Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 27

Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 27

Tiếng việt

Trả bài văn tả đồ vật

I. Mục tiêu:

-Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài; viết lại một đoạn văn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.

- Rèn hs làm bài văn tả đồ vật.

- Giáo dục hs bảo quản các đồ vật trong gia đình.

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ ghi 5 đề bài và những lỗi điển hình cần sửa.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: - Nhận xét kết quả bài viết của HS

- Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp :

+ Những ưu điểm:

+ Những thiếu sót :

- Thông báo điểm số cụ thể.

 

doc 13 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012
Tiếng việt
Trả bài văn tả đồ vật
I. Mục tiêu:
-Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài; viết lại một đoạn văn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.
- Rèn hs làm bài văn tả đồ vật.
- Giáo dục hs bảo quản các đồ vật trong gia đình. 
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi 5 đề bài và những lỗi điển hình cần sửa.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: - Nhận xét kết quả bài viết của HS 
- Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp : 
+ Những ưu điểm: 
+ Những thiếu sót :
- Thông báo điểm số cụ thể.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài – trả bài cho hs
+ Hướng dẫn HS sửa lỗi chung.
- Hướng dẫn hs chữa 1 số lỗi thông thường, điển hình về ý, cách diễn đạt, chính tả: bảng phụ.
- Một số HS lên bảng sửa lần lượt từng lỗi. Lớp sửa vào nháp. 
+ Cả lớp trao đổi về cách chữa bài trên bảng và chữa lại cho đúng.
- Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài. Trả bài cho hs
+ HS đọc lời nhận xét của GV, đọc bài của mình cùng bạn bên cạnh phát hiện thêm những lỗi trong bài và sửa. Giúp hs yếu
+ Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn và bài văn hay.
GV đọc cho HS nghe bài văn, đoạn văn hay cho lớp nghe.
HS trao đổi thảo luận đề tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn bài văn.
+ Chọn viết lại một đoạn cho hay hơn.
- HS chọn đoạn văn để viết lại và viết lại cho hay hơn.
- HS đọc đoạn văn vừa viết lại.
GV chấm điểm một số bài viết lại của lớp
Củng cố, dặn dò:
- Tuyên dương hs có điểm cao va tham gia sửa lỗi trong tiết học.
- GV dặn HS về hoàn thành đoạn văn cần viết lại . giáo dục hs
- Dặn HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Đạo đức
Em yêu hòa bình
I. Mục tiêu
- Nêu được những gì tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.
- Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
+ Hs khá, giỏibiết được ý nghĩa của hoà bình.
+Biết trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng. 
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh sgk, thẻ màu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:Tìm hiểu thông tin trong SGK và tranh ảnh.
- Em thấy những gì nơi có chiến tranh? ( quan sát trên ti vi). Hs phát biểu, nhận xét.
- GV yêu cầu HS quan sát các tranh ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh ,về sự tàn phá của chiến tranh và hỏi:
- Em thấy những gì trong tranh và ảnh đó?
- HS đọc thông tin các trang 37-38và thảo luận các câu hỏi trong SGK.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận.Chiến tranh chỉ gây đau thương, đổ nát, chết chóc, bệnh tật đói nghèo thất học,...Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh
- Rút ghi nhớ, hs nhắc lại.
Hoạt động 2: Bày tò thái độ (bài tập 1,SGK)
- GV đọc lần lượt từng ý kiến.
- Sau mỗi ý kiến, HS bày tỏ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
- GV mời HS giải thích lí do.
- GV kết luận: Các ý kiến (a), (d), là đúng.Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
Hoạt động 3 : Làm bài tập 2 SGK.
- HS làm bài tập .
- Trao dổi với các bạn trong nhóm, chọn câu trả lời đúng, đính bảng, trình bày. Nhận xét.
- GV kết luận.
Hoạt động 4: Làm bài tập 3
- HS thảo luận nhóm. Chọn những hoạt động mà em biết. 
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- GV kết luận.
Hoạt động nối tiếp:
- Để thể hiện tình yêu hoà bình, giờ phút này em cần phải làm gì? Hs phát biểu, nhận xét, giáo dục hs.hs hát bài : cánh chim hoà bình.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết 2.
- Nhận xét giờ học.
