Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 15

Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 15

Tiếng việt

Buôn Chư Lênh đón cô giáo

 I. Mục tiêu:

 - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn

- Hiểu được nội dung bài: người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành.( trả lời được câu hỏi 1,2,3)

- Giáo dục hs kính trọng thầy cô giáo.

II. Chuẩn bị::

- Gv: Bảng phụ chép đoạn luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy học:

Họat Động 1: Luyện đọc

- HS khá giỏi toàn bài 1 lần .

- Gv gợi ý hs giọng đọc và đọc mẫu. Hs chia đoạn

+ Đoạn 1 : Căn nhà khách quý

+ Đoạn 2 : Y Hoa .chém nhát dao

+ Đoạn 3 : Già Rok xem cái chữ nào!

+ Đoạn 4 : Phần còn lại

- HS đọc nối tiếp từng đoạn, gv theo dõi và giúp đỡ hs yếu đọc đúng từ tiếng.

Lần 1 : Sửa phát âm , ngắt nghỉ & giọng đọc .

 

doc 19 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15:
Sáng Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
Tiếng việt
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
 I. Mục tiêu:
 - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn
- Hiểu được nội dung bài: người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành.( trả lời được câu hỏi 1,2,3)
- Giáo dục hs kính trọng thầy cô giáo.
II. Chuẩn bị:: 
- Gv: Bảng phụ chép đoạn luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Họat Động 1: Luyện đọc 
- HS khá giỏi toàn bài 1 lần .
- Gv gợi ý hs giọng đọc và đọc mẫu. Hs chia đoạn
+ Đoạn 1 : Căn nhà khách quý
+ Đoạn 2 : Y Hoa .chém nhát dao
+ Đoạn 3 : Già Rokxem cái chữ nào!
+ Đoạn 4 : Phần còn lại 
- HS đọc nối tiếp từng đoạn, gv theo dõi và giúp đỡ hs yếu đọc đúng từ tiếng.
Lần 1 : Sửa phát âm , ngắt nghỉ & giọng đọc .
+ Y Hoa, Rok, Chư Lênh 
Lần 2 : Giải thích từ khó: 
+ buôn, nghi thức, gùi, cột nóc
- HS đọc theo nhóm đôi. 
- GV đọc theo mẫu toàn bài. 
Họat Động 2 : Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm từng đoạn & trả lời câu hỏi :
	+ Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?
	+ Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
	+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ” ?
	+ TÌnh cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?(hs khá giỏi)
- Nhận xét , chốt ý chính. 
- HS nêu ý chính của bài. Gv nhận xét tóm ý ghi bảng, hs nhắc lại.
Hoạt Động 3 : Luyện đọc diễn cảm: 
- Bốn hs nối tiếp đọc bài, gv hướng dẫn hs cách đọc sau mỗi đoạn.
- GV hướng dẫn hs đọc diễn cảm đoạn 3
- Gv đọc mẫu 
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm. 
- HS thi đọc diễm cảm trước lớp. 
- Nhận xét , tuyên dương học sinh .
Củng cố – Dặn dò: 
- Hai học sinh nhắc lại ý nghĩa của bài
- Đọc trước bài “Về ngôi nhà đang xây “
- GV nhận xét giờ học . 
.	
Đạo đức
Tôn trọng phụ nữ (tiết 2)
I . Mục tiêu:
- Hình thành kĩ năng xử lí tình huống cho hs.
- Hs biết những ngày và các tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội 
- Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày
II.Chuẩn bị: 
- Gv: bảng phụ BT4, phiếu học tập
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:Xử lí tình huống (bài tập 3 ,SGK)
- GV phát phiếu bài tập HS thảo luận nhóm :
- Các nhóm thảo luận
- Các nhóm trình bày kết quả. 
- Lớp nhận xét bổ sung .
- GV Kết luận:
* Chọn trưởng nhóm phụ trách Sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với các bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn . Không nên chọn Tiến chỉ vì lí do bạn là con trai.
* Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu.
Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 4 SGK . 
 -GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét bổ sung.
