Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 21

Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 21

Tiếng việt

Lập chương trình hoạt động

I Mục tiêu:

- Lập được 1 chương trình hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý sgk ( hoặc 1 - Biết lập chương trình cho một hoạt động cụ thể .

- Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/11.

- Giaùo duïc hs: trong cuộc sống phải biết giuùp ñôõ baïn ngheøo, kĩ năng hợp tác, thể hiện sự tự tin và đảm nhận trách nhiệm.

II. Chuaån bò

 - Bảng phụ viết sẵn : Cấu tạo 3 phần của một CTHĐ.

III Caùc hoaït ñoäng:

Hoạt động1: tìm hiểu yêu cầu của đề bài.

+ Hưóng dẫn HS lập chương trình hoạt động

- Một HS đọc đề bài .

- Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ, lựa chọn hoạt động để lập chương trình .

- Một số HS tiếp nối nhau nói tên hoạt động các em lựa chọn để lập chương trình hoạt động

- GV mở bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của một CTHĐ, 3 HS nhìn bảng đọc lại .

 Hoạt động 2: HS tự lập chương trình hoạt động .

- GV nhắc HS viết vắn tắt ý chính, khi trình bày miệng mới nói thành câu.

- Một số HS đọc kết quả bài làm. Cả lớp và GV nhận xét từng CTHĐ.

- Mỗi HS dựa theo góp ý chung của cả lớp, tự sửa chữa chỉnh sửa bài của mình .

- Cả lớp bình chọn người lập được bản CTHĐ tốt nhất, người giỏi nhất, trong tổ chức công việc, .

 