Chiều Luyện tiếng việt
+ Mục tiêu:
- Giúp hs củng cố lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
- Hs khá giỏi viết được một đoạn văn tả một đồ vật theo yêu cầu gv.
- Hs trung bình yếu hoàn thành vở bài tập..
+ Nội dung luyện:
- Gv nêu yếu cầu tiết học.
- Gv gợi ý hs viết đoạn văn cho bài văn tả đồ vật.
- Gọi hs nhắc lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
- Hs thực hành viết đoạn văn theo yêu cầu gv. Gv giúp đỡ hs TB- Yếu hoàn thành theo yêu cầu vở bài tập.
- Hs trình bày, nhận xét bổ sung.
- Gv nhận xét chấm điểm vài hs.
Sáng Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2012
Tiếng việt
Tranh làng Hồ
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi tự hào.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ Làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh đọc đáo ( trả lời được câu hỏi 1,2,3)
- Giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.
II. Chuẩn bị
- Gv: 
 Tranh minh hoạ bài đọc .
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động1: luyện đọc 
- Một HS đọc bài văn.
- HS xem tranh làng Hồ trong SGK. 
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (2 lượt). Trong quá trình đọc GV uốn nắn, hướng dẫn HS đọc đúng các từ khó hoặc dễ viết sai chính tảvà tìm hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải.
- Từng cặp HS luyện đọc.
- Hai HS đọc lại cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2: tìm hiểu bài 
- Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam?
- Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
- Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.
- Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
Hoạt động 3: đọc diễn cảm
- Ba HS nối tiếp nhau luyện đọc diễn cảm bài văn. GV hướng dẫn HS tìm cách đọc hay.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 1. gv đọc mẫu 
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
- HS thi đọc diễn cảm. Nhận xét tuyên dương.
 Củng cố dặn dò
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài văn. Giáo dục hs
- Dặn hs về học bài, chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét tiết học.
Tiếng việt 
Cửa sông
(Nhớ – viết)
I. Mục tiêu:
- Nhớ-viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông.
- Tìm được các tên riêng trong hai đoạn trích trong sgk, củng cố khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài ( BT 2)
- Giáo dục hs viết chữ đẹp đúng chính tả.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ Bt 2
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhớ – viết
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- Một HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối bài Cửa sông. Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm 4 khổ thơ cuối để ghi nhớ.hs nêu từ khó, viết nháp, gv giúp hs ghi nhớ trên bảng lớp. Nhắc nhở hs tư thế ngồi viết bài.
- HS nhớ lại 4 khổ thơ, tự viết bài.
- GV chấm chữa 7- 10 bài. HS còn lại hs tự soát lỗi . GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
- HS đọc yêu cầu của BT 2, gạch dưới các tên riêng tìm được; giải thích cách viết tên riêng đó. GV phát bảng cho 2 HS làm bài.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. GV mời 2 HS đính bảng, nhận xét.. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý đúng.2 hs nêu cách viết, giáo dục hs.
Củng cố - Dặn dò:
- 2 hs thi đua viết bảng nhũng từ hs sai nhiều ở bài chính tả, nhận xét . giáo dục hs
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS ghi nhớ để viết đúng quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài. Chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Cây con mọc lên từ hạt
I. Mục tiêu:
- Hs biết quan sát mô tả cấu tạo của hạt, nêu được điều kiện nảy mầm và quá trình phá t triển thành cây của hạt.
- Hs giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt ở nhà.
- Giáo dục hs luôn sing năng chăm sóc các loại cây trồng.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Hạt đậu ươm vừa nảy mầm
I/ Muïc tieâu:
- Hs bieát quan saùt moâ taû caáu taïo cuûa haït, neâu ñöôïc ñieàu kieän naûy maàm vaø quaù trình phaù t trieån thaønh caây cuûa haït.
- hs giôùi thieäu keát quaû thöïc haønh gieo haït ôû nhaø.
- Giaùo duïc hs luoân sing naêng chaêm soùc caùc loaïi caây troàng.
II. Chuaån bò:
- Gv: Haït ñaäu öôm vöøa naûy maàm
III. Caùc hoaït ñoäng:
