Giáo án các môn khối 4 - Tuần học 14 (chi tiết)

Giáo án các môn khối 4 - Tuần học 14 (chi tiết)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Kiến thức :Hiểu được đặt điểm cơ bản của văn kể chuyện

2. Kỹ năng : Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối , liên quan đến 1,2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa .phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.

 Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện.

3.Thái dộ : Yêu thích học môn TLV

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - Một số tờ giấy khổ to ghi sẵn nội dung BT1 (phần nhận xét)

- Bảng phụ ghi sẳn các sự việc chính trong truyện: Sự tích hồ Ba Bể.

HS: SGK ,Vở TLV

 

doc 18 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần học 14 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy : .
Tuần :1 Môn : TẬP LÀM VĂN
Tiết :	 1	Bài : THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
1. Kiến thức :Hiểu được đặt điểm cơ bản của văn kể chuyện 
2. Kỹ năng : Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối , liên quan đến 1,2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa .phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.
 Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện.
3.Thái dộ : Yêu thích học môn TLV
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV: - Một số tờ giấy khổ to ghi sẵn nội dung BT1 (phần nhận xét)
Bảng phụ ghi sẳn các sự việc chính trong truyện: Sự tích hồ Ba Bể.
HS: SGK ,Vở TLV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Ghi chú
Khởi động
Mở đầu: GV nêu yêu cầu và cách học tiết TLV để củng cố nề nếp học tập cho HS 
Bài mới:
*Hoạt động 1: PHẦN NHẬN XÉT
Yêu cầu HS đọc yêu cầu
Yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện hồ Ba Bể.
Yêu cầu HS thực hiện 3 yêu cầu của bài
a) Nêu tên các nhân vật ?
b) Nêu các sự việc xảy ra và kết quả.
c)Ý nghĩa câu chuyện (GV chốt lại sau khi HS phát biểu)
Bài tập 2: Bài văn “hồ Ba Bể” sau đây có phải là bài văn kể chuyện không ? Vì sao ? (TV-10).
Gợi ý:
Bài văn có nhân vật không 
Bài văn có các sự việc xảy ra với các nhân vật không ?
Vậy có phải đây là bài văn kể chuyện ?
Vậy thế nào là văn kể chuyện?
*Họat động 2: PHẦN GHI NHỚ
Ghi nhớ: (chốt lại sau khi HS phát biểu).
Kể chuyện là: Kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay nhiều nhân vật. 
Mỗi câu chuyện phải nói lên một điều có ý nghĩa.
*Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
Bài 1: Kể lại câu chuyện, em đã giúp một người phụ nữ bế con, mang xách nhiều đồ đạc trên đường.
Bài 2:
-Những nhân vật trong câu chuyện của em?
-Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
Cho HS hát 1 bài hát.
1HS đọc nội dung bài tập 
-1HS khá , giỏi kể lại câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể
HS nêu
- Các nhóm thảo luận và thực hiện các bài tập vào giấy to rồi trình bày ở bảng lớp.
Thi đua giữa các tổ.
- Bà lão ăn xin.
- Mẹ con bà góa.
Thảo luận nêu ý nghĩa câu chuyện.
- HS đọc yêu cầu.
- HS trả lời.
Thảo luận các câu hỏi gợi ý của cô.
- Không.
- Không. Chỉ có độ cao, chiều dài, đặc điểm địa hình khung cảnh của hồ.
- So sánh bài hồ Ba Bể với sự tích hồ Ba Bể – rút ra kết luận.
- Bài này không phải là bài văn kể chuyện.
- Thảo luận nhóm rồi trả lời.
Nhiều HS đọc lại phần ghi nhớ.
Cả lớp đọc thầm
Đọc yêu cầu đề bài.
Từng cặp HS tập kể.
Một số HS thi kể trước lớp
Cả lớp và GV nhận xét, góp ý.
Em và người phụ nữ có con nhỏ
Quan tâm giúp đỡ nhau là một nếp sống đẹp
Giấy to
* CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
.
Ngày soạn : Ngày dạy : .
Tuần :1 Môn : TẬP LÀM VĂN
Tiết :	 2 Bài : NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
1.Kiến thức : Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật ( ND ghi nhớ ) . Văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật là người, con vật hay đồ vật, cây cối,... được nhân hóa.
 Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
2.Kỹ năng : Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản.
3.Thái độ : Yêu thích học môn tập làm văn.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV: Phiếu khổ to kẻ bảng phân lọai theo yêu cầu của BT1 
 HS: SGK ,Vở TLV
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Ghi chú
Khởi động:
Kiểm tra bài cũ:
Bài văn kể chuyện khác các bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào?
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Phần nhận xét
GV hướng dẫn HS làm các bài tập.
Bài 1
- yêu cầu 1HS đọc đề bài
- yêu cầu 1HS nói tên những truyện các em mới học
Đó là bài văn kể lại một hoặc một số sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật nhằm nói lên một điều có ý nghĩa
1 HS đọc yêu cầu
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích Hồ Ba Bể
- Bảng phân loại
Bài 2: Nêu nhận xét về tính cách của nhân vật. Căn cứ nêu nhận xét
GV chốt ý sau khi HS phát biểu.
Hoạt động 4: Luyện tập.
Hướng dẫn HS làm các bài tập trang 13.
Bài 1: Nhân vật chính trong câu chuyện:
- Ba anh em là những ai ? Tính cách của các nhân vật được bộc lộ trong hoàn cảnh nào ? Em có suy nghĩ gì về nhận xét của người bà về tính cách của từng cháu:
Bài 2: Một bạn vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc. Theo em sự việc đó sẽ diễn ra như thế nào ?
Nếu bạn ấy biết quan tâm đến người khác?
Nếu bạn ấy không biết quan tâm đến người khác
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS thảo luận nhóm 2 và phát biểu.
- Đọc ghi nhớ SGK.
HS đọc yêu cầu bài
Cả lớp đọc thầm
HS thảo luận nhóm 2.
HS Trả lời: 
Đọc đề bài.
Giải thích đề bài.
Cả nhóm phát biểu.
- Bà có nhận xét như vậy là nhờ quan sát hành động của mỗi cháu.
1 HS đọc yêu cầu
HS họat động nhóm 4: trao đổi về các hướng sự việc có thể diễn ra để đi đến kết luận 
- Nhóm tthảo luận thống nhất nội dung.
- Cử đại diện lên thi kể.
- Cả lớp và GV nhận xét, góp ý, kết luận bạn kể hay nhất.
SGK
Củng cố – dặn dò:
Hỏi nội dung bài.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn : Ngày dạy : .
Tuần :2 Môn : TẬP LÀM VĂN
Tiết :	3	Bài : KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG NHÂN VẬT 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
1.Kiến thức :Giúp HS hiểu hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật.Nắm được cách kể hành động của nhân vật ( ND ghi nhớ )
2.Kỹ năng :Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật ( Chim sẻ , chim chích )Bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước – sau để thành câu chuyện .vận dụng kiến thức đã học để xây dựng nhân vật trong một bài văn cụ thể.
3.Thái độ : Yêu thích các nhân vật có ích trong truyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV: Một vài tờ giấy khổ to ghi sẵn:
Các câu hỏi của phần nhận xét 
Chín câu văn ở phần luyện tập để HS điền tên nhân vật vào chỗ trống và sắp xếp lại cho đúng thứ tự .
HS: SGK ,Vở TLV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Ghi chú
’
Khởi động:
Bài cũ:
GV hỏi: 
Thế nào là kể chuyện ?
Nhân vật trong truyện là những ai ?
B. Bài mới:
HĐ 1: GIỚI THIỆU
HĐ 2: PHẦN NHẬN XÉT
Yêu cầu 1:
GV yêu cầu HS đọc “Bài văn không điểm”
+ Chú ý giọng đọc phân biệt rõ lời thoại của từng nhân vật phải được thay đổi.
+ GV đọc diễn cảm cả bài.
Yêu cầu 2:
+ Ghi lại vắn tắt hành động của cậu bé bị điểm không. 
Theo em mỗi hành động của cậu bé nói lên điều gì ?
GV: Chi tiết cậu bé khóc khi nghe bạn hỏi sao không tả ba của người khác được thêm vào cuối truyện đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi tình yêu cha, lòng trung thực, tâm trạng buồn tủi vì mất cha của cậu bé
+ Yêu cầu 3:
Nhận xét về thứ tự kể các hành động nội dung trên ?
GHI NHỚ:
Khi kể chuyện cần chú ý:
Chọn kể những hành động tiêu biểu của nhân vật.
2) Hành động xảy ra trước thì kể trước, xảy ra sau thì kể sau.
HĐ 3: LUYỆN TẬP
Yêu câu HS làm bài luyện tập TV-22-23
Điền đúng tên chim Sẻ và chim Chích.
Sắp xếp lại các hành động cho thành một câu chuyện.
Kể lại câu chuyện theo dàn ý đã được sắp xếp.
* GV khẳng định thứ tự hành động: 1, 5, 2, 4, 7, 3, 6, 8, 9.
HĐ 4: CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Nhận xét tiết học – Biểu dương.
HS hát 1 bài hát.
HS đọc bài
Cả lớp đọc thầm
1HS đọc yêu cầu của BT 2,3
cả lớp đọc thầm
HS họat động nhóm 4
HS trình bày kết quả
Cùng nhận xét bài làm của các nhóm
+ Giờ làm bài? (Không tả, không viết, nộp giấy trắng)
+ Giờ trả bài? (Làm thinh khi cô hỏi, mãi sau mới trả lời)
+ Lúc về? (khóc khi bạn hỏi)
Mỗi hành động trên của cậu bé đều nói lên tình yêu đối với cha, tính cách trung thực của cậu.
a-b-c (hành động xảy ra trước kể trước,hành động xảy ra sau kể sau)
Đọc phần ghi nhớ SGK.
 1hs đọc nội dung – cả lớp đọc thầm.
- Làm bài trên giấy khổ lớn.
- Báo cáo kết quả của các tổ:
1, 2 Chim Sẻ.
3, 4 Chim Chích.
5, 6 Chim Sẻ
Chim Chích
Chích – Sẻ
Sẻ – Chích – Chích
Cùng nhận xét bài làm của các tổ.
2 HS kể lại câu chuyện theo dàn ý đã được sắp xếp.
Giấy khổ to
Điều chỉnh bổ sung:
..
Ngày soạn : Ngày dạy : .
Tuần :2 Môn : TẬP LÀM VĂN
Tiết :	4 Bài :TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT 
 TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức : Hiểu được trong bài văn kể chuyện đặc điểm ngoại hình của nhân vật là cần thiết có thể nói lên tính cách, thân phận của nhân vật đó (ND ghi nhớ ).
2. Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật ( BT1 ,mục III) và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện.
3.Kỹ năng : kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên Oác có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên. 
_Thái độ : Yêu thích khi làm văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Giấy khổ to viết yêu cầu bài tập 1 để HS điền đặc điểm ngoại hình của nhân vật.
Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp.
HS: SGK, vở TLV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
1. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì?
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã giao.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI:
* Giới thiệu bài
- Hỏi ... he, theo dõi, đọc lại.
+ Ta cần kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật để thấy rõ tính cách của nhân vật.
+ Có hai cách kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật, đó là lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
- 3 – 9 HS đọc thành tiếng.
- HS tìm đoạn văn có yêu cầu.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Dùng bút chì gạch 1 gạch dưới lời dẫn trực tiếp, gạch hai gạch dưới lời dẫn gián tiếp.
- 1 HS đánh dấu trên bảng lớp.
+ Lời dẫn gián tiếp: bị chó sói đuổi.
+ Lời dẫn trực tiếp:
Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.
Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ.
Lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn được đặt sau dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch ngang đầu dòng hay dấu ngoặc kép.
+ Lời nói gián tiếp đứng sau các từ nối: rằng, là và dấu hai chấm.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng nội dung.
- Thảo luận, viết bài.
- Cần chú ý: phải thay đổi từng xưng hô và đặt lời nói trực tiếp vào sau dấu hai chấm kết hợp với dấu gạch đầu dòng hoặc dấu ngoặc kép.
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.
SGK
phiếu
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập 2 vào vở và chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn : Ngày dạy : .
Tuần :3 Môn : TẬP LÀM VĂN
Tiết :6	Bài : VIẾT THƯ
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
1.Kiến thức : HS nắm được chắc hơn (so với lớp 3) mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản, kết cấu thông thường của một bức thư.( ND ghi nhớ )
