có nhiều người sinh sống hơn ở vùng núi Trường Sơn
-HS quan sát và trả lời.
-HS: phụ nữ Kinh mặc áo dài, cổ cao; còn phụ nữ Chăm mặc váy dài, có đai thắt ngang và khăn choàng đầu.
-HS đọc và nói tên các hoạt động sản xuất 
-HS lên bảng điền.
-HS thi điền.
-Cho 2 HS đọc lại kết quả làm việc của các bạn và nhận xét.
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét
-3 HS đọc.
-HS cả lớp.
Thể dục: Bài 54
MÔN TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI : “DẪN BÓNG”
I. Mục tiêu:
 - Bước đầu biết cách thực hiện tâng cầu bằng đùi hoặc tung bóng 150 g từ tay nọ sang tay kia, vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia, ngồi xổm tung và bắt bóng, cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khoeo chân.
 - Biết cách chơi và tham gia trò chơi: “ Dẫn bóng”. 
II. Địa điểm - phương tiện:
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện: Mỗi HS chuẩn bị 1 dây nhảy, dụng cụ để tổ chức trò chơi và tập môn tự chọn. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
 -GV phổ biến nội dung, nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 
 -Khởi động. 
 -Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng. 
 -Ôn nhảy dây. 
 -Kiểm tra bài cũ: Gọi HS tạo thành một đội thực hiện động tác “Di chuyển tung và bắt bóng”. 
 2 . Phần cơ bản:
 -GV chia học sinh thành 2 tổ luyện tập, một tổ học nội dung của môn tự chọn, một tổ học trò chơi “DẪN BÓNG ”, sau 9 đến 11 phút đổi nội dung và địa điểm theo phương pháp phân tổ quay vòng.
 a) Môn tự chọn:
 -Đá cầu 
 * Tập tâng cầu bằng đùi:
 -GV làm mẫu, giải thích động tác:
 -Cho HS tập cách cầm cầu và đứng chuẩn bị, GV sửa sai cho các em. 
 -GV cho HS tập tung cầu và tâng cầu, GV nhận xét, uốn nắn sai chung. 
 -GV chia tổ cho các em tập luyện. 
 -Ném bóng 
 * Tập các động tác bổ trợ: 
 * Tung bóng từ tay nọ sang tay kia 
 * Vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia 
 * Ngồi xổm tung và bắt bóng 
 -GV nêu tên động tác. 
 -Làm mẫu kết hợp giải thích động tác 
 -GV điều khiển cho HS tập, xen kẽ có nhận xét, giải thích thêm, sửa sai cho HS. 
 b) Trò chơi vận động: 
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi.
 -Nêu tên trò chơi : “Dẫn bóng ” 
 -GV nhắc lại cách chơi.
 Cách chơi 
 Những trường hợp phạm quy:
 Những trường hợp không tính mắc lỗi :
 -GV phân công địa điểm cho HS chơi chính thức do cán sự tự điều khiển. 
3 .Phần kết thúc: 
 -GV cùng HS hệ thống bài học. 
 -Trò chơi: “ Kết bạn ”.
 -GV nhận xét, đánh giá giờ học và giao bài tập về nhà “Ôn nội dung của môn học thự chọn: “ĐÁ CẦU, NÉM BÓNG ”.
-GV hô giải tán.
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo.
5GV
-HS nhận xét.
-HS tập hợp theo 2 – 4 hàng ngang, em nọ cách em kia 1,5 m. 
-Tập luyện theo tổ.
-Nghe GV hướng dẫn.
-Tập cả lớp.
-HS chia thành 2 – 4 đội, mỗi đội tập hợp theo 1 hàng dọc, đứng sau vạch xuất phát, thẳng hướng với vòng tròn. 
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
-HS hô “khỏe”.
Sinh hoạt: LỚP
I. Yêu cầu: 
 - Đánh giá các hoạt động tuần, phổ biến các hoạt động tuần.
 - Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy.
II. Hoạt động dạy - học: 	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Kiểm tra :
- Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh .
- Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần.
1. Đánh giá hoạt động tuần qua
- Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt.
- Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành.
- Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
2. Phổ biến kế hoạch tuần 28
- Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới: 
+ Về học tập.
+ Về lao động.
+ Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt. 
-Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt.
- Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo các hoạt động của tổ mình.
- Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động, chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua.
- Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng và các bộ phận trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
- Ghi nhớ những gì giáo viên 
dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27(CKT).doc