doc 17 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2012
Tiếng việt
Lập chương trình hoạt động
I Mục tiêu:
- Lập được 1 chương trình hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý sgk ( hoặc 1 - Biết lập chương trình cho một hoạt động cụ thể .
- Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/11.
- Giaùo duïc hs: trong cuộc sống phải biết giuùp ñôõ baïn ngheøo, kĩ năng hợp tác, thể hiện sự tự tin và đảm nhận trách nhiệm. 
II. Chuaån bò
 - Bảng phụ viết sẵn : Cấu tạo 3 phần của một CTHĐ.
III Caùc hoaït ñoäng:
Hoạt động1: tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
+ Hưóng dẫn HS lập chương trình hoạt động 
- Một HS đọc đề bài .
- Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ, lựa chọn hoạt động để lập chương trình .
- Một số HS tiếp nối nhau nói tên hoạt động các em lựa chọn để lập chương trình hoạt động 
- GV mở bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của một CTHĐ, 3 HS nhìn bảng đọc lại .
 Hoạt động 2: HS tự lập chương trình hoạt động .
- GV nhắc HS viết vắn tắt ý chính, khi trình bày miệng mới nói thành câu.
- Một số HS đọc kết quả bài làm. Cả lớp và GV nhận xét từng CTHĐ.
- Mỗi HS dựa theo góp ý chung của cả lớp, tự sửa chữa chỉnh sửa bài của mình .
- Cả lớp bình chọn người lập được bản CTHĐ tốt nhất, người giỏi nhất, trong tổ chức công việc, ...
- Giaùo duïc hs: trong cuộc sống phải biết giuùp ñôõ baïn ngheøo, kĩ năng hợp tác, thể hiện sự tự tin và đảm nhận trách nhiệm. 
củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét chung về tinh thần làm việc của cả lớp. Hs nhắc lại 3 phaàn cuûa 1 CTHÑ
- Dặn HS về nhà làm lại bài cho hoàn chỉnh. chuẩn bị bài sau
- Nhaän xeùt tieát hoïc 
Đạo đức
Em yêu quê hương ( tiết 2 )
I. Mục tiêu :
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương
- Yêu mến tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương
- Giáo dục hs yêu quê hương.
II. Chuẩn bị :
- Tranh sgk, thẻ màu , 
III. Các hoạt động :
Hoạt động 1: Triễn lãm nhỏ (bt4sgk 
- Gv hướng dẫn hs trưng bày và giới thiệu tranh.
- Hs trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình.
- Hs cả lớp xem tranh và trao đổi bình luận.
- Gv nhận xét về tranh ảnh của hs. Giáo dục hs kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng về danh lam thắng cảnh và con người.
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ 
- Gv lần lượt nêu từng ý kiến trong bt3.
- Hs bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo qui ước.
- Gv mời một vài hs giải thích lí do. Các hs khác nhận xét bổ sung.
- Gv kết luận. Giáo dục hs kĩ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình.
Hoạt động 3 : xử lí tình huống 
- Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ, các nhóm thảo luận xử lí tình huống bt3.
- Hs các nhóm làm việc.
- Theo từng tình huống các nhóm làm việc và đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
- Gv kết luận.
Củng cố , dặn dò 
- Mời hs nhắc lại ghi nhớ, giáo dục hs yêu quê hương.trả lời em làm gì để thể hiện tình yêu quê hương. 
- Chuẩn bị tiết sau .
- Nhận xét tiết học. 
Chiều Luyện tiếng việt
+ Mục tiêu:
- Giúp hs củng cố lại cách viết kết bài theo 2 cách.
- Hs khá giỏi viết được kết bài theo cách mở rộng theo yêu cầu.
- Hs trung bình yếu viết được đoạn kết bài theo cách mình hiểu được.
+ Nội dung luyện:
- Gv nêu yếu cầu tiết học.
- Hs thực hành viết đoạn kết bài theo yêu cầu gv. Gv giúp đỡ hs yếu viết đoạn kết bài hoàn chỉnh.
- Hs trình bày, nhận xét bổ sung.
- Gv nhận xét chấm điểm vài hs.
Sáng Thứ ba ngày 31 tháng 1 năm 2012
Tiếng việt
Trí dũng song toàn
I. Mục tiêu 
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc diễn cảm toàn bài văn- đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ danh dự, quyền lợi của đất nước ( Trả lời các câu hỏi sgk).
- Giáo dục hs lòng dũng cảm, kĩ năng tự nhận thức và tư duy sáng tạo.
II. Chuẩn bị
- Gv: Bảng phụ chép đoạn 1-2 .
III. Các hoạt động
Hoạt động1: luyện đọc
- Một HS đọc bài văn .
- Ba tốp HS (mỗi tốp 4 em) tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn.( 4 đoạn)
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS; giúp HS hiểu những từ khó .
- HS luyện đọc theo cặp .
- Hai HS đọc lại cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
