Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 16

Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 16

TẬP ĐỌC- TIẾT 31

KÉO CO

 I. Mục tiêu:

 1. Đọc:

- Đọc rành mạch, trôi chảy.

- Biết đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

 2. Hiểu:

- Từ ngữ trong bài: Giáp, thượng võ, .

- Hiểu nội dung bài: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thương võ của của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy.

 II. Chuẩn bị:

- Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.

 

doc 38 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
	Thứ hai ngày 05 tháng 12 năm 2011	
Tập đọc- tiết 31
Kéo co 
 I. Mục tiêu:
 1. Đọc:
- Đọc rành mạch, trôi chảy.
- Biết đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
 2. Hiểu: 
- Từ ngữ trong bài: Giáp, thượng võ, .....
- Hiểu nội dung bài: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thương võ của của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy.
 II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài
5 Phút
2 Phút
31 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài rồi trả lời câu hỏi.
- Đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi 4, 5 trong SGK.
- 1 HS trả lời, HS nhận xét. 
- GV đánh giá, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài đọc:
 GV giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc trong SGK và giới thiệu mục đích yêu cầu của bài, ghi bảng.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- GV chia đoạn: 3 đoạn.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn (lần1).
- GV nhận xét sửa lỗi về phát âm, ngắt - nghỉ hơi kịp thời cho HS.
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn (lần2).
- GV kết hợp cho HS đọc từ khó và giải nghĩa từ phần chú giải.
- HS đọc nối tiếp theo nhóm đôi.
- 1, 2 HS đọc lại cả bài.
b. Tìm hiểu bài:
Đoạn 1: Từ đầu đến bên ấy thắng.
- HS đọc thầm đoạn 1 bài văn, trả lời các câu hỏi: Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
- HS rút ý đoạn 1- GV chốt lại và ghi bảng.
Đoạn 2: Tiếp đến người xem hội.
- HS đọc thành tiếng đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Giới thiệu cách kéo co ở làng Hữu Trấp.
- HS rút ý đoạn 2- GV chốt lại và ghi bảng.
Đoạn 3: Còn lại.
- HS đọc lướt đoạn 3, cả lớp trả lời câu hỏi:
+ Trò chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt? 
+ Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui? 
- HS rút ý đoạn 3- GV chốt lại và ghi bảng
- 2 HS nối nhau đọc toàn bài.
* HS đọc và nêu ND của bài.
- GV ghi ND lên bảng.
- HS nhắc lại.
c. Đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- GV dặn HS về nhà xem lại bài, xem bài sau: Trong quán ăn “Ba cá bống”.
Bài thơ “Tuổi Ngựa”.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến bên ấy thắng.
+ Đoạn 2: Tiếp đến người xem hội.
+ Đoạn 3: Còn lại.
*Phát âm: thượng võ, Hữu Trấp, ganh đua, ... 
*Từ ngữ: thượng võ, giáp, keo, ...
* Đoạn 1: Cách chơi kéo co.
Kéo co phải đủ ba keo, bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.
* Đoạn 2: Trò chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
Kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng.
* Đoạn 3: Trò chơi kéo co ở làng Tích Sơn.
- Kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng với số người mỗi bên không hạn chế, không quy định số lượng.
- Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vì những tiếng hò reo khích lệ của người xem hội.
ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thương võ của của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy.
Hội làng Hữu Trấp / thuộc huyện Quế Võ, / tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. // Có năm bên nam thắng, / có năm bên nữ thắng. // Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc vui cũng rất là vui. // Vui ở sự ganh đua, / vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội. //
Khoa học- Tiết 31
Không khí có những tính chất gì ? 
 I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và giãn ra.
- Nêu được một số ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe, ....
 GD ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ bầu không khí
 II. Chuẩn bị: 
- Hình trang 64, 65 SGK. (phóng to- nếu có thể).
- Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: 6 quả bóng bay với hình dạng khác nhau. Thun để buộc bóng. Bơm tiêm.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 phút
2 Phút
15 Phút
11 Phút
5 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi một vài HS Phát biểu định nghĩa về khí quyển?
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu mục đích yêu cầu bài học.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của không khí.
* Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi HS trả lời :
+ Em có nhìn thấy không khí không? Tại sao? 
+ Dùng mũi ngửi, dùng lưỡi nếm, em nhận thấy không khí có mùi, vị gì ? 
+ Đôi khi ta ngửi thấy một hương thơm hay một mùi khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không? Vì sao ?
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: Phát hiện không khí không có hình dạng nhất định.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Chơi thổi bóng 
+ Chia lớp thành 6 nhóm.
+ Phổ biến luật chơi: Các nhóm cùng có số bóng như nhau, cùng bắt đầu thổi bóng vào cùng một thời điểm. Nhóm nào thổi bóng xong trước, bóng đủ căng và không bị vỡ là thắng cuộc.
- HS đem bóng ra thổi, nhóm nào thổi được bóng bảo đảm các tiêu chuẩn đã nêu là thắng cuộc. 
Bước 2: Thảo luận:
- Gọi đại diện các nhóm lên mô tả hình dạng của các quả bóng vừa được thổi.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
Cái gì chứa trong quả bóng, và làm chúng có hình dạng như vậy? Không khí có hình dạng nhất định không?
- Các nhóm khác nhận xét và góp ý kiến.
- GV đánh giá nhận xét và kết luận.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: Biết không khí có thể bị nén lại và làm cho giãn ra; Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn: Chia nhóm yêu cầu HS đọc mục Quan sát tranh trang 65 SGK
Bước 2: Làm việc theo nhóm: HS quan sát hình vẽ và mô tả hiện tượng xảy ra ở hình 2b, 2c để đi đến kết luận. 
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bàykết quả làm việc của nhóm.
- Cho HS bơm thử ống tiêm để chứng minh tính chất này của không khí.
- GV hỏi: Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống? 
- Các nhóm khác nhận xét và góp ý kiến.
- GV đánh giá nhận xét và kết luận.
? Không khí có vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Vây chúng ta cần làm gì để bảo vệ bầu không khí ?
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài, xem bài sau: Không khí gồm những thành phần nào?
Làm thế nào để biết có không khí?
1. Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị:
- Mắt ta không nhìn thấy không khí vì không khí trong suốt và không màu.
- Không khí không mùi, không vị.
- Đó không phải là mùi của không khí vì không khí không có mùi và không vị.
Kết luận: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
2. Không khí không có hình dạng nhất định mà nó có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó:
Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó.
3. Không khí có thể bị nén hoặc bị làm giãn ra:
- Không khí có thể bị nén lại hoặc làm cho giãn ra.
- Làm bơm kim tiêm, bơm xa,
Toán- Tiết 76
Luyện tập
 I. Mục tiêu: 
- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
- Rèn kỹ năng giải toán có lời văn.
- Dành cho HS khá giỏi: Dòng 3 bài tập 1 và bài tập số 3, bài tập số 4.
 II. Chuẩn bị: Phấn màu.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
10 Phút
23 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng 
- 2 HS đọc chữa 
- HS nhận xét.
- GV chữa bài nhận xét cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1:
* Mục tiêu: HS nhớ lại được cách chia cho hai chữ số và cách tính trung bình cộng.
* Cách tiến hành:
- HS nêu cách chia cho số có hai chữ số gồm máy bước là những bước nào?
- HS nhắc lại cách tính trung bình cộng của hai hay nhiều số.
