Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu học Hải Vĩnh - Năm học 2010 - 2011 - Tuần 2

Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu học Hải Vĩnh - Năm học 2010 - 2011 - Tuần 2

I MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng :

-Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : sừng sững giữa lối, lủng củng, phóng càng, béo múp béo míp, quang hẳn, .

-Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm .

-Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật .

2. Đọc - Hiểu

-Hiểu các từ ngữ : sừng sững, lủng củng, chóp bu, nặc nô, kéo bè kéo cánh, cuống cuồng,

-Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh .

II.CHUẨN BỊ

-Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15, SGK .

-Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc .

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 42 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 884Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu học Hải Vĩnh - Năm học 2010 - 2011 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010
TẬP ĐỌC
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( tiếp theo )
I MỤC TIÊU 
1. Đọc thành tiếng : 
-Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : sừng sững giữa lối, lủng củng, phóng càng, béo múp béo míp, quang hẳn, ....
-Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm .
-Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật .
2. Đọc - Hiểu 
-Hiểu các từ ngữ : sừng sững, lủng củng, chóp bu, nặc nô, kéo bè kéo cánh, cuống cuồng, 
-Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh .
II.CHUẨN BỊ 
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15, SGK .
-Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng, đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm và trả lời về nội dung bài.
HS1: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của bài “ Mẹ ốm ”
HS2: Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ? 
HS3: Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì ?
 Lá trầu khô giữa cơi trầu 
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay 
 Cánh màn khép lỏng cả ngày 
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc ngày sớm trưa 
- Gọi 2 HS đọc lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần 1 ) và nêu ý chính của phần 1 .
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
- Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS: Nhìn vào bức tranh , em hình dung ra cảnh gì?
- Giới thiệu : ở phần 1 của đoạn trích, các em đã biết cuộc gặp gỡ giữa Dế Mèn và Nhà Trò. Dế Mèn đã biết được tình cảnh đáng thương, khốn khó của Nhà Trò và dắt Nhà Trò đi gặp bọn nhện. Dế Mèn đã làm gì để giúp đỡ Nhà Trò, các em cùng học bài hôm nay .
 b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
 * Luyện đọc: 
- Yêu cầu HS mở SGK trang 15 sau đó gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp ( 3 lượt ) .
- Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài .
- Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa các từ khó được giới thiệu về nghĩa ở phần Chú giải .
- Đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng đọc như sau :
Đoạn 1 : Giọng căng thẳng, hồi hộp .
Đoạn 2 : Giọng đọc nhanh, lời kể của Dế Mèn dứt khoát, kiên quYết .
Đoạn 3 : Giọng hả hê, lời của Dế Mèn rành rọt, mạch lạc.
Nhấn giọng ở các từ ngữ : sừng sững, lủng củng, im như đá, hung dữ, cong chân, nặc nô, quay quắt, phóng càng, 
 * Tìm hiểu bài : 
- Hỏi :
+ Truyện xuất hiện thêm những nhân vật nào?
+ Dế Mèn gặp bọn nhện để làm gì ?
- Dế Mèn đã hành động như thế nào để trấn áp bọn nhện, giúp đỡ Nhà Trò ? Các em cùng học bài hôm nay .
* Đoạn 1 :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào ? 
+ Với trận địa mai phục đáng sợ như vậy bọn nhện sẽ làm gì ? 
+ Em hiểu “sừng sững”, “lủng củng” nghĩa là thế nào ? 
- Đoạn 1 cho em hình dung ra cảnh gì ? 
- Ghi ý chính đoạn 1 .
* Đoạn 2 :
- Gọi 1 HS lên đọc đoạn 2 .
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn 2 và trả lời câu hỏi : 
+ Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ? 
+ Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai? 
+ Thái độ của bọn nhện ra sao khi gặp Dế 
Mèn ? 
* Giảng : Khi gặp trận địa mai phục của bọn nhện, đầu tiên Dế Mèn đã chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thức của một kẻ mạnh : Muốn nói chuyện với tên nhện chóp bu, dùng các từ xưng hô : ai, bọn này, ta. Khi thấy nhện cái xuất hiện vẻ đanh đá, nặc nô. Dế Mèn liền ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh : quay phắt lưng lại, phóng càng đạp phanh phách .
- Đoạn 2 giúp em hình dung ra cảnh gì ? 
- Ghi ý chính đoạn 2 lên bảng .
* Đoạn 3 
- Yêu cầu 1 HS đọc .
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
+ Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ? 
+ Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn, bọn nhện đã hành động như thế nào ? 
+ Từ ngữ “ cuống cuồng ” gợi cho em cảnh gì? 
+ Ý chính của đoạn 3 là gì ? 
- Ghi ý chính đoạn 3 .
- Gọi HS đọc câu hỏi 4 trong SGK . 
+ Yêu cầu HS thảo luận và trả lời .
+GV có thể cho HS giải nghĩa từng danh hiệu hoặc viết lên bảng phụ cho HS đọc.
- Cùng HS trao đổi và kết luận .
- Ghi nội dung lên bảng .
 c/ Thi đọc diễn cảm 
- Gọi 1 đến 2 HS khá đọc lại toàn bài .
- Để đọc 2 đoạn trích này em cần đọc như thế nào ? 
-GV đưa ra đoạn văn cần luyện đọc. Yêu cầu HS lên bảng đánh dấu cách đọc và luyện đọc theo cách hướng dẫn đúng .
- HS thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi để nhận xét bài đọc, câu trả lời của các bạn. 
- Em hình dung cảnh Dế Mèn trừng trị bọn nhện độc ác, bênh vực Nhà Trò .
-HS lắng nghe.
- HS đọc theo thứ tự : 
 + Bọn Nhện hung dữ . 
 + Tôi cất tiếng .giã gạo .
 + Tôi thét .quang hẳn .
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả 
lớp theo dõi bài trong SGK .
- 1 HS đọc phần Chú giải trước lớp. HS cả lớp theo dõi trong SGK .
- Theo dõi GV đọc mẫu .
+ Bọn nhện .
+ Để đòi lại công bằng, bênh vực Nhà Trò yếu ớt, không để kẻ khỏe ăn hiếp kẻ yếu .
- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời cho đến khi có câu trả lời đúng : Bọn nhện chăng tơ từ bên nọ sang bên kia đường, sừng sững giữa lối đi trong khe đá lủng củng những nhện là nhện rất hung dữ . 
+ Chúng mai phục để bắt Nhà Trò phải trả nợ . 
+ Nói theo nghĩa của từng từ theo hiểu biết của mình .
+ Sừng sững : dáng một vật to lớn, đứng chắn ngang tầm nhìn .
+ Lủng củng : lộn xộn, nhiều, không có trật tự ngăn nắp, dễ đụng chạm .
- Cảnh trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ .
- 2 HS nhắc lại .
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp .
+ Dế Mèn chủ động hỏi : Ai đứng chóp bu bọn này ? Ra đây ta nói chuyện. Thấy vị chúa trùm nhà nhện, Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách.
+ Dế Mèn dùng lời lẽ thách thức “chóp bu bọn này, ta ” để ra oai .
+Lúc đầu mụ nhện cái nhảy ra cũng ngang tàng, đanh đá, nặc nô. Sau đó co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo. 
- Lắng nghe .
- Dế Mèn ra oai với bọn nhện .
- 2 HS nhắc lại .
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp .
+ Dế Mèn thét lên, so sánh bọn nhện giàu có, béo múp béo míp mà cứ đòi món nợ bé tí tẹo, kéo bè kéo cánh để đánh đập Nhà Trò yếu ớt. Thật đáng xấu hổ và còn đe dọa chúng.
+ Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, cả bọn cuống cuồng chạy dọc, chạy ngang phá hết các dây tơ chăng lối .
+ Từ ngữ “ cuống cuồng ” gợi cảnh cả bọn nhện rất vội vàng, rối rít vì quá lo lắng . 
+ Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải .
- HS nhắc lại .
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp .
+ HS tự do phát biểu theo ý hiểu .
- Giải nghĩa hoặc đọc .
- Kết luận : Dế Mèn xứng đáng nhận danh hiệu hiệp sĩ vì Dế Mèn hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức, bất công, bênh vực Nhà Trò yếu đuối . 
- Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh . 
- HS nhắc lại đại ý . 
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp .
- Đoạn 1 : Giọng chậm, căng thẳng, hồi hộp. Lời của Dế Mèn giọng mạnh mẽ, đanh thép, dứt khoát như ra lệnh .
Đoạn tả hành động của bọn nhện giọng hả hê .
- Đánh dấu cách đọc và luyện đọc .
Ví dụ đoạn văn sau :
Từ trong hốc đá, một mụ nhện cái cong chân nhảy ra, hai bên có hai nhện vách nhảy kèm. Dáng đây là vị chúa trùm nhà nhện. Nom cũng đanh đá, nặc nô lắm.Tôi quay phắt lưng, phóng càng, đạp phanh phách ra oai. Mụ nhện co rúm lại / rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạ . Tôi thét .
- Các ngươi có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí teo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh / đánh đập một cô gái yếu ớt thế này. Thật đáng xấu hổ ! Có phá hết vòng vây đi không.
- Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm .GV uốn nắn, sữa chữa cách đọc .
- Cho điểm HS .
3. Củng cố, dặn dò 
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài .
- Qua đoạn trích em học tập được Dế Mèn đức tính gì đáng quý ?
- Nhận xét tiết học .
- Nhắc nhở HS luôn sẵn lòng bênh vực, giúp đỡ những người yếu, ghét áp bức bất công.
- Dặn HS về nhà tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí .
- 5 HS luyện đọc .
- 1 HS đọc bài 
- HS trả lời.
-HS cả lớp.
............................................. ...............................................
TOÁN 
 CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I MỤC TIÊU : 
 - HS biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
 - Biết đọc, viết các số có 6 chữ số.
	- Các em có ý thức tự giác học tập
II.CHUẨN BỊ 
 -Các hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn như SGK (nếu có).
 -Bảng các hàng của số có 6 chữ số:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 5, đồng thời kiểm tra vở của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các số có sáu chữ số.
 b.Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn: 
 -GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang 8 SGK và yêu cầu các em nêu mối quan hệ giũa các hàng liền kề;
 +Mấy đơn vị bằng 1 chục ? (1 chục bằng bao nhiêu đơn vị ?)
 +Mấy chục bằng 1 trăm ? (1 trăm bằng mấy chục ? )
 +Mấy trăm bằng 1 nghìn ? (1 nghìn bằng mấy trăm ?)
 +Mấy nghìn bằng 1 chục nghìn ? (1 chục nghìn bằng mấy nghìn ? )
 +Mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn ? (1 trăm nghìn bằng mấy chục nghìn ? )
 -Hãy viết số 1 trăm nghìn.
 -Số 100 000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ?
 c.Giới thiệu số có sáu chữ số :
 -GV treo bảng các hàng của số có sáu chữ số như phần đồ dùng dạy – học đã nêu.
 * Giới thiệu số 432 516
 -GV giới thiệu: Coi mỗi thẻ ghi số 100 000 là một trăm nghìn.
 -Có mấy trăm nghìn ?
 -Có mấy chục nghìn ?
 -Có mấy nghìn ?
 -Có mấy trăm ?
 -Có mấy chục ?
 -Có mấy đơn vị ?
 -GV gọi HS lên bảng viết số trăm nghìn, số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số.
 * Giới thiệu cách viết số 432 516
 -GV: Dựa vào cách viết các số có năm chữ số, bạn nào có thể viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị ?
 -GV nhận xét đúng / sai và hỏi: Số 432516 có mấy chữ số ?
 -Khi viết số này, chúng ta bắt đầu viết từ đâu?
 *Giới thiệu cách đọc số 432 516
 -GV: Bạn nào có thể đọc được số 432 516 
 -Nếu HS đọc đúng, GV khẳng định lại cách đọc đó và cho cả lớp đọc. Nếu HS đọc chưa đúng GV giới thiệu cách đọc: Bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm mười sáu.
 -GV hỏi: Cách đọc số 432 516 và số 32516 có gì giống và khác nhau.
-GV viết lên bảng các số 12 357 và312357; 
81 759 và 381 759; 32 876 và 63 ... êu cầu .
- 2 HS kể lại câu chuyện của mình .
+ Tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua hình dáng, hàng động, lời nói, ý nghĩa
- Lắng nghe .
- 3 HS tiếp nối nhau đọc .
- Hoạt động trong nhóm .
- 2 nhóm cử đại diện trình bày .
- Nhận xét, bổ sung .
- Lắng nghe .
- 3 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- HS tìm trong các bài đã học hoặc đã đọc ở trong báo.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài và đoạn văn .
- Đọc thầm và dùng bút chì gạch chân dưới những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình.
- Nhận xét, bổ sung bài làm của bạn .
- Tiếp nối nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
- Quan sát tranh minh họa .
- Lắng nghe .
- HS tự làm .
- 3 đến 5 HS thi kể .
-HS nêu,
............................................. ...............................................
TOÁN: 
 TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I MỤC TIÊU 
- Học sinh nhận biết đuợc lớp trịêu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu, 
 - Biết viết các số đến lớp triệu.
 - Giáo dục học sinh tính chính xác.
II.CHUẨN BỊ 
 -Bảng các lớp, hàng kẻ sẵn trên bảng phụ:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 9.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các hàng, lớp lớn hơn các hàng lớp đã học.
 b.Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu: 
 -GV hỏi: hãy kể các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
 -Hãy kể tên các lớp đã học.
 -GV yêu cầu HS cả lớp viết số theo lời đọc: 1 trăm, 1 nghìn, 10 nghìn, 1 trăm nghìn, 10 trăm nghìn.
 -GV giới thiệu: 10 trăm nghìn còn được gọi là 1 triệu.
 -GV hỏi: 1 triệu bằng mấy trăm nghìn ?
 -Số 1 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ? 
 -Bạn nào có thể viết số 10 triệu ?
 -Số 10 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ?
 -GV giới thiệu : 10 triệu còn được gọi là 1 chục triệu.
 -GV: Bạn nào có thể viết được số 10 chục triệu?
 -GV giới thiệu : 10 chục triệu còn được gọi là 100 triệu.
 -1 trăm triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ?
 -GV giới thiệu : Các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu tạo thành lớp triệu.
 -Lớp triệu gồm mấy hàng, đó là những hàngnào?
 -Kể tên các hàng lớp đã học.
 c.Các số tròn chục triệu từ 1000000 đến 10000000 :
Bài tập 1 :
 -GV hỏi: 1 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu ?
 -2 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu ?
 -GV: Bạn nào có thể đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu ?
 -Bạn nào có thể viết các số trên ?
 -GV chỉ các số trên không theo thứ tự cho HS đọc.
 d.Các số tròn chục triệu từ 10000000 đến 100000000:
Bài tập 2
 -1 chục triệu thêm 1 chục triệu là bao nhiêu 
triệu ?
 -2 chục triệu thêm 1 chục triệu là bao nhiêu 
triệu ?
 -Hãy đếm thêm 1 chục triệu từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu.
 -1 chục triệu còn gọi là gì ?
 -2 chục triệu còn gọi là gì ?
 -Hãy đọc các số từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu theo cách khác.
 -Bạn nào có thể viết các số từ 10 triệu đến 100 triệu ?
 -GV chỉ bảng cho HS đọc lại các số trên.
 Bài 3
 -GV yêu cầu HS tự đọc và viết các số bài tập yêu cầu.
 -GV yêu cầu 2 HS vừa lên bảng lần lượt chỉ vào từng số mình đã viết, mỗi lần chỉ thì đọc số và nêu số chữ số 0 có trong số đó.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4:( HS giỏi)
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 -GV: Bạn nào có thể viết được số ba trăm mười hai triệu ? 
 -Nêu các chữ số ở các hàng của số 312000000?
 -GV yêu cầu HS tự làm tiếp phần còn lại của bài.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. 
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
-Lớp đơn vị, lớp nghìn.
-1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào nháp:
 100, 1000, 10000, 100000, 1000000
-1 triệu bằng 10 trăm nghìn.
-Có 7 chữ số, chữ số 1 và sáu chữ số 0 đứng bên phải số 1.
-1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
-Có 8 chữ số, một chữ số 1 và bảy chữ số 0 đứng bên phải số 1.
-1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
-HS cả lớp đọc: 1 trăm triệu.
-Có 9 chữ số, một chữ số 1 và tám chữ số 0 đứng bên phải số 1.
-HS nghe giảng.
-Lớp triệu gồm ba hàng là hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.
-HS thi đua kể.
-1 triệu thêm 1 triệu là 2 triệu.
-2 triệu thêm 1 triệu là 3 triệu.
-HS đếm.
-1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
-Đọc theo tay chỉ của GV.
-Là 2 chục triệu.
-Là 3 chục triệu.
-HS đếm
-Là 10 triệu.
-Là 20 chục triệu.
-HS đọc.
-1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
-2 HS lên bảng làm bài (mỗi HS viết một cột số), HS cả lớp làm bài vào vở.
-2 HS lần lượt thực hiện yêu cầu. VD: HS chỉ vào số 50000 và đọc năm mươi nghìn có 4 chữ số 0.
-HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
-HS mở đọc thầm để tìm hiểu đề bài.
-1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp: 312000000.
-HS dùng bút chì điền vào bảng, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
-HS viết số.
............................................. ...............................................
ĐỊA LÍ:
DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
I MỤC TIÊU 
 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản: dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.
- HS khá, giỏi: + Chỉ và đọc tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ: ...
 + Giải thích vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc. 
- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II.CHUẨN BỊ 
 -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN . 
 -Tranh , ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan –xi –păng ( nếu có ).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1.Ổn định:
Cho HS hát.
 2.KTBC :
 -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 1/.Hoàng Liên Sơn-Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam :
 *Hoạt động cá nhân (hoặc từng cặp ) :
 Bước 1:
 -GV chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường và yêu cầu HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở hình 1.
 -GV cho HS dựa vào lược đồ hình 1 và kênh chữ ở mục 1 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau :
 +Kể tên những dãy núi chính ở phía Bắc của nước ta (Bắc Bộ), trong những dãy núi đó, dãy núi nào dài nhất ?
 +Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà ?
 +Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km? Rộng bao nhiêu km ?
 +Đỉnh núi ,sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào ?
 Bước 2:
 -Cho HS trình bày kết quả làm việc trước lớp .
 -Cho HS chỉ và mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn(Vị trí, chiều dài, chiều rộng, độ cao, sườn và thung lũng của dãy núi HLS )
 -GV sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày .
 *Hoạt động nhóm:
 Bước 1:
 -Cho HS làm việc trong nhóm theo gợi ý sau:
 +Chỉ đỉnh núi Phan-xi păng trên hình 1 và cho biết độ cao của nó .
 -Tại sao đỉnh núi Phan-xi-păng được gọi la ø “nóc nhà” của Tổ quốc ?
 +Quan sát hình 2 hoặc tranh, ảnh về đỉnh núi Phan-xi-păng, mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng (đỉnh nhọn, xung quanh có mây mù che phủ) .
 Bước 2 :
 -Cho HS các nhóm thảo luận và đại diện trình bày kết quả trước lớp .
 -GV giúp HS hoàn thiện phần trình bày .
 2/.Khí hậu lạnh quanh năm :
 * Hoạt đông cả lớp:
 -GV yêu cầu HS đọc thầm mục 2 trong SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào ?
 -GV gọi 1, 2 HS trả lời .
 -GV nhận xét và hoàn thiện phần trả lời của HS .
 - GV gọi HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Địa lý VN .Hỏi :
 +Nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7 .
 +Đọc tên những dãy núi khác trên bản đồ địa lý VN.
 -GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời và nói : Sa Pa có khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh đẹp nên đã trở thành nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía Bắc .
4.Củng cố :
 -GV cho HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí , địa hình và khí hậu của dãy núi HLS .
 -GV cho HS xem tranh ,ảnh về dãy núi HLS và giới thiệu thêm về dãy núi HLS ( Tên của dãy núi HLS được lấy theo tên của cây thuốc quý mọc phổ biến ở vùng này . Đây là dãy núi cao nhất VN và Đông Dương gồm VN, Lào, cam-pu-chia ) .
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài : “Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn”.
 -Nhận xét tiết học .
-Cả lớp hát.
-HS chuẩn bị .
-HS theo dõi và dựa vào kí hiệu để tìm.
-HS trả lời .
-Hoàng Liên Sơn, sông gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông triều.
-Nằm ở giữa.
-Dài 180 km, rộng 30 km.
-Nhọn, dốc, hẹp và sâu.
-HS trình bày kết quả .
-HS nhận xét .
-HS lên chỉ lược đồ và mô tả.
-HS thảo luận và trình bày kết quả .
-Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
-Cả lớp đọc SGK và trả lời : Từ độ cao 2000m đến 2500m thường có mưa nhiều ,rất lạnh. Từ độ cao 2500m trở lên, khí hậu càng lạnh hơn. trên đỉnh núi mây mù bao phủ quanh năm.
-HS nhận xét, bổ sung .
-HS lên chỉ và đọc tên .
-HS khác nhận xét .
-HS trình bày .
-HS xem tranh ,ảnh .
-HS cả lớp .
............................................. ...............................................
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT ĐỘI
 IMục tiêu
	- Nhận xét ưu ,khuyết điểm tuần qua.
 - Ôn tập một số bài hát về Đội.
 - Phương hướng tuần tới
 II/ Các hoạt động:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 1: -GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt.
-GV nhận xét chung: Nhìn chung các em có ý thức thực hiện tốt các quy đinhcủa
Đội
 -Các em đã có ý thức chăm sóc cây xanh trong lớp,vệ sinh lớp học khá sạch sẽ.
 -Khăn quàng ,mũ ca lô khá đầy đủ.
2/ Yêu cầu lớp phó văn thể mĩ điều khiển ôn một số bài hát về Đội.
 - Tập bài hát về Kim Đồng
3/ Phương hướng tuần tới:
 - Đồng phục đầy đủ. 
 - Chuẩn bị khai giảng năm học mới: tập trò chơi dân gian...
 -Khăn quàng ,mũ ca lô đầy đủ
-Tiếp tục chăm sóc cây xanh trong và ngoài lớp tốt hơn.
 -Giữ vệ sinh lớp học sân trường sạch sẽ.
-Các em học khá, giỏi giúp đỡ thêm cho các em chưa giỏi.
-Ý kiến các Đội viên
-Lớp trưởng nhận xét các hoạt động vừa qua
-HS lắng nghe
-Em lớp phó thực hiện điều khiển lớp hát.
-Cả lớp cùng thực hiện.
 Kiểm tra của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN2.doc