* GV kết luận:
+ Ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ.
+ Ngày 20 tháng 10 là ngày Phụ nữ Việt Nam.
+ Hội phụ nữ, Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ.
Hoạt động 3: Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam (BT5 , SGK).
- GV tổ chức cho HS hát múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến , kính trọng., 1 số hs thực hiện, nhận xét
Củng cố dặn dò.
- Cả lớp hát bài mẹ và cô, nhận xét
- Em hãy thực hiện việc giúp đỡ mẹ, chị gái, bạn gái theo khả năng của mình.
- Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học.
Chiều Luyện tiếng việt 
+Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao lại cho hs khá giỏi về tập làm văn tả người.
- Giúp học sinh yếu tìm được những chi tiết về ngoại hình và một số hoạt động của một người.
+ Nội dung luyện:
- Gv nêu yêu cầu giờ học.
- Cho hs khá giỏi tìm một số từ ngữ miêu tả đặc điểm ngoại hình của một người thân trong gia đình mình..
- Gv giúp hs nêu những chi tiết về ngoại hình của một bạn trong lớp học.
- Hs trình bày bài làm.
- Gv nhận xét học sinh.
- Gv nhận xét tiết học.
Sáng Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011 
Tiếng việt
Buôn chư Lênh đón cô giáo
I. Mục tiêu:
- Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Làm được BT2(b), hoặc BT3(b)
- Giáo dục hs viết đúng chính tả
II. Chuẩn bị: 	
- Gv: Bảng nhóm, Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
+ Tìm hiểu nội dung đoạn viết 
- 1 HS đọc phần chính tả sẽ viết.
+ Nội dung của đoạn văn là gì?
+ Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS thầm, viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả vào nháp, 1 hs viết bảng lớp..
VD: trang giấy, trải lên sàn, lồng ngực, viết xong
- Gv giúp hs ghi nhớ cách viết trên bảng lớp.
+ Viết chính tả. 
- Gv đọc chậm rãi cho HS viết vào vở. 
- HS soát lỗi. (HS gạch chân từ viết sai – viết lại mỗi từ một dòng xuống cuối bài viết ).
- Thu bài chấm . GV nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2b :
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. Hs làm theo nhóm bàn. Mỗi dãy bàn 5 hs thi tiếp sức, nhóm nào ghi đúng, nhanh thắng cuộc, nhận xét, tuyên dương
Bài tập 3b: HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS thảo luận theo nhóm bàn, 1HS điền vào bảng phụ . 
- HS đọc bài văn hoàn chỉnh.
- GV đặt câu hỏi để giúp HS hiểu tính khôi hài của hai câu chuyện
+ Lịch sử bấy giờ ngắn hơn: Em hãy tưởng tượng xem ông sẽ nói gì sau lời bào chữa của cháu. 
- GV nhận xét ,khen ngợi nhóm làm đúng, nhanh. 
Củng cố _ dặn dò:
- Trò chơi: đại diện 2 hs thi tìm tiếng có thanh hỏi, thanh ngã, nhận xét, tuyên dương
- Dặn HS kể lại cho người thân nghe câu chuyện cười.
- Chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét giờ học
Tiếng việt 
Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc
I. Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa của từ Hạnh phúc BT1.tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BT2,3); xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc ( BT4)
- Giáo dục hs yêu quý gia đình
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu nghĩa của từ Hạnh phúc
Bài 1 - HS đọc nội dung bài tập 1. 
- Gv giúp hs hiểu yêu cầu
- HS thảo luận cặp, phát biểu
- Nhận xét .( ý b)
Bài 2 : HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS thảo luận theo nhóm và điền vào bảng phụ
- HS trình bày bài làm, nhận xét.
Bài 3	- HS đọc đề bài. (giảm tải).
- HS thi tìm những từ chứa tiếng phúc và ghi vào bảng phụ theo nhóm bàn, đính bảng
 - Nhận xét và tuyên dương nhóm tìm nhanh và đúng nhất.