Hoaït ñoäng 1: Thöïc haønh tìm heåu caáu taïo cuûa haït
- Gv yeâu caàu hs quan saùt tranh moâ taû caáu taïo cuûa haït
- Hs laøm vieäc theo nhoùm, gv ñi deán giuùp hs yeáu trao ñoåi cuøng baïn.
- Ñaïi ñieän nhoùm trình baøy, nhoùm khaùc nhaän xeùt boå sung. Gv keát luaän: Haït goàm coù voû, phoâi vaø chaát dinh döôõng döï tröõ.
Hoaït ñoäng 2: Thaûo luaän 
- Hs laøm vieäc theo nhoùm theo gôïi yù cuûa gv roài trao ñoåi vôùi nhau.
- ñaïi ñieän caùc nhoùm trình baøy, nhoùm khaùc boå sung.
- Gv tuyeân döông nhoùm coù nhieàu hs gieo haït thaønh coâng.
Hoaït ñoäng 3: Quan saùt
- Hs laøm vieäc theo caëp: chæ vaøo töøng hình vaø moâ taû quaù trình phaùt trieån cuûa haït.
- Ñaïi ñieän nhoùm trình baøy tröôùc lôùp
- Gv nhaän xeùt tuyeân döông.
Cuûng coá daën doø:
- Gv gọi 1 hs ñoïc ghi nhôù sgk
- Veà nhaø hoïc baøi, chuaån bò baøi sau “Caây con coù theå moïc leân töø moät soá boä phaän cuûa caây meï”
Chiều Thể dục
Môn thể thao tự chọn
Trò chơi “ Chuyền và bắt bóng tiếp sức”
I. Muc tiêu:
- Ôn tập tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân hoặc ném bóng 150g trúng đích và một số động tác bổ trợ.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Học trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi.
- Giáo dục hs an toàn khi tập luyện
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trên sân trường hoặc trong nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Giáo viên và cán sự mỗi người 1 còi, 10 – 15 quả bóng 150 và 2 – 4 bảng đích hoặc mỗi học sinh 1 quả cầu, 2 – 3 quả bóng rổ số 5, kẻ sân để tổ chức trò chơi và ném bóng. 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu 
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai (do cán sự điều khiển).
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
+ Trò chơi khởi động (do giáo viên chọn): 1phút.
Hoạt động 2: Phần cơ bản
+ Môn thể thao tự chọn 
- Giáo viên chọn một trong hai nội dung đá cầu hoặc ném bóng dưới đây để dạy cho học sinh. Khi đã chọn nội dung nào, cần dạy tiếp nội dung đó ở các bài tiếp theo để bảo đảm tính hệ thống. Đối với giáo viên chuyên trách và những giáo viên có nguyện vọng dạy cả hai nội dung Đá cầu và ném bóng cho hai nhóm học sinh khác nhau trong một lớp, thì nhóm học đá cầu cần học tiếp đá cầu trong các bài tiếp theo, nhóm học ném bóng cũng thực hiện tương tự như vậy với nội dung ném bóng. Những điều nêu trên không nhắc lại ở các bài tiếp theo. 
+ Đá ... m!” (hoặc dùng hiệu lệnh 1 còi), xen kẽ có nhận xét, sửa sai. Giáo viên cần có hiệu lệnh thống nhất cho học sinh nhặt bóng và các biện pháp bảo đảm an toàn.
+ Trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”. 
- Đội hình tập theo sân đã chuẩn bị. Phương pháp dạy do giáo viên sáng tạo hoặc như sau: Nêu tên trò chơi, cho 2 học sinh làm mẫu, giáo viên giải thích, cho học sinh chơi thử 1 – 2 lần, giáo viên có thể giải thích bổ sung hoặc nhấn mạnh những điểm cơ bản để tất cả học sinh nắm được cách chơi. Cho học sinh chơi chính thức có thi đua trong khi chơi. 
Hoạt động 3: Kết thúc
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài
- Một số động tác hồi tĩnh (do giáo viên chọn).
* Trò chơi hồi tĩnh (do giáo viên chọn).
- Giáo viên nhận xét giờ học và đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà: Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích.
Sáng Thứ tư ngày 14 tháng 3 năm 2012
Tiếng việt
Mở rộng vốn từ: Truyền thống
I. Mục tiêu:
- Mở rộng, hệ thống hoá, tích cực hoá vốn từ về truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo yêu cầu BT1; điền đúng tên vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ BT 2
- Rèn hs làm được các BT sgk.
- Giáo dục hs
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, giấy A4
III. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1
- HS đọc yêu cầu.
- GV chia nhóm, phát phiếu và bút cho các nhóm thi nhau làm bài.
- Các nhóm trao đổi viết nhanh các câu tục ngữ, ca dao tìm được. 
- Đại diện các nhóm lên dán kết quả trên bảng trình bày . Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 2: Bài 2 
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp đọc thầm lại nội dung.
- HS làm bài theo nhóm , phỏng đoán chữ còn thiếu điền chữ đó vào ô trống.
- Đại diện các nhóm lên dán kết quả và đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét.
