Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 28

Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 28

Tiếng việt

Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối

I. Mục tiêu:

- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối. Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu; thực hiện được các yêu cầu của BT ở mục III

- Biết tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn; biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu.

- Giáo dục hs khi nói, khi viết phải dùng từ chính xác.

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ .

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Phần nhận xét

Bài 1

- HS đọc yêu cầu suy nghĩ làm việc cá nhân.

- HS nhìn bảng phụ, chỉ rõ mối quan hệ từ in đậm có tác dụng gì. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Từ hoặc nối từ em bé với từ mèo trong câu 1. Cụm từ vì vậy nối câu 1 với câu 2.

Bài 2.

 HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, tìm thêm những từ ngữ mà các em em biết có tác dụng nối giống cụm từ vì vậy ở đoạn trích trên. HS phát biểu.

Hoạt động 2:Phần ghi nhớ

- 3 HS đọc nội dung cần ghi nhớ.

 

doc 16 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012
Tiếng việt
Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối. Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu; thực hiện được các yêu cầu của BT ở mục III
- Biết tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn; biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu.
- Giáo dục hs khi nói, khi viết phải dùng từ chính xác.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ .
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Phần nhận xét
Bài 1
- HS đọc yêu cầu suy nghĩ làm việc cá nhân.
- HS nhìn bảng phụ, chỉ rõ mối quan hệ từ in đậm có tác dụng gì. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Từ hoặc nối từ em bé với từ mèo trong câu 1. Cụm từ vì vậy nối câu 1 với câu 2.
Bài 2. 
 HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, tìm thêm những từ ngữ mà các em em biết có tác dụng nối giống cụm từ vì vậy ở đoạn trích trên. HS phát biểu.
Hoạt động 2:Phần ghi nhớ
- 3 HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài 1
- GV chia việc cho HS:hs thảo luận cặp 
+ ½ lớp tìm từ ngữ có tác dụng nối trong 3 đoạn đầu.
+ ½ lớp tìm từ ngữ có tác dụng nối trong 4 đoạn sau.
- HS trình bày bài làm. Cả lớp và GV nhận xét bổ sung.
Bài 2: - Một HS đọc nội dung bài 2.
- Cả lớp đọc bài, suy nghĩ, phát hiện chỗ dùng từ sai.
- GV mở bảng phụ, gọi HS lên bảng gạch chân từ nối dùng sai, sửa lại cho đúng. Nhận xét. Giáo dục hs
Củng cố dặn dò:
- Hs nhắc lại ghi nhớ, nhận xét
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học. Chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét tiết học. 
Đạo đức
Em yêu hòa bình (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nêu được những gì tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.
- Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
+ Hs khá, giỏibiết được ý nghĩa của hoà bình.
+ Biết trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng. 
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ mô hình cây hoà bình
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm.
- HS giới thiệu các tranh, ảnh, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em dã sưu tầm được theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
+ GV nhận xét và kết luận thêm:
- Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động dể bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
- Chúng ta cần tích cựctham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường và địa phương tổ chức.
Hoạt động 2: Vẽ “Cây hoà bình”
+ GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ “ Cây hoà bình”. Gv treo hình vẽ )
- Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm, cách ứng xư ûthể hiện tình yêu hoà bình.
- Hoa quả và lá là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã đem lại cho trẻ em và mọi người.
+ Các nhóm vẽ tranh.
+ Đại diện từng nhóm giới thiệu tranh của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét.
+ GV khen tranh vẽ đẹp và kết luận.
Hoạt động 3: Triển lãm về chủ đề Em yêu hoà bình
- HS treo tranh và giới thiệu tranh.
- Cả lớp xem tranh, nêu câu hỏi và bình luận.
- HS trình bày các bài thơ, các bài hát, điệu múa về chủ đề Hoà bình.
- GV nhận xét và nhắc nhở HS tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình.
Củng vố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.giáo dục hs 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài tiếp.
Chiều Luyện tiếng việt
+ Mục tiêu:
- Giúp hs củng cố lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật. Nghe Gv nhận xét về bài làm của mình qua đợt thi và biết rút kinh nghiệm về bài làm của mình.
- Hs khá giỏi viết được một đoạn văn tả một đồ vật theo yêu cầu gv.
- Hs trung bình yếu hoàn thành vở bài tập..
+ Nội dung luyện:
- Gv nêu yếu cầu tiết học.
- Gv gợi ý hs viết đoạn văn cho bài văn tả đồ vật.
- Gọi hs nhắc lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
- Hs thực hành viết đoạn văn theo yêu cầu gv. Gv giúp đỡ hs TB- Yếu hoàn thành theo yêu cầu vở bài tập.
- Hs trình bày, nhận xét bổ sung.
- Gv nhận xét chấm điểm vài hs.
Sáng Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2012
Tiếng việt
Tả cây cối 
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
 HS viết được một bài văn tả cây cối đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài ), đúng yêu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
- Rèn hs làm bài sạch đẹp 
- Giáo dục hs quí các loài cây, quả.
II. Chuẩn bị:
 Tranh hình vẽ một số loài cây,trái.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài.
- Hai HS nối tiếp nhau đọc đề bài và gợi ý của tiết văn viết bài văn tả cây cối.
- Cả lớp đọc thầm lại các đề văn. Gv giúp hs hiểu đề bài.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Nhận xét.
Hoạt động 2: HS làm bài
- Hs nêu lại cấu tạo của bài văn tả cây cối
- Giáo viên theo dõi nhắt nhở học sinh
Củng cố - Dặn dò
- Hs nộp bài, nhận xét 1 số bài.
- Dặn HS về đọc lại các bài tập đọc HTL. 
- GV nhận xét tiết học.
Tiếng việt 
Ôn tập 
(Tiết 1)
I. Mục tiêu :
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoản 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ( đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết BT 2.
- Giáo dục hs cố gắng học tập. 
- Hs khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng nhũng từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
II. Chuẩn bị:
 - Phiếu viết sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 - 27
 - Bảng phụ bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động1: kiểm tra tập đọc và HTL( 1/5 lớp) 
- Cho HS lên bảng bắt thăm chọn bài ( xem bài 1-2 phút) HS đọc bài sgk hoặc HTL kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc .
- Cho điểm trực tiếp từng HS. Nhận xét.
Hoạt động 2 hướng dẫn làm BT 2
- Gv gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Hỏi: Bài tập yêu cầu gì? Gv mở bảng phụ hướng dẫn hs
- HS cả lớp làm vào vở.
- Gọi HS dưới lớp nối tiếp đọc câu mình đặt. 2 hs làm bảng phụ, đính bảng, nhận xét
 + Câu đơn
 + Câu ghép không dùng từ nối
 + Câu ghép dùng quan hệ từ
 + Câu ghép dùng cặp từ hô ứng
Củng cố - Dặn dò:
- Hai hs thi đua đặt 1 câu đơn, 1 câu ghép có dùng QHT. Nhận xét, giáo dục hs
- Dặn HS chưa kiểm tra và những HS đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
- Nhận xét tiết học. 
Khoa học
Sự sinh sản của động vật
I. Mục tiêu:
Sau giờ học,HS biết:
Kể tên được một số loài động vật đẻ trứng và đẻ con.
Có ý thức quan sát thiên nhiên và ham tìm hiểu thiên nhiên quanh mình. 
II. Chuẩn bị:
- Gv: Một số ảnh về động vật đẻ trứng; một số ảnh động vật đẻ con. 
Bộ thẻ ghi sẵn: đẻ con, đẻ trứng đủ cho các nhóm bàn.
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thảo luận
GV nêu nhiệm vụ.
- GV để khoảng 1 phút cho học sinh đọc sgk- phần kính lúp.
- GV nêu lần lượt các câu hỏi sau để HS thảo luận:
Câu 1: Cơ thể động vật đa số được chia thành mấy giống? Đố là những giống gì?
Câu 2: Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó thuộc giống gì?
Câu 3: Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?
Câu 4: Nêu kết quả của sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì?
- Kết luận:
GV nêu và viết bảng tóm tắt:
- Đa số động vật được chia thành 2 giống: giống đực và giống cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực sinh ra tinh trùng; con cái có cơ quan sinh dục cái sinh ra trứng.
- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo ra hợp tử gọi là sự thụ tinh.
- Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới mang những đặc tính của bố mẹ.
Hoạt động 2: Quan sát
- GV phát hình hoặc gài tranh lên bảng.
- Gọi một số bàn đứng lên trình bày.
Trình bày:
Kết luận:
GV nêu và ghi bảng: Những loài động vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau: có loài đẻ trứng, có loài đẻ con.
Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh- ai đúng?”
- GV treo tranh ảnh hoặc bật băng hình cho HS xem, lần lượt chỉ hình để HS lựa chọn. Mỗi hình chỉ dừng trong vòng 10 giây.
Cụ thể:
+ Cá vàng - đẻ trứng
+ Chuột - đẻ con
+ Con bướm - đẻ trứng
+ Cá heo - đẻ con
+ Cá sấu - đẻ trứng
+ Con thỏ - đẻ con
+ Con rắn - đẻ trứng
+ Con khỉ - đẻ con
+ Con chim - đẻ trứng
+ Con dơi - đẻ con
+ Con rùa - đẻ trứng
Kết thúc: Tuyên dương
Củng cố dặn dò
GV hỏi: Động vật có mấy hình thức sinh sản?
Dặn dò:
- Tiết học sau chúng ta sẽ tìm hiểu sự sinh sản của côn trùng.
- Về nhà các em tiếp tục sưu tầm tranh ảnh về động vật đẻ 
Chiều Thể dục
Môn thể thao tự chọn
Trò chơi “ Chạy đổi chỗ - Vỗ tay nhau”
I. Mục tiêu:
- Học mới phát cầu bằng mu bàn chân hoặc ôn ném bóng 150g trúng đích (đích cố định hoặc di chuyển). Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. 
- Chơi trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau ”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động. 
II. Chuẩn bị::
- Địa điểm: Trên sân trường hoặc trong nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Giáo viên và cán sự mỗi người 1 còi, 10 -15 quả bóng 150g hoặc 2 học sinh 1 quả cầu, kẻ sân để tổ chức trò chơi và sân ném bóng hoặc sân đá cầu (có căng lưới). 
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Mở đầu 
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
* Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân: 120 – 150m. 
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp (do giáo viên hoặc cán sự điều khiển). 
* Kiểm tra bài cũ (nội dung do giáo viên chọn). 
Hoạt động 2: Phần cơ bản
Môn thể thao tự chọn : 14- 16 phút
+ Đá cầu
Ôn tâng cầu bằng đùi: 2 –3 phút. Đội hình tập theo sân đã chuẩn bị hoặc có thể tập theo hai hàng ngang phát cầu cho nhau Phương pháp dạy do giáo viên sáng tạo hoặc có thể như sau: Nêu tên, làm mẫu và giải thích động tác; cho học sinh tập theo sân đã chuẩn bị và khẩu lệnh thống nhất “chuẩn bị, ... bắt đầu!” (hoặc phát lệnh bằng còi), xen kẽ có nhận xét, sửa sai cho học sinh, có thể do một số học sinh thực hiện tốt động tác lên trình diễn cho các bạn xem. 