Hoạt động 2: tìm hiểu bài
+ Hs thầm từng đoạn cá nhân, cặp.. trả lời câu hỏi:
- Sứ thần Giang Văn Minh làm thế nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng? (...vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời.Vua Minh phán không ai cúng giỗ người đã chết năm đời.Giang Văn Minh tâu luôn:Vậy tướng Liễu Thăng chết trận mấy trăm năm, sao hằng năm vẫn bắt nước tôi sang cúng giỗ ? Vua biết mắc mưu nhưng vẫn tuyên bố bỏ lệ .)
- Vì sao nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?( Vua mắc mưu nên ghét ông ).
- Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ?( Vừa mưu trí, vừa bất khuất ).
+ Hs phát biểu, nhận xét. Gv gợi ý hs rút ra ý chính của bài, phát biểu, nhận xét, gv kết luận ghi bảng. 2 Hs nhắc lại. Giáo dục hs lòng dũng cảm, kĩ năng tự nhận thức và tư duy sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống.
Hoạt động đọc diễn cảm
- GV mời 5 HS đọc diễn cảm theo cách phân vai .
 GV hướng dẫn HS đọc đúng lời Giang Văn Minh và các nhân vật .
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn 1 và 2 . (giáo viên đính bảng phụ lên)
- GV đọc mẫu - Từng tốp 3 HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo vai.
- HS thi đọc diễn cảm . nhận xét
Củng cố dặn dò
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện . 
- Dặn HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau
- GV nhận xét tiết học.
Tiếng việt 
Trí dũng song toàn
I. Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
- Làm được bài tập 2a/b, hoặc BT 3a/b hoặc BT phương ngữ do gv biên soạn.
- Giáo dục hs viết chữ đẹp, đúng chính tả.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ BT 2,3.
III. Các hoạt động
Hoạt động 1: hướng dẫn HS nghe-viết chính tả 
- Một hs đọc đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Trí dũng song toàn.Cả lớp theo dõi .
- Hỏi : Đoạn văn kể điều gì?( Giang Văn Minh khảng khái khiến vua nhà Minh tức giận, sai người hại ông .Vua Lê Thần Tông khóc thương ông , ca ngợi ông là anh hùng thiên cổ ).
- Yêu cầu HS đọc thầm ghi nháp các từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả .( thảm hại , giận quá, linh cữu...), gv quan sát ghi bảng giúp hs ghi nhớ. Nhắc hs tư thế ngồi, cách trình bày đoạn viết.
- GV đọc cho HS viết bài .
- GV đọc lại toàn bài cho HS soát lại bài , hs tự soát lỗi
- GV chấm một số bài . nhận xét, giáo dục hs.
Hoạt động 2: hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài 2 b:
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
-HS làm việc cá nhân, 1 hs làm bảng phụ.
- Gọi 1cặp HS phát biểu .
- Nhận xét kết luận lời giải đúng .
Lời giải đúng:
+ Dám đương đầu với khó khăn , nguy hiểm: dũng cảm.
+ Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả: vỏ.
+ Đồng nghĩa với giữ gìn: Bảo vệ.
Bài 3a:Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
-Tổ chức cho HS thi điền từ tiếp sức. Chia lớp thành 2 đội .
- Mỗi HS chỉ được điền một chỗ trống.Khi HS viết xong thì về chỗ, HS khác lên viết tiếp.
- Đội nào điền nhanh và đúng là thắng cuộc.
- Tổng kết cuộc thi .
- Gọi HS đọc toàn bài thơ.
 Hoạt động nối tiếp:
- Hai hs thi tìm tiếng, từ có thanh hỏi hoặc thanh ngã. Nhận xét, giáo dục hs
- Dặn HS về . Ghi lại những lỗi viết sai, chuẩn bị tiết sau
- Nhận xét tiết học
Khoa học
Năng lượng mặt trời
I. Mục tiêu: 
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện,
- Rèn hs biết kể tên 1 số phương tiện máy móc, hoạt động của con người sử dụng năng lượng mặt trời.
- Giáo dục hs tắm nắng 15 / vào buổi sáng 
II Chuẩn bị 
- Gv: máy tính bỏ túi.
III Các hoạt động: 
Hoạt động 1: thảo luận
Bước 1: Làm việc theo nhóm, quan sát hình 1 và thông tin sgk.
HS thảo luận theo các câu hỏi :
+ Mặt Trời cung cấp năng lượng choTrái Đất ở những dạng nào ?
( ánh sáng và nhiệt ).
+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống.
+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu.
+...
GV cung cấp thêm : Than đá ,dầu mỏ và khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Nguồn gốc của các nguồn năng lượng này là Mặt Trời. Nhờ có năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối mới sinh trưởng được.
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