 Hoạt động 2: Tranh luận về Hạnh phúc
Bài 4 : 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập .
- HS khoanh tròn câu đúng nhất, 1 hs làm bảng phụ, chấm vài bài,nhận xét bảng phụ
- GV chốt ý chính.
Củng cố, dặn dò.
- Hạnh phúc là gì ?
- Dặn về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Khoa học
Thủy tinh
I. Mục tiêu.
- Nhận biết được một số tính chất của thủy tinh.
- Nêu được công dụng của thủy tinh .
- Nêu được tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao.
- Nêu được một số cách bảo quản những đồ dùng bằng thủy tinh.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Một vài li, cốc, bình hoa bằng thủy tinh.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:Những đồ dùng làm bằng thủy tinh.
* GV cho HS xem tranh, ảnh sgk và giới thiệu một số đồ vật được làm từ thủy tinh.
- Hãy kể tên các đồ dùng bằng thủy tinh mà em biết?
- Hs nối tiếp phát biểu(mắt kính, li, chai , lọ ,tách, cửa sổ, lọ hoa,màn hình ti vi, vật lưu niệm), nhận xét
- Dựa vào những kinh nghiệm thực tế đã sử dụng đồ thủy tinh, em thấy thủy tinh có tính chất gì? ( trong suốt hoặc có màu, rất dễ vỡ, không bị gỉ) 
- Tay cầm một chiếc cốc thủy tinh và hỏi: Nếu cô thả chiếc cốc thủy tinh này xuống sàn nhà thì điều gì sẽ xảy ra ?
* GV kết luận :Thủy tinh trong suốt, cứng nhưng dễ giòn, dễ vỡ. Chúng thường được dùng để sản xuất chai, lọ, li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng
Hoạt động 2:Các loại thủy tinh và tính chất của chúng.
+GV phát cho từng nhóm một số dụng cụ:1 bóng đèn,1 lọ hoa bằng thủy tinh chất lượng cao. 
- GV hướng dẫn HS quan sát vật thật , đọc thông tin trang 61 SGK. Sau đó xác định vật nào là thủy tinh thường, vật nào là thủy tinh chất lượng cao. HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu bài tập sau.
Phiếu bài tập
Bài: Thủy tinh
Nhóm: 
Thủy tinh thường 
Thủy tinh chất lượng cao
- Sau thời gian thảo luận các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Lớp nhận xét bổ sung.
GV yêu cầu: Hãy kể tên những đồ dùng được làm bằng thủy tinh thường và thủy tinh chất lượng cao.?
+ HS tiếp nối nhau kể tên, GV ghi bảng.
* GV kết luận:Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. Loại thủy tinh chất lượng cao ( rất trong; chịu được nóng lạnh; bền; khó vỡ) được dùng để làm các đồ dùng và dụng cụ dùng trong y tế, phòng thí nghiệm, những dụng cụ quang học chất lượng cao.
Hoạt động 3:cách bảo quản đồ dùng bằng thủy tinh .
- GV nêu vấn đề:
- Đồ dùng bằng thủy tinh dễ vỡ, vậy chúng ta có những cách nào để bảo quản đồ thủy tinh?
- HS trao đổi với bạn và trả lời.
 * GV kết luận
 Củng cố dặn dò.
- Thủy tinh gồm những đồ dùng nào?
- Thủy tinh có tính chất gì? - Nhận xét câu trả lời của HS.
- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài :Cao su.
- Nhận xét tiết học.
Chiều Luyện tiếng việt
+ Mục tiêu:
- Giúp hs nhớ lại các từ ngữ thuộc chủ đề hạnh phúc qua việc tìm từ và đặt câu.
- Hs khá giỏi viết được một đoạn văn ngắn thuộc chủ đề gv nêu.
- Hs trung bình yếu tìm được từ ngữ theo chủ đề và đặt được câu theo chủ đề.
+ Nội dung luyện:
- Gv nêu yêu cầu giờ học
- Gv tổ chức cho hs cả lớp tìm từ thi đua theo tổ.
- Hs thi đua tìm từ, gv nhận xét tuyên dương tổ tìm từ hay và nhiều.
- Hướng dẫn hs đặt câu và viết đoạn văn.
- Hs trình bày. Gv nhận xét nêu điểm.
- Gv nhận xét giờ học.
Thể dục
Bài thể dục phát triển chung
Trò chơi : “Thỏ nhảy”
I. Mục tiêu: 
- HS ôn bài thể dục phát triển chung, thực hiện cơ bản đúng động tác, đúng nhịp hô.
- Chơi trò chơi “Thỏ nhảy” chủ động, nhiệt tình, đảm bảo an toàn.
- Giáo dục hs vui chơi an toàn và thể hiện tính đoàn kết và nghiêm túc khi tập luyện, trong công việc.