2.Kỹ năng : Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn.
3.Thái độ : Rèn tính cẩn thận , suy nghĩ trước khi làm bài.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV:- Bảng phụ viết tóm tắt nội dung ghi nhớ của bài học, chép đề văn trong phần luyện tập.
HS: SGK, vở TLV
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Ghi chú
Khởi động:
Bài cũ:
- Tiết trước, chúng ta học bài gì?
- Trong bài văn kể chuyện, ngoài việc tả ngoại hình, kể hành động của nhân vật ta còn phải kể gì nữa?
- Có mấy cách kể lời nói, ý nghĩ của nhân vật?
- Lời nói, ý nghĩ của nhân vật nói lên điều gì?
- GV nhận xét- khen thưởng
Bài mới:
+ Hoạt động 1: Giới thiệu bài
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn bài mới
A. PHẦN NHẬN XÉT:
Dựa vào bài tập đọc thư thăm bạn, trả lời những câu hỏi sau:
 - Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
Người ta viết thư để làm gì?
- Để thực hiện mục đích trên, một bức thư thường có những nội dung gì?
- Qua bức thư em đã đọc, em thấy một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào?
GV chốt ý theo SGK.
B. GHI NHỚ:
Một người ta viết thư để thăm hỏi, thông báo tin tức, trao đổi ý kiến, bài tỏ tình cảm.
Một bức thư gồm 3 phần:
Đầu thư: 
Phần chính:
Phần cuối thư:
C. PHẦN LUYỆN TẬP:
Đề bài: Em hãy viết thư một bạn ở trường khác để hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, ở trường em hiện nay.
GV hướng dẫn HS phân tích đề bài.
+ Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? 
+ Đề bài xác định mục đích viết thư để làm gì 
Hướng dẫn HS làm bài: 
Gợi ý thêm
Thư viết cho bạn cùng tuổi, xưng hô như thế nào?
Cần thăm hỏi về những gì?
Cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, ở trường hiện nay 
Chúc bạn hoặc hứa hẹn điều gì?
HS thực hành viết thư
- Kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật.
-HS trả lời
- Cả lớp nhận xét
HS đọc bài thư thăm bạn và trả lời những câu hỏi bên
-HS trả lời
- 3, 4 HS đọc phần ghi nhớ SGK/ 35.
HS đọc đề bài.
Gạch dưới những từ theo trọng tâm:
- một bạn ở trường khác
- hỏi thăm bạn và kể cho bạn nghe tình hình ở trường, ở lớp em hiện nay
- Xưng hô tình cảm, thân mật.
- Sức khỏe ,việc học hành, tình hình gia đình, học tập, vui chơi, văn nghệ.
- Tình hình học tập, sinh họat, vui chơi, cô giáo và bạn bè,kế họach sắp tới của lớp, của trường
- Khỏe – học giỏi, hẹn gặp lại.
Viết nháp những ý cần thiết.
Trình bày miệng.
Nhận xét.
HS thực hiện vào vở.
SGK
-Củng cố – dặn dò:
Nhận xét biểu dương những HS phát biểu tốt.
Yêu cầu HS nào chưa làm xong về nhà tiếp tục hoàn chỉnh.
Chuẩn bị: cốt truyện.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn : Ngày dạy : .
Tuần :4 Môn : TẬP LÀM VĂN
Tiết :7 Bài : CỐT TRUYỆN
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
1.-Kiến thức : HS nắm được thế nào là cốt truyện, ba phần cơ bản của một cốt truyện: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.( ND ghi nhớ )
 2.-Kỹ năng :Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để sắp xếp lại các sự việc chính của một câu chuyện thành một cốt truyện Cây Khế và luyện tập kể lại chuyện đó ( BT mục III).
 3 .Thái độ : Yêu thích môn học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV:- Bảng phụ ghi sẵn, nội dung cần ghi nhớ.
HS: SGK, vở TLV
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Ghi chú
Khởi động:
Bài cũ:
- Tiết trước, chúng ta học bài gì?
- Nhận xét bài làm của HS: Thư viết gởi bạn ở một trường khác.
- Yêu cầu HS nêu lại 3 phần chính của một bức thư.
Bài mới:
+ Hoạt động 1: Giới thiệu bài
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn bài mới
A. PHẦN NHẬN XÉT:
Bài tập 1: Ghi lại những sự việc chính trong truyện: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”
Bài 2: Chuỗi sự việc trên gọi là cốt truyện. Vậy theo em cốt truyện là gì?
GV chốt ý theo SGK
Bài 3: Cốt truyện gồm những phần như thế nào? Nêu tác dụng của từng phần.
B. GHI NHỚ:
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ
C. PHẦN LUYỆN TẬP:
Bài 1:
Bài 2: Cho HS dựa vào 6 sự việc đã được sắp xếp trên kể lại truyện cây khế theo một trong 2 cách sau:
cách 1: kể theo đúng thứ tự chuỗi sự việc, giữ nguyên các câu văn ở BT1
Cách 2: làm phong phú thêm các sự việc.
- Viết thư.
HS đọc lại đề bài.
HS xem lại phần 2 bài đọc: 
“Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”
- HS hoạt động nhóm 4.
HS đọc đề bài.
Thảo luận nhóm 2 – trả lời: 
Mỗi cốt truyện thường gồm 3 phần:
Mở đầu: Sự việc khởi nguồn cho sự việc khác.
Diễn biến: các sự việc chính kế tiếp theo nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện.
Kết thúc: kết quả của sự việc.
3 HS đọc – cả lớp đọc thầm
2 HS đọc yêu cầu của bài.
HS làm việc theo nhóm, đại diện phát biểu.
Nêu kết quả bài làm. Các câu được xếp theo thứ tự: 
b – d – a – c – e – g.
HS dựa vào 6 sự việc chính đã được sắp xếp ở trên kể lại.
Mỗi HS kể lại 1 sự việc.
Sau đó 1, 2 HS kể lại cả bài.
Nêu ý chính của câu truyện: HS phát biểu tự do.
2 HS kể theo cách 1, 2 HS kể theo cách 2
Bảng phụ
+.Củng cố – dặn dò:
Nhận xét biểu dương những HS phát biểu tốt.
Dặn học thuộc ghi nhớ, viết lại câu truyện cây khế vào vở.
Chuẩn bị: Tóm tắt truyện.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn : Ngày dạy : .
Tuần :4 Môn : TẬP LÀM VĂN
Tiết :8	Bài : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
1.Kiến thức và kỷ năng :Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK) xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
2.Thái độ: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV:- Tranh minh họa cho cốt truyện: nói về lòng hiếu thảo của người con khi mẹ ốm.
- Tranh minh họa cho cốt truyện: nói về tính trung thực của người con khi mẹ ốm.
- Bảng phụ viê”t sẳn đề bài.
HS: SGK, vở TLV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Ghi chú
Khởi động:
BÀI CŨ : cốt truyện
NDKT: HS kể lại câu chuyện “Cây khế” 
B. BÀI MỚI:
1. GIỚI THIỆU:
Trong tiết học hôm nay các em sẽ kể chuyện bằng cách tưởng tượng từ những vật và chủ đề cho sẵn.
2. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN:
+ HĐ 1:Xác định yêu cầu của đề bài.
- Treo bảng phụ đề bài.
- Xác định yêu cầu của đề bài.
* Đề bài yêu cầu điều gì ?
* Trong câu chuyện có những nhân vật nào ? (gạch chân yêu cầu đề bài)
GV : để xây dựng được cốt truyện với những điều kiện đã cho (có 3 nhân vật: bà me ốm, người con, bà tiên), em phải tưởng tượng để hình dung điều gì có thể xảy ra , diễn biến của câu chuyện. Vì là x6y dựng cốt truyện, em chỉ cần kê vắn tắt, không cần kể cụ thể, chi tiết. 
+ HĐ 2: Lựa chọn chủ đề của câu chuyện.
Cho HS dựa vào gợi ý (SGK) để chọn lựa chủ đề.
GV nhắc: từ đề bài đã cho, các em có thể tưởng tượng r những cốt truyện khác nhau. SGK gợi ý 2 chủ đề (sự hiếu thảo, tính trung thực) để các em có hướng tưởng tựong, xây dựng cốt truyện theo 1 trong 2 hướng trên.
+ HĐ 3: Thực hành xây dựng cốt truyện.
- Nhận xét và tính điểm, bình chọn bạn có câu chuyện tưởng tượng sinh động, hấp dẫn nhất.
HS hát 1 bài hát
- HS đọc lài đè bài.
- Tưởng tượng và kể lại vắn tắt câu chuyện.
- Bà mẹ ốm, người con của bà và một bà tiên.
* 1 HS đọc to gợi ý 1, cả lớp đọc thầm.
* 1 HS đọc to gợi ý 2, cả lớp đọc thầm.
* Một vài HS tiếp nối nhau nói chủ đề câu chuyện em lựa chọn.
-HS làm việc cá nhân, đọc thầm và lần lượt trả lời các câu hỏi khơi gợi tưởng tượng theo gợi ý 1 hay 2
-1HS giỏi làm mẫu, trả lời lần lượt các câu hỏi
- HS thực hiện kể theo nhóm đôi
- Mỗi tổ chọn 1 bạn lên kể theo chủ đề của mình.
HS nhắc lại
3. CỦNG CỐ:
- HS nhắc cách xây dựng cốt truyện.
- Về nhà viết lại vào vở cốt truyện của mình đã được xây dựng.
- Chuẩn bị phong bì, tem thư, nghĩ về đối tượng em sẽ viết thư để làm tốt bài kiểm tra viết thư.
Điều chỉnh bổ sung:
.....
...

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14.doc