Giáo án các môn khối 4 năm 2009 - Tuần 6

Giáo án các môn khối 4 năm 2009 - Tuần 6

I.MỤC TIÊU:

 1.Đọc thành tiếng.

 -Đọc đúng các tiếng, từ khó : An-đrây-ca, hoảng hốt, cứu nổi, nức nở, mãi sau

 -Đọc diễn cảm toàn bài,biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

2.Đọc – hiểu.

 -Hiểu các từ ngữ khó trong bài : dằn vặt.

 -Hiểu nội dung bài : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

II.CHUẨN BỊ:

 -Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC .

 

doc 84 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 năm 2009 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
 Thứ hai, ngày 29 tháng 9 năm 2009
Tập đọc:
Nổi dằn vặt của An-Đrây-Ca
I.MỤC TIÊU:
 1.Đọc thành tiếng.
 -Đọc đúng các tiếng, từ khóõ : An-đrây-ca, hoảng hốt, cứu nổi, nức nở, mãi sau
 -Đọc diễn cảm toàn bài,biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
2.Đọc – hiểu.
 -Hiểu các từ ngữ khó trong bài : dằn vặt.
 -Hiểu nội dung bài : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
II.CHUẨN BỊ:
 -Bảng phụ viếùt sẵn câu, đoạn cần luyện đọc..
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC .
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ 
-Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài “Gà Trống và Cáo”và trả lời câu hỏi :
+Theo em Gà Trống thông minh ở điểm nào ?
+Cáo là con vật có tính cách như thế nào ?
+Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì
-GV nhận xét cho điểm.
2.Dạy học bài mới.
-GV giới thiệu bài.
*Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a)Luyện đọc.
Yêu cầu HS mở sgk trang 55 và yêu cầu HS đọc nối tiềp theo đoạn ( 3 lượt).
-GV chú ý sửa lổi phát âm của HS.
+Chú ý : Nhấn giọng ở những từ ngữ : nhanh nhẹn, hoảng hốt, khóc nấc, òa khóc, an ủi, nức nở, tự dằn vặt.
-Gọi 2 HS khác đọc toàn bài.
-Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
+GV đọc mẫu lần 1.
b)Tìm hiểûu bài và hướng dẫn đọc diễn cảm.
-GV cho HS đọc đoạn 1.
Hỏi:
+Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào ?
+Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông thái độ của cậu thế nào ?
+An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ?
 -Đoạn 1 ý nói gì ?
 -Gọi 1 HS đọc đoạn 2.
+Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ?
+Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào ?
+An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào ?
+Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là người như thế nào ?
-Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và nêu nội dung chính của bài.
-GV chốt ý và ghi bảng.
 c) Đọc diễn cảm.
-2 HS đọc nối tiếp từng đoạn trong bài.
 -GV đọc mẫu đoạn văn cần đọc diễn cảm 
 -Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn.
-GV nhận xét tuyên dương.
3.Củng cố,dặn dò:
+Nếu đặt tên khác cho câu chuyện thì em sẽ đặt tên câu chuyện này là gì ?
+Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn ấy ?
Về nhà xem lại bài và xem trước bài mới.
Nhận xét tiết học.
-3 HS lên đọc bài.
.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
+Đoạn 1 : An-đrây-camang về nhà.
+Đoạn 2 : phần còn lại.
-2 HS đọc – Cả lớp đọc thầm.
-1 HS đọc.
-Lắng nghe và cảm thụ.
-1 HS đọc đoạn 1.
-HS trả lời cá nhân.
+An-đrây-ca lúc đó mới 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm nặng. 
+An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay.
+An-đrây-ca gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc. Mãi chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về nhà.
-An-đrây-ca mãi chơi quên lời mẹ dặn.
-1 HS đọc.
+An-đrây-ca hoảng hốt khi thấy mẹ khóc nấc lên. Ông cậu đã qua đời.
+Cậu ân hận vì mình mãi chơi, mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu òa khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe.
