I.Mục tiêu:
Giúp HS:
-Biết 1m2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m.
-Biết đọc, viết số đo diện tích theo mét vuông.
-Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét vuông, đề-xi-mét vuông, mét vuông để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
-GV vẽ sẵn trên bảng hình vuông có diện tích 1m2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1dm2.
III.Hoạt động trên lớp:
Tiết : 55 MÉT VUÔNG I.Mục tiêu: Giúp HS: -Biết 1m2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m. -Biết đọc, viết số đo diện tích theo mét vuông. -Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét vuông, đề-xi-mét vuông, mét vuông để giải các bài toán có liên quan. II. Đồ dùng dạy học: -GV vẽ sẵn trên bảng hình vuông có diện tích 1m2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1dm2. III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 54, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với một đơn vị đo diện tích khác, lớn hơn các đơn vị đo diện tích đã học. Đó là mét vuông. b.Giới thiệu mét vuông : * Giới thiệu mét vuông (m2) -GV treo lên bảng hình vuông có diện tích là 1m2 và được chia thành 100 hình vuông nhỏ, mỗi hình có diện tích là 1 dm2. -GV nêu các câu hỏi yêu cầu HS nhận xét về hình vuông trên bảng. +Hình vuông lớn có cạnh dài bao nhiêu ? +Hình vuông nhỏ có độ dài bao nhiêu ? +Cạnh của hình vuông lớn gấp mấy lần cạnh của hình vuông nhỏ ? +Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu ? +Hình vuông lớn bằng bao nhiêu hình vuông nhỏ ghép lại ? +Vậy diện tích hình vuông lớn bằng bao nhiêu ? -GV nêu: Vậy hình vuông cạnh dài 1 m có diện tích bằng tổng diện tích của 100 hình vuông nhỏ có cạnh dài 1 dm. -Ngoài đơn vị đo diện tích là cm2 và dm2 người ta còn dùng đơn vị đo diện tích là mét vuông. Mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 m. (GV chỉ hình) -Mét vuông viết tắt là m2. -GV hỏi: 1m2 bằng bao nhiêu đề-xi-mét vuông ? -GV viết lên bảng: 1m2 = 100dm2 -GV hỏi tiếp: 1dm2 bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ? -GV: Vậy 1 m2 bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ? -GV viết lên bảng: 1m2 = 10 000cm2 -GV yêu cầu HS nêu lại mối quan hệ giữa mét vuông với đề-xi-mét vuông và xăng-ti-mét vuông. c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 -GV: Bài tập yêu cầu các em đọc và viết các số đo diện tích theo mét vuông, khi viết kí hiệu mét vuông (m2) các em chú ý viết số 2 ở phía trên, bên phải của kí hiệu mét (m). -Yêu cầu HS tự làm bài. -GV gọi 5 HS lên bảng, đọc các số đo diện tích theo mét vuông, yêu cầu HS viết. -GV chỉ bảng, yêu cầu HS đọc lại các số đo vừa viết. Bài 2 -GV yêu cầu HS tự làm bài. -GV yêu cầu HS giải thích cách điền số ở cột bên phải của bài. +Vì sao em điền được: 400dm2 =4m2 -GV nhắc lại cách đổi trên: Vì đề-xi-mét vuông kém 100 lần so với mét vuông nên khi thực hiện đổi đơn vị diện tích từ đề-xi-mét vuông ra đơn vị diện tích mét vuông ta chia số đo đề-xi-mét vuông cho 100 (xóa đi hai số 0 ở bên phải số đo có đơn vị là đề-xi-mét vuông). +Vì sao em điền được: 1220m2 = 211000dm2 -GV nhắc lại cách đổi trên: Vì đề-xi-mét vuông kém 100 lần so với mét vuông nên khi thực hiện đổi đơn vị diện tích từ đề-xi-mét vuông ra đơn vị diện tích mét vuông ta chia số đo đề-xi-met vuông cho 100 (xóa đi hai số 0 ở bên phải số đo có đơn vị là đề-xi-mét vuông). +GV hỏi tiếp: Vì sao em điền được: 15m2 = 150000cm2 +GV nêu lại cách đổi: Vì mét vuông gấp 10000 lần so với xăng-ti-mét vuông nên khi thực hiện đổi đơn vị diện