Giáo án các môn khối 4 - Tiểu học Lan Mẫu - Tuần 3

Giáo án các môn khối 4 - Tiểu học Lan Mẫu - Tuần 3

I. Mục tiêu

1. Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.

2. Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.

3. Nắm được tác dụng của phần mở đầu, kết thúc bức thư.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài học.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 29 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 974Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tiểu học Lan Mẫu - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tập đọc
 Thư thăm bạn 
I. Mục tiêu
1. Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.
2. Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
3. Nắm được tác dụng của phần mở đầu, kết thúc bức thư.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài học.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: Đọc thuộc lòng Truyện cổ nước mình.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài ghi bảng
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc:
- GV kết hợp khen ngợi em đọc đúng, sửa phát âm, ngắt nghỉ.
- GV đọc mẫu 
b. Tìm hiểu bài.
* Đoạn 1(sáu dòng đầu)
Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
* Đoạn 2(còn lại)
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương thông cảm với bạn Hồng.
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết an ủi bạn Hồng.
- Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS tìm và thể hiện giọng đọc phù hợp.
- GV đọc mẫu.
C. Củng cố dặn dò:
- Cho HS nhắc lại ý chính, rút ra nội dung.
- Cho HS liên hệ. 
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS 
- Cho 1 em đọc mẫu toàn bài.
- HS đọc nối tiếp.
- Giải thích từ.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- 1 em đọc cả bài.
- Đọc thầm
- Lương biết Hồng qua sách báo.
- Viết thư để chia buồn.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Hôm nay .... mãi mãi.
- Chắc là Hồng ... nước lũ... khuyến khích vượt qua, nhắc bạn yên tâm...
- Dòng đầu nêu rõ địa điểm,thời gian viết. Dòng cuối ghi lời chúc lời nhắn nhủ, cảm ơn,hứa hẹn, ký tên...)
- 3 HS đọc tiếp nối.
- HS luyện theo cặp- Thi đọc.
- Qua bài em đã học được điều gì ? 
Tuần 3 Thứ hai ngaỳ 8 tháng 9 năm 2008
Chào cờ
.
Toán 
Triệu và lớp triệu
I - Mục tiêu :
- Giúp HS biết đọc , viết các số đến lớp triệu .
- Củng cố thêm về hàng và lớp .
- Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu .
II - Đồ dùng dạy – học .
_Bảng phụ .
III – Hoạt động dạy – học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A – Kiểm tra bài cũ :
_Gọi HS chữa bài tập luyện thêm .
-GV nhận xét cho điểm.
B- Bài mới :
1 – Giới thiệu bài :Ghi bảng .
2 – Bài mới :
*Hướng dẫn HS đọc viết số đến lớp triệu .
- GV đưa bảng phụ chép sẵn cho HS 
Yêu cầu viết lại số đã cho .
- GV HD cách đọc: Khi đọc cần tách thành từng lớp , đọc từ trái sang phải .
GV đọc số .
GV nêu VD cho HS đọc thêm .
* Thực hành :
Bài 1 (T15)
- GV treo BT lên bảng (có kẻ thêm cột viết số )
Bài 2 (T 15)
- Gọi HS đọc yêu cầu :
- Nhận xét sửa sai.
Bài 3 (T15)
- Gọi HS nêu yêu cầu :
- GV sửa sai cho HS .
Bài 4 (T15)
- Gọi HS thực hiện yêu cầu :
C – Củng cố – Dặn dò :
- Tổng kết giờ học . 
- GV ra bài về nhà .
 -HS chữa bài .
HS nhận xét bổ xung .
-1HS viết bảng , lớp viết nháp .
 342 157 413
- HS đọc số .
- HS đọc số .
- VD :345 123 576 ; 345 876 129...
- HS đọc .
- VD 32 000 000 : ba mươi hai triệu
- HS đọc số : 
VD :7 312 836 : bảy triệu ba trăm mười hai nghìn tám trăm ba sáu ...
- HS viết số : 10 250 214
 253 564 888 ; 400 036 105 
700 000 231.
- HS làm bài .
- HS nhận xét .
..........................................................................
