Giáo án các môn khối 4 - Tuần học 25 - Trường Tiểu học Trung Hà

Giáo án các môn khối 4 - Tuần học 25 - Trường Tiểu học Trung Hà

Tiết 2 : TẬP ĐỌC

Khuất phục tên cướp biển

I.Mục đích yêu cầu

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện. Đọc phân biệt lời các nhân vật( lời tên cướp cục cằn hung dữ, lời bác sĩ Ly điềm tĩnh nhưng kiên quyết, đầy sức mạnh).

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược.

II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

- Tự nhận thức : xác định giá trị cá nhân.

- Ra quyết định.

- ứng phó thương lượng.

- Tư duy sáng tạo : bình luận, phân tích.

 

doc 28 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần học 25 - Trường Tiểu học Trung Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2012
Tiết 1 : sinh hoạt tập thể 
Chào cờ
_______________________________________________
Tiết 2 : Tập đọc
Khuất phục tên cướp biển 
I.Mục đích yêu cầu
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện. Đọc phân biệt lời các nhân vật( lời tên cướp cục cằn hung dữ, lời bác sĩ Ly điềm tĩnh nhưng kiên quyết, đầy sức mạnh).
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Tự nhận thức : xác định giá trị cá nhân.
- Ra quyết định.
- ứng phó thương lượng.
- Tư duy sáng tạo : bình luận, phân tích.
III.Các phương pháp - kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Trải nghiệm. 
- Trình bày ý kiến cá nhân.
- Thảo luận nhóm.
IV.Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ sách giáo khoa
V.Các hoạt động dạy học	
II.Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ sách giáo khoa
III.Các hoạt động dạy - học
A.Kiểm tra bài cũ (2 - 3 phút) 
- HS đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá? 
B.Dạy bài mới 
1.Giới thiệu bài (1 - 2 phút) 
2. Luyện đọc đúng (10 - 12 phút)
a.Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc mẫu toàn bài (1 HS khá đọc bài) - Cả lớp đọc thầm và xác định đoạn.
- Bài chia làm mấy đoạn ? ( 3 đoạn ) Đoạn 1: ba dòng đầu. Đoạn 2:Tiếp theo đến treo cổ trong phiên toà sắp tới. Đoạn 3: đoạn còn lại.
- HS đọc nối đoạn ( 1 - 2 lần ) 
- Luyện đọc theo đoạn:
*Đoạn 1 - Câu cuối đọc đúng từ: rượu 
- Em hiểu thế nào là bài ca man rợ?
Hướng dẫn đọc đoạn 1: Cả đoạn đọc trôi chảy ngắt nghỉ đúng ở dấu chấm dấu phẩy.
*Đoạn 2
- Đọc đúng các câu đối thoại: câu quát của tên cứơp biển giọng hung hãn dữ tợn. Câu nói của bác sĩ thể hiện sự điềm tĩnh.
- Em hiểu nín thít là thế nào ? 
- Hướng dẫn đọc đoạn 2 : Đọc đúng các câu đối thoại vừa hướng dẫn, ngắt nghỉ đúng ở dấu chấm dấu phẩy 
* Đoạn 3: Đọc đúng nanh ác
- Em hiểu gườm gườm là thái độ như thế nào? làu bàu là cử chỉ như thé nào?
- HD đọc Đ3: Cả đoạn đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu chấm dấu phẩy.
*HS đọc theo nhóm đôi ( lần lợt các đoạn ) 
- HD đọc toàn bài: : Đọc trôi chảy rõ ràng, chú ý phát âm đúng các từ, các câu hỏi và câu nói của tên cướp và bác sĩ.
- G đọc mẫu toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10 - 12 phút)
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 