- HS nêu và nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Hoạt động 2: 
* Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức để giải các bài tập.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu rồi làm bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
- Dành cho HS khá giỏi dòng 3.
Bài 2: 
- HS đọc đề bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
Bài tập 3 (Dành cho HS khá giỏi):
- HS đọc đề bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
Bài tập 4(Dành cho HS khá giỏi):
- HS đọc đề bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài và làm bài tập trong vở bài tập trang 87 xem bài sau: Thương có chữ số 0.
Tính:
 37371 : 52 = 718 ( dư 35 )
 34290 : 16 = 2143 ( dư 2 )
- Gồm hai bước đặt tính và tính.
- Tính tổng các số và chia cho số các số hạng. 
Bài 1: Tính:
a. 4725 15 b. 35136 18
 22 315 171 1952
 75 93
 0 36
 0
 4674 82 18408 52
 574 57 280 354
 0 208
 0
 4935 44 17826 48
 53 112 342 371
 95 66
 7 18
Bài 2:
Số mét vuông nền nhà lát được là:
 1050 : 25 = 42( m2)
 Đ/S: 42 m2
Bài 3:
Trong 3 tháng đội đó làm được số sản phẩm là:
 855 + 920 + 1350 =3125 (sản phẩm)
Trung bình mỗi người làm được số sản phẩm là:
3125 : 25 = 125 (sản phẩm)
 Đ/S : 125 sản phẩm.
Bài tập 4:
Sai ở lần chia thứ hai vì 564 chia 67 được 7. Do đó có số dư (95) lớn hơn số chia (67). Từ đó dẫn đến kết quả phép chia (1714) là sai. 
Đạo đức- Tiết 16
Yêu lao động (tiết 1)
 I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nêu được lợi ích của lao động.
- Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
- Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
- Đối với HS khá giỏi: Biết ý nghĩa của lao động.
Rèn KNS cho HS: Kỹ năng xác định giá trị của lao động, kỹ năng xác định giá trị của bản thân để tham gia làm những công việc vừa sức ở nhà và ở trường.
 II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: SGK Đạo đức 4, Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ trò chơi đóng va ... c bông lớn vào lòng, em thấy rất dễ chịu.
- Em luôn mơ ước có những đồ chơi yêu thích. Em cũng mong muốn cho tất cả trẻ em trên thế giới đều có đồ chơi, vì chúng em sẽ rất buồn nếu cuộc sống thiếu đồ chơi.
Toán- Tiết 80
Chia cho số có ba chữ số (Tiếp theo)
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số (chia hết và chia co dư).
dành cho HS khá giỏi: .
 II. Chuẩn bị: Phấn màu.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
10 Phút
23 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng tính giá trị của hai biểu thức.
- HS khác nhận xét.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy bài mới:
1. Hình thành kiến thức cơ bản:
Hoạt động 1:
* Mục tiêu: HS nhận biết được và biết cách chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số.
* Cách tiến hành:
- HS lấy giấy nháp đặt tính rồi tính.
- 1 HS đứng tại chỗ thực hiện phép chia.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- Ước lượng thương:
 400 : 200 hay 4 : 2 = 2
- Có thể gọi 1 HS khác đứng lên tiếp tục thực hiện phép chia.
- Hướng dẫn cách ước lượng thương:
 250 : 200 hay 25 : 20
- Gọi tiếp 1 HS khác thực hiện phép chia.
- Hướng dẫn cách ước lượng thương:
 600 : 200 hay 6 : 2 = 3
- Nêu cách thử lại.
- Tiến hành tương tự như trên.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Hoạt động 2:
* Mục tiêu: HS biết vận dụng để thực hành các bài tập.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- HS đọc yêu cầu rồi làm bài.
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kquả
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài tập 2.
- HS đọc yêu cầu rồi làm bài.
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài.
- Dành cho HS khá giỏi ý b.
Bài 3 (Dành cho HS khá giỏi):
- HS nêu yêu cầu bài tập 3.
- HS đọc yêu cầu rồi làm bài.
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và làm bài tập trong vở bài tập trang 91 và xem lại sau: Luyện tập.
Tính có đặt tính:
 2001 : 130 = ?
a. Trường hợp chia hết:
 41535 : 195
* Đặt tính: 
41535
195
 0253
 0585
 00
213
* Tìm chữ số đầu tiên của thương:
- 415 chia 195 được 2, viết 2.
- 2 nhân 5 bằng 10,15 trừ 10 bằng 5, viết 5 nhớ 1.
- 2 nhân 9 bằng 18, thêm 1 bằng 19.
- 21 trừ 19 bằng 2, viết 2 nhớ 2.
- 2 x 1 = 2, thêm 2 bằng 4, 4 trừ 4 bằng 0, viết 0.
* Tìm chữ số thứ 2 của thương:
- Hạ 3.
- 253 chia 195 được 1, viết 1
- 1 nhân 5 bằng 5, 13 trừ 5 bằng 8, viết 8 nhớ 1.
- 1 x 9 = 9, 9 + 1 = 10, 15 - 10 = 5, viết 5 nhớ 1.
- 1 x 1 = 1, thêm 1 bằng 2, 2 trừ 2 bằng 0
* Tìm chữ số thứ 3 của thương:
- Hạ 5.
- 585 chia 195 được 3, viết 3
- 3 nhân 5 bằng 15; 15 trừ 15 bằng 0, viết 0 nhớ 1.
- 3 x 9 = 27, 27 + 1 = 28, 28 - 28 = 0, viết 0 nhớ 2.
- 3 x 1 = 3, thêm 2 bằng 5; 5 trừ 5 bằng 0.
Thử lại:
 213 x 195 = 41535
b. Trường hợp chia có dư:
 80120 : 245 = 327 (dư 5)
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a. 62321 307 b. 81350 187
 921 203 655 435
 0 940
 05
Bài 2: Tìm X:
a. X x 405 = 86265
 X = 86265 : 405 
 X = 213
b. 89658 : X = 293
 X = 89658 : 293
 X = 306
Bài 3:
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được là:
49410 :305 = 162 (sản phẩm)
 Đáp số:162 sản phẩm.
Địa lí- Tiết 16
THủ ĐÔ Hà NộI
 I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nêu được đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:
+ Thành phố Hà Nội là trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
+ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế của đất nước.
- Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ).
- HS khá giỏi: Dựa vào các hình 3, 4 trong SGK so sánh những điểm khácc nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, đường phố, ...)
 II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Bản đồ hành chính, giao thông VN, Bản đồ HN,Tranh, ảnh về HN
 2. Học sinh: SGK, VBT.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
10 Phút
13 Phút
10 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV nêu câu hỏi: Hãy kể tên các làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ? Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
- HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
* Mục tiêu: HS nhận biết được vị trí của thành phố Hà Nội.
* Cách tiến hành: 
GV giới thiệu: HN là thành phố lớn nhất của Miền Bắc.
- HS quan sát bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam kết hợp lược đồ trong SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ Chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội.
+ Hà Nội giáp với những tỉnh nào?
- HS lên bảng chỉ vị trí của HN 
- Lắng nghe, nhận xét bổ xung ý kiến cho học sinh. 
- GV nhận xét bổ sung và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 4.
* Mục tiêu: HS nhận biết được Hà Nội là thành phố cổ đang được phát triển. 
* Cách tiến hành:
- Dựa vào SGK và tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý:
+ Thủ đô Hà Nội còn có tên gọi nào khác? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi?
+ Kể tên một vài phố cổ ở Hà Nội? Khu phố cổ có đặc điểm gì?
+ Khu phố mới có đặc điểm gì? Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. 
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
* Mục tiêu: HS nhận biết được Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học, kinh tế lớn của cả nước. 
* Cách tiến hành:
Bước 1: HS các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận theo câu hỏi sau:
+ Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học ?
+ Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng,.ở Hà Nội?
Bước 2: HS trao đổi kết quả trước lớp.
- GV chốt: - Y/C HS trình bày kết quả.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và xem bài sau: Ôn tập học kỳ I. 
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
1. Hà Nội- thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ:
- Nằm ở Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
- Hà Nội được coi là đầu mối giao thông của Miền Bắc và cả nước và cả nước khác.
2. Thành phố cổ đang được phát triển:
- Hà nội có tên gọi khác là: đại La, Thăng Long, đông Đô, Đông Quan, ....
- Phố hàng bè, Phố hàng Cót, Phố Khâm Thiên, ...
- Các dị tích lịch sử: Văn Miếu Quốc Tử Giám, Chùa một Cột, ...
3. Hà Nội- trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước:
- Là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước.
- Có các trung tâm kinh tấ lớn: Công nghiệp, thương mại, giao thông, ..
- Có các viện nghiên cứu, trường đại Học, viện Bảo Tàng, ....
Kĩ thuật - Tiết 16
CắT, THÊU, thêu SảN PHẩM Tự CHọN (tiết 2)
 I. Mục tiêu: HS cần phải: Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kỹ năng cắt, khâu, thêu đã học.
- Không bắt buộc HS nam thêu.
- Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kỹ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS.
 II. Chuẩn bị: 
- Tranh quy trình thêu móc xích.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Bộ dụng cụ cắt thêu.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài
5 Phút
5 Phút
28 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập và các vật liệu cho bài học.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 
1. Ôn tập các bài đã học trong chương I:
Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: HS biết được các bài đã học ở chương I.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nhắc lại các mũi khâu, thêu đã học.
- GV đặt câu hỏi và gọi một số HS nhắc lại qui trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu; khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thuờng; khâu đột thưa; khâu đột mau; khâu đường viền gấp mép vải bằng mũi khâu đột; thêu lướt vặn, thêu móc xích.
- GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình để củng cố kiến thức cơ bản về cắt, khâu, thêu.
2. Tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn:
Hoạt động 2: 
* Mục tiêu: HS nhận biết tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.
* Cách tiến hành:
- GV nêu: Trong giờ học trước, các em đã ôn lại cách thực hiện các mũi khâu, thêu đã học. Sau đây, mỗi em sẽ tự chọn tiến hành cắt, khâu, thêu sản phẩm mình đã chọn.
- Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn lựa chọn sản phẩm: sản phẩm tự chọn được thực hiện bằng cách vận dụng những kĩ thuật cắt, khâu, thêu đã học.
- Tuỳ khả năng và ý thích các em có thể chọn một sản phẩm đơn giản như: 
- Chú ý thêu trang trí trước khi thêu phần thân túi.
+ Cắt, khâu, thêu sản phẩm khác váy liền áo cho búp bê, gối ôm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà xem lại bài và xem bài sau: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (Tiết 3).
- Khâu thường, khâu đột khâu đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích.
- Quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu; khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thuờng; khâu đột thưa; khâu đột mau; khâu đường viền gấp mép vải bằng mũi khâu đột; thêu lướt vặn, thêu móc xích 
+ Cắt, khâu, thêu khăn tay 
+ Cắt, khâu, thêu túi rút dây để đựng bút. Túi bằng mũi khâu thường hoặc khâu đột. 
sinh hoạt lớp
Tổng kết tuần 16
 I. Mục tiêu: 
- HS nhận biết được những ưu khuyết điểm của tuần trước để có hướng khắc phục trong tuần tới.
- HS biết được những công việc cần làm trong tuần tới
 II. Các hoạt động chủ yếu:
TG
HOAẽT ẹOÄNG CUÛA GV – HS
Nội dung
5
phút
10
phút
 2 phút
+HĐ1.
- Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp tuần 16
- GV nhận xét xếp loại thi đua từng tổ.
+ HĐ2.
- GV phổ biến nội dung công việc tuần 17
- HS lắng nghe và thực hiện trong tuần tới
+ HĐ3.Dặn dò chung
- Nhắc nhở hs chuẩn bị tố cho tuần tới
- Nhận xét giờ học.
1. Nhận xét:
- học tập:.
- chuyên cần:..
- vệ sinh:
- các hoạt động khác:.....
2. Nội dung tuần 17
Ký duyệt của Ban giám hiệu
..............................................................................................................................................
..
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
.. 
..
 Ngày 30 tháng 11 năm 2011.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16.doc