Tập đọc
Tiết 55 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ( Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học ( tốc độ đọc khoảng 85 chữ/15 phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung bài đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
II. Đồ dùng dạy học:
- 17 phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu (11 phiếu ghi tên các bài tập đọc, 5 phiếu ghi tên các bài TĐ
- Một số bảng nhóm kẻ bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN : 28 Từ ngày 12/03 đến ngày16/03/2012 THỨ – NGÀY – THÁNG MÔN HỌC TIẾT NỘI DUNG BÀI GIẢNG Hai : 12/03/2012 Tập đọc 55 Ôn tập – tiết 1 Toán 136 Luyện tập chung Đạo đức 28 Tôn trọng luật giao thông ( tiết1) Kĩ thuật 28 Lắp cái đu (tiết2) Ba : 13/03/2012 Khoa học 55 Ôn tập vật chất và năng lượng (T1) Toán 137 Giới thiệu tỉ số LTVC 55 Ôn tập – tiết 2 Tư : 14/03/2012 Tập đọc 56 Ôn tập – tiết 4 Toán 138 Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó TLV 56 Kiểm tra đọc – Tít 7 Kể chuyện 28 Ôn tập – tiết 3 Năm : 15/03/2012 Khoa học 56 Ôn tập vật chất và năng lượng ( Tiếp) Toán 139 Luyện tập LTVC 55 Ôn tập – tiết 6 Chính tả 28 Ôn tập – tiết 5 Sáu : 16/03/2012 Địa 28 Người dân và HĐSX ở ĐBDH Miền Trung ( tiết 2) Lịch sử 28 Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long(1786) Toán 140 Luyện tập Làm văn 56 Kiểm tra viết Sinh hoạt 28 Sinh hoạt tuần 28 Ngày soạn: 07/03/2012 Ngày dạy: Thứ hai: 12/03/2012 Tập đọc Tiết 55 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ( Tiết 1) I. Mục đích yêu cầu: - Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học ( tốc độ đọc khoảng 85 chữ/15 phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung bài đọc. - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. II. Đồ dùng dạy học: - 17 phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu (11 phiếu ghi tên các bài tập đọc, 5 phiếu ghi tên các bài TĐ - Một số bảng nhóm kẻ bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Bài mới: vGiới thiệu bài: vKiểm tra TĐ và HTL - Gọi HS lên bốc thăm chọn bài sau đó về chỗ xem lại bài khoảng 2 phút -Gọi HS lên đọc trong SGK theo yc trong phiếu - Hỏi HS về đoạn vừa đọc - Nhận xét, cho điểm 2) Hướng dẫn làm bài tập: Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm “Người ta là hoa đất” - Gọi HS đọc yêu cầu + Trong chủ điểm Người ta là hoa đất có những bài tập đọc nào là truyện kể? - Hướn dẫn HS chỉ tóm tắt các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất. - Gọi HS dán phiếu và trình bày - Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng 2/ Củng cố, dặn dò: - Củng cố nội dung bài học - Xem lại các bài học về 3 kiểu câu kể (Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?) - Nhận xét tiết học - HS lên bốc thăm, chuẩn bị - Lần lượt lên đọc bài to trước lớp - Suy nghĩ trả lời - HS đọc yc + Bốn anh tài, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa. - Lắng nghe, tự làm bài vào VBT - Dán phiếu trình bày - Nhận xét - Lắng nghe, thực hiện Môn: TOÁN Tiết 136: LUYỆN TẬP CHUNG I/ Mục tiêu: Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi. Tính được diện tích hình vuơng, hình chữ nhật, hình bình hnh, hình thoi. Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 Bài 3 và bái 4* dành cho HS khá, giỏi. II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ cùng ôn lại một số đặc điểm của các hình đã học, sau đó áp dụng công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật, công thức tính diện tích hình thoi để giải toán. B/ Hướng dẫu luyện tập Bài 1,2 Gọi hs đọc yc - YC hs đọc lại từng câu, nhìn vào hình bên cạnh sau đó ghi đúng hoặc sai vào ô vuông. - Gọi hs nêu kết quả Bài 3: Gọi hs đọc y/c - Muốn biết hình nào có diện tích lớn nhất ta làm sao? - YC hs làm bài vào SGK - Gọi hs nêu kết quả *Bài 4: Gọi hs đọc đề bài - YC hs tự làm bài, gọi hs lên bảng giải - Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng - Chấm một số bài, yc hs đổi vở kiểm tra - Nhận xét C/ Củng cố, dặn dò: - Về nhà học thuộc các công thức tính diện tích, chu vi hình chữ nhật, hình vuông, diện tích hình bình hành. - Bài sau: Giới thiệu tỉ số - Nhận xét tiết học - Lắng nghe - HS đọc yêu cầu - Tự làm bài vào SGK Bài 1: a) Đ; b) Đ; c) Đ; d) S Bài 2: a) S; b) Đ; c) Đ; d) Đ - HS đọc y/c - Ta tính diện tích của từng hình, sau đó so sánh số đo diện tích của các hình (với đơn vị đo là xăng-ti-mét) và chọn số đo lớn nhất. - Làm bài vào SGK - Hình có diện tích lớn nhất là hình vuông 25cm2 - HS đọc đề bài - Tự làm bài Nửa chu vi hình chữ nhật là: 56 : 2 = 28 (m) Chiều rộng hình chữ nhật là: 28 - 18 = 10 (m) Diện tích hình chữ nhật là: 18 x 10 = 180 (m2) Đáp số: 180m2 - Lắng nghe, thực hiện Đạo đức Tiết 28 TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (Tiết 1) I. Mục đích yêu cầu: - Nêu được 1 số quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan tới HS) - Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông. - Nghiêm chỉnh chấp Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày. II. Kỹ năng sống: - Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật. - Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm Luật Giao thông. III. Đồ dùng dạy học: Một số biển báo giao thông IV. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Bài cũ: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (tiết 2) - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/38 + Nếu ở gần nơi em ở có cụ già sống cô đơn, không nơi nương tựa, em sẽ làm gì? - Nhận xét 2/ Bài mới: vGiới thiệu bài: * Hoạt động 1: KNS:- Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật. Trao đổi thông tin - Gọi HS đọc thông tin SGK/40 - Gọi HS đọc 3 câu hỏi phía dưới -Yc HS TLN các câu hỏi sau: + Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì? + Tại sao xảy ra tai nạn giao thông? + Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn? - Yc các nhóm trình bày - Cùng HS nhận xét, bổ sung v Hoạt động 2: Qs tranh và TLCH: - YC HS quan sát các tranh SGK/41 - YC HS TLN4, quan sát các tranh trong SGK để TLCH: + Nội dung bức tranh nói về điều gì? + Những việc làm đó đã đúng theo Luật Giao thông chưa? Nên làm thế nào thì đúng Luật Giao thông? + Tranh 3: Có nhiều trâu bò, động vật đi lại trên đường, việc làm này sai luật giao thông. Không nên để trâu bò, động vật đi lại trên đường, ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông đi lại. + Tranh 6: Thực hiện đúng luật GT. Vì mọi người đều đứng cách xa khi xe lửa chạy qua. - Kết luận và chốt ý đúng v Hoạt động 3: KNS:- Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm Luật Giao thông. BT2 SGK/42 -Các em hãy thảo luận nhóm đôi dự đoán xem điều gì có thể sẽ xảy ra trong các tình huống trên? a) Nhóm HS đáng đá bóng giữa lòng đường b) Hai bạn đang ngồi chơi trên đường tàu hỏa c) Hai người đang phơi rơm rạ trên đường quốc lộ d)1 nhóm thiếu niên đang đứng xem cổ vũ cho đám thanh niên đua xe trái phép đ) Học sinh tan trường đang tụ tập dưới lòng đường trước cổng trường e) Để trâu bò đi lung tung trên đường quốc lộ g) Đò qua sông chở quá số người q.định - Kết luận và chốt ý đúng - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/40 3/ Củng cố, dặn dò: - Củng cố nội dung bài học - GD và liên hệ thực tế. - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị: Tôn trọng Luật giao thông. - HS đọc + Em sẽ đến giúp đỡ cụ những việc em có thể làm như quét nhà, giặt đồ và làm những việc lặt vặt khác để giúp cụ. - HS đọc to trước lớp - HS đọc - Chia nhóm 6 thảo luận: +Để lại rất nhiều hậu quả: bị các chấn thương có thể bị tàn tật suốt đời, gây cho gia đình và xã hội nhiều gánh nặng; thậm chí có những tai nạn gây chết người làm cho nhiều gia đình mất con, mất cha, mất mẹ... + Vì không chấp hành luật lệ giao thông, uống rượu khi lái xe, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm... + Trước hết là phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi luật lệ về an toàn giao thông. sau đó vận động mọi người xung quanh cùng tham gia giao thông an toàn... - Trình bày - Lắng nghe - Quan sát - Chia nhóm 4 làm việc - Trình bày + Tranh 1: Thể hiện việc thực hiện đúng luật giao thông. Vì các bạn đạp xe đúng lề đường bên phải, chỉ chở một người. + Tranh 2: Một chiếc xe chở rất nhiều, việc làm này sai luật giao thông, vì xe chạy quá nhanh lại chở nhiều. Nên chạy chậm lại và chở người và đồ đúng qui định + Tranh 4: Thực hiện sai Luật giao thông. Vì đây là đường ngược chiều, xe đạp không được đi vào, sẽ gây tai nạn. + Tranh 5: Thực hiện đúng luật giao thông. Vì mọi người đều nghiêm túc thực hiện theo tín hiệu của các biển báo giao thông và đội nón bảo hiểm. - Lắng nghe - HS đọc nội dung BT - Thảo luận nhóm đôi - Trình bày a) Có thể xảy ra tai nạn cho mình và cho người khác b) Có thể xảy ra tai nạn nếu xe lửa chạy với tốc độ nhanh 2 bạn không chạy khỏi đường tảu hỏa. c) Có thể xảy ra tai nạn cho người khác (vì rơm rạ rất trơn) cũng có thể xảy ra tai nạn cho mình nếu xe chạy nhanh không vào lề kịp. d) Có thể xảy ra tai nạn cho mình nếu các xe đâm vào nhau và văng ra lề. đ) Rất nguy hiểm, có thể xảy ra tai nạn vì là nơi có nhiều xe qua lại. e)Có thể xảy ra tai nạn cho người đi xe trên đường g) Có thể chìm đò và sẽ xảy ra tai nạn. - Lắng nghe - Vài HS đọc to trước lớp - HS lắng nghe và thực hiện. Môn: KĨ THUẬT Tiết 28: LẮP CÁI ĐU ( Tiết 2) I/ Mục tiêu: - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu. - Lắp được cái đu theo mẫu.. II/ Đồ dùng dạy-học: - Mẫu cái đu đã lắp sẵn - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ KTBC: 1) Hãy nêu qui trình lắp cái đu? 2) Lắp cái đu có mấy bước. B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ thực hành lắp cái đu 2) Bài mới: * Hoạt động 3: HS thực hành lắp cái đu - Gọi hs đọc phần ghi nhớ - Trước khi thực hành, các em nhớ quan sát kĩ các hình trong SGK cũng như nội dung của từng bước lắp để lắp đúng kĩ thuật a) HS chọn các chi tiết để lắp cái đu - YC hs lấy bộ lắp ghép chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK để lắp cái đu - Theo dõi, giúp đỡ hs chọn đúng, đủ b) Lắp từng bộ phận - Trong khi lắp các em cần chú ý điều gì? - Và các em cũng cần chú ý thứ tự bước lắp tay cầm và thành sau ghế vào tấm nhỏ khi lắp ghế đu và vị trí của các vòng hãm c) Lắp ráp cái đu - Các em quan sát hình 1 SGK để lắp ráp hoàn thiện cái đu - Khi lắp xong, các em kiểm tra sự chuyển động của ghế đu - Theo dõi, quan sát giúp đỡ, uốn nắn những hs còn lúng túng * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - YC hs lắp xong lên trưng bày sản phẩm - YC hs đánh giá sản phẩm thực hành - Nhận xét, xếp loại các sản phẩm của hs - YC hs tháo các c ... i - HS trả lời 1) Vì ở miền Trung có nhiều bãi biển đẹp, có các lễ hội như lễ rước cá ông, lễ hội Tháp Bà. 2) Du lịch, đóng tàu, thuyền, sản xuất đường... - Lắng nghe - Quan sát lược đồ, thông tin trong SGK thảo luận nhóm đôi, trả lời + TP Huế nằm ở tỉnh Thừa Thiên-Huế. + TP nằm ở phía đông của dãy Trường Sơn. + Con sông chảy qua TP Huế là sông Hương. - HS khá, giỏi thực hiện - Lắng nghe - Lắng nghe - HS đọc to trước lớp - Điện Hòn Chén, lăng Tự Đức, chùa Thiên Mụ, kinh thành Huế, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, khu lưu niệm Bác Hồ. - HS lên vừa chỉ vào chiều chảy của sông Hương vừa kể các địa danh du lịch sẽ gặp hai bên bờ sông. - Lắng nghe + Nhóm 1,2: Kinh thành Huế + Nhóm 3,4: Sông Hương + Nhóm 5,6: Chùa Thiên Mụ + Nhóm 7,8: chợ Đông Ba - Lần lượt trình bày - Lắng nghe - HS đọc ghi nhớ SGK - Lắng nghe - HS trả lời. - HS lắng nghe và thực hiện Môn : Lịch sử TIẾT : 30 NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA CỦA VUA QUANG TRUNG I/ Mục tiêu: Nêu được những công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước: + Đã có nhiều chính sách nhằm “Phát triển kinh tế: “Chiếu khuyến nông”, đẩy mạnh phát triển thương nghiệp. Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển. + Đã có nhiều chính sách nhằm phát triểu văn hóa, giáo dục: “Chiếu lập học”, đề cao chữ Nôm, Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy văn hóa, giáo dục phát triển. II /Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ KTBC: Quang Trung đại phá quân Thanh 1) Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân, Quang Trung làm gì? 2) Quân ta tấn công đồn Hà Hồi vào thời gian nào? 3) Vì sao quân ta đánh thắng được 29 vạn quân Thanh? - Nhận xét - ghi điểm. B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Các em đã biết Quang Trung là một nhà quân sự đại tài. Không những vậy, ông còn biết đưa ra và tổ chức thực hiện những chính sch kinh tế, văn hóa tiến bộ. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung. 2. Bi mới: Hoạt động 1: Quang Trung xây dựng đất nước - Nêu: Dưới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, ruộng đất bị bỏ hoang, kinh tế không phát triển. Sau khi đánh đuổi quân Thanh, vua Quang Trung đã có nhiều chính sách về kinh tế. - Các em hãy thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi sau: Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế? Nội dung và tác dụng của các chính sách đó? Kết luận: Vua Quang Trung ban hành Chiếu khuyến nông; đúc tiền mới, YC nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước tự do trao đổi hàng hóa, mở cửa biển cho thuyền nước ngoài vào buôn bán. Hoạt động 2: Quang Trung-Ông vua luôn chú trọng bảo tồn vốn văn hóa dân tộc - Các em hãy dựa vào thông tin trong SGK thảo luận nhóm 4 trả lời: Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ nôm? - Giảng: Vua Quang Trung rất coi trọng tiếng nói dân tộc, muốn đưa tiếng nói chữ Nôm thành chữ viết của nước ta, thay cho chữ Hán. Các văn kiện nhà nước dần dần được viết bằng chữ Nôm. Năm 1789 kì thi Hương đầu tiên được tổ chức ở Nghệ An, thí sinh phải thi thơ phú bằng chữ Nôm. - Em hiểu câu "Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu" của vua Quang Trung như thế nào? Kết luận: Chữ Nôm là chữ của dân tộc. Việc vua Quang Trung đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc. Đất nước muốn phát triển được, cần phải đề cao dân trí, coi trọng việc học hành. Hoạt động 3: Tình cảm của người đời sau đối với vua Quang Trung - Công việc đang thuận lợi thì điều gì xảy ra? - Tình cảm của người đời đối với ông ra sao? Kết luận: Quang Trung mất, thế là các công việc mà ông đang tiến hành phải dang dở. Ông mất đã để lại trong lòng người dân sự thương tiếc vô hạn. Quang Trung -ông vua thật sự tài năng và đức độ. C/ Củng cố, dặn dò: - Kể những chính sách về kinh tế, văn hóa, giáo dục của vua Quang Trung. - Gọi hs đọc ghi nhớ - Giáo dục: Nhớ ơn Vua Quang Trung - Bài sau: Nhà Nguyễn thành lập 1) Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp. Tại đây ông cho lính ăn tết trước rồi mới chia thành 5 đạo quân tiến đánh Thăng Long. 2) Vào đêm mùng 3 Tết năm Kỉ Dậu 3) Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy. - Lắng nghe - Lắng nghe - Thảo luận nhóm đôi, sau đó trả lời + Nội dung: Lệnh cho dân trờ về quê cày, khai phá ruộng hoang. Chỉ vài năm mùa mng tốt tươi trở lại. . Cho đúc tiến mới, mở cửa biên giới với Trung Quốc để cho dân 2 nước tự do trao đổi hàng hóa; mở cửa biển cho thuyền nước ngoài vào buôn bán. +Tác dụng: Thúc đẩy các ngành nông nghiệp, thủ công phát triển, hàng hóa không bị ứ đọng. - Lắng nghe - Thảo luận nhóm 4, trả lời + Vì chữ Nôm đã có từ lâu đời ở nước ta. Đề cao chữ Nôm là đề cao vốn quí của dân tộc, nhằm bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc. - Lắng nghe - Vì học tập giúp con người mở mang kiến thức làm việc tốt hơn, sống tốt hơn. Công cuộc xây dựng đất nước cần người tài, chỉ học mới thành tài để giúp nước. - Lắng nghe - Năm 1792 vua Quang Trung mất - Người đời vô cùng thương tiếc một ông vua tài năng và đức độ. - Lắng nghe - HS kể lại - Vài hs đọc to trước lớp - HS lắng nghe và thực hiện Môn: TOÁN Tiết 150 THỰC HÀNH I/ Mục tiêu: - Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng. - Bài tập cần làm bài 1 và bài 2 * dành cho HS khá giỏi II/ Đồ dùng dạy-học: - Thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi dấu từng mét, một số cọc mốc... - Cọc tiêu (để gióng thẳng hàng trên mặt đất) III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ thực hành đo độ dài của một số đoạn thẳng trong thực tế. - Kiểm tra dụng cụ thực hành của các nhóm B/ Bài mới: 1) HD thực hành tại lớp a) Đo đoạn thằng trên mặt đất - Chọn lối đi giữa lớp rộng nhất, sau đó dùng phấn chấm hai điểm A, B trên lối đi - Nêu yêu cầu: Chúng ta sẽ dùng thước dây, đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B - Làm thế nào để đo được khoảng cách giữa 2 điểm A và B? - Kết luận cách đo đúng như SGK - Gọi hs cùng thực hành đo độ dài khoảng cách hai điểm A và B b) Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất - YC hs quan sát hình minh họa trong SGK và nêu: + Để xác định 3 điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không người ta sử dụng các cọc tiêu và gióng các cọc này. + Cách gióng cọc tiêu như sau: . Đóng 3 cọc tiêu ở 3 điểm cần xác định . Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng. Nhắm một mắt, nheo mắt còn lại và nhìn vào cạnh cọc tiêu thứ nhất. Nếu: Nhìn rõ các cọc tiêu còn lại là 3 điểm chưa thẳng hàng. Nhìn thấy 1 cạnh (sườn) của 2 cọc tiêu còn lại là 3 điểm đã thẳng hàng. 2) Thực hành ngoài lớp học - Yêu cầu: Dựa vào cách đo như cơ hd và hình vẽ trong SGK, các em thực hành đo độ dài giữa 2 điểm cho trước. * Giao việc: Nhóm 1,2 đo chiều dài lớp học, nhóm 3,4 đo chiều rộng lớp học, nhóm 5,6 đo khoảng cách hai cây bàng trên sân trường sau đó ghi kết quả đo được theo nội dung BT1 - Theo dõi, hướng dẫn nhóm lúng túng và ghi nhận kết quả thực hành của mỗi nhóm.. - Nhận xét kết quả thực hành của các nhóm *Bài 2: Tập ước lượng độ dài - YC hs tập trung theo 3 hàng ngang và sau đó mỗi em sẽ ước lượng 10 bước đi xem được khoảng mấy mét. - YC hs dùng thước đo kiểm tra lại. C/ Củng cố, dặn dò: - GD và liên hệ thực tế. - Về nhà tập thực hành gióng cọc tiêu trên mặt đất và tập ước lượng các bước đi của mình. - Bài sau: Thực hành (tt) - Nhận xét tiết học - Lắng nghe - NHóm trưởng báo cáo - Theo dõi - HS phát biểu ý kiến - Lắng nghe - HS cùng GV thực hành - Lắng nghe - Các nhóm thực hành - Báo cáo kết quả thực hành - Thực hiện theo y/c - HS lắng nghe và thực hiện Môn : TẬP LÀM VĂN Tiết 60: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I/ Mục tiêu: Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng (BT1); hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng (BT2). KNS*: - Thu thập, xử lí thông tin. - Đảm nhận trách nhiệm công dân. II/ Đồ dùng dạy-học: - 1 bản pô tô phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng cỡ to III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ KTBC: Gọi hs đọc lại đoạn văn tả ngoại hình con mèo (hoặc con chó) đã viết BT3, hs đọc đoạn văn tả hoạt động của con mèo (hoặc cho chó) đã viết ở BT4 - Nhận xét - ghi điểm. B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học 2) HD hs làm bài tập Bài tập 1: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của phiếu KNS*: - Thu thập, xử lí thông tin. - Treo tờ phiếu phô tô phóng to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt: CMND ( chứng minh nhân dân) - Gợi ý: BT này đặt trong 1 tình huống là em và mẹ đến chơi nhà một bà con ở tỉnh khác. Vì vậy: + Ở mục Địa chỉ, em phải ghi địa chỉ của người họ hàng. + Ở mục Họ và tên chủ hộ, em phải ghi tên chủ nhà nơi mẹ con em đến chơi. + Ở mục 1. Họ và tên, em phải ghi họ, tên của mẹ em. + Ở mục 6. Ở đâu đến hoặc đi đâu, em khai nơi mẹ con em ở đâu đến (không khai đi đâu, vì hai mẹ con khai tạm trú, không khai tạm vắng) + Ở mục 9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo, em phải ghi họ, tên của chính em, + Ở mục 10. Em điền ngày, tháng, năm. + Mục Cán bộ đăng kí là mục dành cho cán bộ (công an) quản lí khu vực tự kí và viết họ, tên. Cạnh đó là mục dành cho Chủ hộ (người họ hàng của em) kí và viết họ tên. - YC hs tự điền nội dung vào phiếu - Gọi hs nối tiếp nhau đọc tờ khai - Cùng hs nhận xét Bài tập 2: Gọi hs đọc yc KNS*: - Đảm nhận trách nhiệm công dân. - Điền xong, em đưa cho mẹ. Mẹ hỏi: "Con có biết tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng không?". Em trả lời mẹ thế nào? Kết luận: Cần phải đăng kí tạm trú, tạm vắng khi rời đang ở đến nơi khác sinh sống. C/ Củng cố, dặn dò: - GD và liên hệ thực tế. - Ghi nhớ cách điền vào phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng. - Bài sau: Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật. - HS thực hiện theo yc - Lắng nghe - HS đọc to trước lớp - Lắng nghe - Lắng nghe, ghi nhớ - Tự điền vào phiếu - Nối tip đọc tờ khai - Nhận xét - HS đọc to trưc lớp - Suy nghĩ, trả lời: Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan Nhà nước có căn cứ điều tra, xem xét. - Lắng nghe, ghi nhớ - HS lắng nghe và thực hiện LÂM KIẾT, NGÀY 15/ 03/2013 BAN GIÁM HIỆU DUYỆT TỔ KHỐI DUYỆT LÂM TIÊN LÂM THỊ THANH XUÂN
Tài liệu đính kèm: