Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 10

Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 10

TẬP ĐỌC- TIẾT 19

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (TIẾT 1)

 I. Mục tiêu:

- Đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa học kỳ I (khoảng 75 tiếng / phút).

- Bước đầu biét đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung của đoạn.

- Hiểu được nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

- Đối với HS khá giỏi: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ trên 75 tiếng / phút).

 II. Chuẩn bị:

- Phiếu viết tên từng bài Tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu.

- Một số phiếu khổ lớn kẻ sẵn BT2 để HS điền vào chỗ trống.

 

doc 38 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 386Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 10
Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012
Tập đọc- tiết 19
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì 1 (tiết 1)
 I. Mục tiêu:
- Đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa học kỳ I (khoảng 75 tiếng / phút).
- Bước đầu biét đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung của đoạn.
- Hiểu được nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
- Đối với HS khá giỏi: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ trên 75 tiếng / phút).
 II. Chuẩn bị: 
- Phiếu viết tên từng bài Tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu.
- Một số phiếu khổ lớn kẻ sẵn BT2 để HS điền vào chỗ trống. 
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài
5 Phút
15 Phút
16 Phút
2 Phút
A. Giới thiệu bài mới: 
9 tuần học của chúng ta đã qua đi. Trong tuần học này cô sẽ hướng dẫn các em ôn tập lại những bài đọc thuộc những chủ đề đã học. Trong phạm vi giờ học hôm nay cô sẽ cùng các em ôn lại những bài đọc là truyện kể thuộc chủ đề Thương người như thể thương thân.
- Học sinh mở SGK.
B. Dạy bài mới:
1. Kiểm tra TĐ và HTL:
- GV cho lần lượt từng HS lên bốc thăm và đọc theo yêu cầu trong phiếu thăm.
- GV nêu một câu hỏi về nội dung đoạn HS vừa đọc.
- GV đánh giá và cho điểm theo hướng dẫn.
(Chỉ kiểm tra 1/3 số HS. Số còn lại để kiểm tra vào 2 tiết sau).
- Đối với HS khá giỏi: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ trên 75 tiếng / phút).
2. Ôn tập:
Bài tập 2:
- Theo em những bài tập đọc thế nào là bài văn kể chuyện thuộc chủ đề Thương người như thể thương thân?
- Hãy kể tên các bài đọc đó trong tuần 1, 2, 3.
+ HS làm việc cá nhân: ghi lại tên bài, trang vào giấy nháp. Trả lời miệng.
+ HS đọc thầm lại các bài TĐ đó và làm việc cá nhân vào phiếu.
+ GV treo bảng phụ và phát giấy cho các nhóm HS rồi hướng dẫn cách làm. 
- GV gọi HS trình bày. Các HS khác nêu nhận xét về phần trả lời của bạn và bổ sung.
Bài tập 3:
- GV đọc mẫu.
- Đàm thoại: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm lại các bài và lựa chọn bài, ghi lại tên bài tương ứng ra nháp. Sau đó luyện đọc một đoạn em thích nhất.
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 4 để chữa cho nhau cách đọc. Cử đại diện tiêu biểu của nhóm lên đọc thi, cố gắng đọc đủ cả 3 loại giọng. GV và HS cùng lựa chọn người có giọng đọc hay nhất.
- GVđọc lại diễn cảm 3 đoạn.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- GV dặn HS về nhà xem lại bài, xem bài sau: Ôn tập giữa học kỳ I.
Ôn tập giữa học kỳ I.
Bài tập 2:
- Những bài tập đọc có một chuỗi sự việc gắn với 1 hay một số nhân vật và nói lên một ý nghĩa nào đó là bài văn kể chuyện.
- Các bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu- phần 1+ phần 2; Người ăn xin.
 + Dế Mèn bênh vực kẻ yếu: 
- Tác giả: Tô Hoài.
- ND: Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn Nhện bắt nạt, ức hiếp đã ra tay bênh vực.
- NV chính: Dế Mèn.
- NV phụ: Nhà Trò; Nhện.
+ Người ăn xin: 
- Tác giả: Tuốc- ghê- nhép.
- ND: Ông lão ăn xin và cậu bé qua đường thông cảm sâu sắc với nhau.
- NV chính: Ông lão ăn xin; cậu bé ( nhân vật tôi ).
Bài tập 3:
* Giọng đọc thiết tha, trìu mến: Người ăn xin đoạn Tôi chẳng biết  hết. 
* Giọng đọc thảm thiết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu- phần 1- đoạn Năm trước, gặp trời.. ăn thịt em.
* Giọng đọc mạnh mẽ, răn đe: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu- phần 2- đoạn Dế Mèn đe doạ bọn Nhện.
Khoa học- Tiết 19
Ôn tập về con người và sức khoẻ ( tiết 2) 
 I. Mục tiêu: Ôn tập các kiến thức về:
- Sự trao đổi chất giữa con người với môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Dinh dưỡng hợp lý.
- Phòng tránh đuối nước.
 II. Chuẩn bị: 
- Các phiếu ôn tập về chủ đề con người và sức khoẻ (GV dựa vào 4 câu hỏi ôn tập tổng hợp trang 38 SGK để soạn cụ thể hơn theo thực tế yêu cầu ôn tập của học sinh mình).
- Phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống của học sinh trong tuần qua.
- Các tranh ảnh, mô hình (các rau, quả, con giống bằng nhựa) hay vật thật về các loại thức ăn.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 phút
2 Phút
10 Phút
11 Phút
10 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng nêu nội dung bài trước.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu mục đích yêu cầu bài học.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: HS có khả năng: áp dụng các kiên thức đã học vào việc tự theo dõi, nhận xét về chế độ ăn uống của mình.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn
Bước 2: 
- Từng HS dựa vào bảng ghi tên thức ăn đồ uống của mình trong tuần và tự đánh giá các tiêu chí trên, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh.
Bước 3: Làm việc cả lớp
Lưu ý:
- GV đưa ra lời khuyên về các thức ăn thay thế. Ví dụ: ăn các sản phẩm của đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ; ăn trứng, cá,. Để thay cho các loại thịt gia súc, gia cầm.
- Việc yêu cầu HS trình bày trước lớp có thể tiến hành, có thể không.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: HS có khả năng: áp dụng nhũng kiến thức đã học vào việc lưạ chọn thức ăn hàng ngày.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn
- Các em sử dụng những thực phẩm mang đến, những tranh ảnh, mô hình về thức ăn đã sưu tầm để trình bày một bữa ăn ngon và bổ.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 3: Làm việc theo cá nhân.
* Mục tiêu: Hệ thống hoá kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lý của Bộ y tế.
* Cách tiến hành:
Bước 1 : Làm việc cá nhân 
- HS làm việc cá nhân như đã hướng dẫn ở mục thực hành trang 40 SGK
Bước 2: làm việc cả lớp: 
- Một số học sinh trình bày một số sản phẩm của mình với cả lớp.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại mbài, xem bài sau: Nước có những chất gì?
Ôn tập con người và sức khoẻ.
1. Tự đánh giá:
- Đã ăn phối hợp nhiều loai thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa?
- Đã ăn phối hợp chất đạm, béo động vật và thực vật chưa?
- Đã ăn các thức ăn có chứa các loại vi-ta-min và chất khoáng chưa?
2. Trò chơi ai chọn thức ăn hợp lí?
Cách chọn thức ăn cần đảm bảo đủ chất và phối hợp được loại thức ăn.
3. Thực hành:
10 điều khuyên của bộ y tế về dinh dưỡng hợp lý.
Nước có những chất gì?
Toán- Tiết 46
Luyện tập
 I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Rèn kỹ năng vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
 II. Chuẩn bị: Phấn màu; bảng phụ có kẻ ô mẫu, êke.
 II. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
10 Phút
23 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS lên bảng vẽ theo tỉ lệ tăng gấp 3 lần. HS dưới lớp vẽ vào vở nháp.
 - hs dưới lớp kiểm tra chéo bài bạn. 
- GV nhận xét việc học bài của HS.
B. Bài mới:
1. Nhắc lại kiến thức cơ bản:
Hoạt động 1:
* Mục tiêu: HS nhớ lại được các kiến thức về góc bẹt, góc vuông, góc tù.
* Cách tiến hành:
- HS nhắc lại thế nào là góc tù.
- HS nhắc lại thế nào là góc nhón.
- HS nhắc lại thế nào là góc vuông.
- HS nhắc lại thế nào là góc bẹt
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
2. Luyện tập:
Hoạt động 2: 
* Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức để giải các bài tập.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- hs làm bài 1 trong SGK tr 55.
- HS đọc yêu cầu. 
- HS nêu tên các góc đã học và quan hệ với góc vuông.
- Trong khi làm bài, vẽ mẫu lên bảng.
- HS chữa miệng; GV ghi kết quả.
- HS nhận xét.
- HS lên bảng dùng êke kiểm tra xác suất một hai hình.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
Bài 2: 
- hs đọc yêu cầu.
- 1 HS nêu lại thế nào là đường cao của tam giác.
- HS rút ra kết luận về đường cao trong tam giác vuông.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
Bài tập 3:
- HS xác định yêu cầu rồi làm bài vào vở. 
- 1 HS lên bảng vẽ.
- HS đổi vở và nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài.
Bài tập 4:
- hs xác định yêu cầu .
- HS làm bài vào vở. 
- 2 HS chữa bảng lớp.
- Nhận xét bài làm trên bảng, đổi vở kiểm tra.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài và làm bài tập trong vở bài tập trang 55 và 56 xem bài sau: Luyện tập chung.
Vẽ hình vuông có cạnh là 6cm.
- Góc tù là góc lớn hơn góc vuông.
- Góc nhọn là góc nhỏ hơn góc vuông.
- Góc vuông là góc nhỏ bằng góc vuông.
- Góc bẹt là góc bằng hai góc vuông.
Bài 1: 
a. - Góc vuông BAC.
- Góc nhọn: ABC, ABM, MBC, ACB, AMB.
- Góc tù: MBC.
- Góc bẹt: AMC.
b. Góc vuông DAB, DBC, ADC.
- Góc nhọn: ABD, ADB, BDC, BCD.
- Góc tù: ABC.
Bài 2: 
 Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
a. AH là đường cao của hình tam giác ABC. (S )
b. AB là đường cao của hình tam giác ABC. (Đ )
* Tam giác vuông có 2 cạnh bên vuông góc là đường cao.
Bài 3: 
Cho đoạn thẳng AB = 3cm. Hãy vẽ hình vuông ABCD có cạnh là AB.
Bài 4: 
- Các hình chữ nhật đó là:ABCD, MNCD, ABMN
- Cạnh AB song song với cạnh MN, và cạnh DC
=> Ba đường thẳng AB, MN, DC song song với nhau.
Luyện tập chung.
Đạo đức- Tiết 10
Tiết kiệm thời giờ (tiết 2)
 I. Mục tiêu: 
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thì giờ.
Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, ... hằng ngày một cách hợp lý.
- Dành cho HS khá giỏi:
+ Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thì giờ.
+ Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,... hằng ngày một cách hợp lý.
 II. Chuẩn bị:
- Phấn màu.
- Một số dụng cụ để đóng vai.
- Nội dung cần điều chỉnh: Giảm bài tập 5.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
2 phút
8 Phút
8 Phút
5 Phút
5 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS trả lời câu hỏi: 
+ Vì sao phải tiết kiệm thời giờ?
+ Như thế nào là tiết kiệm thời giờ?
+ Em đã thực hiện tiết kiệm thời giờ chưa? Kể ví dụ.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc theo cá nhân.
* Mục tiêu: HS biết việc làm tiết kiệm thời giờ và việc làm không tiết kiệm thời giờ.
* Cách tiến hành:
- HS làm BT cá nhân.
- HS trình bày, tr ... ng của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
10 Phút
23 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS cả lớp làm vào nháp.
- HS nhận xét. 
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy bài mới:
1. Hình thành kiến thức cơ bản:
Hoạt động 1:
* Mục tiêu: HS nhận biết đước tính chất giao hoán của phép nhân.
* Cách tiến hành:
- GV y/c HS thực hiện tính và so sánh giá trị của biểu thức.
- HS làm việc cá nhân và nêu nhận xét.
- HS rút ra nhận xét, GV ghi bảng.
- GV treo bảng phụ và y/c HS tính và so sánh.
- HS làm việc cá nhân.
- HS phát biểu trước lớp.
- GV hoàn thành bảng để so sánh giá trị của a x b và b x a. 
- GV nêu câu hỏi gợi mở để HS rút ra được nhận xét.
- HS nêu nhận xét.
- GV ghi bảng
- GV giảng: Đây là một tính chất của phép nhân: Tính chất giao hoán.
- HS phát biểu lại tính chất giao hoán và đọc ghi nhớ SGK.
- HS lấy thêm ví dụ về tính chất giao hoán của phép nhân.
 HS
- GV nhận xét và chốt lại.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Hoạt động 2:
* Mục tiêu: HS biết vận dụng để thực hành các bài tập.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- HS đọc đề bài.
- HS chơi trò chơi tính truyền điện (Một HS đọc phép tính bên phải, HS khác đọc nhanh phép tính tương ứng bên trái có số cần tìm).
- HS giải thích cách làm (vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân). 
- HS nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài. 
Bài 2:
- HS đọc đề bài 2 và tự làm. 
- 1 HS chữa miệng.
- HS cùng bàn đổi vở chữa bài.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài. 
- Dành cho HS khá giỏi ý c. 
Bài 3 (Dành cho HS khá giỏi):
- HS nêu yêu cầu B3 và tự làm.
- HS lên bảng chữa bài và nêu cách làm. HS dưới lớp nêu cách làm khác.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài. 
Bài 4 (Dành cho HS khá giỏi):