+ Ném bóng
Ôn hai trong bốn động tác bổ trợ (do giáo viên chọn). Tập theo đội hình tâng cầu theo hình thức thi đua. 
Ôn ném bóng trúng đích (đích cố định hoặc di chuyển). Đội hình tập như bài 53 hoặc do giáo viên sáng tạo. Giáo viên nêu tên động tác, trực tiếp làm mẫu hoặc cho 1- 2 học ... t động 2: Bài 3
- 1 HS đọc yêu cầu, gv giúp hs hiểu yêu cầu bài, 1 số hs nối tiếp nhau cho biết các em chọn dàn ý cho bài văn miêu tả nào. Hs viết dàn ý vào vở, 3 hs làm bảng phụ. Hs đọc dàn ý , nêu chi tết bài văn mình thích , giải thích lý do, gv nhận xét. Hs làm bảng phụ đính bảng, trình bày, nhận xét. 
Củng cố - Dặn dò:
- Giáo dục hs yêu quê hương đất nước.
- Nhận xét tiết học
- Về nhà hoàn thành dàn ý và chuẩn bị bài sau
Tiếng việt
Ôn tập 
(Tiết 5)
I. Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng chính tả bài Bà cụ bán hàng nước chè, tốc độ viết 100/chữ 15 phút
- Viết được đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) tả ngoại hình của một cụ già biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để tả.
- Giáo dục hs kính yêu ông bà.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh các cụ già.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1:Nghe-viết
- GV đọc bài chính tả Bà cụ bán hàng nước chè. Cả lớp theo dõi.
- HS đọc thầm bài chính tả, tóm tắt nội dung bài (Tả gốc bàng cổ thụ và và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng).
- HS đọc thầm bài chính tả, tìm những từ khó luyện viết nháp , gv theo dõi giúp hs ghi nhớ trên bảng lớp. GV nhắc HS chú ý tư thế ngồi viết.
- GV đọc cho HS viết chính tả.
- GV đọc lại bài cho HS rà soát bài. GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét chung.
Hoạt động 2: Bài 2
- 1HS đọc yêu cầu bài 2
+ Đoạn văn bà cụ bán hàng nước chè tả ngoại hình hay tính cách của bà cụ ?
+ Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình bà cụ ?
+ Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào ?
+ HS tự làm bài vào vở – 1HS làm vào bảng phụ .
- Gọi 1 số em ở dưới lớp đọc bài của mình. - GV hướng dẫn sửa bài
Củng cố - Dặn dò: 
- Giáo dục hs. Gọi 2 hs thi đua tả ngoại hình của Bác Hồ. Nhận xét, tuyên dương.
- Về nhà chuẩn bị tiết sau tiếp tục ôn tập.
- Nhận xét tiết học
Khoa học
Sự sinh sản của côn trùng
I. Mục tiêu:
- Xác định vòng đời của một số côn trùng (bướm cải, ruồi, gián).
- Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng
- Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối hoa màu và đối với sức khoẻ con người.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
- GV: - Hình vẽ trong SGK trang 106, 107.
- HS: - SGK.
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 trang 106 SGK.
Quá trình sinh sản của bướm cải trắng và chỉ trứng, sâu, nhộng và bướm.
Bướm thường đẻ trứng vào mặt trước hay sau của lá cải?
Ở giai đoạn nào quá trình sinh sản, bướm cải gây thiệt hại nhất cho hoa màu?
Nông dân có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu?
Đại diện lên báo cáo.
® Giáo viên kết luận:
Bướm cải đẻ trứng mặt sau của lá rau cải. 
Trứng nở thành Sâu ăn lá để lớn.
Hình 2a, b, c, d cho thấy sâu càng lớn càng ăn nhiều lá rau và gây thiệt hại nhất.
Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra người áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm,
 Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc.
Đại diện các nhóm trình bày.
® Giáo viên kết luận:
Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng.
Củng cố.
Thi đua: Vẽ hoặc viết sơ đồ vòng đời của 1 loài côn trùng.
