Giáo án các môn khối 4 - Tuần 2 - Trường tiểu học Hải Ninh

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 2 - Trường tiểu học Hải Ninh

 I. MỤC TIÊU:

- Giọng đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài ở phần Chú giải.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.

- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. (trả lời các câu hỏi trong Sách giáo khoa).

- Học sinh khá, giỏi chọn dúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lý do vì sao lựa chọn (câu hỏi 4).

KNS: - Thể hiện sự cảm thông

 -Xác định giá trị

-Thể hiện sự cảm thông

 

doc 29 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1053Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 2 - Trường tiểu học Hải Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 2
 THỨ HAI Ngày soạn: 23 / 8 /2014
 Ngày giảng: 25 / 8 /2014
1.TẬP ĐỌC: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (TT)
 I. MỤC TIÊU:
- Giọng đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài ở phần Chú giải.	
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh. 	
- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. (trả lời các câu hỏi trong Sách giáo khoa).
- Học sinh khá, giỏi chọn dúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lý do vì sao lựa chọn (câu hỏi 4).
KNS: - Thể hiện sự cảm thông
 -Xác định giá trị
-Thể hiện sự cảm thông
-Xác định giá trị
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Tranh minh hoạ 
 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ: Gọi 3 em đọc bài Mẹ ốm.
+. Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?
B. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.
 HĐ1: Luyện đọc 
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài ( 2 lượt).
- GV theo dõi và sửa sai phát âm cho HS, đồng thời khen những em đọc đúng để các em khác noi theo.
- Sau lượt đọc thứ nhất, cho HS đọc lượt thứ 2, HS đọc thầm phần giải nghĩa trong SGK. GV Kết hợp giải nghĩa thêm:
” sừng sững”: là dáng một vật to lớn, đứng chắn ngang tầm nhìn.
 “ lủng củng” : là lộn xộn, nhiều, không có trật tự ngăn nắp, dễ đụng chạm.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi 1 – 2 HS đọc cả bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
HĐ2: Tìm hiểu bài: 
 + Đoạn 1:” 4 dòng đầu”.
- Trận mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
- Với trận địa mai phục đáng sợ như vậy bọn nhện sẽ làm gì?
 -Nêu ý 1?
 - Giáo viên chốt ý ,ghi bảng 
+ Đoạn 2:” 6 dòng tiếp theo”.
- Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai?( lời lẽ thách thức “ chóp bu bọn này,ta” để ra oai.
- Thái độ bọn nhện ra sao khi gặp Dế Mèn?
 -Nêu ý 2 ?
 + Đoạn 3:” phần còn lại”.
- Dế Mèn nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải
- Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn, bọn nhện đã hành động như thế nào? 
. -Nêu ý3 ?
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 4 trong SGK, thảo luận theo nhóm 2 và trả lời câu hỏi.
 - Yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn rút ra đại ý, giáo viên bổ sung chốt đại ý.
Nội dung :Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm. 
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm (Đoạn 2).
- GV đọc mẫu đoạn văn trên. 
- Gọi HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
- Gọi một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV theo dõi, uốn nắn.
HĐ4: Củng cố - Dặn dò
- Qua bài học hôm nay, em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
- GV kết hợp giáo dục HS. Nhận xét tiết học.
-Về nhà luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài sau 
3HS đọc và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe và nhắc lại đề bài.
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
- Nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK.
- Thực hiện đọc ( 4 cặp), lớp theo dõi, nhận xét.
1-2 em đọc, cả lớp theo dõi. 
- Thực hiện đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Nối tiếp nhau trả lời.
-2-3 học sinh trả lời. 
Ý 1 :Cảnh trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ.
- HS trả lời.
Ý 2 : Dế Mèn ra oai với bọn nhện.
-Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Ý 3 : Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải.
- Thực hiện, sau đó đại diện của một vài nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Vài em nhắc lại nội dung chính.
- 4 HS thực hiện đọc. 
- 1 học sinh đọc, các nhóm thực hiện thảo luận.
 - Lần lượt 4 em đứng lên đọc bài.
- HS lắng nghe.
- HS tự liên hệ bản thân.
- Lắng nghe, ghi nhận.
- Nghe và ghi bài.
2. TOÁN: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
 I. MỤC TIÊU :
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề: 10 đơn vị=1 chục, 10 chục=1 trăm, 10 trăm=1 nghìn, 10 nghìn = 1chục nghìn, 10 chục nghìn = 1trăm nghìn 
- Biết đọc và viết các số có đến 6 chữ số .
- Làm tốt các bài tập1, 2, 3, 4 (a, b)
 -Bồi dưỡng lòng say mê học toán.
- GD các em có ý thức cẩn thận, tính tự giác cao.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 GV : Các hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.
 HS : Kẻ sẵn khung 2 trong sách trang 9 vào nháp.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
 H OẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ: Gọi 3 học sinh thực hiện bài 3 SGK
B. Bài mới: 
- Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1 : Tìm hiểu hàng và lớp. Giới thiệu cách đọc, viết các số có 6 chữ số.
- Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn.:
+ Yêu cầu HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
-Giới thiệu số có 6 chữ số.
10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn.
1 trăm nghìn viết 100 000
- Giới thiệu cách đọc,viết các số có 6 chữ số.
+ Yêu cầu nhóm 2 em hoàn thành bảng 2 theo nhóm
- GV chốt cách đọc, viết các số có 6 chữ số
HĐ 2: Thực hành
- Y/C HS vận dụng kiến thức đã học làm bài1 (b), 2 và 3,4 vào vở.
- Theo dõi và giúp đỡ thêm cho học sinh.
- Gọi lần lượt từng em lên bảng sửa bài.
- Chấm và nhận xét, sửa bài ở bảng 
 * GV lưu ý : Kĩ năng đọc, viết số của HS
C. Củng cố -Dặn dò: Gọi 1 học sinh nhắc lại cách đọc, viết các số có sáu chữ số.
	+ Giáo viên nhận xét tiết học.
 3 em lên bảng.
 Nhận xét, chữa bài 
 Từng em nêu,1 em làm ở bảng.
 Lắng nghe
- Nhắc lại Nhóm 2 em thực hiện.
Cả lớp cùng thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
 Theo dõi, lắng nghe vài lần 
l lượt nhắc lại theo bàn.
 HS làm, chữa bài - củng cố 
kiến thức
HS nêu
3.THỂ DỤC : GV CHUYÊN DẠY 
4. CHÍNH TA: ( Nghe viết) MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC 
 I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nghe - viết chính xác , trình bày đúng đoạn văn Mười năm cõng bạn đi học.
- Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm đầu, vần dễ lẫn: s/x, ăng/ăn.
- Viết rõ ràng, có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Bảng phụ viết sẵn đoạn bài tập.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐÔNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ : 
- GV đọc cho 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết nháp những tiếng có âm đầu là l/n, ang/an trong BT2 tiết trước.
- Nhận xét và sửa sai.
B.Bài mới Giới thiệu bài- Ghi đề.
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết.
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc đoạn viết chính tả 1 lượt
- Tìm những tên riêng cần viết hoa trong bài?
b) Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm những tiếng, từ khó trong đoạn viết?