+ Nêu vài đặc điểm của tên chúa tàu được miêu tả trong đoạn 1?
- Y.c HS đọc thầm đoạn 2, 3 và câu hỏi 1, 2: 
*Câu 1: Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào?
*Câu 2: Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm Đ 3 và câu hỏi 3, 4
*Câu 3 Tìm những câu khắc hoạ hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển?
- HS đọc thầm câu hỏi 4 
*Câu 4: Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãm ?
Giảng tranh: Bằng thái độ nhân từ hiền hậu nhưng vô cùng nghiêm nghị. Bác sĩ Ly đã khuất phục được tên cướp biển , ông đã khiến cho hắn phải cúi gằm mặt mà không dám thể hiện vẻ hách dịch hung hăng của mình nữa.
- Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?
- Cao lớn vạm vỡ, hắn có một vết sẹo chém dọc xuống...
- Đập tay xuống bàn quát mọi người, thô bạo quát bác sĩ Ly, rút soạt dao...
- Ông là người rất nhân hậu, điềm đạm nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm.
+ Tên cướp biển thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ. Bác sĩ Ly: đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị
- HS trao đổi nhóm đôi chọn ý 3 là đúng.
- Chính nghĩa sẽ chiến thắng hung ác...
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm (10 - 12 phút )
* Đ1 HD đọc: Giọng tả chậm nhấn ở các từ: cao lớn vạm vỡ,sạm như gạch nung, chém dọc.
* Đ2:HD đọc : Đọc phân biệt giọng kể gấp gáp , giọng bác sĩ dứt khoát thể hiện sự điềm tĩnh, kiên quyết đầy sức mạnh. Giọng tên cướp cục cằn hung dữ. Nhấn ở các từ: trắng bệch, loạn óc, man rợ, 
* Đ3: HD đọc: Giọng kể dứt khoát, nhấn ở các từ: cúi gằm mặt, ngồi xuống làu bàu
*HD đọc cả bài : Đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, dứt khoát, gấp gáp dần theo diễn biến câu chuyện. Nhấn giọng ở các từ ngữ miêu tảvẻ hung dữ của tên cướp, vẻ oai nghiêm của bác sĩ.
- GV đọc mẫu lần 2
- Yêu cầu HS đọc đoạn mà em thích
- Yêu cầu HS đọc cả bài
5. Củng cố (3 - 5 phút ) 
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
 - Về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
_________________________________________________________
Tiết 3 : Toán 121
Phép nhân phân số 
I.Mục đích yêu cầu:
- Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số (qua tính diện tích HCN)
- Biết thực hiện phép nhân 2 phân số . 
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy học:
 1.Hoạt động 1: Kiểm tra (3- 5 phút) 
- Nêu cách cộng ,trừ 2 phân số ?
2.Hoạt động 2: Bài mới(13 - 15 phút)
a.G nêu bài làm
- Y/c H đọc thầm, xđ yêu cầu.
- Bài toán y/c gì ? (Tính S hcn)
- Y/c H ghi phép tính vào bảng con ( )
- Em có nhận xét gì về phép tính này ?
- G đưa hình minh hoạ như SGK
- Y/c H quan sát, nxét xem S hcn cần tính là phần nào ? (phần tô màu)
- Y/c H vận dụng KT đã học tính S hcn đó ra nháp.
- Gọi HS trình bày (HV có cạnh 1m nên có S = 1m2. Hình đó gồm 15 ô vuông nhỏ nên mỗi ô có S = m2. Mà S hcn cần tính có 8 ô vuông nên có S = m2)
- Y/c H nxét. Gọi 2-3 H trình bày lại.
- Y/c H ghi KQ phép tính vào bảng con ()
b.Y/c H quan sát phép tính nhân.