+An-đrây-ca òa khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là lổi của mình. 
+An-đrây-ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe.
+Dù mẹ đã an ủi nói rằng cậu không có lổi nhưng An-đrây-ca cả đêm ngồi khóc 
+An-đrây-ca rất thương yêu ông
+An-đrây-ca rất có ý thức, trách nhiệm
+An-đrây-ca rất trung thực
-Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
-2 HS nhắc lại.
-HS đọc.
-2 HS nhắc lại và ghi bảng
-HS theo dõi.
-4 HS đọc theo vai.
+Chú bé An-đrây-ca.
+Tự trách mình.
+Chú bé trung thực 
+Bạn đừng ân hận nữa, ông bạn chắc cũng hiểu bạn mà.
-Lắng nghe và về nhà thực hiện.
 Toán:
Luyện tập
I.MỤC TIÊU:
Giúp HS:
 -Củng cố về kĩ năng đọc một số thông tin trên biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ cột.
-Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột.
II.CHUẨN BỊ.
-Các biểu đồ trong bài học.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC .
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ :
-2 HS lên bảng làm bài tập.
-GV kiểm tra vở bài tập của HS.
-GV nhận xét sửa sai. 
2.Dạy học bài mới.
a)-GV giới thiệu bài
b)Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài 1:
-Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập .
+Đây là biểu đồ biểu diễn gì ?
-1 HS lên bảng giải.
+Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai ? Vì sao ?
+Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải đúng hay sai ? Vì sao ?
+Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất đúng hay sai ? Vì sao ?
+Số mét vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu m 
+Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư ?
+Nêu ý kiến của em về ý thứ năm ?
 Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
 Bài 2.
-Yêu cầu HS quan sát biểu đồ trong sgk và hỏi;
+Biểu đồ biểu diễn gì ?
+Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
-GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
*Bài 3:Bài tập nâng cao
Yêu cầu 1 HS đọc bài mẫu và thực hiện :
-Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của các tháng nào ?
+Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3 ?
-GV : Chúng ta sẽ vẽ cột biểu diễn số cá của tháng 2 và tháng 3.
-GV yêu cầu HS lên chỉ vị trí để vẽ cột số cá của tháng 2. 
-GV nêu lại cho HS nắm : Cột biểu diễn số cá bắt được tháng 2 nằm trên vị trí của chữ tháng 2, cách cột tháng 1 đúng 2ô.
+Nêu bề rộng của cột.
+Nêu chiều cao của cột.
-GV cho HS khá, giỏi lên thực hiện vẽ và cho HS nhận xét .
-GV nhận xét và sửa sai.
-GV cho HS tiếp tục thực hiện ở tháng 3.
 -GV nhận xét – sửa sai.
 3.Củng cố,dặn dò:
-Hoàn thành bài tập 3 nếu chưa làm xong.
-Nhận xét giờ học
-HS lên bảng thực hiện.
-Nhiều HS nhắc lại.
+Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng bán được trong 9 tháng.
-1 HS nêu yêu cầu và thực hiện 
+Sai vì tuần 1 bán được 200m vải hoa và 100m vải trắng.
+Đúng vì 100 x 4 = 400m.
+Đúng vì tuần 1 bán được 300m, tuần 2 bán được 300m, tuần 3 bán được 400m, tuần 4 bán được 200m.
+Tuần 2 bán được :
 100m x 3 = 300m vải hoa. 
Tuần 1 bán được : 
 100m x 2 = 200m vải hoa.
 Vậy tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 là : 300m – 200m = 100m vải hoa.
+Điền đúng.
+Số m vải hoa mà tuần 4 cửa hàng bán được ít hơn tuần 2 là 100m là sai. Vì tuần 4 bán được 100m vải hoa.
 Vậy tuần 4 ít hơn tuần 2 là :
 300m – 100m = 200m vải hoa.
 .1 HS làm trên bảng lớp.
-Nêu miệng.
 +Số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004.
+Tháng ; 7, 8, 9.
Tháng 7 có 18 ngày mưa.
Tháng 8 có 15 ngày mưa.
Tháng 9 có 3 ngày mưa.
Số ngày mưa của tháng 8 nhiều hơn số ngày mưa của tháng 9 là :
15 – 3 = 12(ngày)
c) Số ngày mưa trung bình mỗi tháng là :
(18 + 15 + 3) : 3 = 12(ngày)
 -HS nhận xét theo dõi.
-1 HS đọc bài.
 -Nêu miệng.
 +Tháng 2 và 3.
+Tháng 2 bắt được 2 tấn, tháng 3 bắt được 6 tấn.
-HS chỉ trên bảng.
 -Nêu miệng.
-Cả lớp
-Lắng nghe về nhà thực hiện.
 Đạo đức:
Biết bày tỏ ý kiến(tt)
I.MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
 Giúp HS hiểu :
 -Mọi trẻ em đều có quyền được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em.
 -Việc trẻ em được bày tỏ ý kiến sẽ giúp cho những quyết định có liên quan đến các em phù hợp với các em hơn. Điều đó thể hiện sự tôn trọng các em, tạo điều kiện để các em phát triển tốt nhất.
 -Trước những việc có liên quan đến mình các em được phép nêu ý kiến, bày tỏ suy nghĩ và ý kiến đó phải được lắng nghe, tôn trọng. Nhưng các em không được phép bày tỏ ý kiến để đòi hỏi mọi thứ không phù hợp
 2.Thái độ:
 -Ý thức được quyền của mình, tôn trọng ý kiến của bạn và tôn trọng ý kiến của người lớn.
 3.Hành vi:
 -Biết nêu ý kiến của mình đúng lúc, đúng chổ..
 -Lắng nghe ý kiến của bạn bè, người lớn và biết bày tỏ quan điểm.
II.CHUẨN BỊ:
 -Bảng phụ – bài tập.
 -Giấy màu xanh, đỏ, vàng cho mỗi nhóm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC .
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
*Hoạt động 1 :Trò chơi “có – không “
-GV hướng dẫn và phát thẻ cho các nhóm.
-GV cho HS thảo luận nhóm và giơ thẻ.
 -GV nêu tình huống:SGK
1.Cô giáo nêu tình huống : Bạn Tâm lớp ta cần được giúp đỡ, chúng ta phải làm gì ? và cô giáo mời HS phát biểu.
2.Anh trai của Lan vứt bỏ đồ chơi của Lan đi mà Lan không được biết.
+GV nhận xét câu trả lời của mỗi nhóm.
+Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em ?
+Em cần thực hiện quyền đó như thế nào ?
*Hoạt động 2 : Em sẽ nói như thế nào ?
-GV yêu cầu HS hoạt động nhóm.
*Tình huống 1 : Bố mẹ em muốn chuyển em tới học ở một ngôi trường mới tốt hơn nhưng em không muốn đi vì không muốn xa các bạn cũ. Em sẽ nói như thế nào với bố mẹ ?
*Tình huống 2 :
*Tình huống 3 : Bố mẹ cho em tiền để mua một chiếc cặp sách mới, em muốn dùng số tiền đó để ủng hộ các bạn nạn nhân chất độc da cam. Em sẽ nói như thế nào ?
*Tình huống 4 : Em và các bạn rất muốn có sân chơi ở nơi em sống. Em sẽ nói như thế nào với bác tổ trưởng.
+GV yêu cầu các nhóm báo cáo.
+GV nhận xét kết luận.
-Khi bày tỏ ý kiến các em, các em phải có thái độ như thế nào ?
-Hãy kể một tình huống trong đó em đã nêu ý kiến của mình.
-Khi nêu ý kiến đó, em có thái độ thế nào ?
*Hoạt động 3 : Trò chơi : “ phỏng vấ ... 
GV y/c HS đọc mục 1 – SGK trả lời các câu hỏi – SGV/ 70.
2. Nhà rông ở Tây Nguyên
* HĐ 2 : Làm việc theo nhóm.
. MT : HS biết mô tả về nhà rông ở TN.
Các nhóm dựa vào mục 2 – SGK và tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà
 rông của các dân tộc ở TN để thảo luận các câu hỏi – SGV / 70.
3. Trang phục, lễ hội
* HĐ 3 : Làm việc theo nhóm.
. MT : HS trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về trang phục, lễ hội của
một số dân tộc ở TN.
Các nhóm dựa vào mục 3 – SGK và các hình 1, 2, 3, 5, 6 để thảo luận 
ác câu các câu hỏi – SGV/71.
-> Bài học – SGK/86.
HS trá lời.
4 nhóm ( 3’)
- Nhóm 6 (3’)
- Vài HS đọc
4 / Củng cố dặn dò:
- Trình bày tóm tắt những đặc điểm tiêu biểu về đân cư, buôn làng và sinh hoạt của người dân ở TN?
- Bài sau : Hoạt động SX của người dân ở TN. 
- Nhận xét chung giờ học.
TOÁN
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I MỤC TIÊU 
 -Giúp HS : Nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng.
 -Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh giá trị của biểu thức.
II.CHUẨN BỊ 
 -Kẻ sẳn nội dung ở sgk.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập tiết trước. 
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV ghi tựa.
 b.Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng.
 -GV treo bảng số lên bảng
-GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a + b) + c và a + (b + c).
-GV cho HS thực hiện vào bảng con.
-Cho a = 5, 35, 28.
 b = 4, 15, 49.
 c = 6, 20, 51.
+Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b)+ c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 5, b = 4, c = 6 ?
+Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b)+ c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 35, b = 15, c = 20 ?
+Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b)+ c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 28, b = 49, c = 51 ?
-Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a + (b + c) ?
-Vậy ta có thể viết :
(a + b) + c = a + (b + c)
-GV vừa chỉ và nêu : (a + b) được gọi là một tổng hai số hạng, biểu thức (a + b) + c có dạng là một tổng hai số hạng cộng với số thứ ba, số thứ ba ở đây là c.
+Xét biểu thức a + (b + c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng (a + b), còn (b+ c) là tổng của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức
 (a + b) + c.
*Vậy khi thực hiện cộng tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
-GV cho HS nhắc lại.
 c.Luyện tập, thực hành :
* Bài 1.
 -GV yêu cầu HS đọc yêu cầu .
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-GV ghi lên bảng ; 4 367+199+501
-HS thực hiện.
-Yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
-HS làm các phần còn lại.
-GV nhận xét sửa sai.
Bài 2
 -GV yêu cầu HS đọc đề.
-Bài toán cho ta biết gì ?
-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Muốn biết cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền chúng ta làm như thế nào ?
-GV yêu cầu HS lên bảng thực hiện.
-GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3.
-Yêu cầu HS đọc đề.
-HS lên bảng thực hiện.
-GV nhận xét sửa sai.
3.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-Nhiều HS nhắc lại.
-HS thực hiện.
(5 + 4) + 6 = 9 + 6 = 15
5 + (4 + 6) = 5 + 10 = 15
(35 + 15) + 20 = 50 + 20 = 70
35 + (15 + 20) = 35 + 35 = 70
(28 + 49) + 51 = 77 + 51 = 128
28 + (49 + 51) = 28 + 100 = 128
+Đều bằng 15.
+Đều bằng 70.
+Đều bằng 128.
-Luôn luôn bằng nhau.
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại.
-1 HS đọc đề.
-Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
 4 367 + 199 + 501 
= 4 367 + (199 + 501)
= 4 367 + 700
= 5067
+Ngày đầu nhận được : 75 500 000 đồng.
+Ngày thứ 2 nhận được : 86 950 000 đồng
+Ngày thứ 3 nhận được : 14 500 000 đồng
+Tính số tiền cả ba ngày nhận được.
+Ta thực hiện phép tính cộng.
Số tiền cả ba ngay quỹ tiết kiệm nhận được là :
 75 500 000 + 86 950 000 + 14 500 000 
 = 176 950 000 (đồng)
 Đáp số : 176 950 000 đồng
-HS đọc đề.
a + 0 = 0 + a = a
5 + a = a + 5
(a + 28) + 2 = a + (28 + 2) = a + 30
 -HS lắng nghe và thưc hiện.
Tuần 7, ngày:	, Tiết chương trình:
TẬP LÀM VĂN Luyện tập phát triển câu chuyện
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện.
	2- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tờ giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết sẵn đề bài và các gợi ý.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
HĐ 1
KTBC
4’
Kiểm tra 2 HS: Mỗi em đọc một đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
GV nhận xét + cho điểm.
-2 HS lần lượt lên bảng đọc bài đã làm ở tiết TLV trước.
HĐ 2
Giới thiệu 
bài
(1’)
Trong các tiết TLV trước các em đã được luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện.Từ hôm nay,các em sẽ học cách phát triển cả một câu chuyện theo đề tài,gợi ý.Trong tiết học hôm nay,các em sẽ tập phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
HĐ 3
Làm BT
Khoảng
27’
Cho HS đọc đề bài + đọc gợi ý.
GV cho HS đọc lại đề bài + gợi ý.
GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài.Cụ thể cần gạch dưới những từ ngữ sau:
Đề: Trong giấc mơ,em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước.Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