tích từ mét vuông ra đơn vị diện tích xăng-ti-mét vuông ta lấy số đo mét vuông nhân với 10000 (viết thêm bốn số 0 vào bên phải số đo có đơn vị là mét vuông). +GV yêu cầu HS giải thích cách điền số: 10dm2 2cm2 = 1002cm2 Bài 3 -GV yêu cầu HS đọc đề bài. -Với HS khá, GV yêu cầu HS tự giải bài toán, với HS trung bình, yếu, GV gợi ý HS bằng cách đặt câu hỏi: +Người ta đã dùng hết bao nhiêu viên gạch để lát nền căn phòng ? +Vậy diện tích căn phòng chính là diện tích của bao nhiêu viên gạch ? +Mỗi viên gạch có diện tích là bao nhiêu ? +Vậy diện tích của căn phòng là bao nhiêu mét vuông ? -GV yêu cầu HS trình bày bài giải. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 -GV vẽ hình bài toán 4 lên bảng, yêu cầu HS suy nghĩ nêu cách tính diện tích của hình. -GV hướng dẫn: Để tính được diện tích của hình đã cho, chúng ta tiến hành chia hình thành các hình chữ nhật nhỏ, tính diện tích của từng hình nhỏ, sau đó tính tổng diện tích của các hình nhỏ. -GV yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách chia hình đã cho thành 3 hình chữ nhật nhỏ. -GV nhận xét và cho điểm HS. 4.Củng cố- Dặn dò: -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. -3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. -HS nghe. -HS quan sát hình. +Hình vuông lớn có cạnh dài 1m (10 dm). +Hình vuông nhỏ có độ dài là 1dm. +Gấp 10 lần. +Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là 1dm2. +Bằng 100 hình. +Bằng 100dm2. -HS dựa vào hình trên bảng và trả lời: 1m2 = 100dm2. -HS nêu: 1dm2 =100cm2 -HS nêu: 1m2 =10 000cm2 -HS nêu: 1m2 =100dm2 1m2 = 10 000cm2 -HS nghe GV nêu yêu cầu bài tập. -HS làm bài vào VBT, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. -HS viết. -2 HS lên bảng làm bài, HS 1 làm hai dòng đầu, HS 2 làm hai dòng còn lại, HS cả lớp làm bài vào VBT. +HS nêu: Ta có 100dm2 = 1m2, mà 400 : 100 = 4 Vậy 400dm2 = 4m2 -HS nghe GV hướng dẫn cách đổi. +HS nêu: Ta có 1m2 = 100dm2, mà 2110 x 100 = 211000 Vậy 210m2 = 211000dm2 -HS nghe GV hướng dẫn cách đổi. +HS nêu: Vì 1m2 = 10 000cm2 Mà 15 x 10 000 = 150 000 Vậy 15m2 = 150 000cm2 +HS nghe GV hướng dẫn cách đổi. +HS nêu: Vì 10dm2 = 1 000cm2, 1 000cm2 + 2cm2 = 1002cm2 , Vậy 10dm2 2cm2 = 1002cm2 -HS đọc. +Dùng hết 200 viên gạch. +Là diện tích của 200 viên gạch. +Diện tích của một viên gạch là: 30cm2 x 30cm2 = 900cm2 +Diện tích của căn phòng là: 900cm2 x 200 = 180 000cm2 , 180 000cm2 = 18m2. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. -Một vài HS nêu trước lớp. -HS suy nghĩ và thống nhất có hai cách chia. -HS. Tiết 62 NHÂN VỚI SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ I.Mục tiêu: Giúp HS: -Biết thực hiện nhân với số có 3 chữ số. -Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai , tích riêng thứ ba trong phép nhân với số có 3 chữ số. -Áp dụng phép nhân với số có 3 chữ số để giải các bài toán có liên quan. II.Đồ dùng dạy học : III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Oån định: 2.KTBC : -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác -GV chữa bài , nhận xét cho điểm HS 3.Bài mới : a) Giới thiệu bài -Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện phép nhân với số có 3 chữ số b ) Phép nhân 164 x 23 * Đi tìm kết quả -GV ghi lên bảng phép tính 164 x 123 , sau đó yêu cầu HS áp dụng tính chất một só nhân với một tổng để tính . -Vậy 164 x123 bằng bao nhiêu ? * Hướng dẫn đặt tính và tính -GV nêu vấn đề : Để tính 164 x123 , theo cách tính trên chúng ta phải thực hiện 3 phép nhân là 164 x100 , 164 x20 và 164 x 3 , sau đó thực hiện một phép cộng 3 số 16 400 + 3 280 + 492 , như vậy rất mất công -Để tránh thực hiện nhiều bước tính như trên, người ta tiến hành đặt tính và thực hiện tínnh nhân theo cột dọc . Dựa vào cách đặt tính nhân với số có hai chữ số, bạn nào có thể đặt tính 164 x 123 ? -GV nêu cách đặt tính đúng : Viết 164 rồi viết 123 xuống dưới sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị , hàng chục thẳng hàng chụ, hàng trăm thẳng hàng trăm, viết dấu nhân rồi kẻ vạch ngang. -GV hướng dẫn HS thực hiện phép nhân : +Lần lượt nhân từng chữ số của 123 x164 theo thứ tự từ phải sang trái 164 x 123 492 328 164 20172 -GV giới thiệu : * 492 gọi là tích riêng thứ nhất. * 328 gọi là tích riêng thứ hai . Tích riêng thứ hai viết lùi sang bên trái 1 cột vì nó là 328 chục, nếu viết đầy đủ là 3 280. * 164 gọi là tích riêng thứ ba . Tích riêng thứ ba viết lùi sang bên trái hai cột vì nó là 164 trăm, nếu viết đầy đủ là 16 400. -GV cho HS đặt tính và thực hiện lại phép nhân 164 x 123. -Yêu cầu HS nêu lại từng bước nhân. c) Luyện tập , thực hành Bài 1 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -Các phép tính trong bài đều là các phép tính nhân với số có 3 chữ so ácác em thực hiện tương tự như với phép nhân 164 x123. -GV chữa bài , có yêu cầu 3 HS lần lượt nêu cách tính của từng phép nhân. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 a 262 262 263 b 130 131 131 a x b -Treo bảng số như đề bài trong SGK , nhắc HS thực hiện phép tính ra nháp vàviết kết quả tính đúng vào bảng . -GV nhận xét và cho điểm HS Bài 3 -Gọi HS đọc đề bài , yêu cầu các em tự làm. -GV nhận xét cho điểm HS. 4.Củng cố, dặn dò : -Nhận xét tiết học -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêmvà chuẩn bị bài sau -3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe. -HS tính như sách giáo khoa. -164 x 123 = 20 172 -1 HS lên bảng đặt tính , cả lớp đặt tính vào giấy nháp -HS đặt tính lại theo hướng dẫn nếu sai. -HS theo dõi GV thực hiện phép nhân. -HS nghe giảng. -1 HS lên bảng làm , cả lớp làm bài vào nháp. -HS nêu như SGK. -Đặt tính rồi tính. -3 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào vở . -HS nêu. -HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào VBT. -1 HS lên bảng , cả lớp làm bài vào vở Bài giải Diện tích của mảnh vuờn là 125 x 125 = 15625 ( m2 ) Đáp số : 15625 m2 -HS cả lớp. Tiết 63 NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo) I.Mục tiêu : Giúp HS: -Biết cách thực hiện phép nhân với số có 3 chữ số (trường hợp có chữ số hàng chục là 0). -Áp dụng phép nhânvới số có 3 chữ số để giải các bài toán có liên quan. II.Đồ dùng dạy học : III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động củ trò 1.Ổn định : 2.KTBC : -GV gọi 5 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác. -GV chữa bài nhận xét cho điểm HS. 3.Bài mới : a. Giới thiệu bài -Giờ học toán các em sẽ tiếp tục học cách thực hiện nhân với số có ba chữ số. b. Phép nhân 258 x 203 -GV viết lên bảng phép nhân 258 x 203 yêu cầu HS thực hiện đặt tính để tính. -Em có nhận xét gì về tích riêng thứ hai của phép nhân 258 x 203 ? -Vậy nó có ảnh hưởng đến việc cộng các tích riêng không ? -Giảng vì tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0 nên khi thực hiện đặt tính 258 x 203 chúng ta không thể viết tích riêng này. Khi đó ... 1 : 200 - Chiều dài phòng học thu nhỏ trên bản đồ là 4cm . - Tìm chiều dài thật của phòng học . - HS ở lớp làm bài vào vở . - 1 HS lên bảng làm bài : - Giải : - Chiều dài thật của phòng học là : 4 x 200 = 800 ( cm ) 800 cm = 8 m Đáp số : 8 m + Nhận xét bài bạn . - 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . + Lắng nghe . - HS làm bài vào vở . - 1 HS làm bài trên bảng . - Giải : - Quãng đường Thành phố Hồ Chí Minh - Quy nhơn dài là : 27 x 2 500 000 = 675 00000 ( cm ) 675 00000 = 675km Đáp số : 675 km + Nhận xét bài bạn . -Học sinh nhắc lại nội dung bài. -Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 149 ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ (tt) A/ Mục tiêu : Giúp HS : - Từ độ dài thật trên mặt đất cho trước , biết cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ B/ Chuẩn bị : - Bản đồ thế giới . - Bản đồ Việt Nam . - Bản đồ một số tỉnh thành phố ( có ghi tỉ lệ bản đồ ở phía dưới . - Hình vẽ trong SGK vào tờ giấy to để treo lên bảng ( nếu có điều kiện ) C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: -Gọi 1 HS nêu miệng kết quả và giải thích BT3 . -Gọi 2 HS trả lời câu hỏi : - GV nhận xét ghi điểm từng HS . 2.Bài mới a) Giới thiệu bài: - Hôm nay chúng ta sẽ ứng dụng của tỉ lệ bản đồ tt 1 . Giới thiệu bài tập 1 : - Gọi HS đọc bài tập . - GV gợi ý HS : - Độ dài thật khoảng cách ( đoạn AB ) trên sân trường dài mấy mét ? + Bản đồ sân trường vẽ theo tỉ lệ nào ? + Ta phải tính độ dài nào ? + Ta phải tính theo đơn vị nào ? - Hướng dẫn HS ghi bài giải như SGK . 2 . Giới thiệu bài tập2 : - Gọi HS đọc bài tập . - GV gợi ý HS : - Đổi 41km = 41 000 000 mm - Với phép chia 41 000 000 : 1000 000 = 41 cần thực hiện tính nhẩm ( 41 triệu chia cho 1 triệu được 41 hoặc ta có thể cùng xoá bỏ sáu chữ số 0 ở số bị chia và số chia ) b) Thực hành : *Bài 1 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài . - GV kẻ sẵn bảng như sách giáo khoa lên bảng . - Yêu cầu HS tính được độ dài thu nhỏ trên bản đồ theo độ dài thật và tỉ lệ bản đồ đã cho, rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm . - Chẳng hạn : 2 x500000 = 1000 000 cm -Gọi 1 HS lên bảng làm . - Yêu cầu HS ở lớp làm vào vở . -Nhận xét bài làm học sinh . -Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ? *Bài 2 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài . - GV hỏi HS đề bài . - Bài toán cho biết gì ? - Bản đồ vẽ theo tỉ lệ nào ? - Chiều dài phòng học thu nhỏ trên bản đồ là bao nhiêu ? - Bài toán hỏi gì ? + Yêu cầu HS tự làm bài vào vở . -Gọi 1 học sinh lên bảng làm . -Nhận xét ghi điểm học sinh . * Bài 3 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài . - Hướng dẫn HS phân tích đề bài . -Lưu ý HS viết phép nhân : 27 x 2 500 000 và đổi độ dài thật ra ki lô mét . - Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng . -Nhận xét ghi điểm học sinh. d) Củng cố - Dặn dò: -Nhận xét đánh giá tiết học . - Tỉ lệ ghi trên bản đồ cho ta biết điều gì ? -Dặn về nhà học bài và làm bài. + - 1 HS làm bài trên bảng . - Giải : - Quãng đường Thành phố Hồ Chí Minh - Quy nhơn dài là : 27 x 2 500 000 = 675 00000 ( cm ) 675 00000 = 675km Đáp số : 675 km + Nhận xét bài bạn + Lắng nghe . - 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . - Lắng nghe . - HS quan sát bản đồ và trao đổi trong bàn thực hành đọc nhẩm tỉ lệ . - Tiếp nối phát biểu : - Dài 20m . - Bản đồ sân trường vẽ theo tỉ lệ 1 : 500 -Tính độ dài thu nhỏ tương ứng trên bản đồ . - Tính theo đơn vị xăng - ti - mét. + 1HS nêu bài giải : - Bài giải : 20m = 2000 cm - Khoảng cách từ A đến B trên bản đồ là : 2000 : 500 = 4 ( cm ) Đáp số : 4cm - 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . - Lắng nghe . + 1HS nêu bài giải : - Bài giải : 41 km = 41000 000 mm - Quãng đường Hà Nội - Hải Phòng dài là : 41000 000 : 10 000 000 = 41 ( mm ) Đáp số : 41mm - 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . + Lắng nghe GV hướng dẫn . - HS ở lớp làm bài vào vở . - 1 HS lên bảng làm bài : Tỉ lệ bản đồ 1: 10 000 1:5000 1:20 000 Độ dài thật 5km 25m 2km Độ dài trên bản đồ 100000 cm 45000 mm 100000 dm + Nhận xét bài bạn . - Củng cố về tỉ lệ bản đồ . - 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . - Bản đồ vẽ theo tỉ lệ 1 : 200 - Chiều dài phòng học thu nhỏ trên bản đồ là 4cm . - Tìm chiều dài thật của phòng học . - HS ở lớp làm bài vào vở . - 1 HS lên bảng làm bài : - Giải : - Chiều dài thật của phòng học là : 4 x 200 = 800 ( cm ) 800 cm = 8 m Đáp số : 8 m + Nhận xét bài bạn . - 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . + Lắng nghe . - HS làm bài vào vở . - 1 HS làm bài trên bảng . - Giải : - Quãng đường Thành phố Hồ Chí Minh - Quy nhơn dài là : 27 x 2 500 000 = 675 00000 ( cm ) 675 00000 = 675km Đáp số : 675 km + Nhận xét bài bạn . -Học sinh nhắc lại nội dung bài. -Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 150 THỰC HÀNH A/ Mục tiêu : Giúp HS : Biết cách đo dộ dài một đoạn thẳng ( không cách giữa 2 điểm ) trong thực tế bằng thước dây , chẳng hạn : đo chiều dài , chiều rộng phòng học , đo khoảng cách giữa hai cây , giữa hai cột ở sân trường . - Biết xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất ( bằng cách gióng thẳng hàng các cọc tiêu ) B/ Chuẩn bị : - Thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi đánh dấu từng mét . - Một số cọc mốc ( để đo đoạn thẳng trên mặt đất ) - Cọc tiêu để gióng thẳng hàng trên mặt đất . C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: -Gọi 1 HS lên bảng làm BT3 . - GV nhận xét ghi điểm từng HS . 2.Bài mới a) Giới thiệu bài: - Hôm nay chúng ta sẽ giúp các em ứng dụng đo độ dài trên thực tế . 1 . Giới thiệu cách đo độ dài đoạn AB trên mặt đất : - GV hướng dẫn học sinh cách đo độ dài trên mặt đất như SGK : - Độ dài thật khoảng cách ( đoạn AB ) trên sân trường ta thực hiện như sau : + Cố định đầu dây tại điểm A sao cho vạch0 của thước trùng với điểm A . + Ta kéo thẳng dây thước cho đến điểm B. + Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B .Số đo đó chính là độ dài đoạn thẳng AB . 2 . Giới thiệu cách gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất . - Cho HS quan sát tranh minh hoạ sách giáo khoa . + Hướng dẫn HS gióng cọc tiêu trên sân trường . b) Thực hành : *Bài 1 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài . - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm . - Giao việc cho từng nhóm : - Nhóm 1 : Đo chiều dài lớp học . - Nhóm 2 : Đo chiều rộng lớp học . - Nhóm 3 : Đo khoảng cách giữa 2 cây ở sân trường -Nhận xét bài làm học sinh . *Bài 2 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài . - GV hướng dẫn HS bước đi trên sân trường ( 10 bước ) - Dùng kí hiệu làm dấu chỗ xuất phát và chỗ đích đến . - Nêu ước lượng về độ dài của đoạn vừa mới bước . - Yêu cầu HS dùng thước dây thực hành đo lại và so sánh với kết quả ước lượng . d) Củng cố - Dặn dò: -Nhận xét đánh giá tiết học . -Dặn về nhà học bài và làm bài. - 1 HS làm bài trên bảng . - Giải : - Quãng đường Thành phố Hồ Chí Minh - Quy nhơn dài là : 27 x 2 500 000 = 675 00000 ( cm ) 675 00000 = 675km Đáp số : 675 km + Nhận xét bài bạn . + Lắng nghe . - HS quan sát lắng nghe GV hướng dẫn . - Thực hành đo độ dài đoạn thẳng AB . - Đọc kết quả độ dài đoạn AB trên