- GV nêu thêm một số tiếng, từ mà lớp hay viết sai.	
- Gọi HS nhận xét, phân tích sửa sai.
 - Gọi 1 HS đọc lại những từ viết đúng trên bảng.
c) Viết chính tả:
- GV hướng dẫn cách viết và trình bày.
-Lưu ý HS hạn chế sai chính tả
d) Chấm chữa bài:
.- Chấm 7-10 bài - yêu cầu HS sửa lỗi. 
HĐ2 : Luyện tập
 - Yêu cầu cả lớp đọc thầm truyện vui Tìm chỗ ngồi , suy nghĩ làm bài tập vào vở. 
- Yêu cầu học sinh đọc kết quả bài làm, thực hiện chấm đúng / sai.
Bài 2 : 
Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn:
Lời giải: Lát sau, rằng, phải chăng, xin bà, băn khoăn, không sao, để xem. 
Bài 3 : 
- Cho HS thi giải câu đố nhanh và viết đúng : viết vào bảng con ( bí mật lời giải)
- Cho HS giơ bảng con.
 Một số em đọc lại câu đố và lời giải.
HĐ3.Củng cố - Dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
- Về nhà sửa lỗi sai, chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết nháp.
- Đổi nháp chấm cho nhau.
- Lắng nghe.
1 em đọc, lớp theo dõi, đọc thầm theo.
-Vinh Quang, Chiêm Hoá, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh, 
- 2-3 em nêu: vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt, tuyển, .
- 2 HS viết bảng, dưới lớp viết nháp.
-Thực hiện phân tích trước lớp, sửa nếu sai.
- Theo dõi.
-Viết bài vào vở.
- HS đổi vở soát bài, báo lỗi.
- 1HS nêu yêu cầu, cả lớp đọc thầm truyện vui Tìm chỗ ngồi , suy nghĩ làm bài tập vào vở. 
- Lần lượt đọc kết quả bài làm, nhận xét.
- HS làm bài theo 2 dãy lớp. HS dãy này đọc câu đố a, HS dãy kia trả lời nhanh và viết đúng đáp án ra bảng con.
- Theo dõi.
- Lắng nghe và ghi nhận.
5.Ðạo đức : TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( T2)
 I. Mục tiêu: 
1 - Kiến thức & Kĩ năng: - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập .
-Biết được : Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh .
 - Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập .
2 - Giáo dục:
*Kĩ năng sống : - Tự nhận thức về sự trung thực trong học tập bản thân.
- Bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập.
 - Làm chủ bản thân trong học tập.
*HT và làm theo tấm gương ĐĐHCM : 
 - Trung thực trong HT chính là thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy .
 - Bồi dưỡng tác phong chuẩn mực trong giao tiếp. 
B. CHUẨN BỊ:GV : - Tranh, ảnh phóng to tình huống trong SGK.
 - Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
HS : - Nhóm chuẩn bị tiểu phẩm về chủ đề bài học.
 - Sưu tầm mẩu chuyện về chủ đề bài học.
C. LÊN LỚP:
I. Kiểm tra bài cũ : (3’)Trung thực trong học tập 
HS trả lời câu hỏi :	
- Thế nào là trung thực trong học tập ?
- Vì sao cần trung thực trong học tập ?
	GV nhận xét, cho điểm.
II.Bài mới :(27’)
Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài mới: 
2.Các hoạt động:
- Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm BT 3
- Chia nhóm và giao việc *KNS
 Tiểu kết: Biết đồng tình , ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.( HT và làm theo tấm gương ĐĐHCM - Trung thực trong HT chính là thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy . )
c - Hoạt động 2 : Trình bày tư liệu đã sưu tầm được ( bài tập 4 SGK ) 
- Yêu cầu HS thảo luận : Em nghĩ gì về những mẫu chuyện , tấm gương đó ?
 Tiểu kết : Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập . Chúng ta cần học tập các bạn đó.
d - Hoạt động 4 : Tiểu phẩm* KNS : 
- Giải quyết vấn đề .
-Yêu cầu HS trình bày, giới thiệu tiểu phẩm về trung thực trong học tập 
 Cho HS thảo luận lớp :
-Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem ?
- Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không ? Vì sao ?
- Nhận xét chung
 Tiểu kết : HS có hành vi trung thực trong học tập.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày lớp trao đổi chất vấn, nhận xét, bổ sung.
Kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống :
- Nhóm trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị về chủ đề bài học.
- HS thảo luận , tr ...  đồ hình 1, xác định đỉnh núi Phan-xi-păng & cho biết độ cao của nó.
Yêu cầu HS quan sát hình 2 (hoặc tranh ảnh về đỉnh núi Phan-xi-păng), mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng .
GV giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
-Tổng kết: Mô tả đỉnh núi Phan – xi – păng.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc mục 2 trong SGK & cho biết khí hậu Hoàng Liên Sơn .
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời
- GV gọi 1 HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường.
-Tổng kết: Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, địa hình, khí hậu). Mô tả đỉnh núi Phan – xi – păng.
 Hoạt động cả lớp
- HS xác định vị trí, lớp dựa vào kí hiệu để tìm vị trí của dãy núi Hồng Liên Sơn ở lược đồ hình 1.
HS dựa vào kênh hình & kênh chữ ở trong SGK để trả lời các câu hỏi.
HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
HS chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn & mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, chiều dài, độ cao, đỉnh, sườn & thung lũng của dãy núi Hoàng Liên Sơn
HS làm việc trong nhóm theo các gợi ý
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
HS các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HS đọc thầm mục 2 trong SGK & cho biết khí hậu ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn như thế nào?
HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Việt Nam.
HS trả lời các câu hỏi ở mục 2 
Dãy núi Hoàng Liên Sơn khí hậu lạnh quanh năm. Sa Pa có khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh đẹp nên đã trở thành một nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía Bắc.
4. Củng cố : (3’)- GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình & khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn.
	- GV cho HS xem một số tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn & giới thiệu thêm về dãy núi Hoàng Liên Sơn: Tên của dãy núi được lấy theo tên của cây thuốc quý mọc phổ biến ở vùng này là Hoàng Liên. Đây là dãy núi cao nhất Việt Nam & Đông Dương (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia).
5. Nhận xét - Dặn dò : (1’)-Nhận xét lớp. 
-Sưu tầm tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và Sa Pa 
-Chuẩn bị bài: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
Tiết 4: KĨ THUẬT
 BÀI 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU ( Tiết 2 )
A. MỤC TIÊU :
1 - Kiến thức & kĩ năng : - HS biết được đặc điểm , tác dụng và cách sử dụng , bảo quản những vật liệu , dụng cụ đơn giản để cắt , khâu , thêu 
 - Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và gút chỉ . 2 - Giáo dục :- Gíao dục HS có ý thức thực hiện an toàn LĐ . 
B. CHUẨN BỊ :
- Mẫu vải và chỉ khâu , chỉ thêu các màu ; Kim ; Kéo ; Khung thêu cầm tay ; Phấn màu ; 
 - Thước dẹt , thước dây , đê , khuy cài , khuy bấm ; 1 số sản phẩm may , khâu , thêu . 
C. LÊN LỚP : 
I .Bài cũ:(3’) -Ta chọn loại vải thế nào để dùng học ?
 - Chỉ khâu như thế nào là phù hợp ?
II .Bài mới:(27’)
Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1.Giới thiệu bài:
2.Phát triển:
*Hoạt động 1:Hướng dẫn hs tim hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim
 -Yêu cầu hs quan sát hình 4 và các mẫu kim khâu, kim thêu cỡ to, cỡ vừa, cỡ nhỏ để trả lời các câu hỏi trong SGK.
-Bổ sung cho hs những đặc điểm của kim khâu, kim thêu khác nhau.
-Yêu cầu hs quan sát hình 5a, 5b, 5c để nêu cách xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ. Sau đó chỉ định hs thao tác mẫu.