GV cho một số nhóm trình bày và cả lớp bổ sung, thảo luận.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
+ Cách tiến hành :
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm 2
- HS quan sát các hình 2,3,4 ,5 trang 84,85 SGK và thảo luận theo các nội dung:
- Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hằng ngày ( chiếu sáng, phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm, làm muối,...).
- Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng bằng năng lượng mặt trời. Giới thiệu máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời( chẳng hạn máy tính bỏ túi,...( nếu có )).
- Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương.
+ Bước 2 :Làm việc cả lớp
GV cho từng nhóm trình bày và cả lớp nhận xét 
Hoạt động 3: Trò chơi 
 Cách tiến hành : 
2 nhóm tham gia(mỗi nhóm khoảng 5 HS )
GV vẽ hình Mặt Trời trên bảng . Hai nhóm bốc thăm xem nhóm nào lên trước, sau đó các nhóm cử thành viên luân phiên lên ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên trái đất nói chung và đối với con người nói riêng, sau đó nối với hình vẽ mặt trời .
* Yêu cầu : Mỗi lần học sinh lên chỉ ghi một vai trò, ứng dụng; không được ghi trùng nhau ( Ví dụ : phơi thóc , phơi ngô là trùng). Đến lượt nhóm nào không ghi tiếp được ( sau khi đếm đến 10 ) thì coi như thua. Sau đó, GV có thể cho học sinh cả lớp bổ sung thêm. Ví dụ : 
 Đun nấu 
Làm khô	chiếu sáng
	sưởi ấm
	... Phát điện
	...
Củng cố- Dặn dò:
- Ở địa phương em năng lượng mặt trời được sử dụng trong những việc gì?, hs trả lời, nhận xét, giáo dục hs
- Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
Chiều Thể dục
Tung và bắt bóng
Nhảy dây – Bật cao
I. Mục tiêu:
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 -3 người, ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng. 
- Làm quen động tác bật cao. Yêu cầu thực hiện được động tác cơ bản đúng.
- Chơi trò chơi “Bóng chuyền sáu”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ bóng để học sinh tập luyện. 
 ... ta đã cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ đã phát hiện ra anh có một cái chân gỗ. Kiểm tra giấy tờ thì biết anh là một thương binh. Để ý đến xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh giò tung toé, mới biết anh là người bán bánh giò.)
- Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân mỗi người trong cuộc sống ? (HS suy nghĩ phát biểu). nhận xét, gợi ý hs rút ra ý chính của bài, nhận xét, kết luận ghi bảng, hs nhắc lại.
Hoạt động 3: luyện đọc diễn cảm 
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. GV giúp các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn .
- GV hướng dẫn HS cả lớp đọc diễn cảm một đoạn 3.
- Gv đọc mẫu, hs đọc theo cặp, thi đọc diễn cảm, nhận xét, tuyên dương 
Củng cố - Dặn dò:
- HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. giáo dục hs
- Dặn HS ghi nhớ câu chuyện về tinh thần dũng cảm, cao thượng của anh thương binh. Chuẩn bị bài sau
- GV nhận xét tiết học 
Tiếng việt
Lập chương trình hoạt động
I Mục tiêu:
- Lập được 1 chương trình hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý sgk ( hoặc 1 - Biết lập chương trình cho một hoạt động cụ thể .
- Giáo dục hs nguyên góp giúp đỡ bạn nghèo. 
II. Chuẩn bị
 - Bảng phụ viết sẵn : Cấu tạo 3 phần của một CTHĐ.
III Các hoạt động:
Hoạt động1: tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
+ Hưóng dẫn HS lập chương trình hoạt động 
- Một HS đọc đề bài .
- Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ, lựa chọn hoạt động để lập chương trình .
- Một số HS tiếp nối nhau nói tên hoạt động các em lựa chọn để lập chương trình hoạt động.
- GV mở bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của một CTHĐ, một HS nhìn bảng đọc lại .
 Hoạt động 2: HS tự lập chương trình hoạt động .
- GV nhắc HS viết vắn tắt ý chính, khi trình bày miệng mới nói thành câu.
- Một số HS đọc kết quả bài làm. Cả lớp và GV nhận xét từng CTHĐ.
- Mỗi HS dựa theo góp ý chung của cả lớp, tự sửa chữa chỉnh sửa bài của mình .
- Cả lớp bình chọn người lập được bản CTHĐ tốt nhất, người giỏi nhất, trong tổ chức công việc, ...
Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét chung về tinh thần làm việc của cả lớp . Mờ 1 hs nhắc lại 3 phần của 1 CTHĐ.
- Dặn HS về nhà làm lại bài cho hoàn chỉnh . Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học 
Khoa học
Sử dụng năng lượng chất đốt.
I. Mục tiêu
- Kể tên một số loại chất đốt.
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất: sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng chạy máy,..
- Giáo dục hs tiết kiệm, sử dụng an toàn chất đốt, kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việt sử dụng chất đốt
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng đồ khoáng sản Việt Nam.
III. Các hoạt động: 
Hoạt động 1 : Kể tên một số loại chất đốt
+ Cách tiến hành:
Cả lớp thảo luận: Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng. Trong đó, chất đốt nào ở thể lỏng, thể rắn, thể khí? Quan sát hình 1,2,3, chất đốt nào đang được sử dung, chất đốt đó thuộc thể nào? Hs phát biểu, nhận xét, giáo dục hs.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
- Than đá được sử dụng trong những việc gì? 
- Ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu ?
- Ngoài than đá bạn còn biết tên loại than nào khác?
- Từng nhóm trình bày kết quả .
+ Hs chỉ vào hình 4,5: giải thích đây là cảnh công trường khai thác than, than đá được sử dụng trong chạy máy phát điện và 1 số loại động cơ..nhận xét, gv kết luận 
Hoạt đông 3: Công dụng và khai thác dàu mỏ
Hs đọc thông tin theo nhóm, trả lời câu hỏi:
-Dầu mỏ có ở đâu?
- Người ta khai thác dầu mỏ như thế nào?
_ Xăng dầu được sử dụng vào những việc gì?
- Ở nước ta , dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở đâu?
+ Đính bảng trình bày, nhận xét. Giáo dục hs tiết kiệm, sử dụng an toàn chất đốt, kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việt sử dụng chất đốt
Củng cố dặn dò:
- Kể tên các loại chất đốt, nhận xét, giáo dục hs.
- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo.
- GV nhận xét tiết học.
Chiều Luyện tiếng việt
( 2 tiết)
+ Mục tiêu:
- Giúp hs ôn lại cách nối câu ghép.
- Hs khá giỏi viết được một đoạn văn khoảng 7 câu (trong đó có ít nhất là 2 câu ghép).
- Hs trung bình yếu viết được đoạn văn khoảng 3-5 câu. 
+ Nội dung luyện:
- Giáo viên nêu yêu cầu giờ học và giao nhiệm vụ cho hs.
- Hs làm bài theo yêu cầu, giáo viên theo dõi và giúp đỡ hs yếu viết đoạn văn
- Hs trình bày bài làm gv nhận xét và chấm điểm một số bài làm tốt.
Sáng Thứ sáu ngày 3 tháng 2 năm 2011 
Tiếng việt
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu
- Giúp hs nhớ lại một số cặp quan hệ từ đã học và sử dụng chúng vào việc nối các vế câu.
- Chọn được quan hệ từ thích hợp ( BT3); biết thêm vế câu tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân- kết quả ( chọn 2 trong số 3 câu ở BT 4).
- Xác định đúng, đặt câu chính xác. 
- Hs khá, giỏi giải thích được vì sao chọn quan hệ từ ở BT3; làm được BT4
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ: Chép lại các cặp qht hs đã học ở HKI
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1: ôn lại các quan hệ từ
- Gv gọi 2 hs nhắc lại các qht và cặp qht đã học được.
- Hs cả lớp nhận xét và bổ sung.
- Gv đính bảng phụ lên gọi 3 hs đọc lại
Hoạt động 3: phần luyện tập 
+ Bài 3 :HS đọc yêu cầu bài tập. gv giúp hs hiểu bài, 1,2 hs làm bảng phụ, đính bảng, nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Bài 4 HS đọc yêu cầu của bài, tự làm bài .2 hs làm bảng phụ, đính bảng nhận xét. Giáo dục hs.
- GV nhắc HS : Vế câu điền vào chỗ trống không nhất thiết phải kèm theo QHT. Gv giúp đỡ hs yếu hoàn thành bài tập.
- HS phát biểu ý kiến. HS làm bài trên phiếu dán lên bảng. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Củng cố - Dặn dò:
- Gọi 2 hs thi đua đặt câu có dùng cặp quan hệ từ.nhận xét, giáo dục hs
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học. chuẩn bị bài sau
- GV nhận xét tiết học .
.	
Thể dục
 Nhảy dây – Bật cao
Trò chơi: Trồng nụ, trồng hoa
I. Mục tiêu:
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 -3 người, ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng. 
- Tiếp tục làm quen động tác bật cao. Yêu cầu thực hiện được động tác cơ bản.
- Làm quen trò chơi “trồng nụ, trồng hoa”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi đúng cách. 
II. Chuẩn bi:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ bóng để học sinh tập luyện. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Mở đầu
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Lớp chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập, sau đó đứng quay mặt vào tâm và xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
- Chơi trò chơi “mèo đuổi chuột” hoặc trò chơi do giáo viên chọn
Hoạt động 2: Phần cơ bản
+ Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 – 3 người.
Các tổ tập theo khu vực đã quy định, dưới sự chỉ huy chung của tổ trưởng, học sinh ôn lại tung và bắt tóng bằng hai tay, tập tung bắt bóng theo nhóm 3 người. Giáo viên đi lại quan sát, sửa sai hoặc nhắc nhở, giúp đỡ những học sinh thực hiện chưa đúng. 
+ Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. 
Phương pháp tổ chức tập luyện tương tự như trên. 
+ Tiếp tục làm quen nhảy bật cao tại chỗ.
Tập theo đội hình 2 - 4 hàng ngang. Giáo viên làm mẫu cách nhún lấy đà và bật nhảy, sau đó cho học sinh bật nhảy một số lần bằng cả hai chân, khi rơi xuống làm động tác hoãn xung. Thực hiện nhảy theo nhịp hô: 1 nhún lấy đà, 2 bật nhảy, 3 rơi xuống đất và hoãn xung. 
 + chơi trò chơi “trồng nụ, trồng hoa”. 
 Giáo viên nêu trò chơi, phổ biến cách chơi và quy định chơi. Cho học sinh tập xếp nụ và hoa trước khi chơi. Chia lớp thành các đội chơi đều nhau và cho nhảy thử một số lần, rồi chơi chính thức. Giáo viên có thể phân công học sinh bảo hiểm để tránh chấn thương và động viên khuyến khích học sinh trong khi chơi. 
 Hoạt động 3: Kết thúc 
- Chạy chậm thả lỏng, hít thở sâu tích cực. 
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học.
- Giáo viên giao bài tập về nhà: Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
Lịch sử
Nước nhà bị chia cắt
I. Mục tiêu:
- Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ- ne –vơ năm 1954:
+ Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Mĩ- diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ –Diệm: thực hiện chính sách tố cộng, diệt cộng, thẳng tay giết hại những chiến sĩ Cách mạng và những người dân vô tội.
- Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
- Giáo dục hs yêu nước
II Chuẩn bị:
- Gv: Tranh ảnh cầu Hiền Lương
 Phiếu học tập (hđ3)
III Các hoạt động: 
Hoạt động 1. Làm việc cả lớp
- GV nêu đặc đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
- GV nêu nhiệm vụ bài học :
+ Vì sao đất nước ta bị chia cắt ?
+ Một số dẫn chứng về việc Mĩ - Diệm tàn sát đồng bào ta.
+ Nhân dân ta phải làm gì để có thể xoá bỏ nỗi đau chia cắt?
Hoạt động 2: làm việc theo nhóm 
- Một hs đọc chú giải, cả lớp theo dõi trả lời câu hỏi
- Tại sau có Hiệp định Giơ – ne-vơ ?
- Hãy nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ.
- Hiệp định thể hiện mong ước gì của nhân dân ta? 
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận.
- GV kết luận. và đính tranh lên cho hs quan sát cầu Hiền Lương
Hoạt động 3: 
- Mĩ có âm mưu gì? ( tìm cách phà hoại hiệp định Giơ – ne – vơ, thay chân Pháp xâm lược miền Nam Việt Nam
- Nêu dẫn chứng về việc đế quốc Mĩ cố tình phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ . 
- Những việc làm của Mĩ đã gây ra hậu quả gì cho dân tộc ta?
- Muốn xoá bỏ nỗi đau chia cắt , dân tộc ta phải làm gì?
- Làm việc theo nhóm.( Phiếu học tập)
- Các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung .
Củng cố - Dặn dò:
- Nguyện vọng của nhân dân ta là gì? Có được không? Nhận xét, giáo dục hs 
- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học
Sinh hoạt chủ nhiệm
Nội dung:
- Cho hs hát tập thể
* Lớp trưởng báo cáo: 
- Những hs vi phạm nội quy trường lớp: 
	+ Nghỉ học không phép
	+ Đi học trễ
	+ Quên đeo khăn quàng
- Những hs không học bài, làm bài
- Những hs thực hiện tốt nội quy trường lớp, tích cực phát biểu bài:
* G.v nhận xét chung:
- Hs đi học đúng giờ, không vi phạm nội quy trường lớp. 
- Hs tích cực xây dựng bài, học bài và làm bài đầy đủ.
- Không còn tình trạng hs đi dép lê tới lớp. 
- Xếp hàng ra vào lớp không còn lộn xộn. 
- Tuyên dương hs có tiến bộ trong học tập.
- Nhắc nhở hs luôn giữ vệ sinh cá nhân để phòng bệnh tay chân miệng và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh để phòng bệnh cảm cúm.
- Nêu phương hướng cho tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 21.doc