II. Chuẩn bị:
- Sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập.
- 1 chiếc còi, dụng cụ cho trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Mở đầu
- Hs tập hợp 2 hàng ngang. 
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài họ. 
- HS chạy nhẹ nhàng trên sân theo một hàng dọc thành vòng tròn quanh sân tập. Đứng lại khởi động xoay các khớp:  ...  yêu cầu
BT 1: - HS đọc yêu cầu của BT1 và thảo luận theo nhóm đôi.
- HS phát biểu, nhận xét
- Gv nhận xét kết luận.
BT2 - HS đọc yêu cầu của BT2. 
- HS thi tìm theo nhóm bàn. Phát biểu.
- Nhận xét và biểu dương những những nhóm tìm được nhiều và đúng nhất.
Hoạt động 2 : Tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng của người	
- BT3 hs đọc yêu cầu .
- HS làm miệng, nhận xét.
Hoạt động 3: Viết đoạn văn tả người
- BT4 hs đọc yêu cầu .
- HS tự viết vào vở, 2 HS viết bảng phụ.
- HS trình bày bài làm, nhận xét. Ghi điểm, giáo dục hs
Củng cố, dặn dò.
- Vài hs đọc thuộc lòng 1,2 câu tục ngữ BT2, nhận xét
- Dặn về nhà xem lại các bài tập,chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Khoa học
Cao su
I. Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất của cao su.
- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng làm bằng cao su.
- Biết cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Quả bóng cao su, sợi dây thun, bát nước.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Công dụng của cao su :
- Hs quan sát tranh và vốn hiểu biết của mình, kể các đồ dùng làm bằng cao su mà em biết?
=> GV nhận xét HS, tuyên dương.
- GV giới thiệu thêm một số đồ vật được làm từ cao su.
- Dựa vào những kinh nghiệm thực tế đã sử dụng đồ dùng làm bằng cao su, em thấy cao su có tính chất gì?(dẻo, bền, cũng bị mòn).
Hoạt động 2: Các tính chất của cao su
- GV chia mỗi nhóm 4 HS, gv phát đồ dùng thực hành cho HS.
- GV hướng dẫn Hs thực hành
- HS trình bày kết quả thí nghiệm .
- GV + HS nhận xét từng thí nghiệm.( Nhóm 1,3 ném quả bóng xuống nền nhà, nhóm 2 dùng tay kéo căng sợi dây cao su, nhóm 4 thả 1 sợi dây cao su vào nước) 
- Mời 1 hs cầm 1 đầu dây cao su, đầu kia gv bật lửa đốt. hỏi hs có nóng tay không ?( không)
- Qua 4 thí nghiệm trên, em thấy cao su có những tính chất nào ?( đàn hồi, không tan trong nước, cách nhiệt)
- GV HS nhắc lại các tính chất của cao su.
+ Em biết ở những vùng nào trồng nhiều cao su không? Em đã được nhìn thấy tận mắt cây cao su trong dịp nào?
+ Gv: cao su có 2 loại : cao su nhân tạo và cao su tự nhiên.
Hoạt động 3: Cách bảo quản đồ dùng bằng cao su
- HS thảo luận theo nhóm đôi : Cao su thường dùng để làm gì?nêu cách bảo quản đồ dùng làm bằng cao su. Hs phát biểu, nhận xét
+ Để những đôi giày, dép được sử dụng lâu bền, chúng ta cần bảo quản như thế nào? 
Củng cố dặn dò:
+Khi sử dụng đồ dùng làm bằng cao su ta lưu ý điều gì?
- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
Chiều Luyện tiếng việt
+Mục tiêu:
- Giúp hs Khá giỏi viết được kết hợp đoạn văn tả hoạt động của một người mà các em quen biết ( khoảng 7 câu).
- Hs trung bình yếu hoàn thành vở bài tập tiếng việt.
+ Chuẩn bị:
+ Nội dung luyện:
- Gv cho hs hát tập thể.
- Nêu yêu cầu giờ học.
- Gv chia nhóm theo trình độ
+ Hs khá giỏi, Tb, yếu: Tìm những nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
- Gv cho hs Khá giỏi viết đoạn văn khoảng 7 câu có sử dụng cặp quan hệ từ. Hs trung bình yếu hoàn thành vở bài tập. 
- Gọi hs trình bày, bạn khác nhận xét.
- Gv chấm điểm, nhận xét bài làm của học sinh.
- Gv nhận xét tiết học.
Sáng Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2011 
Tiếng việt
Luyện tập tả người
(Tả ngoại hình)
I. Mục tiêu:
- Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người BT1
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người
- Giáo dục hs yêu thương giúp đỡ em nhỏ
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ chép gợi ý sgk
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Lập dàn ý bài văn tả hoạt động
- Gv gọi HS đọc yêu cầu BT và gợi ý SGK/ 152.(gv treo gợi ý lên).
- GV cho HS quan sát tranh của một số em bé dễ thương.
- HS đọc phần chuẩn bị dàn ý ở nhà.
- Một HS trình bày vào bảng phụ, nhận xét.
- GV chốt ý chính.
Hoạt động 2: HS viết đoạn văn tả hoạt động
- HS tự làm bài vào vở – 2 HS làm bảng phụ.
- HS trình bày trên bảng lớp, nhận xét.
- Một HS đọc lại bài hoàn chỉnh. GV chốt ý chính.
Củng cố, dặn dò
- Trò chơi 2 hs thi đua ghi bảng từ ngữ , nét đặc biệt tả em bé tập đi, tập nói, nhận xét
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài làm của mình vàchuẩn bị bài sau .
- Nhận xét tiết học 
Thể dục
Bài thể dục phát triển chung
Trò chơi: “Thỏ nhảy”
I. Mục tiêu: 
- HS ôn bài thể dục phát triển chung, thực hiện cơ bản đúng động tác, đúng nhịp hô.
- Chơi trò chơi “Thỏ nhảy” chủ động, nhiệt tình, đảm bảo an toàn.
II. Chuẩn bị:
- Sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập.
- 1 chiếc còi, dụng cụ cho trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Mở đầu 
- Hs tập hợp 2 hàng ngang. 
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. 
- HS chạy nhẹ nhàng trên sân theo một hàng dọc thành vòng tròn quanh sân tập. Đứng lại khởi động xoay các khớp. 
 - Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”. 
Hoạt động 2: Phần cơ bản 
+ Ôn bài thể dục phát triển chung: 
 - GV chỉ định một số HS ở các tổ lần lượt lên thực hiện từng động tác theo thứ tự bài thể dục có tính chất nhắc lại kĩ thuật động tác để HS cả lớp biết. Xen kẽ giữa các lần HS thực hiện động tác, GV cho HS tự đánh giá xem mình thực hiện có đúng không, sai chỗ nào. Sau đó, cho HS khác góp ý bổ sung và GV kết luận. GV nêu những yêu cầu cơ bản của động tác đó, những lỗi HS thường mắc và cách sửa. Sau đó chia tổ và phân công địa điểm để các tổ tự quản ôn tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng, GV quan sát, đến từng tổ giúp đỡ về tổ chức và sửa sai cho Hs.
+Thi xem tổ nào có nhiều người thực hiện bài thể dục đúng và đẹp nhất:
- Từng tổ lên trình diễn cả bài thể dục một lần, mỗi động tác 2x8 nhịp dưới sự điều khiển của tổ trưởng, sau đó GV cùng những học sinh khác đánh giá xem tổ nào có nhiều người thực hiện động tác đúng và đẹp nhất, sau đó xếp loại. GV tuyên dương tổ xếp thứ nhất và thứ nhì, riêng tổ kém nhất phải nhảy lò cò một vòng xung quanh các bạn.
+ Chơi trò chơi “Thỏ nhảy ”:
- GV nêu tên trò chơi cùng HS nhắc lại cách chơi có kết hợp cho 1 – 2 HS làm mẫu,sau đó cho cả lớp chơi thử 1 lần rồi chơi chính thức 2 lần. Sau mỗi lần chơi chính thức GV cho nhưng HS phạm luật đứng thành một hàng yêu cầu hát một bài coà làm các động tác múa minh hoạ.
Hoạt động 3 : Phần kết thúc 
- HS thả lỏng, Hát và vỗ tay theo nhịp 1 bài hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học
- Giao bài về nhà: Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung. 
Lịch sử
Chiến thắng biên giới Thu – Đông 1950
I. Mục tiêu:
- Tường thuật được sơ lược diễn biến chiến dịch biên giới trên lược đồ:
+ Ta mở chiến dịch biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt – Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
+ Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê.
Mất Đông Khê, địch rút quân khỏi Cao Bằng teo đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê
+ Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt. Quân Pháp đóng trên đường số 4phải rút chạy
+ Chiến dịch Biên giới thắng lợ, Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng
- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu
- Giáo dục luôn ghi nhớ công ơn đối với những người đã giúp đỡ mình.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bản đồ Việt Nam, lược đồ căn cứ địa Việt Bắc 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Ta quyết định mở chiến dịch Biên Giới thu-đông 1950 .
- GV dùng bản đồ Việt Nam giới thiệu vùng Bắc Bộ.
- GV dùng lược đồ giới thiệu căn cứ địa Việt Bắc.
* HS đọc SGK và trả lời:
- Vì sao ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu- đông 1950?
- Vì sao quân ta chọn cụm cứ điểm Đông Khê làm điểm tấn công để mở màn chiến dịch?
- Chiến thắng Biên Giới thu- đông 1950 có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến của ta?
- HS trình bày ý kiến, nhận xét.
- GV chốt ý chính.
Hoạt động 2:Diễn biến ,kết quả chiến dịch Biên Giới thu – đông 1950
- HS đọc SGK, sử dụng lược đồ trình bày diễn biến chính của chiến dịch Biên Giới thu – đông 1950.
- HS làm việc theo nhóm trả lời những câu hỏi sau:
+Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào?
Hãy thuật lại trận đánh đó.
+ Sau khi mất Đông Khê , địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch ?
+Nêu kết quả của chiến dịch biên giới thu – đông 1950 
* GV tổ chức cho các nhóm thi đua trình bày diễn biến của chiến dịch Biên Giới thu-đông 1950.
* GV chốt ý, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- GV hỏi: Em có biết vì sao ta lại chọn Đông Khê là trận mở đầu chiến dịch Biên Giới thu- đông 1950 không?
* GV kết luận.
Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng Biên Giới thu-đông 1950
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi.
- GV nêu câu hỏi:
+ Để đối phó với âm mưu của địch , Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định như thế nào? Quyết định đó thể hiện điều gì?
+ Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên Giới thu-đông 1950 diễn ra ở đâu? Hãy tường thuật lại trận đánh ấy (có sử dụng lược đồ)
+ Chiến thắng Biên Giới thu-đông 1950 có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
- GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV chốt lại ý chính.
Hoạt động 4: Bác Hồ trong chiến dịch Biên Giới thu-đông 1950, gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu.
- Gv yêu cầu HS làm việc cá nhân , xem hình minh họa 1 và nói rõ suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên Giới thu-đông 1950.
- Gv hỏi : 
+ Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu.
+ Em có suy nghĩ gì về anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta?
Củng cố dặn dò :
- GV hỏi:Quan sát hình ảnh tù binh Pháp bị bắt trong chiến dịch Biên Giới thu-đông 1950 em có suy nghĩ gì?.
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
Sinh hoạt chủ nhiệm
Nội dung:
- Cho hs hát tập thể
* Lớp trưởng báo cáo: 
- Những hs vi phạm nội quy trường lớp: 
	+ Nghỉ học không phép
	+ Đi học trễ
	+ Quên đeo khăn quàng
- Những hs không học bài, làm bài
- Những hs thực hiện tốt nội quy trường lớp, tích cực phát biểu bài:
* G.v nhận xét chung:
- Hs đi học đúng giờ, không vi phạm nội quy trường lớp. 
- Hs tích cực xây dựng bài, học bài và làm bài đầy đủ.
- Không còn tình trạng hs đi dép lê tới lớp. 
- Xếp hàng ra vào lớp không còn lộn xộn. 
- Tuyên dương hs có tiến bộ trong học tập.
- Nhắc nhở hs luôn giữ vệ sinh cá nhân để phòng bệnh tay chân miệng.
- Nêu phương hướng cho tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15.doc