-Nhận xét và bổ sung. Thực hiện thao tác minh hoạ.
*Hoạt động 2:Hs thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ 
-Cho hs tự thực hành, Gv kiểm tra giúp đỡ.
*Hoạt động 3:Hướng dẫn hs quan sát nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác 
-Đưa ra các dụng cụ và yêu cầu hs nêu tên và tác dụng của chúng.
4.Củng cố - Dặn dò:(2’)
Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
-Hs quan sát các thao tác của GV.
-Quan sát và thao tác mẫu.
-Thực hành.
-Thước may:dùng để đo vải và vạch dấu trên vải.
-Thước dây:làm bằng vải tráng nhựa, dài 150 cm, dùng để đo các số đo trên cơ thể
-Khung thêu cầm tay:Gồm hai khung tròn lồng vào nhau. Khung tron to có vít để điều chỉnh có tác dụng giữ cho vải căng khi thêu.
-Khuy cài, khuy bấm:dùng để đính vào nẹp áo, quần và nhiều sản phẩm may mặc khác.
-Phấn may: dúng để vạch dấu trên vải.
SINH HOẠT: SINH HOẠT ĐỘI
 I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá các hoạt động tuần qua, đề ra kế hoạch tuần tới.
- Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể.
- GDHS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể cao.
 II.TIẾN TRÌNH SINH HOẠT.
 A Ổn định lớp
 B. Đánh giá các hoạt động tuần qua
-Chi đội trưởng đánh giá -Cả lớp nhận xét, bình chọn
-GV nhận xét chung
a) Hạnh kiểm:
- Các em có tư tưởng đạo đức tốt.
- Đi học chuyên cần, biết giúp đỡ bạn bè.
b) Học tập:
- Các em có ý thức học tập tốt, hoàn thành bài trước khi đến lớp.
- Truy bài 15 phút đầu giờ tốt
c) Các hoạt động khác:
- Tham gia sinh hoạt đội, sao đầy đủ. 
 - Củng cố tổ chức mạng lưới cán sự đội
 - HD cách theo dõi, học nội quy của đội
C. Kế hoạch tuần 3:
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp qui định của trường, lớp.
- Thực hiện tốt Đôi bạn học tập để giúp đỡ nhau cùng tiếnbộ.
- Thu nộp các khoản tiền theo quy định của nhà trường. Đặc biệt là Bảo hiểm.-
 - Luôn có ý thức hưởng ứng phong trào “Vở sạch – Chữ đẹp”
. 
ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN VIẾT BÀI I
 I. MỤC TIÊU:
- Học sinh viết đúng và đẹp Bài 1 ở vở Luyện chữ đẹp
- Rèn kỹ năng viết đúng và trình bày rõ ràng cho học sinh.
- Giáo dục cho các em ý thức giữ vở sạch, viết 
 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ: Ổn định nề nếp lớp
2. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài: 
HĐ2: Tìm hiểu nội dung đoạn viết:
- Yêu cầu học sinh đọc bài.
-Nêu nội dung chính của bài?
HĐ3: Hướng dẫn viết bài:
- Hướng dẫn học sinh viết một số từ khó vào bảng con
- Hướng dẫn học sinh nhận xét kiểu chữ viết, khoảng cách , trình bày.
- Lưu ý học sinh viết đúng kiểu chữ, chú ý tư thế ngồi viết, cách đặt vở, cầm bút...
- Chấm một số bài & hướng dẫn chữa lỗi.
HĐ4: Tổ chức trò chơi:
 Thi viết đúng chính tả
HĐ5:Củng cố dặn dò:
 - Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
Học sinh lắng nghe.
Hai em đọc
Học sinh nêu nội dung chính của bài.
Học sinh tự tìm các từ khó viết trong bài
Học sinh viết bảng con 
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh tự chữa lỗi của mình
HS tham gia chơi
Nhận xét kết quả
Học sinh ghi nhớ.
BD- PĐ TIẾNG VIỆT: LUYỆN TẬP LÀM VĂN
 I. MỤC TIÊU
 -HS thực hành vận dụng kiến thức đã học để xây dựng nhân vật trong một bài văn cụ thể
- Luyện kể câu chuyện theo dàn ý đã dược sắp xếp hợp lý. Phân tích được hành động của nhân vật để thể hiện tích cách nhân vật đó.
- Giáo dục cho các em có ý thức học tập
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV	
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Luyện tập
 -GV cho HS tự làm bài vào vở
 -Em hãy điền tên nhân vật ( bà lão hoặc nàng tiên) vào trước hành động thích hợp và sắp xếp các hành động ấy theo ND câu chuyện Nàng Tiên Ốc 
a) Bà lão bỗng thấy một chuyện kì lạ : từ trong chum nước một  bước ra.
b)  động lòng thương ốc nên không nỡ bán mà thả vào chum nước.
c)  hiểu ra mọi chuyện và đập vỡ vỏ ốc để nàng tiên không thể trở lại vỏ ốc nữa. 
d) Từ đó và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau như hai mẹ con.
e)  quyết định rình xem người tốt bụng nào đã giúp mình.
g)  bắt được con ốcvỏ biêng biếc xanh với những đường vân mềm mại.
h) Ngày xưa, có một  rất nghèo không nơi nương tựa, sống bằng nghề mò cua bắt ốc.
 i) Mấy ngày liền  thấy những điều khác lạ : nhà cửa sạch bong, lợn được cho ăn, cơm nước tinh tươm, vườn rau sạch cỏ.
k) Giữa đường đi làm  quay về nấp sau cánh cửa.
m) giật mình định chui vào vỏ ốc nhưng nó đã vỡ tan.
 -GV cho HS phân tích hành động của nhân vật để làm rõ tính cách của nhân vật
*HS khá giỏi: Luyện kể chuyện theo dàn ý đã sắp xếp
-GV bổ sung, lưu ý thêm
HĐ2: Củng cố –Dặn dò
Dặn chuẩn bị bài tuần sau
Học sinh tự làm bài vào vở
-HS chọn từ thích hợp để diền vào cho thích hợp
Lưu ý cách viết đúng câu văn 
HS trả lời- Nêu vì sao chọn cách làm đó
( Xếp lại: d, c, e, h, b, i, đ, g, k, a)
HS thực hiện -Nhận xét
HS kể chuyện
HS lắng nghe
ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC
 I.MỤC TIÊU:
- Học sinh đọc đúng bài tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
- Rèn kỹ năng luyện đọc đúng và đọc diễn cảm, biết cách đọc bài phù hợp với ND bài - -- -Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 HĐ1: Giới thiệu bài: 
HĐ2: Luyện đọc và trả lời câu hỏi
- Yêu cầu học sinh tự luyện đọc theo nhóm.
 - Giáo viên gọi học sinh luyện đọc theo đoạn, cả bài và trả lời câu hỏi
Lưu ý khi HS đọc xong cho HS khác nhận xét cách đọc của bạn
HĐ2: Thi đọc diễn cảm
Mỗi nhóm chọn 1 bạn thi đọc diễn cảm
Giáo viên cùng học sinh nhận xét và ghi điểm cho từng nhóm.
HĐ3.Củng cố dặn dò: 
- Em học tập được điều gì qua học các bài này
 - Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh luyện đọc theo nhóm.
Học sinh đọc bài.
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi
HS nhận xét
Học sinh thi đọc diễn cảm
Cả lớp bình chọn
Học sinh suy nghĩ và trả lời các câu hỏi.
Học sinh ghi nhớ.
BD – PĐ TIẾNG VIỆT: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 I. MỤC TIÊU:
-Củng cố và hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm Thương người như thể thương thân.
- Rèn cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức làm đúng bài tập.
- Giáo dục cho các em có ý thức học tập tốt.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV	
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: HS làm bài tập
 -GV cho HS tự làm bài vào vở
 -GV theo dõi giúp đỡ thêm HS yếu
 Bài 1: Cho các từ: nhân đạo, nhân chứng, nhân hậu, nhân loại, nhân viên, nhân tài, nhân ái, nhân đức. 
a) Trong những từ trên, từ nào tiếng nhân có nghĩa là người?
 b) Trong những từ trên, từ nào tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người?
Bài 2: Đặt câu với 1 từ ở bài tập 1
GV nhắc HS trình bày cách viết câu
Bài 3: Đánh dấu nhân vào trước thành ngữ, tục ngữ khuyên ta biết thương yêu đoàn kết:
 Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
 Lá rụng về cội
 Môi hở răng lạnh
 Ở hiền gặp lành
*HS khá giỏi:
Bài 4: Điền từ phù hợp với nghĩa từ vào ô tương ứng
 Nghĩa của từ Từ
a) Giúp đỡ để làm giảm 
 bớt khó khăn cho người khác
 b) Có lòng thương người, 
 ăn ở có tình nghĩa
c) Giúp đỡ và che chở 
với tất cả tình thương
- GV nhắc HS hiểu nghĩa của từ
HĐ2: Củng cố –Dặn dò
Học sinh tự làm bài vào vở
-HS chọn từ thích hợp để xếp vào nhóm từ cho đúng
 HS trả lời- Nêu vì sao chọn cách làm đó
Học sinh tự làm bài- nối tiếp đọc câu vừa đặt
Học sinh trả lời và nêu cách làm
HS khá giỏi nêu từ cần điền
HS ghi nhận

Tài liệu đính kèm:

  • doclop4t2.doc