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Sự sinh sản của ếch”.
Nhận xét tiết học.
Chiều Luyện tiếng việt
( 2 tiết)
+ Mục tiêu:
- Giúp hs củng cố lại cấu tạo của bài văn tả cây cối.
- Hs khá giỏi viết được một đoạn văn tả cây cối theo yêu cầu gv.
- Hs trung bình yếu hoàn thành vở bài tập..
+ Nội dung luyện:
- Gv nêu yếu cầu tiết học.
- Gv gợi ý hs viết đoạn văn cho bài văn tả cây cối.
- Gọi hs nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cây cối.
- Hs thực hành viết đoạn văn theo yêu cầu gv. Gv giúp đỡ hs TB- Yếu hoàn thành theo yêu cầu vở bài tập.
- Hs trình bày, nhận xét bổ sung.
- Gv nhận xét chấm điểm vài hs.
Sáng Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2011 
Tiếng việt
Ôn tập
(Tiết 6)
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoản 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ( đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu: Biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết câu theo yêu cầu của BT 2.
- Giáo dục hs
II. Chuẩn bị:
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và HTL từ tuần 19 đến 27
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Kiểm tra đọc
- Gọi từng HS bắt thăm bài đọc kết hợp trả lời câu hỏi trong bài.
- GV nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 2 :Hướng dẫn làm bài tập
+ Bài 2: HS đọc yêu cầu.
- GV nhắc HS: Sau khi điền xong các từ ngữ thích hợp, cần xác định đó là liên kết theo cách nào?
- 3 HS làm bảng phụ . Cả lớp làm vào vở.GV chấm 1 số vở
- Đính bảng phụ lên bảng.GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
Củng cố - Dặn dò:
- Hs tìm từ lặp lại và từ thay thế trong bài vừa làm. Hs phát biểu, nhận xét. Giáo dục hs.
- Chuẩn bị tiết sau .
- Nhận xét tiết học
Thể dục
Môn thể thao tự chọn
Trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”
I. Mục tiêu
- Tiếp tục ôn tâng cầu bằng đùi, đỡ cầu, chuyền cầu bằng mu bàn chân hoặc ném bóng (150g) trúng đích và một số động tác bổ trợ. 
- Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. 
- Chơi trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”. Yêu cầu tham gia chơi và đối chủ động, nhiệt tình. 
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trên sân trường hoặc trong nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị như bài 51. 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu 
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Hs khởi động: Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai (do cán sự điều khiển).
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân: 120- 150m. 
- Đi thường và hít thở sâu. 
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
Trò chơi khởi động (do giáo viên chọn).
Hoạt động 2: Phần cơ bản
+ Môn thể thao tự chọn: Đá cầu
 - Ôn tâng cầu bằng đùi: 3 – 4 phút. Đội hình tập và phương pháp dạy do giáo viên sáng tạo. 
- Thi tâng cầu bằng đùi. Tổ chức và cách thi theo sự sáng tạo của giáo viên hoặc cả lớp đứng theo vòng tròn lớn, cùng bắt đầu tâng cầu (theo lệnh), ai để cầu rơi thì dừng lại, người để cầu rơi sau cùng là thắng cuộc, cũng có thể thi đại diện giữa các tổ với nhau. 
+ Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân
- Giáo viên nêu tên động tác, cho một nhóm ra làm mẫu, giáo viên hoặc 1 học sinh nhắc lại những điểm cơ bản của động tác, chia tổ cho học sinh tự quản tập luyện. 
- Ném bóng:
Ôn tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay, vặn mình chuyển bóng tay nọ sang tay kia; cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khoeo chân: 3 – 4 phút. Tập theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn hoặc các đội hình khác do giáo viên chọn dựa trên thực tế của sân tập. Phương pháp dạy do giáo viên sáng tạo hoặc có thể như sau: Giáo viên nêu tên động tác, giáo viên hoặc 1 -2 học sinh giỏi làm mẫu, cho học sinh tập đồng loạt theo từng hàng hoặc cả lớp do giáo viên điều khiển, xen kẽ có nhận xét, giải thích thêm, sửa sai cho học sinh. 
Ôn ném bóng 150g trúng đích): 10 – 12 phút. Đội hình tập và phương pháp dạy do giáo viên sáng tạo hoặc như hướng dẫn ở bài 51. 
+ Trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”. 
- Đội hình tập chơi và phương pháp dạy do giáo viên sáng tạo hoặc như sau: Giáo viên nêu tên trò chơi, cùng học sinh nhắc lại tóm tắt cách chơi, cho học sinh chơi thử 1- 2 lần để tất cả học sinh nhớ lại cách chơi, cho học sinh chơi chính thức 2 – 3 lần. 
Hoạt động 3: Kết thúc
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài
- Đi đều theo 2 -4 hàng dọc và hát (bài hát do giáo viên chọn).
- Một số động tác hồi tĩnh (do giáo viên chọn).
- Trò chơi hồi tĩnh (do giáo viên chọn).
- Giáo viên nhận xét giờ học và đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà: Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích.
Lịch sử
Lễ kí Hiệp định Pa-ri
I. Mục tiêu
- Biết ngày 27-1- 1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa- ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam:
+ Những điểm cơ bản của Hiệp định: MĨ phải tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lảnh thổ của Việt Nam ; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm hàn gắn về thương tích chiến tranh ở Việt Nam.
+ Ý nghĩa Hiệp định Pa- ri: đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
- Hs khá, giỏi biết lí do Mĩ phải kí Hiệp định Pa- ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam: thất bại nặng nề ở 2 miền Nam- Bắc trong năm 1972. 
- Giáo dục hs yêu nước 
II. Chuẩn bị:
- Tranh sgk
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1:Vì sao Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa- ri? Khung cảnh lễ kí Hiệp định Pa- ri.
+ Hs đọc thầm sgk trả lời các câu hỏi:
- Hiệp định Pa – ri được kí ở đâu? Vào ngày nào?
- Vì sao từ thế lật lọng không muốn kí Hiệp địnhPa – ri, nay Mĩ lại buộc phải kí Hiệp định Pa- ri về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam?
- Em hãy mô tả sơ lược khung cảnh lễ kí Hiệp định Pa – ri. Hs phát biểu, nhận xét, gv giảng.
Hoạt động 2: nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định 
HS thảo luận 
- Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa- ri.
- Nội dung Hiệp định Pa- ri cho ta thấy Mĩ đã thừa nhận điều quan trọng gì?
- Hiệp định Pa-ri có ý nghĩa thế nào với lịch sử dân tộc ta? Hs trình bày, nhận xét, kết luận.
Củng cố - Dặn dò:
- Hs trả lời câu hỏi của gv, nhận xét, giáo dục hs.
- GV nhận xét giờ học.
- GV dặn HS về nhà sưu tầm tranh ảnh, thông tin tư liệu về cuộc tấn công vào Dinh 
Sinh hoạt chủ nhiệm
Nội dung:
- Cho hs hát tập thể
* Lớp trưởng báo cáo: 
- Những hs vi phạm nội quy trường lớp: 
	+ Nghỉ học không phép
	+ Đi học trễ
	+ Quên đeo khăn quàng
- Những hs không học bài, làm bài
- Những hs thực hiện tốt nội quy trường lớp, tích cực phát biểu bài:
* G.v nhận xét chung:
- Hs đi học đúng giờ, không vi phạm nội quy trường lớp. 
- Hs tích cực xây dựng bài, học bài và làm bài đầy đủ.
- Không còn tình trạng hs đi dép lê tới lớp. 
- Xếp hàng ra vào lớp không còn lộn xộn. 
- Tuyên dương hs có tiến bộ trong học tập.
- Nhắc nhở hs luôn giữ vệ sinh cá nhân để phòng bệnh tay chân miệng và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh để phòng bệnh cảm cúm.
- Nêu phương hướng cho tuần sau (như sổ chủ nhiệm)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 28.doc