- HS nêu yêu cầu bài 4 và tự làm vào SGK bằng bút chì.
- 1 HS lên bảng chữa bài và nêu cách làm.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và làm bài tập trong vở bài tập trang 60 và xem lại sau: Nhân với 10, 100, 1000- Chia cho 10, 100, 1000.
a. Đặt tính rồi tính:
341 231 x 3 410 536 x 4
b. Tính giá trị của biểu thức 
n x 201 654 với n = 3
a. Tính và so sánh giá trị của biểu thức:
7 x 5 và 5 x 7
Ta có : 7 x 5 = 35
 5 x 7 = 35
Vậy 7 x 5 = 5 x 7
b. So sánh giá trị của biểu thức a x b và b x a trong bảng sau:
a
b
a x b
b x a
4
8
4x8=32
8x4=32
6
7
6x7=42
7x6=42
5
4
5x4=20
4x5=20
* Ta thấy, giá trị của a x b và của b x a luôn luôn bằng nhau, ta viết:
 a x b = b x a
* Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì không thay đổi
Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống:
a. 4 x 6 = 6 x 4
 207 x 7 = 7 x 207
b. 3 x5 = 5 x 3
 2138 x 9 = 9 x 2138
Bài 2: Tính: Các kết quả lần lượt là:
a. 13 57 x 5 = 6875 ; 
 7 x 853 = 5971 
b. 40263 x 7 = 281841
 5 x 1326 = 6630 
c. 23109 x 8 = 184872
 9 x 1427 = 12843
Bài 3:
4 x 2145 = (2100 + 45) x 4
3964 x 6 = (4+2)x(3000+ 964)
1028 x 5 = (3 + 2) x 1028
Bài 4:
Điền số?
a x 1 = 1 x a = a
a x 0 = 0 x a = 0
Nhân với 10, 100, 1000; Chia cho 10, 100, 1000.
Địa lí- Tiết 10
Thành phố Đà Lạt
 I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
- HS nêu được một số đặc điểm chủ yêu của thành phố đà Lạt:
+ Vị trí: Nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
+ Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp: Nhiều rừng thông, thác nước, ...
+ Thành phố có nhiều công trình nghỉ ngơi và du lịch.
+ Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và hiều loài hoa.
- Chỉ vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ (lược đồ).
- HS khá giỏi: 
+ Giải thích tại sao đà Lạt trồng được nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh.
+ Xác lập mối quan hệ giữa đại hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất: nằm trên cao nguyên- khí hậu mát mẻ, trong lành- trồng nhiều loại hoa quả, rau xứ lạnh, phát triển du lịch.
 II. Chuẩn bị: 
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về thành phố Đà Lạt (HS, GV sưu tầm).
- ND cần điều chỉnh: Giảm yêu cầu quan sát hình 3, kể tên một số điểm du lịch ở Đà Lạt.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
8 Phút
7 Phút
8 phút
7 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời 3 câu hỏi của bài 8.
- HS nêu và nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
* Mục tiêu: HS nhận biết được vị trí và khí hậu của Đà Lạt.
* Cách tiến hành: 
- GV treo bảng các lược đồ các cao nguyên ở Tây Nguyên và bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, yêu cầu HS lên tìm vị trí của Đà Lạt trên lược đồ và trên bản đồ.
- GV lần lượt đặt câu hỏi giúp HS tìm hiểu về vị trí địa lí và khí hậu Đà Lạt:
+ Thành phố Đà Lạt nằm trên Cao nguyên nào?
+ Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét?
+ Với độ cao đó khí hậu Đà Lạt như thế nào?
- HS trình bày.
- Lắng nghe, nhận xét bổ xung ý kiến cho học sinh. 
- GV nhận xét bổ sung và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: HS nhận biết được Phong cảnh thiên nhiên của Đà Lạt. 
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát hai bức ảnh về Hồ Xuân Hương và thác Cam Li 
+ Hãy tìm vị trí của Hồ Xuân Hương và thác Cam Li.
- GV gọi HS lên bảng trình bày ý kiến.
- Vì sao có thể nói Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước? Kể tên một số thác nước đẹp của Đà Lạt?
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: HS nhận biết được Đà Lạt là khu nghỉ mát du lịch. 
* Cách tiến hành:
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát phiếu thảo luận để hoàn thành nội dung phiếu.
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp.
* Mục tiêu: HS nhận biết được các đặc sản của Đà Lạt. 
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc phần 3 trong SGK, sau đó nêu câu hỏi cho cả lớp cùng thảo luận trả lời:
+ Rau và hoa ở Đà Lạt được trồng như thế nào?
+ Vì sao Đà Lạt thích hợp với việc trồng rau hoa xứ lạnh?
+ Kể tên một số loài hoa, quả, rau Đà Lạt?
+ Hoa quả, rau Đà Lạt có giá trị như thế nào?
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại câu trả lời đúng.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và xem bài sau: Ôn tập. 
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
1. Vị trí và khí hậu của Đà Lạt:
+ Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
+ Đà Lạt ở độ cao 1500m so với mực nước biển.
+ Khí hậu Đà Lạt mát mẻ quanh năm.
2. Đà Lạt- Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước:
- Rừng Tây Nguyên có 2 loại: Rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp vào mùa khô. 
+ Rừng Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ. Ngoài gỗ rừng còn cho tre, nứa, mây, các loại cây làm thuốc và nhiều thú quý. 
+ Việc khai thác rừng ở đây chưa tốt, vẫn còn hiện tượng khai thác bừa bãi, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sinh hoạt của con người.
3. Đà Lạt- Thành phố du lịch và nghỉ mát:
- Đà Lạt trở thành thành phố du lịch và nổi tiếng vì:
+ Có khí hậu: Quanh năm mát mẻ
+ Có các cảnh quan đẹp như: Rừng thông, vườn hoa, thác nước, chùa chiền.
+ Có các công trình phục vụ du lịch: Nhà ga, khách sạn, biệt thự.
+ Có các hoạt động du lịch lí thú như: du thuyền, cưỡi ngựa, ngắm cảnh, chơi thể thao,..
4. Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt:
+ Rau và hoa ở Đà Lạt được trồng quanh năm với diện tích rộng.
+ Vì Đà Lạt có khí hậu lạnh và mát mẻ quanh năm nên thích hợp với loài cây xứ lạnh
+ Đà Lạt có các loài hoa đẹp nổi tiếng như lan, hồng, cúc, lay ơn
Ôn tập.
Kĩ thuật - Tiết 10
 Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (tiết 1)
 I. Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết khâu đường viền gấp hai mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. các mũi khâu tương đối đều bằng nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
- Với HS khéo tay: Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
 II. Chuẩn bị:
- Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích 
thước đủ lớn và 1 số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải...)
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ 1 mảnh vải trắng hoặc màu (20cm x 30cm).
+ Len (hoặc sợi), khác màu vải.
+ Kim khâu len, thước kẻ, bút chì, kéo cắt vải.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài
5 Phút
10 Phút
21
Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập và các vật liệu cho bài học.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 
1. Quan sát và nhận xét mẫu:
Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: HS biết quan sát và nhận xét mẫu khâu viền đường gấp mép vải.
* Cách tiến hành:
- GV giới thiệu mẫu.
- HS quan sát.
- Trao đổi nhóm đôi và trả lời câu hỏi của GV.
- GV tóm tắt đặc điểm đường khâu mép vải.
2. Hướng dẫn thao tác kỹ thuật:
Hoạt động 2: 
* Mục tiêu: HS nhận biết được các thao tác kỹ thuật của Khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột thưa.
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu các bước thực hiện.
- Hướng dẫn HS đọc hướng dẫn của mục 1 kết hợp với quan sát hình 1, hình 2a, 2b (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách gấp mép vải.
- Hướng dẫn các thao tác theo nội dung SGK.
- GV nhận xét các thao tác của HS thực hiện.
- Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi theo nội dung của mục 2, 3 kết hợp với quan sát hình 3, 4 và thực hiện các thao tác khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột.
- HS quan sát hình 3, 4 và thao tác khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột.
- GV nhận xét và hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà xem lại bài và xem bài sau: Khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột thưa.
- Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải và được khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
- Đường khâu thực hịên ở mặt phải mảnh vải).
- Đọc SGK và quan sát hình 2a, 2b SGK.
-Vạch 2 đường dấu lên mảnh vải được ghim trên bảng. 
- Thực hiện thao tác gấp mép vải .
- Khi gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới, gấp đúng theo đường vạch dấu, sau mỗi lần gấp mép vải cần miết kỹ đường gấp.
Khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột thưa.
 Văn Hải, ngày.tháng.năm 2012
Phần ký duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10.doc