- HS tiếp nối nhau đọc lại các câu tục ngữ, ca dao sau khi điền hoàn chỉnh.
Củng cố - Dặn dò:
- Thi đọc thuộc lòng các câu tục ngữ, ca dao. Giáo dục hs
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc 10 câu tục ngữ, ca dao.
- GV nhận xét tiết học.
Tiếng việt
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu:
- Tìm và kể một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc kỉ niệm với thầy, cô giáo.
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục hs kính yêu thầy, cô giáo
II. Chuẩn bị:
- Một số tranh ảnh về tình thầy trò
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu dề bài
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS phân tích đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
- HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 2 đề bài.1 số hs giới thiệu câu chuyện mình chọn kể.
- Mỗi HS lập nhanh dàn ý cho câu chuyện.
Hoạt động 2: Thực hành KC và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
 + KC theo nhóm
Từng cặp HS dựa vào dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
 + Thi KC trước lớp
- Các nhóm cử đại diện thi kể. Mỗi em kể xong cùng các bạn đối thoại về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn câu chuyện hay nhất, có ý nghĩa nhất.
Củng cố - Dặn dò: 
- Em vừa kể xong câu chuyện nói về vấn đề gì?, giáo dục hs.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện
- GV nhận xét tiết học.
Địa lí
Châu Mĩ
I. Mục tiêu:
- Mô tả sơ lược vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
+ Địa hình châu Mĩ từ tây sang đông : núi cao , đồng bằng, núi thấp và cao nguyên.
+ Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ.
- Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ.
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ tự nhiên thế giới. Bản đồ các nước trên thế giới.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1 : Vị trí và giới hạn ( thảo luận nhóm) 
Bước 1:
- GV chỉ trên quả địa cầu đường phân chia hai bán cầu Đông, Tây; bán cầu Đông và bán cầu Tây.
- GV hỏi: Quan sát quả Địa cầu và cho biết: Những châu lục nào nằm ở bán cầu Đông, những châu lục nào nằm ở bán cầu Tây?
Bước 2:Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận:
+ Quan sát hình 1, châu Mĩ giáp với những đại dương nào?
+ Châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong số các châu lục trên thế giới?
Bước 3:
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Các nhóm khác bổ sung.
Kết luận: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây: bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ hai trong số các châu lục trên thế giới.
Hoạt động 2:Đặc điểm tự nhiên
Bước 1 : HS quan sát hình 1, 2 và đọc SGK rồi thảo luận:
- Quan sát hình 2, rồi tìm trên hình 1 các chữ a, b, d, đ, e và cho biết các hình đó chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ.
- Nhận xét về địa hình châu Mĩ.
- Nêu tên và chỉ trên hình 1:
+ Các dãy núi ở phía Tây châu Mĩ.
+ Hai đồng bằng lớn của châu Mĩ.
+ Các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông châu Mĩ.
+ Hai con sông lớn ở châu Mĩ .
Bước 2:
- Đại diện các nhóm trả lời.
- HS chỉ trên Bản đồ dãy núi, đồng bằng và sông lớn ở châu Mĩ.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện bài.
Kết luận.
Hoạt động 3 : (Làm việc cả lớp)
- Châu Mĩ có những đới khí hậu nào?
- Tại sao châu Mĩ có nhiều đới khí hậu?
- Nêu tác dụng của rừng A-ma-dôn.
GV cho HS giới thiệu tranh ảnh về rừng A-ma-dôn.
Kết luận.
 Hoạt động nối tiếp:
- Hs trả lời câu hỏi của gv, nhận xét, giáo dục hs.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
.	
Chiều Luyện tiếng việt
+ Mục tiêu:
- Giúp hs ôn lại các quan hệ từ đã học ở các tiết trước 
- Hs khá giỏi đặt được câu ghép có chứa qht hoặc cặp qht và xác định đầy đủ các thành phần trong câu.
- Hs trung bình yếu hoàn thành vở bài tập tiếng việt.
+ Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ ghi hệ thống lại các qht và cặp qht đã học
+ Nội dung luyện:
- Gv cho hs hát tập thể.
- Nêu yêu cầu giờ học.
- Gọi 3 hs đọc lại phần hệ thống các qht trên bảng phụ (Gv đính bảng phụ lên ).
- Gv chia nhóm theo trình độ
+ Hs khá giỏi: Làm bài tập theo yêu cầu gv
+ Hs trung bình yếu hoàn thành vở bài tập. Gv giúp đỡ hs yếu
- Gọi hs trình bày, bạn khác nhận xét.
- Gv chấm điểm, nhận xét bài làm của học sinh.
- Gv nhận xét tiết học.
Sáng Thứ năm ngày 8 tháng 3 năm 2012
Tiếng việt
Đất nước
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi tự hào.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: niềm vui và tự hào về 1 đất nước tự do.( trả lời được các câu hỏi sgk, thuộc lòng 3 khổ thơ cuối)
- Giáo dục hs yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị:
 Tranh minh hoạ sgk
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Một HS đọc bài thơ.
- HS quan sát tranh minh hoạ.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.GV uốn nắn HS đọc đúng và hiểu nghĩa những từ ngữ (hơi may, chưa bao giờ khuất)
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Hs đọc thầm cá nhân, cặp trả lời các câu hỏi :
- “Những ngày thu đã xa” được tả trong hai khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó.
- Cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả trong khổ thơ thứ ba đẹp như thế nào?
- Tác giả đã sử dụng biện pháp gì để tảthiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến?
- Lòng tự hào về đất nước tự do và truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào ở hai khổ thơ cuối?
- Hs phát biểu, nhận xét. Giáo dục hs.
- Gợi ý hs rút ghi nhớ, nhận xét, ghi bảng, nhắc lại.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và HTL bài thơ
- 5 HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm từng khổ thơ.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 3 và 4.
- HS đọc vừa đọc diễn cảm.
- Hs nhẩm thuộc từng khổ thơ, cả bài.
- HS thi HTL từng khổ thơ, cả bài thơ.
Củng cố - Dặn dò: 
- HS nhắc lại ý nghĩa bài thơ. Giáo dục hs.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ. Chuẩn bị bài sau
- GV nhận xét tiết học.
Tiếng việt
Ôn tập tả cây cối
I. Mục tiêu:
- Biết được tình tự tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn.
- Viết được đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.
- Giáo dục hs chăm sóc hoa kiểng, trong và ngoài lớp học.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh quả sầu riêng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập bài 1
- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài 1
- GV mở bảng nội dung cần ghi nhớ về văn tả cây cối, mời HS đọc lại bài.
- Cả lớp đọc lại bài Cây chuối mẹ, làm bài cá nhân, trả lời lần lượt các câu hỏi.
- Những HS làm bài trên bảng phụ đính bảng . Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 2: Bài 2.
- HS đọc yêu cầu của bài. Gv giúp hs hiểu bài
- GV giới thiệu tranh, ảnh : một số loài cây, hoa quả để HS quan sát.
- Cả lớp suy nghĩ viết đoạn văn.
- Một số HS đọc đoạn văn đã viết . Cả lớp và GV nhận xét.
Củng cố - Dặn dò:
- Nêu cấu tạo của bài văn tả cây cối, giáo dục hs.
- Chuẩn bị bài tiết sau 
- GV nhận xét tiết học.
Khoa học
Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
I. Mục tiêu:
- Hs quan sát tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau.
- Kể tên được một số cây có thể mọc lên từ bộ phận của cây mẹ.
- Giáo dục hs yêu thích môn học, chăm chỉ siêng năng lao động.
II. Chuẩn bị:
- Gv: củ hành, gừng, ngọn mía.
- Hs: lá sống đời, củ gừng, ly mủ
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát
- Hs làm việc theo nhóm
- Gv giúp đỡ nhóm gặp khó khăn
- Đại điện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
- Gv nhận xét kết luận.
Hoạt động 2: Thực hành
- Hs thực hành trồng cây vào chậu mủ theo nhóm
- Gv nhận xét đánh giá cách trồng của từng nhóm.
Củng cố dặn dò:
- Gọi hs đọc ghi nhớ sgk
- Nhận xét tiết học, dặn hs về nhà thự hành trồng cây.
- Chuẩn bị bài sau: Sự sin sản của động vật
Chiều Luyện tiếng việt
( 2 tiết)
+ Mục tiêu:
- Giúp hs củng cố lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
- Hs khá giỏi viết được một đoạn văn tả một đồ vật theo yêu cầu gv.
- Hs trung bình yếu hoàn thành vở bài tập..
+ Nội dung luyện:
- Gv nêu yếu cầu tiết học.
- Gv gợi ý hs viết đoạn văn cho bài văn tả đồ vật.
- Gọi hs nhắc lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
- Hs thực hành viết đoạn văn theo yêu cầu gv. Gv giúp đỡ hs TB- Yếu hoàn thành theo yêu cầu vở bài tập.
- Hs trình bày, nhận xét bổ sung.
- Gv nhận xét chấm điểm vài hs.
Sáng Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2011 
Tiếng việt
Thi GHKII
.........................................................
Chiều:
Chấm thi
...................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 27.doc