thước . - HS quan sát lắng nghe GV hướng dẫn . - Thực hành dùng cọc tiêu gióng thẳng hàng trên mặt đất . - 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . + Lắng nghe GV hướng dẫn . - HS tiến hành chia nhóm và thực hiện nhiệm vụ của nhóm . - Cử thư kí ghi kết quả về độ dài của mỗi kích thước vào tờ phiếu như bài tập 1 . - Cử đại diện đọc kết quả đo . - 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . - Lắng nghe GV hướng dẫn . - Lần lượt từng HS bước ( 10 bước ) trên sân trường . - Nêu kết quả ước lượng . - Dùng thước kiểm tra lại và đọc kết quả so sánh với kết quả ước lượng . + Nhận xét bài bạn . -Học sinh nhắc lại nội dung bài. -Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 151 THỰC HÀNH ( tt) A/ Mục tiêu : Giúp HS : Biết cách vẽ trên bản đồ ( có tỉ lệ cho trước ) một đoạn thẳng AB ( thu nhỏ ) Biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước . B/ Chuẩn bị : - Thước thẳng có vạch chia xăng - ti mét ( dùng cho mỗi HS ). - Giấy hoặc vở để vẽ đoạn thẳng " thu nhỏ " trên đó . C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2.Bài mới a) Giới thiệu bài: - Hôm nay chúng ta sẽ giúp các em ứng dụng vẽ đoạn thẳng thu nhỏ từ một kích thước thực tế cho trước . 1 . Giới thiệu bài tập 1 : - Gọi HS đọc bài tập . - GV gợi ý HS : - Độ dài thật khoảng cách ( đoạn AB ) trên sân trường dài mấy mét ? + Đề bài yêu cầu ta làm gì ? + Ta phải tính theo đơn vị nào ? - Hướng dẫn HS ghi bài giải như SGK . + Yêu cầu HS thực hành vẽ đoạn thẳng trên bản đồ b) Thực hành : *Bài 1 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài . - GV yêu cầu HS lên đo độ dài cái bảng và đọc kết quả cho cả lớp nghe . - Hướng dẫn HS tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ vào vở - GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn . -Nhận xét bài làm học sinh . *Bài 2 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài . - GV yêu cầu HS nhắc lại chiều dài và chiều rộng của nền nhà hình chữ nhật . - Hướng dẫn HS tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ vào vở - GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn . -Nhận xét bài làm học sinh . d) Củng cố - Dặn dò: -Nhận xét đánh giá tiết học . -Dặn về nhà học bài và làm bài. + Lắng nghe . - 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . - Lắng nghe . - HS quan sát bản đồ và trao đổi trong bàn thực hành đọc nhẩm tỉ lệ . - Tiếp nối phát biểu : - Dài 20m . - Vẽ đoạn thẳng AB đó trên bản đồ theo tỉ lệ 1 : 400 -Tính độ dài thu nhỏ tương ứng trên bản đồ . - Tính theo đơn vị xăng - ti - mét. + 1HS nêu bài giải : - Bài giải : 20m = 2000 cm - Khoảng cách từ A đến B trên bản đồ là : 2000 : 400 = 5 ( cm ) Đáp số : 5 cm - 1 HS lên bảng vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm . A 5cm B * * - 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . - 2HS lên thực hành đo chiều dài bảng đen và đọc kết quả ( 3 mét ) + Lắng nghe GV hướng dẫn . - HS tiến hành tính và vẽ thu nhỏ vào vở . - Đổi 3 m = 300 cm - Độ dài thu nhỏ là 300 : 50 = 6 ( cm ) - Độ dài cái bảng thu nhỏ : A 6cm B - Nhận xét bài bạn . - 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . - Đọc kết quả ( chiều dài 8 mét , chiều rộng 6 mét ) + Lắng nghe GV hướng dẫn . - HS tiến hành tính và vẽ thu nhỏ vào vở . - Đổi 8 m = 800 cm ; 6 m = 600 cm - Độ dài thu nhỏ là 800 : 200 = 4 ( cm ) 600 : 200 = 3 ( cm ) - Độ dài nền phòng thu nhỏ : 3cm 4cm + Nhận xét bài bạn . -Học sinh nhắc lại nội dung bài. -Về nhà học bài và làm bài tập còn lại
Tài liệu đính kèm: