Giáo án các môn khối 4 - Tuần 15 năm 2009

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 15 năm 2009

Địa lí: Hoạt động sản xuất của người dân

ở đồng bằng Bắc Bộ (tiếp theo)

I.MỤC TIÊU :

* Kiến thức: Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ.

* Kĩ năng: Dựa vào ảnh, miêu tả cảnh chợ phiên.

* Thái độ:- Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân .

* HS khá giỏi: Biết khi nào một làng trở thành làng ghề.

 Biết quy trình sản xuất đồ gốm.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh, ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ (HS và GV sưu tầm).

 

doc 36 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 15 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Ngày soạn: 30/11/2009	Ngày dạy: Thứ tư ngày 2/12/2009
 Thứ năm ngày 3/12/2009
Địa lí: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN 
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (TIẾP THEO)
I.MỤC TIÊU :
* Kiến thức: Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ.
* Kĩ năng: Dựa vào ảnh, miêu tả cảnh chợ phiên.
* Thái độ:- Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân .
* HS khá giỏi: Biết khi nào một làng trở thành làng ghề.
 Biết quy trình sản xuất đồ gốm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Tranh, ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ (HS và GV sưu tầm).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
2.Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ .
- Mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ có thuận lợi và khó khăn gì cho việc trồng rau xứ lạnh .
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
 - GV ghi tựabài lên bảng. 
b.Giảng bài: 
3/.Nơi có hàng trăm nghề thủ công :
 * Hoạt động 1: Làm việc nhóm 6
- GV cho HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh SGK và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý sau:
+ Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ? (Nhiều hay ít nghề, trình độ tay nghề, các mặt hàng nổi tiếng, vai trò của nghề thủ công )
+ Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết ?
+ Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công ?
- GV nhận xét và nói thêm về một số làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ .
 GV: Để tạo nên một sản phẩm thủ công có giá trị, những người thợ thủ công phải lao động rất chuyên cần và trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau theo một trình tự nhất định .
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân 
- GV cho HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng và trả lời câu hỏi :
+ Hãy kể tên các làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của người dân ĐB Bắc Bộ mà em biết .
+ Quan sát các hình trong SGK em hãy nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm .
- GV nhận xét, kết luận: Nói thêm một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất gốm là tráng men cho sản phẩm gốm. Tất cả các sản phẩm gốm có độ bóng đẹp phụ thuộc vào việc tráng men.
- GV yêu cầu HS kể về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi em đang sống .
4/.Chợ phiên:
 * Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm 4
- GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh để thảo luận các câu hỏi :
+ Chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hóa bán ở chợ ) .
+ Mô tả về chợ theo tranh, ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hóa nào ?
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
 GV: Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có nhiều mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân.
4.Củng cố :
- GV cho HS đọc phần bài học trong khung .
- Cho HS điền quy trình làm gốm vào bảng phụ .
5.Dặn dò:
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Thủ đô Hà Nội”.
- Nhận xét tiết học .
- HS trả lời câu hỏi .
- HS khác nhận xét .
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS thảo luận nhóm .
- HS đại diện các nhóm trình bày kết quả .
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trình bày kết quả quan sát :
 + Làng Bát Tràng, làng Vạn phúc, làng Đồng Kị 
 + Nhào đất tạo dáng cho gốm, phơi gốm, nung gốm, vẽ hoa văn 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Vài HS kể .
- HS thảo luận .
- HS trình bày kết quả trước lớp.
- HS khác nhận xét.
- 3 HS đọc .
- HS trả lơì câu hỏi .
- HS cả lớp .
	-------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 16
Ngày soạn: 8/12/2009	Ngày dạy: Thứ tư ngày 9/12/2009
 Thứ năm ngày 10/12/2009
Địa lí Bài 15 THỦ ĐÔ HÀ NỘI 	
I.MỤC TIÊU :
* Kiến thức: - HS biết : Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:
+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
+ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.
+ Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ.
* Kĩ năng: - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội .
 - Một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học .
 * Thái độ: - Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các bản đồ : Hành chính, giao thông VN.
- Bản đồ Hà Nội (nếu có) .
- Tranh, ảnh về Hà Nội (sưu tầm)
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
2.Kiểm tra bài cũ:- Em hãy mô tả quy trình làm ra một sản phẩm gốm .
- Nêu đặc điểm chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ.
 GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới : Giới thiệu bài: 
1/.Hà Nội –thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ:
 * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV nói: Hà Nội là thành phố lớn nhất của miền Bắc .
- GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hành chính,giao thông, VN treo tường kết hợp lược đồ trong SGK, sau đó:
+ Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội .
+ Trả lời các câu hỏi:
 Hà Nội giáp với những tỉnh nào ?
 Từ Hà Nội có thể đi đến những tỉnh khác bằng các loại giao thông nào ?
 Cho biết từ tỉnh (thành phố ) em ở có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện giao thông nào ?
 GV nhận xét, kết luận.
2/.Thành phố cổ đang ngày càng phát triển:
 * Hoạt động 2: Làm việc nhóm 6
- HS dựa vào tranh, ảnh và SGK thảo luận theo gợi ý:
+ Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi ?
+ Khu phố cổ có đặc điểm gì? (ở đâu?tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?)
+ khu phố mới có đặc điểm gì? (Nhà cửa, đường phố )
+ Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội .
- GV giúp HS hoàn thiện phần trả lời và mô tả thêm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Hà Nội .
- GV treo bản đồ và giới thiệu cho HS xem vị trí khu phố cổ, khu phố mới 
 3/.Hà Nội –trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước:
* Hoạt động3: Làm việc nhóm bàn
- Cho HS dựa vào tranh, ảnh, SGK thảo luận theo câu hỏi :
- Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
+ Trung tâm chính trị .
+ Trung tâm kinh tế lớn .
+ Trung tâm văn hóa, khoa học .
- Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng  của Hà Nội .
 GV nhận xét và kể thêm về các sản phẩm công nghiệp ,các viện bảo tàng (Bảo tàng HCM, bảo tàng LS, Bảo tàng Dân tộc học ) .
 GV treo BĐ Hà Nội và cho HS lên tìm vị trí một số di tích LS, trường đại học, bảo tàng, chợ, khu vui chơi giải trí  và gắn các ảnh sưu tầm lên bản đồ .
4.Củng cố :- GV cho HS đọc bài học trong khung .
- GV cho HS chơi một số trò chơi để củng cố bài.
5.Dặn dò, Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài tiết sau: “Thành phố Hải Phòng”.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS quan sát bản đồ.
- HS lên chỉ bản đồ.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- Các nhóm trao đổi thảo luận .
- HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình .
- Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát bản đồ .
- HS thảo luận và đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình .
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- HS lên chỉ BĐ và gắn tranh sưu tầm lên bản dồ.
-3 HS đọc bài .
-HS chơi trò chơi.
- HS cả lớp.
	------------------------------------------------------------------------- 
Tuần 17
Ngày soạn: 15/12/2009	Ngày dạy: Thứ tư ngày 16/12/2009
 Thứ năm ngày 17/12/2009
Tiết 17 ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU
- Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc , trang phục và hoạt động sản xuất của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.
* GDBVMT: Giáo dục bảo vệ môi trường thiên nhiên, chống lũ lụt.
- Biết vận dụng kiến thức vào trong đời sống.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:HS hát .
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả lời câu hỏi 2, 3 cuối bài 15.
- GV nhận xét.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: - GV ghi tựabài lên bảng. 
 b.Hướng dẫn ôn tập 
* Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi sau:
+ Đồng bằng Bắc Bộ do sông nào bồi đắp nên?
+ Nêu đặc điểm địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ?
+ Qua bài ngươì dân ở đồng bằng Bắc Bộ em rút ra nội dung ghi nhớ gì?
* Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi sau:
+ Em hãy kể tên một số cây trồng, vật nuôi chính của đồng bằng Bắc Bộ ?
+ Em hãy kể tên một số nghề thủ công của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ ?
+ Mô tả quy trình làm ra một sản phẩm gốm.
+ Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
* GV yêu cầu HS thuộc ngay tại lớp.
* Hoạt động cả lớp
+ Hỏi: Qua bài Thủ đô Hà Nội em rút ra nội dung ghi nhớ gì?
4. Củng cố, dặn dò.- GV tổng kết giờ ôn tập.
- Về nhà học thuộc bài.
- Chuẩn bị giấy để tiết sau các em kiểm tra HKI.
- Nhận xét tiết học.
-2 HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
- HS nhắc lại.
- HS thảo luận tìm ra câu trả lời.
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi với nhau tìm câu trả lời.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- HS nêu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
	==============================================
Tuần 18
Tiết 18 KIỂ ... ồ .
+ Tìm trên lược đồ nơi có các mỏ dầu của nước ta 
- Cho HS dựa vào kênh chữ trong SGK, bản đồ trả lời các câu hỏi sau:
+ Vùng biển nước ta có đặc điểm gì?
+ Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta?
- Gọi HS trình bày kết quả. 
- GV mô tả, cho HS xem tranh, ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm về vai trò của Biển Đông đối với nước ta.
2/.Đảo và quần đảo :
* Hoạt động2 : Làm việc cả lớp 
- GV chỉ các đảo, quần đảo trên Biển Đông và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo?
+ Biển của nước ta có nhiều đảo, quần đảo không?
+ Nơi nào trên nước ta có nhiều đảo nhất?
- GV nhận xét phần trả lời của HS.
* Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm bàn : 
 - Yêu cầu HS dựa vào tranh, ảnh, SGK, thảo luận các câu hỏi sau:
- Nêu đặc điểm của các đảo ở Vịnh Bắc Bộ.
- Các đảo, quần đảo ở miền Trung và biển phía nam nước ta có những đảo lớn nào?
- Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì?
- Gọi HS trình bày kết quả. 
- GV nhận xét và cho HS xem ảnh các đảo, quần đảo, mô tả thêm về cảnh đẹp về giá trị kinh tế và hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo của nước ta.
4.Củng cố : 
- Gọi HS đọc bài học trong SGK.
- Nêu vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta.
- Gọi HS lên chỉ bản đồ và mô tả về vùng biển của nước ta.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài ở nhà: “Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển VN”.
- HS hát .
- HS trả lời .
- HS nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- HS quan sát 
- 2 HS trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung .
- HS trình bày.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS khác nhận xét.
- HS ngồi cùng bàn, trao đổi, thảo luận .
- HS trình bày.
- 2 HS đọc.
- HS nêu.
- 1 HS lên chỉ và mô tả.
- Cả lớp, lắng nghe về nhà thực hiện.
Tuần 33
Tiết 33 Bài 30 
 KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN
 Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I.MỤC TIÊU :
 Học xong bài này, HS biết:
- Vùng biển nước ta có nhiều hải sản, dầu khí; Nước ta đang khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía nam và khai thác cát trắng ở ven biển.
- Nêu thứ tự tên các công việc trong quá trình khai thác mà sử dụng hải sản của nước ta.
- Chỉ trên bản đồ VN vùng khai thác dầu khí, đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta.
- Một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển.
- Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan, nghỉ mát ở vùng biển.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
- Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp VN.
- Tranh, ảnh về khai thác dầu khí; Khai thác và nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường biển.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động dạy
1/.Ổn định: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
2/.Kiểm tra bài cũ :
- Hãy mô tả vùng biển nước ta .
- Nêu vai trò của biển, đảo và các quần đảo đối với nước ta .
- GV nhận xét, ghi điểm .
3/.Bài mới :
a/.Giới thiệu bài:
 - GV ghi tựa bài lên bảng 
b.Giảng bài: 
- GV hỏi: Biển nước ta có những tài nguyên nào? Chúng ta đã khai thác và sử dụng như thế nào?
1/.Khai thác khoáng sản :
* Hoạt động 1: Làm việc theo cặp: 
- Yêu cầu HS dựa vào SGK, tranh, ảnh trả lới các câu hỏi sau:
+ Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển VN là gì?
+ Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển VN? Ở đâu? Dùng để làm gì?
+ Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó.
- Gọi HS trình bày kết quả trước lớp. 
- GV nhận xét: Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc và chế biến dầu.
2/.Đánh bắt và nuôi trồng hải sản :
* Hoạt động2: Làm việc theo nhóm 4
- GV Yêu cầu các nhóm dựa vào tranh, ảnh, bản đồ, SGK thảo luận theo gợi ý:
+ Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản.
+ Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ.
+ Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản?
- Gọi các nhóm trình bày kết quả lần lượt theo từng câu hỏi, chỉ trên bản đồ vùng đánh bắt nhiều hải sản.
- GV mô tả thêm về việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản của nước ta. Có thể cho HS kể những loại hải sản mà các em đã trông thấy hoặc đã được ăn.
4/.Củng cố : 
- GV gọi HS đọc bài trong khung.
- Theo em, nguồn hải sản có vô tận không ?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên đó ?
5/. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài và chuẩn bị tiết sau “Tìm hiểu địa phương”.
- HS chuẩn bị .
- HS trả lời .
-HS nhắc lại.
- HS trả lời .
- 2 HS trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi.
- HS các nhóm trình bày kết quả .
- Nhóm khác nhận xét.
- 4 HS tạo thành một nhóm trao đổi,thảo luận ghi kết quả vào phiếu.
- HS các nhóm lần lượt trình bày kết quả 
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc
- HS trả lời.
- HS cả lớp.
Tuần 34
Tiết 34 Bài 32 	 
 ÔN TẬP ĐỊA LÍ
I/.MỤC TIÊU :
 Học xong bài này, HS biết:
 - Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi- păng; ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, các ĐB duyên hải miền Trung; Các Cao Nguyên Tây Nguyên và các TP đã học trong chương trình.
 - So sánh hệ thống hóa ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ và dải ĐB duyên hải miền Trung.
 - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của các TP đã học.
II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
 - Bản đồ hành chính VN.
 - Phiếu học tập có in sẵn bản đồ trống VN.
 - Các bản hệ thống cho HS điền.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động dạy
1.Ổn định: Cho HS hát .
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu những dẫn chứng cho biết nước ta rất phong phú về biển .
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ .
- GV nhận xét, ghi điểm.
3/.Bài mới :
a/.Giới thiệu bài: 
- GV ghi tựa bài lên bảng 
b/.Giảng bài: 
* Hoạt động1 : Làm việc cả lớp: 
- Gọi HS chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN:
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, ĐB Bắc Bộ, Nam Bộ và các ĐB duyên hải miền Trung; Các Cao Nguyên ở Tây Nguyên.
+ Các TP lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP HCM, Cần Thơ.
- Biển đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
- GV nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2 :Làm việc theo nhóm 
- GV phát cho mỗi nhóm một bảng hệ thống về các TP như sau:
Tên TP
Đặc điểm tiêu biểu
Hà Nội
Hải Phòng
Huế
Đà Nẵng
Đà Lạt
TP HCM
Cần Thơ
- GV Yêu cầu HS các nhóm thảo luận và hoàn thiện bảng hệ thống trên. Cho HS lên chỉ các TP đó trên bản đồ.
4/.Củng cố : 
 - GV hỏi lại kiến thức vừa ôn tập .
5/. Dặn dò:
- Nhận xét, tuyên dương .
- Chuẩn bị tiết sau ôn tập tiếp theo .
- Cả lớp.
- HS trả lời .
- HS khác nhận xét.
- Một số HS lên chỉ BĐ.
- HS cả lớp nhận xét .
- HS thảo luận và điền vào bảng hệ thống .
- HS trả lời .
- Cả lớp.
 Bài 33 ÔN TẬP ĐỊA LÍ(Tiếp theo) I/.MỤC TIÊU :
- Như tiết 32.
II/.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -Như tiết 32.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động dạy
1/.Ổn định:
2/.Kiểm tra bài cũ :
 GV nhận xét về tiết ôn tập trước .
3/.Bài mới :
a/.Giới thiệu bài: 
- GV ghi tựa bài lên bảng 
b/.Giảng bài: 
* Hoạt động1:Làm việc cá nhân
- GV cho HS kể tên một số dân tộc sống ở:
a/ Dãy núi Hoàng Liên Sơn. b/ Tây Nguyên.
c/ Đồng Bằng Bắc Bộ. d/ Đồng Bằng Nam Bộ.
đ/ Các ĐB duyên hải miền Trung.
- GV yêu cầu HS trao đổi và trình bày kết quả trước lớp. 
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS làm bài tập 4/ SGK trang 155.
* Chọn ý em cho là đúng:
- Dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi. 
d/Cao nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc.
- Tây Nguyên là xứ sở của :
b/ Các cao Nguyên có độ cao khác nhau như sân cao , sân thấp.
- Đồng bằng lớn nhất nước ta là :
b/ Đồng bằng Nam Bộ.
- Nơi có nhiều đất mặn ,đất phèn nhất là :
b/ Đồng bằng Nam Bộ.
- GV yêu cầu HS trao đổi kết quả và chuẩn bị đáp án chuẩn xác.
* Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
- Yêu cầu HS làm bài tập 5 trong SGK: đọc và ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sau cho phù hợp.
- GV cho HS ghép theo cặp và trả lới đáp án.
+1 ghép với b. + 2 ghép với c. + 3 ghép với a.
+4 ghép với d. + 5 ghép với e. + 6 ghép với d.
- GV nhận xét kết quả phần trình bày của HS.
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm: 
- GV cho các nhóm thảo luận câu hỏi sau: Em hãy kể một số hoạt động khai thác tài nguyên biển ở nước ta.
- Gọi HS trình bày kết quả của nhóm mình. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
4/.Củng cố : 
- GV chuẩn bị vài bài tập cho HS điền .
5/. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Về xem lại bài và chuẩn bị Kiểm tra định kì Địa lí(cuối học kì II)
- HS lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau kể .
- HS khác nhận xét.
- HS chọn ý đúng.
- HS nhận xét, bổ sung.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và cùng nhau ghép .
- HS nối tiếp nhau trình bày kết quả.
- HS thảo luận nhóm và trả lời .
- HS trình bày kết quả . 
- HS cả lớp . 
 Tuần 35 
 Tiết 35 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ ĐỊA LÍ(CUỐI HỌC KÌ II) 
	 Đề do ban chuyê

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN DIA LI LOP 4 CA NAM.doc