+ Em có nxét gì về TS và MS của tích so với TS và MS của 2 thừa số(TS 8 = 4x2, MS 15 = 5x3)
- Hãy nêu cách thực hiện phép nhân ?
- G ghi bảng - gọi 1 số H nhắc lại.
+Muốn nhân 2 phân số em làm ntn ? - 2-3 H nhắc lại
- Y/c HS đọc qui tắc SGK/132.
3.Hoạt động 3 Thực hành, luyện tập (17 - 19 phút)
* Dự kiến sai lầm: 
- Bài 1 sau khi tính H chưa rút gọn PS.
*Bài 1 Làm bảng con- Chữa miệng
- Kiến thức: Nhân hai phân số
@Bài 2 Làm nháp - Chữa miệng
- Kiến thức: Công thức tính S hcn. Phép nhân hai phân số 
*Bài 3 Làm vở- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Công thức tính S hcn. Phép nhân hai phân số
4.Hoạt động 4 Củng cố dặn dò (3 - 5 phút)
- Muốn thực hiện phép nhân hai phân số em làm ntn ?
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................_________________________________________________________
Tiết 4 : Kể chuyện
Những chú bé không chết
I.Mục đích - yêu cầu: - Rèn kĩ năng nói :
+ Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể kết hợp lời kể với điệu bộ nét mặt.
+ Hiểu nội dung câu chuyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghiã câu chuyện (Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu kẻ thù xâm lược, bảo về Tổ quốc); Biết đặt tên khác cho câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ truyện.
II.Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh minh hoạ truyện.
III.Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra: (3-5’)
- Hãy kể lại việc em đã làm để góp phần giữ xom làng( đường phố, trường học) xanh sạch đẹp. 
B.Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài (1’)
 2. GV kể chuyện ( 6-8’)
- GV kể lần 1
- GV kể lần 2 kết tranh SGK.
3.HS kể chuyện (22-24’)
Bài 1/70.
- GV hướng dẫn HS khác nhận xét bạn kể: 
+ Nội dung?
+ Lời kể, cử chỉ, điệu bộ?
- GV chấm điểm.
Bài 2/71.
4. Tìm hiểu ý nghĩa chuyện: (3-5’)
Bài 3/71
- Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì ở các chú bé?
 - Tại sao truyện có tên là Những chú bé không chết?
- Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Em thử đặt tên khác cho truyện?
- GV nêu ta có thể đặt tên cho truyện như sau: Những chú bé không bao giờ chết. Những thiếu niên bất tử.
5.Củng cố dặn dò: (2-4’)
 - Nhận xét tiết học.
 - GV tuyên dương HS kể hay, kể tốt.
 - Chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát tranh.
- HS đọc yêu cầu.
- HS kể trong nhóm đôi.
- HS kể từng đoạn trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS đọc.
- HS kể theo nhóm 4.
- HS kể trước lớp.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận N2 yêu cầu bài 3
- Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của những chiến sĩ nhỏ tuổi...
- Vì 3 chú bé du kích trong truyện là ba anh em ruột, ăn mặc giống nhau khiến tên phát xít nhầm tưởng những chú bé đã bị bắn giết luôn sống lại...
- HS nêu.
Thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2012
Tiết 1 : Thể dục
Bài 49 : Phối hợp chạy nhảy, mang, vác 
Trò chơi : Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ 
I.Mục tiêu:
- Tập phối hợp chạy, nhảy và học chạy, mang, vác, yêu cầu biết được cách thực hiện động tác tương đối đúng.
- Trò chơi: “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ” yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi chủ động.
II.Chuẩn bị dụng cụ:
- Sân tập.
- Còi, dụng cụ phục vụ luyện phối hợp chạy, nhảy...
III.Nội dung giảng dạy:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp và tổ chức
A.Phần mở đầu:
1.Nhận xét:
- ổn định tổ chức lớp.
- GV nhận lớp phổ biến ND YC tiết học.
2.Khởi động:
- Xoay các khớp : cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai để khởi động.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
- Cả lớp chơi trò “Đứng ngồi theo lệnh”
B.Phần cơ bản:
1.Bài tập RLTTCB.
+Ôn bật xa.
- GV chia nhóm tập luyện theo khu vực đã quy định.
- GV chú ý sửa dộng tác chưa chính xác.
+Tập phối hợp chạy, nhảy, mang, vác.
- GV nhắc lại cách tập luyện phối hợp, làm mẫu, sau đó cho HS thực hiện bài tập.
- GV điều khiển HS tập theo hiệu còi.
+GV quan sát, nhận xét, đánh giá, biểu dương các tổ và cá nhân thi đua tập tốt.
2.Trò chơi: Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ.
- GV nêu tên trò chơi.
- Giải thích cách chơi, luật chơi
+GV quan sát, nhận xét, biểu dương những cá nhân chơi đúng luật nhiệt tình.
C.Phần kết thúc:
- GV nhận xét tiết học.
- GV hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
5[ 8 phút
20[ 22 phút
8[10phút
3[ 5 phút
- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo.
- HS chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện
- HS tập dưới sự chỉ huy của các tổ trưởng.
- Một số HS làm mẫu lại- Cả lớp quan sát.
- HS tập theo đội hình hàng dọc.
- HS tập hợp theo đội hình chơi.
- 1Nhóm HS chơi mẫu- Lớp quan sát.
- Cả lớp chơi.
- HS tập một số động tác thả lỏng
-Đứng tai chỗ hát vỗ tay nhịp nhàng.
_________________________________________________________
Tiết 2 : Toá ... Đọc thầm
- Thảo luận dùng bút chì nối SGK
- 1HS làm bảng phụ
- 1 dãy
- 1lượt
- 1lượt
- Vài HS
- 5 chỗ
- 5 từ
 - HS làm VBT
- 2HS đọc
3.Củng cố - Dặn dò (2’-4’)
- Hôm nay chúng ta mở rộng vốn từ thuộc chủ đề nào?
- Nhận xét tiết học- VN hoàn thành bài tập thuộc các từ ngữ
Tiết 7 : Khoa học 
Nóng, lạnh và nhiệt độ
I.Mục tiờu :
 - Nờu được vớ dụ về cỏc vật cú nhiệt độ cao, thấp.
 - Nờu được nhiệt độ bỡnh thường của cơ thể con người; nhiệt độ của hơi nước đang sụi; nhiệt độ của nước đỏ đang tan.
 - Biết sử dụng từ “ nhệt độ” trong diễn tả sự núng lạnh.
 - Biết cỏch đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế.
II.Đồ dựng dạy học .
 - Hỡnh trang 96, 97.
 - Khăn tay sạch cú thể bịt mắt.
 - Cỏc tấm phiếu bằng bỡa.
III.Hoạt động dạy học:
1.HĐ 1 : Khởi động : ( 2- 3’)
 - Kiểm tra: 
 + Đọc mục Bạn cần biết trong bài hụm trước?
 - Giới thiệu bài: Hụm nay chỳng ta học bài: Núng, lạnh và nhiệt độ
2.HĐ 2: Dạy bài mới:
a.HĐ2.1: Sự truyền nhiệt( 12- 1 3’)
* Mục tiờu: Nờu vớ dụ về cỏc vật cú nhiệt độ cao, thấp. Biết sử dụng từ “ Nhiệt độ” trong diễn tả sự núng lạnh.
* Cỏch tiến hành:
Bước 1: Động nóo
 - GV yờu cầu HS tả lời cỏc cõu hỏi:
 + Kể tờn một số vật núng, vật lạnh mà em thường gặp hàng ngày?
 Bước 2: HS trỡnh bày:
 - HS nờu ý kiến của mỡnh. 
 - GV nhận xột ý kiến của HS:
* KL: Trong cuộc sống hàng ngày ta cú thể gặp những vật núng và vật lạnh.
Bước 3: Làm việc theo nhúm
 - Yờu cầu HS quan sỏt tranh SGK/100.
 - GV đưa ra ba cốc nước đó chuẩn bị như SGK.
 - GV yờu cầu HS lờn quan sỏt nhận xột và trả lời cõu hỏi SGK/ 100 của phần thực hành.
 -> Chốt vật núng cú nhiệt độ cao hơn vật lạnh.
 - GV nờu vấn đề: Lấy vớ dụ về vật cú nhiệt độ bằng nhau, vật cú nhiệt độ cao hơn vật kia, vật cú nhiệt độ cao nhất trong cỏc vật?
 ( Vớ dụ: cốc nước đỏ cú nhiệt độ thấp hơn cốc nươc lạnh..., mặt trời cú nhiệt độ cao nhất trong cỏc vật...)
b.HĐ 2.2: Thực hành sử dụng nhiệt kế. ( 12- 14’)
* Mục tiờu: HSbiết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong những trường hợp đơn giản
*Cỏch tiến hành.
Bước 1:
 - GV giới thiệu về hai loại nhiệt kế ( đo nhiệt đọ cơ thể, đo nhiệt độ khụng khớ)
 - GV cho HS mụ tả sơ qua về nhiệt kế.
 - GV cho vài HS đọc số đo của nhệt kế ở hỡnh 3/101.
Bước 2: Làm việc cả lớp:
 - Cho HS thực hành sử dụng nhiệt kế.
 - GV thực hành đo nhiệt độ của ba cốc nước đó chẩn bị để HS nắm được cỏch đo và biết được sự khỏc nhau về nhiệt độ của ba cốc nước đú.
 - GV hướng dẫn HS đo nhiệt độ cơ thể người.
 - Cho vài HS thực hành.
 - GV hướng dẫn HS đo nhiệt độ của khụng khớ.
 - HS thực hành đo và đọc kết quả đo( Lưu ý cac đọc nhiệt độ vớ dụ 23 độ c)
* Kết luận: Mục bạn cần biết/101
 - GV giới thiệu thờm cho HS về thang nhệt độ ( GV tham khảo SGV/ 173)
3.HĐ3: Củng cố dặn dũ: ( 2- 3’)
 - HS đọc mục Bạn cần biết/ 101
 - Chuẩn bị bài sau.
_________________________________________________________
Tiết 8 : Thể dục
Bài 50 :Nhảy dây chân trước chân sau 
Trò chơi : Chạy tiếp sức
I.Mục tiêu : Giúp HS
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chân trước chân sau : Yêu cầu thực hiện đúng động tác một cách tương đối chính xác .
II. Địa điểm , phương tiện .
Địa điểm : Trên sân trường , vệ sinh nơi tập đảm bảo an toàn tập luyện .
Phương tiện : Còi , 2- 4 quả bóng , dụng cụ cho tập luyện dây.
III.Các hoạt động dạy học.
Nội dung 
Định lượng
Phương pháp và tổ chức 
A.Phần mở đầu :
1. Nhận xét :
- ổn định tổ chức lớp 
- G nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu tiết học .
2. Khởi động.
B.Phần cơ bản.
1.Nhảy dây kiểu chụm chân trước , chân sau 
- G : Hướng dẫn H so dây , chao dây, quay dây kết hợp giải thích từng động tác .
* Chú ý : H đứng tại chỗ , chụm hai chân bật nhảy không có dây một vài lần cho quen rồi mới nhảy .
- G: đi quan sát sửa sai cho H (Nếu có) 
2.Tổ chức thi đua .
- G yêu cầu mỗi H nhảy 3 lần 
- Chọn lần nhảy có thành tích cao nhất .
+ G quan sát , nhận xét , biểu dơng những cá nhân chơi đúng và nhiệt tình
C.Phần kết thúc.
+ G nhận xét tiết học.
- G hệ thống bài , nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
- Về nhà : Ôn luyện nội dung nhảy dây.
6 [ 8 phút
 2[3 phút
 2[3 phút
20 [22 phút
10[12 phút
8[10 phút 
3[5 phút 
- Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo.
- H trấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện .
- Xoay các khớp cổ tay , cổ chân , chạy chậm trên địa hình xung quanh nơi tập .
- Lần 1:Cả lớp tập dưới sự chỉ huy của cán sự .
- G : Quan sát nhắc nhở ,sửa sai cho H . 
- Lần 2 : Chia theo tổ để H tập theo nhóm . Các tổ
 trưởng điều khiển tổ viên của mình tập luyện 
- H nhảy 3 lần .
- G cử 1 vài H làm trọng tài cùng mình. 
- Cả lớp cùng thi .
- H tập một số động tác thả lỏng.
- Đứng tại chỗ hát : Vỗ tay nhịp nhàng .
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 24 tháng 2 năm 2012
Tiết 1 : Toán 125
Phép chia phân số
I.Mục đích yêu cầu:
1.KT : Giúp HS biết thực hiện phép chia phân số (lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược)
2.KN : Vận dụng KT để làm BT. 
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy học:
 1.Hoạt động 1: Kiểm tra (3- 5 phút) 
Bảng con : Tìm của 68 kg 
- Muốn tìm của 68 kg em làm ntn ?
2.Hoạt động 2: Bài mới(13 - 15 phút)
- GV đưa bài toán như SGK - Y/c HS đọc thầm.
- GV đưa hình như SGK y/c HS dựa vào hình vẽ nêu lại đề bài.
+ Bài toán hỏi gì?
- Y/c HS ghi phép tính tính chiều dài hcn vào bảng con.
- Y/c HS tìm cách thực hiện phép tính - GV nhận xét.
- GV hướng dẫn cách làm : Muốn thực hiện phép chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ 2 đảo ngược.
Chốt : Trong bài toán trên gọi là PS đảo ngược của .
- Nhận xét TS và MS của PS với PS đảo ngược .
- Y/c HS thực hiện phép tính ở Bảng.
- Nêu cách thực hiện phép tính - G ghi bảng.
+ Muốn chia hai PS em làm ntn ? (2-3 H trình bày)
- Y/c H đọc dòng chữ in đậm trong SGK.
3.Hoạt động 3 Thực hành, luyện tập (17 - 19 phút)
* Dự kiến sai lầm: 
- HS quên chưa rút gọn phân số ở bài 3, viết KQ.
*Bài 1 Làm bảng con- Chữa miệng
- Kiến thức: Phân số đảo ngược
+ Em viết phân số đảo ngược của ntn ? Còn thì sao ?
+ là phân số đảo ngược của phân số nào?
*Bài 2 Làm vở- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Chia hai PS
+Nêu cách thực hiện phép tính a ?
+Muốn chia hai phân số em làm ntn ?
@Bài 3 Làm nháp - Chữa miệng
- Kiến thức: Nhân, chia hai phân số. Phép chia là phép tính ngược của phép nhân.
+Em có nhận xét gì về kết quả của các phép tính phần a?
@Bài 4 Làm nháp- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Diện tích hình chữ nhật. Phép chia phân số.
- ĐA: Chiều dài của hình chữ nhật: 
+ Nêu công thức tính diện tích HCN?
+ Muốn tính chiều dài của HCN ta làm thế nào?
4.Hoạt động 4 Củng cố dặn dò (3 - 5 phút)
- Muốn chia phân số ta làm thế nào?
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
_________________________________________________________
Tiết 2 : Tập làm văn
Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn tả cây cối
I.Mục tiêu
- HS nắm được hai cách mở bài “trực tiếp, gián tiếp” trong bài văn miêu tả cây cối.
- Vận dụng được hai kiểu mở bài khi làm văn miêu tả cây cối
II.Các hoạt động dạy học
A.KTBC( 3’-5’)
- Yêu cầu HS đọc bài 3 của tiết trước - 2HS đọc
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài( 1’-2’)
2.Hướng dẫn luyện tập ( 32’-34’)
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp hai cách mở bài
-Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi của bài 
- yêu cầu HS trình bày
+ Đó là cách mở bài kiểu nào?
+ 2 cách MB này có gì khác nhau
Chúng ta sẽ vận dụng 1 trong 2 cách MB trong bài văn miêu tả
Bài 2
- Các em phải viết mấy mở bài?
- Yêu cầu HS chọn 1 trong 3 phần để viết MB gián tiếp
- Yêu cầu HS trình bày bài làm của mình
Giao nhiệm vụ cho HS nghe
- GV nhận xét , sửa sai, cho điểm phần MB hay 
Bài 3
- Yêu cầu KT HS phần quan sát cây ở nhà
- yêu cầu HS suy nghĩ , hoàn thành phần quan sát cây
- Yêu cầu HS trình bày
ƯCác ý trong phần MB không nhất thiết phải sắp xếp đúng trình tự mà sắp xếp sao cho phù hợp để tạo thành MB hay
Bài 4
- Nêu yêu cầu của bài
- yêu cầu HS dựa vào bài 3 để viết bài có thể viết MB theo 2 cách
- yêu cầu HS trình bày
Giao nhiệm vụ cho HS nghe , nhận xét
GV nhận xét, cho điểm, khen bài làm hay
- Đọc thầm ,xác định yêu cầu
- 2HS đọc
- Nhóm đôi
+ Phần a: Giới thiệu ngay cây hoa cần tả
MB trực tiếp
+Phần b: MB gián tiếp nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn nở rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.
- 2 HS nêu
- Đọc to đề
- Làm VBT
- 5- 7 HS đọc nối tiếp
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS chuẩn bị vào VBT
- 3-5 HS trình bày theo dãy
- Đọc thầm
- 1 HS nêu
 - HS viết bài vào vở TLV
- 4-6 HS đọc bài nói rõ cách MB
- HS khác nhận xét
3. Củng cố - Dặn dò 
- Nhận xét tiết học
_________________________________________________________
Tiết 3 : Ngoại ngữ
Tiếng Anh
(Đồng chí GV bộ môn dạy)
_________________________________________________________
Tiết 4 : Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt tuần 25
I.Mục đích yêu cầu
- Nhận xét hoạt động tuần 25.
- Phương hướng kế hoạch tuần 26.
II.Hoạt động dạy học
1.Tổ trưởng nhận xét từng cá nhân trong tổ.
2. Lớp trưởng nhận xét.
3. GV nhận xét chung.
a.Ưu điểm
- Có ý thức nuôi lợn siêu trọng giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn của lớp và của trường.
- Tinh thần tự quản có tiến bộ. Nề nếp ra vào lớp ít bị cô giáo nhắc nhở hơn.
- Có ý thức học và làm bài về nhà đầy đủ.
- ít ăn quà vặt, giữ gìn được vệ sinh lớp học
- Hăng hái học tập, sôi nổi trong giờ học.
- Tích cực tham gia giữ vệ sinh chung 
2.Nhược điểm
- Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học: An, Vũ,...
- Một số em chưa thật sự tập trung trong giờ học: Ngà, Sơn, Hậu,...
- Vẫn có 1 số em quên đồ dùng học tập khi đến lớp : Nhâm, ...
3.Kế hoạch tuần sau:
- Duy trì và phát huy nề nếp học của tuần trước.
- Vừa học vừa ôn để chuẩn bị cho kiểm tra chất lượng giữa kì II
- Đôn đốc các em đi học đúng giờ.Mặc đồng phục đúng quy định.
- Giữ vững nề nếp truy bài và đọc báo đầu giờ. 
- Tiếp tục đóng góp các khoản còn thiếu.
- Kèm cặp những em học yếu để chuẩn bị cho khảo sát giữa kì. 
- Thường xuyên nhắc nhở các em giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TUAN 25 LOP 4.doc