Cho HS làm bài.
Cho HS làm bài cá nhân.
Cho HS kể trong nhóm.
Cho HS thi kể.
GV nhận xét + chốt lại ý đúng,hay + khen nhóm kể hay.
Cho HS viết bài vào vở.
Cho HS đọc lại bài viết
GV chấm điểm.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-1 HS đọc đề bài + gợi ý trên bảng phụ.
-HS làm bài cá nhân.
-HS lần lượt kể trong nhóm + nhóm nhận xét.
-Đại diện các nhóm lên thi kể.
-HS nhận xét.
-HS viết bài vào vở.
-3 HS đọc lại bài viết cho cả lớp nghe.
HĐ 4
Củng cố, dặn dò
(3’)
GV nhận xét tiết học,khen những HS phát triển câu chuyện tốt.
Yêu cầu HS về nhà sửa lại câu chuyện đã viết lớp và kể cho người thân nghe.
:
CHÍNH TẢ
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Nhớ-viết lại chính xác,trình bày đúng một đoạn trích trong bài thơ Gà trống và Cáo.
	2- Tìm đúng,viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng tr/ch (hoặc có vần ươn/ương)để điền vào chỗ trống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Một số tờ phiếu viết sẵn nội dung BT2a hoặc 2b.
	- Những băng giấy nhỏ để HS chơi trò chơi viết từ tìm được.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
HĐ 1
KTBC
Khoảng
4’
Kiểm tra 2 HS.
HSBM: mỗi em viết 2 từ láy có tiếng chứa âm s,2 từ láy có tiếng chứa âm x.
HSMN: mỗi em viết 2 từ láy có thanh hỏi,2 từ láy có thanh ngã.
GV nhận xét + cho điểm.
-2 HS lên bảng viết, mỗi HS viết 4 từ.
HĐ 2
Giới thiệu 
bài
(1’)
Ở tiết CT trong tuần trước,các em đã được nghe – viết bài Người viết truyện thật thà.Trong tiết CT hôm nay các em sẽ nhớ – viết bài Gà trống và Cáo.Sau đó,các em sẽ làm BTCT điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng tr/ch hoặc có vần ươn/ương.
HĐ 3
Viết chính tả
Khoảng
20’-21’
a/Hướng dẫn chính tả
GV nêu yêu cầu của bài chính tả.
Mời HS đọc thuộc lòng đoạn thơ viết chính tả.
GV đọc lại đoạn thơ một lần.
Cho HS đọc thầm đoạn thơ.
GV nhắc lại cách viết bài thơ lục bát 
b/HS nhớ – viết 
GV quan sát cả lớp viết.
c/Chấm chữa bài
Cho HS soát lại bài, chữa lỗi.
GV chấm 5->7 bài + nêu nhận xét chung.
-1 HS đọc thuộc lòng,lớp lắng nghe.
-HS đọc thầm đoạn thơ + ghi nhớ những từ ngữ có thể viết sai.
-HS viết đoạn thơ chính tả.
-HS tự soát bài.
HĐ 4
Khoảng
4’-5’
Bài tập 2: Lựa chọn (câu a hoặc câu b)
* Câu a
Cho HS đọc yêu cầu của câu a + đọc đoạn văn.
GV giao việc: Nhiệm vụ của các em là phải tìm những chữ bắt đầu bằng tr hoặc ch để điền vào chỗ trống sao cho đúng.
Cho HS làm bài.
Cho HS thi điền từ với hình thức thi tiếp sức trên 3 tờ giấy đã viết sẵn bài tập 2a.
GV nhận xét và chốt lại chữ cần điền là (lần lượt từ trái qua phải, từ trên xuống dưới của bài tập) trí tuệ – chất – trong – chế – chinh – trụ – chủ
* Câu b: Cách tiến hành như câu a.
Lời giải đúng: Các chữ cần điền là: lượn – vườn – hương – dương – tương – thường – cường.
-1 HS đọc to,cả lớp lắng nghe.
-HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở hoặc VBT.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở hoặc vở bài tập.
HĐ 5
Làm BT3
Khoảng
5’-6’
Bài tập 3: Lựa chọn (câu 3a hoặc 3b)
* 3a:
Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày theo hình thức tìm từ nhanh
GV nhận xét + chốt lại những từ tìm đúng.
Ý muốn bền bỉ theo đuổi đến cùng một mục đích tốt đẹp: ý chí
Khả năng suy nghĩ và hiểu biết: trí tuệ
* Câu 3b: Cách tiến hành như ở câu 3a.
Lời giải đúng:
Cố gắng tiến lên để đạt tới mức cao hơn, tốt đẹp hơn là từ vươn lên
Tạo ra trong trí óc hình ảnh những cái không có ở trước mắt hay chưa từng có là nghĩa của từ tưởng tượng
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-Một vài em lên bảng thi tìm từ nhanh.
-Lớp nhận xét.
-HS ghi lời giải đúng vào VBT.
HĐ 6
Củng cố, dặn dò 2’
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà xem lại BT2a hoặc 2b, ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6.doc