TUẦN 13
Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2012
TẬP ĐỌC- TIẾT 25
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu:
1. Đọc: Đọc rành mạch, trôi chảy, đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); Biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
2. Hiểu:
- Hiểu nghĩa từ: khí cầu, Sa Hoàng, thiết kế, tậm niệm, tôn thờ.
- Hiểu ND câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- cốp- xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao
3. GD các kỹ năng sống : xác định giá trị,tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu
II. Chuẩn bị: SGK, Tranh ảnh về kinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
Tuần 13 Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2012 Tập đọc- tiết 25 Người tìm đường lên các vì sao I. Mục tiêu: 1. Đọc: Đọc rành mạch, trôi chảy, đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); Biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện. 2. Hiểu: - Hiểu nghĩa từ: khí cầu, Sa Hoàng, thiết kế, tậm niệm, tôn thờ. - Hiểu ND câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- cốp- xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao 3. GD các kỹ năng sống : xác định giá trị,tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu II. Chuẩn bị: SGK, Tranh ảnh về kinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ. III. Các hoạt động dạy- học: TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài 5 Phút 2 Phút 31 Phút 2 Phút A. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra - Hai HS đọc bài Vẽ trứng, trả lời câu hỏi về nội dung bài trong SGK. - HS nhận xét - GV đánh giá, cho điểm B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài đọc: Giới thiệu bài tập đọc. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - Gọi 1 hs đọc toàn bài. - GV chia đoạn. - HS đọc nối tiếp 2 đoạn (lần1). - GV nhận xét sửa lỗi về phát âm, ngắt - nghỉ hơi kịp thời cho HS. - HS đọc nối tiếp 2 đoạn (lần2). - GV kết hợp cho HS đọc từ khó và giải nghĩa từ phần chú giải. - HS đọc nối tiếp theo nhóm đôi. - 1, 2 HS đọc lại cả bài. b. Tìm hiểu bài: HS đọc toàn bài và trả lời các câu hỏi: + Câu hỏi 1: Xi–ôn kốp- xki mơ ước điều gì? + Câu hỏi 2: Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào? + Câu hỏi 3: Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì? + Câu hỏi 4: Em hãy đặt tên khác cho truyện. - GV cho HS nêu nội dung bài và HS nhắc lại nội dung bài. c. Đọc diễn cảm: Cả bài. - GV hướng dẫn đọc diễn cảm. - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - Nhiều HS luyện đọc diễn cảm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - GV dặn HS về nhà xem lại bài, xem bài sau: Văn hay chữ tốt. - Xi - ôn – cốp - xki, - Vì sao quả .... được? - Nhấn giọng: nhảy qua, gãy chân, vì sao, không biết, bao nhiêu, hì hục,... * Từ ngữ: Khí cầu, Sa Hoàng, thiết kế, tậm niệm, tôn thờ. - Được bay lên bầu trời. - Sống rất kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa hoàng không ủng hộ phát mimh về khí cầu bay bằng kìm loại của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao. - Ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện mơ ước. - VD: Người chinh phục các vì sao/ Quyết tâm chinh phục các vì sao/ Từ mơ ước bay lên bầu trời/ Từ mơ ước biết bay như chim/ ông tổ của ngành du hành vũ trụ ND: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- cốp- xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. Khoa học- Tiết 25 Nước bị ô nhiễm I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: Nêu được đặc điểm chính của nước sạch và nước không sạch. - Nước sạch: Trong suốt, không màu, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người. - Nước bị nhiễm bẩn: Có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa các vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người. - GD BVMT: HS có ý thức bảo vệ , tiết kiệm nước. II. Chuẩn bị: - Hình trang 52, 53 SGK. - một chai nước sông hay hồ, một chai nước giếng, hai chai không, hai phiễu lọc nước, một kính núp. III. Các hoạt động dạy- học: TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 5 phút 2 Phút 21 Phút 10 Phút 2 Phút A. Kiểm tra bài cũạch - Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi: Vai trò của nước đối với đời sống con người? - HS khác nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu mục đích yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn bài mới: Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm. * Mục tiêu: Phân biệt được trong và nước đục bằng cách quan sát và làm thí nghiệm. Giải thích tại sao nước sông hồ thường đục và không sạch. * Cách tiến hành: Bước một: Tổ chức hướng dẫn. - GV chia lớp thành 3 nhóm chuẩn bị đồ dùng quan sát và làm thí nghiệm. - GV HS quan sát, thực hành trang 52 SGK để biết cách làm. Bước 2: HS tiến hành làm việc theo nhóm GV QS giúp đỡ. - Tiến hành làm thí nghiện QS chai nào là chai nước sông và chai nào là chai nước giếng. - Gv hướng dẫn HS dùng kính hiển vi QS một ít nước sông để biết có vi sinh vật sống ở đó không. Bước 3: đánh giá. - HS trình bày kết quả thí nghiệm - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. * Mục tiêu: Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm. * Cách tiến hành: Bước một: Tổ chức và hướng dẫn: GV yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra tiêu chuẩn nước sạch và nước bị ô nhiễm. Bước hai: Các nhóm thảo luận và điền vào phiếu. Bước 3: Trình bày và đánh giá. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng. 3. Củng cố, dặn dò: ? Như thế nào là nguồn nước bị ô nhiễm ? ? Chúng ta cần làm gì để hạn chế làm ô nhiễm nguồn nước? - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò về nhà xem lại mbài, xem bài sau: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. Nước cần cho sự sống. 1. Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên: - Nước sông, hồ ao, nước đã dùng thường bị lẫn đất, cát, đặc biệt nước sông có nhiều phù sa nên chúng thường đục. - Nước mưa giữa trời, nước giếng, nước máy không bị lẫn nhiều đất, cát, bụi nên thường trong. 2. Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch: - Nước bị ô nhiễm có một trong các dấu hiệu sau: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc chứa chất hoà tan có hại cho sức khoẻ. - Nước sạch là nước trong suốt không màu, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người. Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. Toán- Tiết 61 Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 I. Mục tiêu: - Giúp HS biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. - Có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. - Giáo dục: Tính nhanh nhẹn,.. - Dành cho HS khá giỏi: Bài tập 2 và bài tập 4. II. Chuẩn bị: SGK và SGV. II. Các hoạt động dạy- học: TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 5 Phút 10 Phút 23 Phút 2 Phút A. Kiểm tra bài cũ: - HS làm lại BT 1, 4, nhận xét - Dưới lớp, HS làm nháp. - HS chữa bài. - GV nhận xét. - GV chữa bài nhận xét cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: * Mục tiêu: HS nhận biết được nhân nhẩm một số với 11. * Cách tiến hành: a. Ví dụ : + Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10 - HS đặt tình và tính 27 x 11, 1 HS lên bảng làm - HS nhận xét số 297 và 27 → rút ra kết luận: Để có 297 ta đã viết số 9( tổng của 2 và 7) xen giữa hai chữ số của 27. + Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10. - HS nhân nhẩm 48 x 11 theo cách trên. Vì tổng 4 + 8 không phải là số có một chữ số mà có hai chữ số, nên cho HS đề xuất cách làm tiếp. - GV cho HS yêu cầu HS đặt tính và tính. - GV nhận xét và chốt lại ý đúng. 2. Hướng dẫn HS luyện tập: Hoạt động 2: * Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức để giải các bài tập. * Cách tiến hành: Bài 1: - HS đọc yêu cầu rồi làm bài. - 2 HS lên bảng chữa bài. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. - HS chữa bài vào vở. Bài 2 (Dành cho HS khá giỏi): - HS đọc đề bài. - 2 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. - HS chữa bài vào vở. Bài tập 3: - HS đọc đề bài. - 2 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. - HS chữa bài vào vở. Bài tập 4 (Dành cho HS khá giỏi): - 1 HS đọc y/c. - GV hướng dẫn mẫu. - HS làm, chữa miệng. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. - HS chữa bài vào vở. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - GV dặn HS về nhà xem lại bài và làm bài tập trong vở bài tập trang 71 xem bài sau: Nhân với có ba chữ số. Luyện tập. * VD 1 : 27 x 11 = ? - Cách nhẩm: 2 + 7 = 9; viết 9 vào giữa hai chữ số 2 và 7 được 297 * VD 2: 48 x 11 = ? (SGK) - Cách nhẩm : lấy 4 cộng 8 bằng 12, Viết xem 2 giữa hai chữ số 48 , được 428; Thêm 1 vào 4 của 428, được 528. Bài 1: Tính nhẩm: 43 x 11 = 473 86 x 11 = 946 73 x 11 = 803 Bài 2 X : 11 = 28 X : 11 = 87 X = 28 x 11 X = 8711 X = 308 X = 957 Bài 3: Cách 1: Số học sinh khối 3 có là: 11 x 166 = 176 (học sinh) Số học sinh khối 4 có là: 11 x 14 = 154 (học sinh) Cả hai khối có số học sinh xếp hàng là: 176+154=330 (học sinh) Đ/S: 330 học sinh. Cách 2: Học sinh cả hai khối xếp thành số hàng là: 16 + 14 = 30 ( hàng ) Cả hai khối có số học sinh xếp hàng là: 11 x 30 = 330 (học sinh) Bài 4: Câu a- sai; câu b- đúng; câu c- sai; câu d- sai. Đạo đức- Tiết 13 Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ I. Mục tiêu: Giúp HS có khả năng: - Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. - Dành cho HS khá giỏi: Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ôn bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. - GD các KNS: xác định giá trị tình cảm của ông bà cha mẹ dành cho con cháu,kỹ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà cha mẹ,kỹ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà cha mẹ. II. Chuẩn bị: - SGK đạo đức 4 mới; Bài hát "Cho con"- Phạm Trọng Cầu. - 2 tranh phóng to của bài tập 3. III. Các hoạt động dạy- học: TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 5 Phút 2 phút 31 Phút 2 Phút A. Kiểm tra bài cũ: - GV cho HS trả lời các câu hỏi: + Thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? + Em đã làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? - GV nhân xét và cho điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu mục đích yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn HS luyện tập - Thực hành: Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm. * Mục tiêu: HS biết được con cháu cần phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ. * Cách tiến hành: - GV gắn 2 tranh to của bài tập 3 lên bảng, yêu cầu HS nhận ra tình huống trong mỗi tranh. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nửa số nhóm thảo luận , đóng vai theo tình huống. - HS mô tả tì ... ắt, sau đó mời 1 HS đọc: 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò về nhà xem lại bài và xem bài sau: Thế nào là văn miêu tả? Bài tập 1 * Đề thuộc loại văn kể chuyện: Đề 1: Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể (thuộc loại văn kể chuyện) Đề 2: Lớp em vừa có một bạnem hãy viết thư thăm bạn (thuộc loại văn viết thư) Đề 3: Em hãy tả chiếc áo hoặc chiếc váy (thuộc loại văn miêu tả) * Đề 2 là văn kể chuyện vì (khác với các đề 1 và 3) – Khi làm đề này, HS phải kể một câu chuyện có nhân vật, cốt truyện, ý nghĩa nhân vật này là tấm gương rèn luyện thân thể. Nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng được coi trong, noi theo Bài tập 2, 3: - Mỗi em kể chuyện song sẽ trao đổi, đối thoại cùng các bạn về nhân vật trong truyện / tính cách nhân vật / ý nghĩa câu chuyện / cách mở đầu, kết thúc câu chuyện. Các em có thể tự trả lời các câu hỏi, nêu câu hỏi cho các bạn trả lời hoặc ngược lại – trả lời những câu hỏi mà cô giáo và các bạn đặt ra. Văn kể chuyện : - Kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật - Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa. Nhân vật: - Là người hay các con vật đồ vật, cây cối được nhân hoá - Hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật nói lên tính cách nhân vật. - Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật. Cốt truyện - Cốt truyện thường có 3 phần: Mở đầu- diễn biến- kết thúc. - Có hai kiểu mở bài (Trực tiếp hay gián tiếp). Có hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng). Địa lí- Tiết 13 Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: - Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người kinh. - Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ: + Nhà thường xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao, .... + Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ. - Dành cho HS khá giỏi: Nêu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người qua cách dựng nhà của người dân đồng bằng Bắc Bộ: Để tránh gió, bão, nhà được dựng vững chắc. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tranh, ảnh về nhà ở truyền thống và nhà ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục lễ hội của người dân. 2. Học sinh: SGK, VBT. III. Các hoạt động dạy- học: TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 5 Phút 15 Phút 18 Phút 2 Phút A. Kiểm tra bài cũ: GV đặt câu hỏi:Nêu các đặc điểm ở đồng bằng Bắc Bộ? - HS cả lớp theo dõi nhận xét. - GV nhận xét và cho điểm. B. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. * Mục tiêu: HS nhận biết được hoạt động của người dân ở đồng bằng Bắc bộ. * Cách tiến hành: - HS nhìn vào tranh và trả lời các câu hỏi sau: + Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân? + Người dân sống ở đây chủ yếu là dân tộc nào? *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi - Các nhóm dựa vào tranh ảnh thảo luận theo CH : + Làng của người kinh có đặc điểm gì? + Nêu các đặc điểm về nhà ở của người kinh? Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó? + Làng Việt cổ có những đặc điểm gì? + Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân có thay đổi như thế nào? - Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả. - GV nêu kết luận như mục 1 SGK. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. * Mục tiêu: HS nhận biết được trang phục lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc bộ. * Cách tiến hành: - Các nhóm dựa vào tranh, ảnh, kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của mình thảo luận theo gợi ý sau: +Hãy mô tả về trang phục truyền thống của người kinh ở đây? +Người dân thường tổ chức lễ hội nào vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì? +Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên ra. +Kể tên 1 số hoạt động nổi tiếng của người dân ở đây. - Đại diện trình bày kết quả, GV chốt: C. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò về nhà xem lại bài và xem bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc bộ (Có sự điều chỉnh nhiều theo giảm tải). Đồng bằng Bắc Bộ. 1. Chủ nhân của đồng bằng: - Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân (đông nhất cả nước). - Chủ yếu là người Kinh - Nhà cửa xây kiên cố, ... (phù hợp với mùa hè, mùa bão lũ). 2. Trang phục và lễ hội: Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp màu đen; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt ruột tựơng, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ. Toán- Tiết 65 Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về: - Chuyển đổi được các đơn vị đo khối lượng; diện tích (cm2, dm2, m2). - Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số. - Biết vận dụng các tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh. - Đối với HS khá giỏi: Lập công thức tính diện tích hình vuông và làm bài tập số 5. II. Chuẩn bị: SGK, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy- học: TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 5 Phút 10 Phút 23 Phút 2 Phút A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS làm lại BT 5. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. B. Dạy bài mới: 1. Nhắc lại kiến thức cơ bản: Hoạt động 1: * Mục tiêu: HS nhớ được cách chuyển đổi đơn vị đo khối lượng và cách nhân và diện tích hình vuông. * Cách tiến hành: - HS nhắc lại cách bảng đơn vị đo khối lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị đo. - HS nhắc lại cách nhân với số có ba chữ số. - HS nhắc lại cách tính diện tích hình vuông. - HS nhắc lại và nhận xét. - GV nhận xét và chốt lại. 2. Hướng dẫn HS luyện tập: Hoạt động 2: * Mục tiêu: HS biết vận dụng để thực hành các bài tập. * Cách tiến hành: Bài 1: - GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính. - 3 HS lên bảng làm bài. - GV chữa bài, khi chữa bài yêu cầu 3 HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ cách tính của mình. - GV nhận xét cho điểm HS. Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài tập 2. - HS làm bìa vào vở. - HS đổi chéo vở kiểm tra. - HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. - HS chữa bài. Bài 3: - GV gọi 1 HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét cho điểm HS. Bài 4: (Bỏ theo giảm tải). Bài 5: - 1 HS đọc đề bài. - HS tự làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. - Đổi chéo vở tự kiểm tra. - GV chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò về nhà xem lại bài và làm bài tập trong vở bài tập trang 75 và xem lại sau: Chia một tổng cho một số. Luyện tập. - Hai đơn vị liền nhau hơn kém nhau 10 lần. - Nhân các hàng để tạo thành các tích riêng và cộng các tích riêng thành tích chung. - Diện tích hình vuông lấy cạnh nhân với cạnh. Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a. 10 kg = 1 yến 50kg = 5 yến 80kg = 8 yến 100 kg = 1 tạ 300 kg = 3 tạ 1 200kg = 12 tạ b. 1000 kg = 1 tấn 8 000 kg = 8 tấn 15 000 kg= 15 tấn 10 tạ = 1 tấn 30 tạ = 3 tấn 200tạ=20tấn c. 100 cm2 = 1dm2 800 cm2= 8dm2 1700 cm2=17dm2 100 dm2= 1 m2 900 dm2= 9m2 1000 dm2=10 m2 Bài 2: Tính (Bỏ dòng thứ hai cột a và cột b theo giảm tải): 268 x 235 = 62 980 475 x 205 = 97 375 45 x 12 + 8 = 540 + 8 = 548 45 x (12 + 8) = 45 x 20 = 900 Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất: a. 2 x 39 x 5 = 39 x (2 x 5) = 39 x 10 = 390. b. 302 x 16 + 302 x 4 = 302 x (16 + 4) = 302 x 20 = 6040 c. 769 x 85- 769 x 75 = 769 x (85- 75) = 769x 10 = 7690 Bài 4: (Bỏ theo giảm tải). Bài 5: a. S HV = a x a b. Diện tích HV là: 25 x 25 – 625 ( m2) Đáp số: 625 m2 Kĩ thuật - Tiết 13 Thêu móc xích (tiết 1) I. Mục tiêu: HS cần phải: - HS biết cách thêu móc xích. - Thêu được các mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối nhau tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 5 vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm. - Không bắt buộc HS nam thực hành thêu để tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thự hành khâu. - Với HS khéo tay: + Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thuê tạo thành vòng chỉ móc nối tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm. + Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo sản phẩm đơn giản. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tranh quy trình, Mẫu thêu móc xích, bộ đồ dùng 2. Học sinh: Bộ đồ dùng khâu thêu. III. Các hoạt động dạy- học: TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài 5 Phút 10 Phút 23 Phút 2 Phút A. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập và các vật liệu cho bài học. - GV nhận xét. B. Bài mới: 1. Quan sát nhận xét mẫu: Hoạt động 1: * Mục tiêu: HS biết quan sát mẫu thêu và nhận xét mẫu. * Cách tiến hành: - GV giới thiệu mẫu: GV hướng dẫn HS kết hợp quan sát hai mặt của đường thêu móc xích mẫu với quan sát hình 1 SGK: Nhận xét và nêu tóm tắt đặc điểm của đường thêu móc xích? + Thế nào là thêu móc xích? Giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích + Nêu ứng dụng của mũi móc xích? GV bổ sung: Thêu móc xích dùng để trang trí hoa, lá, cảnh vật, con giống lên cổ áo, ngực áo, vỏ gối; thêu tên lên khăn tay,khăn mặt. Thêu móc xích thường được kết hợp với thêu lướt vặn và một số kiểu thêu khác. 2. Thao tác kỹ thuật: Hoạt động 2: * Mục tiêu: HS nhận biết được các thao tác kỹ thuật và thực hành thêu. * Cách tiến hành: - Treo tranh quy trình thêu móc xích, hướng dẫn HS quan sát hình 2 để trả lời các câu hỏi về cách vạch dấu đường thêu móc xích với cách vạch dấu đường thêu lướt vặn và cách vạch dấu các đường khâu đã học. - GV vạch dấu trên vải ghim trên bảng. - Hướng dẫn HS kết hợp đọc nội dung 2 với quan sát hình 3a, 3b, 3c để trả lời các câu hỏi trong SGK. - Hướng dẫn thao tác bắt đầu thêu, thêu mũi thứ nhất, mũi thứ hai theo SGK. - HS dựa vào thao tác thêu mũi thứ nhất, mũi thứ hai để thực hiện thao tác thêu mũi thứ ba, mũi thứ tư. - Hướng dẫn HS các thao tác cách kết thúc đường thêu móc xích theo SGK. - GV hướng dẫn nhanh lần hai. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn về nhà xem lại bài và xem bài sau: Thêu móc xích. - Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích (của sợi dây chuyền). - Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau, nối tiếp nhau gần giống các mũi khâu đột mau. - Vạch dấu đường thêu. - Bắt đầu thêu, thêu mũi thứ nhất, mũi thứ hai,... - Kết thúc đường thêu. Ký duyệt của Ban giám hiệu Văn Hải, ngày 07 tháng 11năm 2012
Tài liệu đính kèm: