I. MỤC TIÊU :
- Kiến thức: Giúp HS hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông .
- Kĩ năng Biết đọc , viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông ; biết 1 km2 = 1 000 000 m2 và ngược lại . Biết giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích : cm2 , dm2 , m2 , km2 .
- Thái độ Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh , ảnh chụp cánh đồng , khu rừng hoặc mặt hồ , vùng biển
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : Hát .
2. Bài cũ : Kiểm tra học kì I .
- Nhận xét về bài kiểm tra đã làm .
3. Bài mới : Ki-lô-mét vuông .
a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
b) Các hoạt động :
Tuần :tiết:.. Toán (tiết 91) KI-LÔ-MÉT VUÔNG Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200 I. MỤC TIÊU : - Kiến thức: Giúp HS hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông . - Kĩ năng Biết đọc , viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông ; biết 1 km2 = 1 000 000 m2 và ngược lại . Biết giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích : cm2 , dm2 , m2 , km2 . - Thái độ Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh , ảnh chụp cánh đồng , khu rừng hoặc mặt hồ , vùng biển III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : Hát . 2. Bài cũ : Kiểm tra học kì I . - Nhận xét về bài kiểm tra đã làm . 3. Bài mới : Ki-lô-mét vuông . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Thời lượng HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Giới thiệu ki-lô-mét vuông . MT : Giúp HS nắm biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông . Cách tiến hành Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Giới thiệu : Để đo diện tích lớn như diện tích thành phố , khu rừng người ta thường dùng đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông . - Dựa vào ĐDDH có hình ảnh là một hình vuông cạnh dài 1 km , giúp HS quan sát , hình dung về diện tích của khu rừng hoặc cánh đồng đó . Từ đó , GV giới thiệu : Ki-lô-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 km . - Giới thiệu cách đọc , viết đơn vị km2 . - Giới thiệu : 1 km2 = 1 000 000 m2 . Hoạt động lớp . - Theo dõi , trả lời khi cần . Hoạt động 2 : Thực hành . MT : Giúp HS làm được các bài tập . Cách tiến hành Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 , 2 : + Chữa bài và kết luận chung . Nhấn mạnh các lỗi thường gặp khi đọc , viết hoặc đổi các đơn vị đo diện tích cho HS . + Lưu ý các phép chuyển đổi đơn vị đo diện tích ở cột đầu tiên và cột thứ hai của bài 2 nói lên quan hệ giữa các đơn vị km2 với m2 và m2 với dm2 . - Bài 3 : + Nhận xét và kết luận . - Bài 4 : + Gợi ý hướng giải bài toán : @ Để đo diện tích phòng học , người ta thường sử dụng đơn vị nào ? @ Đo diện tích một quốc gia thường sử dụng đơn vị nào ? @ Từ đó gợi ý đổi các số đo theo đơn vị đo thích hợp để so sánh và tìm đáp số của bài toán . Hoạt động lớp . - Đọc kĩ từng câu của bài rồi tự làm . Sau đó , trình bày kết quả . - Những em khác nhận xét . - Tự làm rồi trình bày bài giải . GIẢI Diện tích khu rừng hình chữ nhật : 3 x 2 = 6 (km2) Đáp số : 6 km2 - Đọc kĩ đề bài và tự làm bài . a) Diện tích phòng học là 40 m2 . b) Diện tích nước VN là 330 991 km2 . 4. Củng cố : - Các nhóm cử đại diện thi đua đổi các số đo ở bảng . - Nêu lại định nghĩa về ki-lô-mét vuông . IV. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học . - Làm các bài tập tiết 91 sách BT . v Rút kinh nghiệm: Tuần :tiết:.. Tập đọc BỐN ANH TÀI Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200 I. MỤC TIÊU : Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Cầu Khây , tinh thông , yêu tinh . Hiểu nội dung truyện ( phần đầu ) : Ca ngợi sức khỏe , tài năng , lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây . -Kĩ năng: Đọc đúng các từ ngữ , câu , đoạn , bài . Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước , Móng Tay Đục Máng . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh ; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng , sức khỏe , nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 cậu bé . - Thái độ: Giáo dục HS có ý thức làm việc nghĩa . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa bài đọc SGK . - Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : Hát . 2. Bài cũ : Tiết 1 . - Nhận xét việc kiểm tra đọc HKI . 