Chiều Thứ tư ngày 10 tháng 9 năm 2008 
Lịch sử 
 Nước Văn Lang
I – Mục tiêu : Học xong bài HS biết :
- Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta .Nhà nước này ra đời khoảng 700 năm trước Công nguyên . Là nơi người Lạc Việt sinh sống .
- Mô tả sơ lược về tổ chức XH thời Hùng Vương .
- Mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt .
- Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay ở địa phương mà HS được biết .
II - Đồ dùng dạy – học .
- Hình minh hoạ SGK . Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay .
III – Hoạt động dạy – học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A – Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra sách vở của HS .
B – Bài mới : 
1 – Giới thiệu bài :Ghi bảng .
2 – Tìm hiểu nội dung bài :
* HĐ 1 : Thời gian hình thànhvà địa phận của nước Văn Lang 
-GV treo lược đồ Bắc Bộ ...
- Yêu cầu HS đọc SGK trả lời :
+Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì ? 
+Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào ?
+Xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian ?
+Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào ? HS xác định trên LĐ?
KL:Nhà nước đầu tiên trong LS dân tộc là nước Văn Lang ra đời khoảng 700 năm trước CNtrên khu vực của sông Hồng , sông Mã , sông Cả là nơi người Lạc Việt sinh sống .
* HĐ2 – Các tầng lớp trong XH .
- Yêu cầu HS đọc SGK , điền tên vào sơ đồ : Các tầng lớp trong XH Văn Lang .
+XH Văn Lang có mấy tầng lớp,đó là những tầng lớp nào ?
+Người đứng đầu nhà nước là ai?
+Tầng lớp sau vua là ai ? Họ có nhiệm vụ gì ?
+Người dân thường ...gọi là gì ?
+Tầng lớp thấp kém nhất là tầng lớp nào ? Họ làm gì ?
* HĐ3 - Đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt .:
+GV giới thiệu hình SGK , đưa ra khung bảng thống kê cho HS điền .
+HS trình bày nội dung ...
*HĐ4: Phong tục của người Lạc Việt
+Hãy kể tên 1 số câu chuyện cổ tích nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết ?
+Địa phương chúng ta còn lưu giữ các phong tục nào của người Lạc Việt ?
C – Củng cố – Dặn dò : 
-Tóm tắt nội dung bài .- Liên hệ .
- HS đọc SGK , quan sát LĐvà làm việc theo yêu cầu .
+ Là nước Văn Lang .
+ Nước Văn Lang ra đời vào khoảng 700 năm trước CN.
-HS lên bảng xác định , Lớp theo dõi.
+Được hình thành ở khu vực sông Hồng , sông Mã , sông Cả .
- HS nghe .
- HS điền vào sơ đồ .
+Có 4 tầng lớp , đó là Vua Hùng , lạc tướng và lạc hầu , lạc dân và nô tì .
+Vua gọi là vua Hùng .
+Sau vua là lạc hầu , lạc tướng , họ giúp vua Hùng cai quản đất nước .
+Dân thường gọi là lạc dân .
+Là nô tì , họ là người hầu trong các gia đình người giàu phong kiến .
+HS đọc SGK, điền nội dung vào các cột , HS trình bày :
+Sự tích bánh chưng bánh dày .
+Sự tích Mai AN Tiêm .
+Sự tích Sơn Tinh Thuỷ Tinh .
+Tục ăn trầu , trồng lúa , tổ chức lễ hội mùa xuân ...
- HS đọc ghi nhớ SGK14
............................................................................................................................
Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2007
Chính tả ( Nghe – viết ) 
Cháu nghe câu chuyện của bà.
I Mục tiêu:
1. Nghe - viết lại đúng chính tả bài thơ: "Cháu nghe câu chuyện của bà". Biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.
2. Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn(tr/ch; ?/ ~ )
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Phiếu khổ to.
- HS: Bút dạ, bảng con.
III. Hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Ghi bảng
2. Hướng dẫn học sinh nghe-viết
- GV đọc bài thơ.
- Hỏi nội dung: Bài thơ nói về tình thương của ai?
- GV hỏi về cách trình bày bài thơ lục bát.
- GV đọc từng câu thơ(2 lượt).
- Đọc lại toàn bài.
- GV chấm chữ 6 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV phát phiếu cho HS.
- GV nêu yêu cầu.
* Cho HS hiểu ý nghĩa: Đoạn văn ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất là bạn của con người.
- Sửa theo lời giải đúng:
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn làm bài 2 (b).
Nhắc HS về nhà học bài.
1 HS đọc cho 2 bạn viết các từ ngữ bắt đầu bằng s/x hoặc ăng/ăn đã luyện ở tiết 
- HS theo dõi ở sách.
- Một học sinh đọc lại.
* Bài thơ nói về tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình.
- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ.
HS viết vào vở.
- HS soát lỗi bài
- ở dưới HS đổi chéo bài để soát lỗi.
Bài 2(a): Điền vào chỗ trống tr/ch?
- HS đọc thầm đoạn văn.
- Làm vào vở, 2 em lên bảng làm.
- Đọc lại đoạn văn đã điền.
a. Tre - không chịu - Trúc đầu chí Tre - tre - đồng chí - chiến đấu - tre.
- Về rèn viết cho đẹp hơn .
..........................................................................................................
Thứ ba ngày 9 tháng 9 năm 2008 
Toán 
Luyện tập .
I – Mục tiêu : Giúp HS :
- Củng cố cách đọc số , viết số đến lớp triệu .
- Nhận biết được giá trị của từng chữ số trong 1 số.
II - Đồ dùng dạy học 
-Bảng phụ 
III Hoạt động dạy – học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A – Kiểm tra bài cũ :
-Gọi HS lên chữa bài làm thêm .
- GV nhận xét cho điểm .
B – Bài mới :
1 – Giới thiệu bài : Ghi bảng .
- GV cho HS nêu lại các hàng , các lớp từ nhỏ đến lớn .
2 – Thực hành : 
Bài 1 (16)
-Yêu cầu HS đọc mẫu và viết vào ô trống .
-HS trình bày bài .
-Nhận xét sửa sai .	
Bài 2 (16)
-GV viết số lên bảng và cho HS đọc .
-GV theo dõi sửa sai .
Bài 3 (16)
-GV đọc số và yêu cầu HS viết số.
Bài 4 (16)
-HS nêu yêu cầu .
-Yêu cầu HS trao đổi làm bài tập .
-HS nêu cách làm .
C – Củng cố – Dặn dò :
-GV tổng kết giờ học .
-GV giao bài về nhà .
- HS chữa bài .
-HS nhận xét bổ xung .
-HS nêu : 
Hàng đơn vị , chục , trăm , nghìn , chục nghìn , trăm nghìn , triệu , chục triệu , trăm triệu .
-HS nêu VD về các số và đọc .
VD : 1234; 65321; 567432987...
-HS làm vở , HS trình bày :
315 700 806 ; 850 304 900; 403 210 715 
-HS trao đổi và trả lời :
VD : 32 640 507: ba mươi hai triệu sáu trăm bốn mươi nghìn năm trăm linh bảy...
-1 hS viết bảng , HS lớp viết vở .
613 000 000 ; 131 405 000; 
512 326 103; 86 004 702;
800 004 720 .
-HS làm miệng nêu KQ 
Giá trị của chữ số 5 trong các số là:
a – 5000
b – 500000
c - 500
.........................................................................................
Luyện từ và câu
 Từ đơn và từ phức
I. Mục tiêu:
1. Hiểu và nhận biết được sự khác nhau giữa tiếng và từ.
2. Hiều và nhận biết được từ đơn và từ phức.
3. Bước đầu làm quen với từ điển( có thể qua một vài trang phô tô).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung cần ghi nhớ và phần luyện tập BT 1.
- 4,5 tờ giấy khổ rộng để làm bài phần nhận xét. 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS nêu phần ghi nhớ bài : Dấu hai chấm.
- Gọi HS làm BT 2 SGK.
- GV nhận xét cho điểm.
*HĐ 2: Giới thiệu bài mới.
GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học.
*HĐ 3: Phần nhận xét.
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần nhận xét.
- Yêu cầu HS hãy chia các từ đó thành hai loại: Từ đơn và Từ phức.
- Cho HS làm bài theo nhóm.
- Cho HS lên trình bày.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
- GV ghi lên bảng.
- GV hỏi rút ra ý 2 - GV ghi ý 2 lên bảng.
- Tiếng dùng để làm gì?
- Từ được dùng để làm gì?
Gọi HS đọc ... g hoá một số hiểu biết ban đầu về:
- Đặc điểm của hệ thập phân.
- Sử dụng mười kí hiệu(chữ số) để viết số trong hệ thập phân.
- Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học: 
Thước, phấm màu.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
+Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 202, 203, 204, ...., ..., ...., 
 304, 305, ...., ....., ....., .....
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
a.Giới thiệu bài - ghi bảng
b. Phát triển bài:
1. Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân.
- GV nêu câu hỏi hoặc BT để khi trả lời hoặc làm bài tập tự HS nhận biết được, trong cách viết số tự nhiên.
- GV: ở mỗi hàng chỉ có thể viết được một chữ. Cứ 10 đơn vị ở một hàng hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó. Ta có: 
- GV với 10 chữ số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9 ta có thể viết được mọi số tự nhiên.
- GV đọc cho HS viết như SGK.
- GV :giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong một số cụ thể.
- GV nêu : viết số tự nhiên với các đặc điểm trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
2. Thực hành
Bài 1(20)
 GV đọc số, HS viết và nêu vị trí của từng số.
- GV viết, HS đọc.
- Nêu cấu tạo của số, HS viết, đọc.
- GV NX củng cố.
Bài 2(20)
HS đọc yêu cầu BT 2
Cho HS làm việc theo nhóm.
GVNX củng cố.
Bài 3(20) 
- Làm việc các nhân.
- GV chép sẵn BT lên bảng.
- Cho HS nêu.
- GV củng cố .
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Cho HS nhắc lại nội dung đã học
-2 HS làm bài 
- HS nhận xét bổ xung .
 10 đơn vị = 1chục
 10 chục = 1 trăm.
 10 trăm = 1 nghìn....
- HS nêu và nêu VD
- GS nêu VD.
- 2 HS đọc.
5864; 2020; 55500; 9500009.
- HS nhận xét.
N1: 387 = 300 + 80 + 7
N2: 873 = 800 + 70 + 3
N3: 4738 = 4000 + 700 + 309 + 8
N4: 10837 = 10000 + 800 + 30 + 8
- HS nhận xét.
- Mỗi HS nêu một số.
- HS nhận xét
- Về học bài 
..
Tập làm văn
Viết thư
I. Mục tiêu:
1. HS nắm được mục đích của việc viết thư, những nội dung cơ bản của một số bức thư thăm hỏi, kết cấu thông thường của một bức thư.
2. Luyện tập để bước đầu biết được viết một bức thư ngắn nhằm mục đích thăm hỏi trao đổi thông tin.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Bảng phụ ghi nội dung cần ghi nhớ và đề văn phần luyện tập.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A: Kiểm tra bài cũ
- Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ : Kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
a .Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.
b. Phần nhận xét.
- Cho HS đọc yêu cầu chung của BT câu 1, 2, 3.
- Gọi 1 em đọc bài TĐ: Thư thăm bạn sau đó lầm lượt trả lời câu hỏi 1, 2, 3.
- HS làm bài.
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
- Người ta viết thư để làm gì?
- Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì?
- Một bức thư cần mở đầu và kết thúc như thế nào?
- GV chốt lại ý đúng.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
ịRút ra ghi nhớ.
- Cho HS đọc ghi nhớ SGK.
c. Phần luyện tập:
. Hướng dẫn:
- Cho HS đọc yêu cầu phần luyện tập.
- Đề bài 1 yêu cầu các em viết thư cho ai?
- Mục đích viết thư để làm gì?
- Thư viết cho bạn cần xưng hô như thế nào?
- Cần thăm hỏi bạn về những gì?
- Kể cho bạn nghe những gì về trường lớp em hiện nay?
- Nên chúc bạn và hứa hẹn điều gì?
. Cho HS làm.
- Cho HS làm bài
- Cho HS làm bài miệng.
- GV nhận xét bài mẫu của 2 bạn.
- Cho HS làm vào vở.
. Chấm, chữa bài.
- Chấm 1 số bài HS đã làm xong.
C. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét biểu dương.
- Em nào chưa xong về nhà hoàn thiện.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS đọc lại bài và ghi nhanh ra nháp.
- Thăm hỏi, chia buồn cùng Hồng, vì gia đình Hồng vừa bị trần lụt gây đau thương, mất mát.
- Để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi ý kiến hay bày tỏ tình cảm với nhau.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS phát biểu.
- Lớp nhận xét.
- Nhiều HS đọc
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Viết thư cho bạn ở trường khác.
- Để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay.
- ... thân mật, gần gũi như mình, tớ, cậu, bạn.
- .... sức khỏe, học tập, giađình...
- ... tình hình học tập, phong trào văn nghệ, thể thao.
- ... khỏe, học giỏi và hẹn gặp lại.
- HS về xem và làm bài lại cho tốt hơn 
Khoa học 
Vai trò của vi- ta-min , chất khoáng và chất xơ
I – Mục tiêu :Sau bài học HS có khả năng:
- Nói tên vai trò và nguồn gốc thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ.
II - Đồ dùng dạy – học :
- Hình dạng 14, 15 SGK
- Bảng phụ .
III – Hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A – Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS trả lời câu hỏi 
+Nêu tên và vai trò của thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo ?
-Nhận xét cho điểm .
B - Bài mới:
1 - . Giới thiệu bài: Ghi bảng.
2 - Hướng dẫn tìm hiểu nội dung:
* HĐ1: Thi kể tên các thức ăn chứa nhiều chất vitamin, chất khoáng và chất xơ.
+ Cách tiến hành: 
Bước1: Tổ chức và hướng dẫn 
- Chia nhóm giao nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Trình bày.
- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
*HĐ2: Vai trò của vitamin chất khoáng và chất xơ.
Bước 1: Thảo luận cả lớp.
- Kể tên một số vi-ta-min ?
- Vai trò của chúng đối với cơ thể ?
Bước 2: Thảo luận về vai trò của chất khoáng .
+Kể tên một số chất khoáng mà em biết?
+Nêu vai trò của chất khoáng ?
KL:Chất khoáng cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ để tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển các hoạt động sống . Nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh .
Bước 3 : Thảo luận về vai trò của chất xơ và nước .
+Tại sao hàng ngày chúng ta phải ăn thức ăn có chứa chất xơ ?
+Tại sao cần uống đủ nước ?
KL :Chúng ta cần uống đủ nước ...và ăn đủ chất xơ....
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Đánh giá nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về học bài.
-HS trả lời .
-HS nhận xét bổ xung .
- Các nhóm thảo luận và điền vào bảng phụ.
- Các nhóm thực hiện.
- Các nhóm gắn lên bảng lớp và tự đánh giá so sánh.
VD +Các T.Ă có nhiều vi-ta-min và chất khoáng : Sữa , pho mát , trứng súc xích , ốc , cua cà chua , cà rốt ...
+Các T.Ă có nhiều chất xơ:Bắp cải rau diếp , hành , cà rốt , rau cải ...
- Lớp suy nghĩ thảo luận Trả lời :
+Vi-ta-min A, B, C ,D .
+Vi ta-min cần cho hoạt động sống của cơ thể .Nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh .
+Chất khoáng can-xi , sắt , phốt pho...
+Can-xi chống bệnh còi xương , sắt tạo máu cho cơ thể , phốt pho tạo xương cho cơ thể ...Nếu thiếu chất khoáng cơ thể sẽ bị bệnh ...
+Để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá ...
+Vì nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể , và nó còn giúp thải các chất thừa chất độc ra khỏi cơ thể .
-HS đọc mục bạn cần biết SGK15 .
_GV nhận xét giờ học .
_GV dặn dò HS học ở nhà và chuẩn bị bài sau .
..................................................................
Sinh hoạt: Kiểm điểm tuần 3
I.Mục tiêu:
- ổn định tổ chức lớp, nhắc nhở nội qui qui định năm học mới
-Giúp học sinh nhận được ưu khuyết điểm trong tuầu.
-Rèn học sinh có tinh thần phê,tự phê.
- Giáo dục học sinh có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
II.Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt.
III.Hoạt động lên lớp:
1.Kiẻm điểm trong tuần:
- Các tổ kiểm điểm các thành viên trong tổ.
- Lớp trưởng nhận xét chungcác hoạt động của lớp trong tuần.
- Giáo viên đánh giá chung theo các mặt hoạt động: .
 + Về ý thức tổ chức kỷ kuật: Đa số các em đều ngoan ,chấp hành tốt nội quy ,quy định 
 + Học tập: Nhìn chung có ý thức học song còn nhiều em chưa có ý thức học tập ở nhà cũng như trên lớp.
 + Lao động: Các em có ý thức lao động 
 +Thể dục vệ sinh: Có ý thức vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
 +Các hoạt động khác: Đa số các em đều ngoan, thực hiẹn đầy đủ nhiệm vụ của học sinh.
-Bình chọn xếp lọai tổ ,thành viên:
2.Phương hướng tuần sau:
- Khắc phục nhược điểm trong tuần.
 - Phát huy ưu điểm đã đạt được.
3.Sinh hoạt văn nghệ;
=======================================================================
An toàn giao thông
Bài 2 : Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn
I/ Mục tiêu : 
- HS hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trong giao thông .
- Nhận biết được các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường . Biết thực hiện đúng quy định .
- Luôn có ý thức đi đúng luật giao thông .
II/ Chuẩn bị : 
- Một số biển báo .
- Một số hình ảnh bổ sung cho SGK .
III/ Các hoạt động dạy học 
*Hoạt động 1 : Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới
- HS chơi trò chơi : Đi tìm biển báo giao thông 
Lớp chia làm 3 nhóm . Các nhóm lần lượt lên nhận tên biển báo rồi lấy biển báo về nhóm mình . Trong thời gian quy định nhóm nào lấy đúng , nhiều nhấy thì thắng cuộc .
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu vạch kẻ đường
- HS nào nhìn thấy vạch kẻ đường cho mô tả lại .
- vạch kẻ đường để làm gì ? 
+ GV giải thích thêm các dạng vạch kẻ đường, ý nghĩa một số vạch kẻ đường .
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu về cọc tiêu, hàng rào chắn
+ Cọc tiêu 
- HS quan sát tranh ảnh .
- GV giải thích từ cọc tiêu 
- Cọc tiêu có tác dụng gì trong giao thông ? 
( Cọc tiêu cắm ở các đoạn đường nguy hiểm để người đi đường biết giới hạn của đường, hướng đi của đường )
+ Rào chắn 
- HS quan sát tranh 
- Có mấy loại rào chắn ? 
( 2 loại : Rào chắn cố định , rào chắn di động ) 
* Hoạt động 4 : Kiểm tra hiểu biết
- HS trả lời các câu hỏi sau :
+ Mục đích của hàng rào chắn ? 
+ Cọc tiêu thường đặt ở đâu ? 
+ Vạch kẻ đường dùng để làm gì ? 
IV/ Củng cố dặn dò : 
- Hệ thống bài 
- Thực hiện tốt an toàn giao thông .
Luyện toán
Ôn đọc viết số có nhiều chữ số
I/ Mục tiêu : 
- HS biết viết , đọc số có nhiều chữ số .
- Rèn cho HS có thói quen đọc viết chính xác.
II/ Chuẩn bị : Nội dung 
III/ Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra : Nêu các lớp, các hàng đã học ? 
2. Bài mới 
Bài 1 : Đọc các số sau :
 869 734 ; 769 156 ; 125 563 745 ; 120 456 471
- HS đọc nhóm đôi .
- Gọi 2-3 HS đọc trước lớp .
Bài 2 : Nêu giá trị của chữ số 4 trong các số sau :
 a.343 720 201 b. 203 456 303 c. 68 069 343
- HS viết giá trị của chữ số 4 ra bảng con 
- Nhận xét . 
- Cho HS hỏi chéo nhau, chọn bất cứ chữ số nào có trong số .
Bài 3 : Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
 23 864 705 ; 23 486 507 ; 32 864 705 ; 32 684 507 ; 48 632 507 
- HS làm vở .
- Kiểm tra chéo .
Bài 4 : Viết các số sau dưới dạng tổng
 56 764 = 50 000 + 6 000 + 700 + 60 + 4 
 123 345 653 = 
 340 467 790 = 
 3 789 658 = 
 432 675 = 
- HS làm vở .
- Nhận xét .
IV/ Củng cố dặn dò : 
 - Hề thống bài 
 - về xem lại bài 
.................
;

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan3.doc