Giáo án các môn khối 4 - Tuần 27 năm 2014

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 27 năm 2014

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

- Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh chân dung Cô- péc- ních, Ga- li- lê trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 33 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1011Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 27 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai, ngày 10 tháng 3 năm 2014
TẬP ĐỌC
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh chân dung Cô- péc- ních, Ga- li- lê trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’ Ga- vrốt ngoài chiến luỹ
 * Ga- vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1’
 Cô- péc- ních là nhà thiên văn học Ba Lan. Năm 1543, ông đã cho xuất bản 1 cuốn sách chứng minh rằng trái đất là hành tinh quay xung quanh mặt trời. Phát hiện của ông có được mọi người chấp nhận hay không? Điều gì đã xảy ra. Để biết điều đó, chúng ta cùng đi vào bài TĐ Dù sao trái đất vẫn quay.
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
HĐ1: Luyện đọc. 8’
GV hoặc HS đọc mẫu rồi hướng dẫn chia đoạn: 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu  chúa trời.
+ Đoạn 2: Tiếp theo  bảy chục tỉnh.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó: 
- GV giải nghĩa một số từ khó:
- GV đọc diễn cảm cả bài.
- Cần đọc với giọng kể rõ ràng chậm rãi.
- Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: trung tâm, đứng yên, bãi bỏ, sai lầm, sửng sốt, tà thuyết,...
HĐ2:Tìm hiểu bài:13’
 * Ý kiến của Cô- péc- ních có điều gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
* Ga- li- lê viết sách nhằm mục đích gì?
* Vì sao toà án lúc đó xử phạt ông?
* Lòng dũng cảm của Cô- péc- ních và Ga- li- lê thể hiện ở chỗ nào?
HĐ3: Đọc diễn cảm:5’
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 2.
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Theo dõi, uốn nắn 
+ Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố: 5’
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? Nêu ý nghĩa bài học?
5. Dặn dò: 1’
HS học bài và Chuẩn bị bài “Con sẻ”
Nhận xét tiết học
* Ga- vrốt ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn cho nghĩa quân vì Ga- vrốt nghe Ăng- giôn- rắc nói nghĩa quân sắp hết đạn.
- HS đọc bài học
- HS lắng nghe.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
- HS đọc từ khó.
+ HS luyện đọc câu văn dài
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2.
- HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Đọc thầm đoạn 1 để trả lời các câu hỏi:
- Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô- péc- ních đã chứng minh ngược lại.
- HS đọc thầm đoạn 2.
* Ga- li- lê viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô- péc- ních.
* Toà án xử phạt Ga- li- lê vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược với những lời phán bảo của Chúa trời.
- HS đọc thầm đoạn 3.
* Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó nguy hại đến tính mạng. Vì bảo vệ chân lí khoa học, nhà bác học Ga- li- lê đã phải sống trong cảnh tù đày.
- HS đọc toàn bài.
+ Luyện đọc theo nhóm đôi
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Bình chọn người đọc hay.
 Ý nghĩa: Bài văn ca ngợi nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
TOÁN (Tiết 131)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Rút gọn được phân số.
- Nhận biết được phân số bằng nhau.
- Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.
* Bài 1, bài 2, bài 3
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ có ghi đề bài tập 2, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định: Hát vui
2 ) Kiểm tra bài cũ:
- Cho 2 em lên bảng thực hiện lại bài tập 4 của tiết trước.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
3 ) Bài mới:
a) Giáo viên giới thiệu:
Hôm nay chúng ta học bài: “Luyện tập chung”
b) Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả làm bài trước lớp.
Bài 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh nhân 3 phân số với nhau rồi cho học sinh làm vào vở.
Bài 3:
- Giáo viên chấm vở 10 em, các em khác đổi chéo để kiểm tra bài lẫn nhau.
4. Củng cố:
- Nội dung tiết học hôm nay là gì?
- Muốn nhân 3 phân số với nhau, em thực hiện như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh làm các bài tập phụ bằng cách thi đua: Ai nhanh, đúng?
5. Dặn dò:
- Về nhà làm lại các bài tập mà em làm chưa hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị trước bài: Ôn tập giữa học kì II.
- Giáo viên nhận xét tiết học và tuyên dương những em học tốt.
- Cho 1 em nhắc lại tựa bài và tất cả ghi vào vở.
Nêu yêu cầu của bài rồi tự làm vào vở bài tập.
- 4 em lần lượt nêu ý kiến về 4 phép tính trong bài: 
- Các em tự làm vào vở.
ĐẠO ĐỨC (Bài 12)
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
* Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
II. CHUẨN BỊ:
- SGK Đạo đức 4.
- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
- Phiếu điều tra (theo mẫu bài tập 5)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 2
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Bài cũ: 5’
+ Em có suy nghĩ gì về những khó khăn và thiệt hại mà các nạn nhân đã phải hứng chịu do chiến tranh và thiên tai gây ra?
+ Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1’
Chúng ta cần thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: “Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo”. GV ghi đề.
b. Hướng dẫn thực hành:
HĐ1: Thảo luận nhóm đôi (BT4- T.39):
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV kết luận:
+ b, c, e là việc làm nhân đạo.
+ a, d không phải là hoạt động nhân đạo.
HĐ2: Xử lí tình huống (BT2- T/38- 39):
- GV chia 2 nhóm và giao cho mỗi nhóm HS thảo luận 1 tình huống.
òNhóm 1:
a/. Nếu trong lớp em có bạn bị liệt chân.
òNhóm 2:
b/. Nếu gần nơi em ở có bà cụ sống cô đơn, không nơi nương tựa.
- GV kết luận:
HĐ3: Thảo luận nhóm (BT5 - SGK/39):
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- GV kết luận:
 Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, cách tham gia hoạn nạn bằng những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
ïKết luận chung:
- GV mời 1- 2 HS đọc to mục “Ghi nhớ” –SGK/38.
4.Củng cố - Dặn dò:3’
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
- HS thực hiện dự án giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn đã xây dựng theo kết quả bài tập 5.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
+ Học phải chịu nhiều thiệt thòi về cuộc sống như: đi lại học tập,...
- HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp 
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận.
- Theo từng nội dung, đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến.
+ Tình huống a: Có thể đẩy xe lăn giúp bạn (nếu bạn có xe lăn),quyên góp tiền giúp bạn mua xe (nếu bạn có xe và có nhu cầu ),
+ Tình huống b: Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc lặt vặt thường ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân, nấu cơm, thu dọn nhà cửa
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu điều tra theo mẫu.
- Đại diện từng nhóm trình bày. 
- Cả lớp trao đổi, bình luận.
- HS lắng nghe.
- HS đọc ghi nhớ.
- Cả lớp thực hiện.
Thứ ba, ngày 11 tháng 3 năm 2014
KHOA HỌC (Tiết 53)
CÁC NGUỒN NHIỆT
I. MỤC TIÊU: 
- Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.
- Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. Ví dụ: theo dõi khi đun nấu; tắt bếp khi đun xong,
II. CHUẨN BỊ:
- Hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp (nếu là trời nắng).
- Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột như sau:
Những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nhiệt
Cách phòng tránh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1.Khởi động:1’
 2.Kiểm tra bài cũ: 5’ Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
 + Cho ví dụ về vật cách nhiệt, vật dẫn nhiệt và ứng dụng của chúng trong cuộc sống.
- Nhận xét câu trả lời cùa HS và cho điểm.
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:1’
 Một số vật có nhiệt độ cao dùng để tỏa nhiệt cho các vật xung quanh mà không bị lạnh đi được gọi là nguồn nhiệt. Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu về các nguồn nhiệt, vai trò của chúng đối với con người và những việc làm phòng tránh rủi ro, tai nạn hay tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt.
b. Tìm hiểu bài:
HĐ1: Các nguồn nhiệt và vai trò của chúng
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi.
- Yêu cầu: Quan sát tranh minh hoạ, dựa vào hiểu biết thực tế, trao đổi, trả lời các câu hỏi sau:
+ Em biết những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh?
+ Em biết gì về vai trò của từng nguồn nhiệt ấy?
- Gọi HS trình bày. GV ghi nhanh các nguồn nhiệt theo vai trò của chúng: đun nấu, sấy khô, sưởi ấm. 
+ Các nguồn nhiệt thường dùng để làm gì?
 + Khi ga hay củi, than bị cháy hết thì còn có nguồn nhiệt nữa không?
GV bổ sung:Khí Biôga (khí sinh học) là một loại khí đốt, được tạo thành bởi cành cây, rơm rạ, phân,  được ủ kín trong bể, thông qua quá trình lên men. Khí Biôga là nguồn năng lượng mới, hiện nay đang được khuyến khích sử dụng rộng rãi.
- Kết luận: Các nguồn nhiệt là:
 + Ngọn lửa của các vật bị đốt cháy như que diêm, than, củi, dầu, nến, ga,  giúp cho việc thắp sáng và đun nấu.
 + Bếp điện, mỏ hàn điện, lò sưởi điện đang hoạt động giúp cho việc sưởi ấm, nấu chín thức ăn hay làm nóng chảy một vật nào đó.
 + Mặt Trời luôn tỏa nhiệt làm nóng nhiều vật. Mặt Trời là nguồn nhiệt quan trọng nhất, không thể thiếu đối với sự sống và hoạt động của con người, động vật, thực vật. Trải qua hàng ngàn, hàng vạn năm Mặt Tời vẫn không bị lạnh đi.
HĐ2: Cách phòng tránh những rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt
+ Nhà em sử dụng những nguồn nhiệt nào?
 + Em còn biết những nguồn nhiệt nào khác?
- Cho HS hoạt động nhóm 4 HS.
- Phát phiếu học tập và bút dạ cho từng nhóm.
- Yêu cầu: Hãy ghi những rủi ro, nguy hiểm và cách phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn điện.
- GV đi giúp đỡ các nhóm, nhắc nhở để bảo đàm HS nào cũng hoạt động.
- Gọi HS báo cáo kết quả làm việc. Các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh vào 1 tờ phiếu để có 1 tờ phiếu đúng, nhiều cách phòng tránh.
- Nhận xét, kết luận về phiếu đúng.
Những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nhiệt - Cách phòng tránh
- Bị cảm nắng –(Đội mũ, đeo kính khi ra đường. Kh ... p trên.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, ghi các ý kiến đã thống nhất vào giấy.
* Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm thì:
+ Gió sẽ ngừng thổi.
+ Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá.
+ Nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy mà sẽ đóng băng.
+ Không có mưa.
+ Không có sự sống trên Trái Đất.
+ Không có sự bốc hơi nước, chuyển thể của nước.
+ Không có vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 
2. Những biện pháp chống nóng, chống rét cho người, TV, ĐV
- Hoạt động trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
+ Kết quả thảo luận tốt là:
+ Biện pháp chống rét cho vật nuôi: cho vật nuôi ăn nhiều bột đường, chuồng trại kín gió, dùng áo rách, vỏ bao tải làm áo cho vật nuôi, không thả rông vật nuôi ra đường.
+ Biện pháp chống nóng cho vật nuôi: cho vật nuối uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát, làm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
+ Biện pháp chống nóng cho người: bật quạt điện, ở nơi thoáng mát, tắm rửa sạch sẽ, ăn những loại thức ăn mát, bổ, uống nhiều nước hoa quả, mặc quần áo mỏng, 
+ Biện pháp chống rét cho người: sưởi ấm, nơi ở kín gió, ăn nhiều chất bột đường, mặc quần áo ấm, luôn đi giày, tất, găng tay, đội mũ len, 
+ Biện pháp chống nóng cho cây: tưới nước vào buổi sáng sớm, chiều tối, che giàn (không tưới nước khi trời đang nắng gắt).
+ Biện pháp chống rét cho cây: ủ ấm cho gốc cây bằng rơm, rạ, mùn, che gió.
Thứ sáu, ngày 14 tháng 3 năm 2014
TẬP LÀM VĂN (Tiết 54)
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU:
Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
* HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn tả cây cối sinh động.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng lớp, phần màu để chữa lỗi chung.
- Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 1’
 Tuần trước các em đã làm bài kiểm tra viết. Tiết học hôm nay, các em sẽ được trả bài kiểm tra. Chúng ta sẽ cùng chữa những lỗi các em còn mắc phải về cách dùng từ, đặt câu về chính tả.
 b) Tìm hiểu bài:
HĐ1:Nhận xét chung: 10’
 - GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
+ Ưu điểm: Những cái đạt được.
+ Khuyết điểm:Những hạn chế, GV nêu những VD cụ thể.
- Thông báo điểm cụ thể cho HS.
HĐ2:Hướng dẫn HS chữa bài: 16’
- Hướng dẫn từng HS chữa lỗi.
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- Hướng dẫn chữa lỗi chung.
- GV chép các lỗi sẽ chữa lên bảng lớp.
- GV nhận xét, chữa bài lại cho đúng.
HĐ3.Học những đoạn, bài văn hay:10’
- GV đọc những bài, những đoạn văn hay của một số HS trong lớp (hoặc ngoài lớp mình sưu tầm được).
- Cho HS trao đổi, thảo luận về cái hay, cái đẹp của các đoạn, bài văn.
 2. Củng cố, dặn dò:3’
- GV đọc những bài, những đoạn văn hay của một số HS trong lớp (hoặc ngoài lớp mình sưu tầm được).
- GV khen ngợi những HS làm bài tốt, yêu cầu một số HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại.
- Dặn HS về nhà luyện đọc các bài TĐ, HTL.
- GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Từng HS đọc lời phê, ghi các loại lỗi và cách chữa lỗi.
- HS đối chiếu, đổi bài cho nhau theo từng cặp để soát lỗi còn sót, soát lại việc chữa lỗi.
- Cho HS lên bảng chữa lỗi, lớp chữa lỗi vào giấy nháp.
- Lớp nhận xét bài trên bảng lớp.
TOÁN (Tiết 135)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
Tính được diện tích hình thoi.
* Bài 1 (a), bài 2, bài 4
II. CHUẨN BỊ:
Mỗi HS chuẩn bị:4 miếng bìa hình tam giác vuông kích thước như trong bài tập 4.
- 1 tờ giấy hình thoi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động:1’
2.Kiểm tra bài cũ: 5’
- GV gọi HS lên bảng làm bài 3.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: 1’
- Các em đã biết cách tính diện tích của hình thoi, trong giờ học này chúng ta sẽ vận dụng công thức để giải các bài toán có liên quan đến tính diện tích hình thoi.
 b.Hướng dẫn luyện tập:
HĐ1: Cả lớp: 23’
 Bài 1: Tính diện tích hình thoi. 
- Gọi HS đọc kết quả bài làm.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2
- Tiến hành như bài tập 1. 
HĐ2: Nhóm: 7’
 Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập trong SGK.
 - Yêu cầu HS thực hành gấp giấy như trong bài tập hướng dẫn.
4.Củng cố- Dặn dò: 3’
- Giáo viên gọi HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thoi.
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe. 
- HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở:
a) Diện tích hình thoi là:
 19 Í 12: 2 = 114 (cm2)
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở:
a) Diện tích hình thoi là:
 14 x 10: 2 = 70 (cm2)
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- HS cả lớp cùng làm.
ĐỊA LÝ (Tiết 27)
DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung:
+ Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.
+ Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lút; có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam: khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.
- Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
* Học sinh khá, giỏi:
- Giải thích vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ và hẹp: do núi lan ra sát biển, sông ngắn, ít phù sa bồi đắp đồng bằng.
- Xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã, khu vực Bắc, Nam dãy Bạch Mã.
II. CHUẨN BỊ:
- BĐ Địa lí tự nhiên VN, BĐ kinh tế chung VN.
- Ảnh thiên duyên hải miền Trung: bãi biển phẳng, bờ biển dốc, có nhiều khối đá nổi ven bờ; Cánh đồng trồng màu, đầm phá, rừng phi lao trên đồi cát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động:1’
2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: 1’
Ở đâu có các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá? Chúng ta cùng tìm hiểu bài: “Đồng bằng duyên hải miền Trung”.Ghi tựa
b.Tìm hiểu bài:
 GV có thể gợi ý HS nghĩ về một chuyến du lịch từ HN đến TPHCM, từ đó chuyển ý tìm hiểu về duyên hải –vùng ven biển thuộc miền trung
Hoạt động1: Cả lớp: 15’
 GV chỉ trên BĐ kinh tế chung VN tuyến đường sắt, đường bộ từ HN qua suốt dọc duyên hải miền Trung để đến TPHCM (hoặc ngược lại); xác định ĐB duyên hải miền trung ở phần giữa của lãnh thổ VN, phía Bắc giáp ĐB Bắc Bộ, phía Nam giáp ĐB Nam Bộ; Phía tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn; Phía Đông là biển Đông.
- GV yêu cầu các nhóm HS đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK, trao đổi với nhau về tên, vị trí, độ lớn của các đồng bằng ở duyên hải miền Trung (so với ĐB Bắc Bộ và Nam Bộ). HS cần:
+ Đọc đúng tên và chỉ đúng vị trí các đồng bằng 
+ GV Các ĐB nhỏ, hẹp cách nhau bởi các dãy núi lan ra sát biển.Các ĐB được gọi theo tên của tỉnh có ĐB đó. Đồng bằng duyên hải miền Trung chỉ gồm các ĐB nhỏ hẹp, song tổng diện tích cũng khá lớn, gần bằng diện tích ĐB Bắc Bộ.
- GV yêu cầu HS một số nhóm nhắc lại ngắn gọn đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- GV cho cả lớp quan sát một số ảnh về đầm phá, cồn cát được trồng phi lao ở duyên hải miền Trung và giới thiệu về những dạng địa hình phổ biến xen đồng bằng ở đây (như cồ cát ở ven biển, các đồi núi chia cắt dải đồng bằng hẹp do dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển), về hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân trong vùng (trồng phi lao, làm hồ nuôi tôm)
- GV giới thiệu kí hiệu núi lan ra biển để HS thấy rõ thêm lí do vì sao các đồng bằng miền Trung lại nhỏ, hẹp.
Hoạt động: Cả lớp hoặc từng cặp:14’ 
- GV yêu cầu từng HS quan sát lược đồ hình 1 của bài theo yêu cầu của SGK. HS cần: chỉ và đọc được tên dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, TP Huế, TP Đà Nẵng; GV có thể yêu cầu HS dựa vào ảnh hình 4 mô tả đường đèo Hải Vân: nằm trên sườn núi, đường uốn lượn, bên trái là sườn núi cao, bên phải sườn núi dốc xuống biển.
- GV giải thích vai trò “bức tường” chắn gió của dãy Bạch Mã. GV nói thêm về đường giao thông qua đèo Hải Vân và về tuyến đường hầm qua đèo Hải Vân được xây dựng vừa rút ngắn vừa dễ đi, hạn chế được tắc nghẽn giao thông do đất đá ở vách núi đổ xuống hoặc cả đoạn đường bị sụt lở vì mưa lớn.
- GV nói về sự khác biệt khí hậu giữa phía bắc và nam dãy Bạch Mã thể hiện ở nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Đà Nẵng không thấp hơn 200c, trong khi của Huế xuống dưới 200c; Nhiệt độ trung bình tháng 7 của hai TP này đều cao và chênh lệch không đáng kể, khoảng 290c.
- GV nêu gió tây nam vào mùa hạ đã gây mưa ở sườn tây Trường Sơn khi vượt dãy Trường Sơn gió trở nên khô, nóng. Gió này người dân thường gọi là “gió Lào” do có hướng thổi từ Lào sang.Gió đông bắc thổi vào cuối năm mang theo nhiều hơi nước của biển và thường gây mưa. GV có thể liên hệ với đặc điểm sông miền Trung ngắn nên vào mùa mưa, những cơn mưa như trút nước trên sườn đông của dãy Trường Sơn tạo nguồn nước lớn đổ dồn về ĐB và thường gây lũ lụt đột ngột. GV nên làm rõ những đặc điểm không thuận lợi do thiên nhiên gây ra cho người dân ở duyên hải miền Trung và hướng thái độ của HS là chia sẻ, cảm thông với những khó khăn người dân ở đây phải chịu đựng. GV chú ý cập nhật thông tin về tình hình bão, lụt hằng năm ở miền Trung hoặc yêu cầu HS tìm hiểu qua phương tiện thông tin đại chúng về tình hình này và thông báo để các bạn trong lớp cùng quan tâm, chia sẻ.
4.Củng cố: 4’ 
- GV yêu cầu HS: 
+ Sử dụng lược đồ duyên hải miền Trung hoặc bản đồ Địa lí tự nhiên VN, chỉ và đọc tên các đồng bằng, nhận xét đặc điểm đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Nhận xét về sự khác biệt khí hậu giữa khu vực phía bắc và khu vực phía nam của duyên hải; Về đặc điểm gió mùa khô nóng và mưa bão vào những tháng cuối năm của miền này.
5.Dặn dò:1’
- Về học bài và làm bài tập 2/ 137 SGK và chuẩn bị bài: “Người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung”.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát.
1.Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển:
- HS đọc câu hỏi và quan sát, trả lời.
+ ĐB Thanh – Nghệ – Tĩnh, ĐB Bình – Trị – Thiên, ĐB Nam – Ngãi, ĐB Bính Phú – Khánh Hoà, ĐB Ninh Thuận – Bình Thuận.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lặp lại đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- HS quan sát tranh ảnh.
2.Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam:
- HS thấy rõ vai trò bức tường chắn gió mùa đông của dãy Bạch Mã.
+ HS quan sát lược đồ và trả lời.
- HS tìm hiểu.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 27.doc