3. Bài mới : Bốn anh tài . a) Giới thiệu bài : - Giới thiệu 5 chủ điểm của sách TV II : Đây là những chủ điểm phản ánh những phương diện khác nhau của con người . + Người ta là hoa đất : giúp HS hiểu biết về năng lực , tài trí của con người . + Vẻ đẹp muôn màu : biết rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên , đất nước , biết sống đẹp . + Những người quả cảm : có tinh thần dũng cảm . + Khám phá thế giới : ham thích du lịch , thám hiểm . + Tình yêu cuộc sống : lạc quan , yêu đời . - Giới thiệu tranh minh họa chủ điểm Người ta là hoa đất : Những người bạn nhỏ tượng trưng hoa của đất đang nhảy múa , hát ca . - Giới thiệu truyện đọc Bốn anh tài : Ca ngợi 4 thiếu niên có sức khỏe và tài ba hơn người đã biết kết hợp nhau lại làm việc nghĩa . b) Các hoạt động : Thời lượng HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Luyện đọc . MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài . Cách tiến hành , giảng giải , thực hành . - Có thể chia bài thành 5 đoạn : ( Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn ) - Kết hợp giới thiệu : + Tranh minh họa để HS nhận ra từng nhân vật . + Ghi bảng các tên riêng . - Đọc diễn cảm cả bài . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt . - Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . - Luyện đọc theo cặp . - Vài em đọc cả bài . Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . MT : Giúp HS cảm thụ cả bài . Cách tiến hành Đàm thoại , giảng giải , thực hành . - Sức khỏe và tài năng của Cầu Khây có gì đặc biệt ? - Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ? - Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai ? - Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ? - Tìm chủ đề truyện . Hoạt động nhóm . - Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài . - Đọc 6 dòng đầu . - Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết 9 chõ xôi , 10 tuổi sức đã bằng trai 18 . 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ , có lòng thương dân , có chí lớn , quyết trừ diệt cái ác . - Yêu tinh xuất hiện , bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang , nhiều nơi không còn ai sống sót . - Đọc đoạn còn lại . - Cùng 3 người bạn : Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước , Móng Tay Đục Máng . - Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc , Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước , Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng . - Đọc lướt toàn truyện . - Truyện ca ngợi sức khỏe , tài năng , nhiệt thành làm việc nghĩa , cứu dân lành của 4 anh em Cầu Khây . Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm . MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài . Cách tiến hành: Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với diễn biến truyện . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Ngày xưa yêu tinh . + Đọc mẫu đoạn văn . + Sửa chữa , uốn nắn . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - 5 em tiếp nối nhau đọc bài . + Luyện đọc diễn cảm theo cặp . + Thi đọc diễn cảm trước lớp . 4. Củng cố : - Nêu lại ý chính của truyện . - Giáo dục HS có ý thức làm việc nghĩa . IV. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà tập kể lại chuyện cho người thân nghe . v Rút kinh nghiệm: Tuần :tiết:.. Thủ công GIEO HẠT GIỐNG RAU , HOA Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200 I. MỤC TIÊU : - Kiến thức: Biết được các bước và yêu cầu của từng bước gieo hạt rau , hoa . - Kĩ năng Làm được công việc gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất . - Thái độ Có ý thức tiết kiệm hạt giống , yêu thích lao động . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Vật liệu và dụng cụ : + Một số loại hạt giống rau , hoa hoặc đậu . + Túi bầu hoặc hộp nhựa , hộp sắt . + Dầm xới , cuốc , bát đựng hạt giống . + Đất đã lên luống . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : Hát . 2. Bài cũ : Thử độ nảy mầm của hạt giống rau , hoa (tt) . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : Gieo hạt giống rau , hoa . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Thời lượng HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kĩ thuật gieo hạt . MT : Giúp HS nắm quy trình kĩ thuật gieo hạt . Cách tiến hành Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu các bước trong quy trình kĩ thuật gieo hạt và gợi ý để các em giải thích tại sao phải chọn hạt giống , làm nhỏ đất khi chuẩn bị gieo hạt - Nhận xét câu trả lời và giải thích : + Chọn hạt giống để có được hạt giống tốt đen gieo , đảm bảo số hạt nảy mầm nhiều và mầm cây khỏe ; đồng thời loại bỏ những hạt bị sâu bệnh , mối mọt , lép . + Làm nhỏ đất và san phẳng mặt luống để giúp hạt nảy mầm dễ dàng , không bị đọng nước . Nếu gieo hạt theo rạch thì dùng cuốc đánh thành những rạch ngang trên luống cách đều nhau . Tùy theo kích thước hạt đem gieo to hay nhỏ và khoảng cách thích hợp cho cây phát triển mà đánh rạch nông hay sâu , khoảng cách giữa các rạch rộng hay hẹp . - Treo tranh , hướng dẫn HS quan sát và nêu các bước gieo hạt . - Nhận xét và giải thích thêm : + Gieo đều hạt trên luống , trên rạch để đảm bảo khoảng cách cho hạt nảy mầm và phát triển thành cây con . Nếu gieo hạt theo hốc thì mỗi hốc gieo 2 , 3 hạt để đề phòng có hạt không nảy mầm được . Khi hạt phát triển thành cây con sẽ chọn và giữ lại cây khỏe , loại bỏ cây yếu . + Phủ lớp đất mỏng lên hạt sau khi gieo để hạt không bị khô và đảm bảo có đủ nhiệt độ , độ ẩm cho hạt nảy mầm . Lớp đất ... gì ? - Nhắc HS : Ghi tên bài vào giữa dòng ; khi chấm xuống dòng , chữ cái đầu nhớ viết hoa , viết lùi vào 1 ô li ; chú ý ngồi viết đúng tư thế . - Đọc từng câu cho HS viết . - Đọc lại toàn bài . - Chấm , chữa bài . - Nêu nhận xét chung . Hoạt động lớp , cá nhân . - Theo dõi . - Đọc thầm lại đoạn văn , chú ý những chữ cần viết hoa , những từ ngữ dễ viết sai và cách trình bày . - Ca ngợi Kim tự tháp Ai Cập là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại . - Viết bài vào vở . - Soát lại bài . - Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau . - Đối chiếu SGK , tự sửa những chữ viết sai ở lề trang vở . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả . MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . Cách tiến hành: Động não , đàm thoại , thực hành . - Bài 2 : + Nêu yêu cầu BT . + Dán lên bảng 3 , 4 tờ phiếu đã viết nội dung bài ; phát bút dạ ; mời 3 , 4 em lên bảng thi làm bài tiếp sức . - Bài 3 : ( lựa chọn ) + Nêu yêu cầu BT . + Dán 3 băng giấy đã viết sẵn nội dung BT ; mời 3 em lên bảng thi làm bài . Hoạt động lớp , nhóm . - Đọc thầm đoạn văn , làm bài vào vở . - Đọc lại đoạn văn đã điền hoàn chỉnh . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - Sửa bài theo lời giải đúng . - Làm bài vào vở . - Từng em đọc kết quả . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - Sửa bài theo lời giải đúng . 4. Củng cố : - Chấm bài , nhận xét . - Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt . IV. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học . - Nhắc HS ghi nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai . v Rút kinh nghiệm: Tuần :tiết:.. Tập làm văn (tiết 38) LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200 I. MỤC TIÊU : - Kiến thức: Củng cố nhận thức về 2 kiểu kết bài : mở rộng và không mở rộng trong bài văn tả đồ vật . - Kĩ năng Thực hành viết kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật . - Thái độ Giáo dục HS yêu thích việc viết văn . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bút dạ , một số tờ giấy trắng để HS làm BT2 . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : Hát . 2. Bài cũ : Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật . - 2 em đọc các đoạn mở bài trực tiếp , gián tiếp của bài văn miêu tả cái bàn học tiết trước . 3. Bài mới : Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Thời lượng HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện tập . MT : Giúp HS làm được các bài tập . Cách tiến hành Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : + Dán lên bảng tờ giấy đã viết sẵn 2 cách kết bài . + Nhắc lại 2 cách kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện . Hoạt động lớp , cá nhân . - 1 em đọc nội dung BT . - Vài em nhắc lại kiến thức về 2 cách kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện . - Đọc thầm bài Cái nón , suy nghĩ , làm việc cá nhân . - Phát biểu ý kiến . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập (tt) . MT : Giúp HS làm được các bài tập . Cách tiến hành Thực hành , giảng giải , đàm thoại . - Bài 2 : + Phát bút dạ , giấy trắng cho vài em . + Nhận xét . + Cho điểm . Hoạt động lớp , cá nhân . - 1 em đọc 4 đề bài . - Cả lớp suy nghĩ , chọn đề bài miêu tả ( thước kẻ , bàn học , trống trường ) . - Một số em phát biểu . - Cả lớp làm bài vào vở . mỗi em viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật mình đã chọn . - Tiếp nối nhau đọc bài viết của mình . - Những em làm bài trên giấy dán bài ở bảng lớp , đọc đoạn kết bài đã viết . - Cả lớp nhận xét , sửa chữa , bình chọn bạn viết kết bài hay nhất . 4. Củng cố : - Thu bài cả lớp , chấm điểm . - Giáo dục HS yêu thích việc viết văn . IV. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu những HS viết đoạn kết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn viết . Dặn HS chuẩn bị giấy , bút để làm bài kiểm tra viết miêu tả đồ vật trong tiết sau . v Rút kinh nghiệm: Tuần :tiết:.. Toán (tiết 95) LUYỆN TẬP Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200 I. MỤC TIÊU : - Kiến thức: Giúp HS hình thành công thức tính chu vi hình bình hành . - Kĩ năng Biết vận dụng công thức tính chu vi , diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên quan . - Thái độ Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phấn màu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : Hát . 2. Bài cũ : Diện tích hình bình hành . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : Luyện tập . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Thời lượng HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Củng cố cách tính diện tích hình bình hành . MT : Giúp HS vận dụng cách tính diện tích hình bình hành vào việc giải các bài tập . Cách tiến hành Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : - Bài 2 : Hoạt động lớp . - Nhận dạng các hình : chữ nhật , bình hành , tứ giác ; sau đó nêu tên các cặp cạnh đối diện trong từng hình . - Vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành khi biết độ dài đáy và chiều cao rồi viết kết quả vào các ô trống tương ứng . - Cả lớp tự làm bài , 2 em đọc kết quả từng trường hợp . - Những em khác nhận xét , kết luận . Hoạt động 2 : Giới thiệu cách tính chu vi hình bình hành . MT : Giúp HS nắm cách tính chu vi hình bình hành và vận dụng được vào các bài tập Cách tiến hành Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 3 : Vẽ hình bình hành ở bảng , giới thiệu cạnh của hình bình hành lần lượt là a , b rồi viết công thức tính chu vi hình bình hành : P = ( a + b ) x 2 - Bài 4 : Hoạt động lớp . - Một số em đọc lại công thức trên . - Phát biểu : Muốn tính chu vi hình bình hành , ta lấy tổng độ dài hai cạnh nhân với 2 . - Aùp dụng tính tiếp phần a , b . - Đọc đề , tự giải vào vở . - Trình bày bài giải . GIẢI Diện tích của mảnh đất : 40 x 25 = 1000 (dm2) Đáp số : 1000 dm2 4. Củng cố : - Các nhóm cử đại diện thi đua tính chu vi , diện tích hình bình hành ở bảng . - Nêu lại cách tính chu vi , diện tích hình bình hành . IV. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học . - Làm các bài tập tiết 95 sách BT . v Rút kinh nghiệm: Tuần:tiết:.. Khoa học (tiết 38) GIÓ NHẸ , GIÓ MẠNH . PHÒNG CHỐNG BÃO Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200 I. MỤC TIÊU : - Kiến thức: Giúp HS gió thổi nhẹ hoặc mạnh cùng hiện tượng bão trong tự nhiên . - Kĩ năng Phân biệt được gió nhẹ , gió khá mạnh , gió to , gió dữ . Nói về những thiệt hại do giông , bão gây ra và cách phòng chống bão . - Thái độ Yêu thích tìm hiểu khoa học . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hình trang 76 , 77 SGK . - Phiếu học tập đủ dùng cho mỗi nhóm . - Sưu tầm các hình vẽ , tranh ảnh về các cấp gió , những thiệt hại do giông , bão gây ra . - Sưu tầm hoặc ghi lại những bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : Hát . 2. Bài cũ : Tại sao có gió ? - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : Gió nhẹ , gió mạnh . Phòng chống bão . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Thời lượng HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Tìm hiểu về một số cấp gió . MT : Giúp HS phân biệt được gió nhẹ , gió khá mạnh , gió to , gió dữ . Cách tiến hành Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Giới thiệu về người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia sức gió thổi thành 13 cấp độ , kể cả cấp 0 ( lặng gió ) . - Chia lớp thành các nhóm nhỏ , phát phiếu học tập cho các nhóm . - Chữa bài theo nội dung đã soạn sẵn về các cấp gió SGV trang 141 . Hoạt động nhóm . - Các nhóm quan sát hình vẽ và đọc các thông tin ở trang 76 SGK rồi hoàn thành bài tập trong phiếu . - Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập . - Đại diện các nhóm trình bày . Hoạt động 2 : Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão . MT : Giúp HS nói về những thiệt hại do dông , bão gây ra và cách phòng chống bão Cách tiến hành Trực quan , đàm thoại , giảng giải . Hoạt động nhóm . - Quan sát hình 5 , 6 và nghiên cứu mục BaÏn cần biết để trả lời các câu hỏi : + Nêu các dấu hiệu đặc trưng cho bão . + Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão . Liên hệ thực tế địa phương . - Đại diện các nhóm trình bày kết quả kèm hình vẽ , tranh ảnh về các cấp gió ; về những thiệt hại do dông , bão gây ra và các bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão sưu tầm được . Hoạt động 3 : Trò chơi Ghép chữ vào hình . MT : Củng cố hiểu biết của HS về cấp độ của gió : gió nhẹ , gió khá mạnh , gió to , gió dữ . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Đưa 4 hình minh họa các cấp độ của gió trang 76 đã vẽ sẵn kèm lời ghi chú vào các phiếu rời . Hoạt động nhóm . - Các nhóm thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp . Nhóm nào làm nhanh và đúng là thắng cuộc . 4. Củng cố : - Nêu ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học . IV. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học . - Học thuộc ghi nhớ ở nhà . v Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: