Giáo án các môn khối 4 - Tuần học 33 (chuẩn kiến thức)

Giáo án các môn khối 4 - Tuần học 33 (chuẩn kiến thức)

Tập đọc:

 CON CHIM CHIỀN CHIỆN

 ( HUY CẬN )

I. Mục tiêu:

 - Đọc đúng các tiếng, từ khó: long lanh, sương chói, lòng vui, bụng sữa, chan chứa, làm xanh da trời

 - Bước đầu biết đọc diễn cảm hai, ba khổ thơ trong bài với giọng vui, hồn nhiên.

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài: cao hoài, cao vợi, thì, lúa tròn bùng sữa.

 - Hiểu nội dung bài: hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người đọc cảm giác thêm yêu đời, yêu cuộc sống. (trả lời được các CH; thuộc hai, ba khổ thơ)

II. Đồ dùng dạy – học:

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.

 

doc 23 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần học 33 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(NGHỈ TỪ NGÀY 29/4 ĐẾN NGÀY 1/5)
Sáng thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2013 
Tập đọc:
 CON CHIM CHIỀN CHIỆN
 ( HUY CẬN )
I. Mục tiêu:
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó: long lanh, sương chói, lòng vui, bụng sữa, chan chứa, làm xanh da trời 
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm hai, ba khổ thơ trong bài với giọng vui, hồn nhiên. 
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài: cao hoài, cao vợi, thì, lúa tròn bùng sữa.
 - Hiểu nội dung bài: hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người đọc cảm giác thêm yêu đời, yêu cuộc sống. (trả lời được các CH; thuộc hai, ba khổ thơ) 
II. Đồ dùng dạy – học:
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ:
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: GV vào bài trực tiếp
2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
 - Yêu cầu 6 HS đọc tiếp nối từng khổ thơ trong bài. Mỗi HS chỉ đọc 1 khổ thơ. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
 - 6 HS tiếp nối đọc thành tiếng.
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để tìm hiểu nghĩa của các từ khó. 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối từng khổ thơ.
- Gọi HS đọc toàn bài
- 2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài:
 - Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ, trao đổi, trả lời những câu hỏi trong SGK.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. 
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+ Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào? 
+ Con chim chiền chiện bay lượn trên cánh đồng lúa, giữa một không gian rất cao, rất rộng. 
+ Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ nên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng ? 
+ Những từ ngữ và hình ảnh: bay vút, vút cao, cao hoài, cao vợi, chim bay, chia sà, lúa tròn bụng sữa, cánh đập trời xanh, chim biến mất rồi, chỉ còn tiếng hót, làm xanh da trời, lòng chim vui nhiều, hót không biết mỏi. 
+ Hãy tìm những câu thơ nói về tiếng hót của con chim chiền chiện ? 
- HS nêu.
+ Tiếng hót của con chim chiền chiện gợi cho em những cảm giác như thế nào? 
+ Tiếng hót của con chim chiền chiện gợi cho em thấy một cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
+ Tiếng hót của con chim gợi cho em thấy một vùng quê trù phú, yên bình. 
+ Tiếng hót của con chim làm cho em thấy cuộc sống rất tự do, hạnh phúc. Nó làm cho ta thêm yêu đời, yêu cuộc sống.
+ Qua bức tranh bằng thơ của Huy Cận, em hình dung được điều gì ? 
+ Qua bức tranh bằng thơ, em thấy một chú chim chiền chiện rất đáng yêu, chú bay lượn trên bầu trời hoà bình rất tự do. Dưới tầm cánh chú là cánh đồng phì nhiêu, là cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người. 
- GV kết luận và ghi ý chính của bài .
c) Đọc diễn cảmvà học thuộc lòng bài thơ:
- Yêu cầu 6 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. HS cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc hay. 
 - 6 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. HS cả lớp tìm giọng đọc hay (như đã hướng dẫn ở phần luyện đọc).DH
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu hoặc 3 khổ thơ cuối.
+ Treo bảng phụ có khổ thơ cần luyện đọc .
+ Đọc mẫu.
+ Theo dõi GV đọc.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc diễn cảm.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ 3 đến 5 HS thi đọc.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Yªu cÇu HS nhÈm ®äc thuéc lßng theo cÆp.
- 2 HS ngåi cïng bµn nhÈm ®äc thuéc lßng.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng tiếp nối từng khổ thơ.
- 2 lượt HS đọc tiếp nối từng khổ thơ.
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài thơ.
- 3 HS thi đọc toàn bài .
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
C- Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và soạn bài Tiếng cười là liều thuốc bổ.
Khoa học
CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu: 
 Sau khi học xong, học sinh có khả năng:
 - Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên. 
 - Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ. 
 - Rèn khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
 - Giáo dục học sinh có ý thức học tốt môn học.
II. Chuẩn bị: - Giấy A4, bút vẽ.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A - Kiểm tra bài cũ:
- Nêu VD về quan hệ thức ăn trong tự nhiên.
- GV nhận xét đánh giá.
B - Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích bài học.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật và với nhau và giữa các sinh vật với yếu tố vô sinh. 
Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa cỏ và bò.
- Giáo viên chia nhóm giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh thực hiện.
- Giáo viên kết luận.
* Hoạt động 2: Hình thành khía niệm chuỗi thức ăn.
+ Mục tiêu: Nêu một sốt ví dụ về thức ăn trong tự nhiên. Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn. 
- Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ chuỗi thức ăn và thảo luận 
- Giáo viên kết luận.
- Nhận xét ,đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- HS nêu, dưới lớp nhận xét bổ sung.
- HS quan sát và tìm hiểu thông tin của các tranh.
- Học sinh thảo luận nhóm và vẽ tranh. 
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Phân bò --> cỏ --> bò
- HS quan sát chuỗi thức ăn trong sgk và kể tên những gì vẽ trong đó. 
- Học sinh thảo luận nhóm Nêu và kể mối quan hệ thức ăn trong sơ đồ.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời một số câu hỏi.
- H/S rút ra nhận xét.
- Học sinh đọc mục bạn cần biết 
- Học sinh nhắc lại nội dung bài
- H/s chuẩn bị tiết học sau.
Chiều thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2013 
Toán
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
 - Thực hiện được bốn phép tính với phân số để tính giá trị của biểu thức và giải bài toán có lời văn.
 - Vận dụng được để tính giá trị của biểu thức và giải toán.
 - Rèn kỹ năng nhân nhẩm cho HS.
II. Hoat động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt đông học
A – Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS chữa bài tập 4(169).
- Nhận xét cho điểm.
B – Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Ghi bảng.
2- HD HS ôn tập:
*Bài 1(170)
- GVyêu cầu HS nêu yêu cầu của bài. 
- Cho HS làm bài. 
- Gọi HS chữa bài. 
*Bài 2 (170)
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài. 
- Cho HS tự tính và điền vào ô trống.
- GV chữa bài yêu cầu HS giải thích cách làm của mình.
*Bài 3 (170)
- GV YC HS đọc đề nêu yêu cầu. 
- GV HS cho HSlàm bài - HS chữa bài. 
- GV nhận xét.
*Bài 4 (170) Giảm tải phần b 
- Gọi HS đọc đề nêu cách làm.
- GV YC HS làm bài.
- GV chữa bài, nhận xét.
C – Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS học ở nhà và CB bài sau
BTVN 4 b (170).
- HS chữa bài.
- HS nhận xét.
- HS làm vào vở bài tập.
 ; 
; 
- 2HS làm bảng.
- HS lớp làm vở.
VD 
Số bị trừ
4
5
3
4
7
9
Số trừ
1
3
1
4
26
45
Hiệu
7
15
1
2
1
5
- HS làm bảng; HS lớp làm vở. 
- HS chữa bài.
- 1 HS làm bảng, HS lớp làm vở.
Giải: Sau 2 giờ chảy được số phần bể là:
 (bể )
 Đáp số : bể 
Luyện từ và câu:
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN - YÊU ĐỜI
I. Mục tiêu:
 - Hiểu nghĩa từ lạc quan (BT1), biết xếp đúng các từ cho trước có tiếng lạc thành hai nhóm nghĩa (BT2), xếp các từ cho trước có tiếng quan thành ba nhóm nghĩa (BT3); biết thêm một số câu tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, không nản chí trước khó khăn (BT4).
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp.
 - Giấy khổ to và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ:
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài. GV nêu mục đích của bài học.
2- Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, làm bài.
- Gợi ý: Các em xác định nghĩa của từ "lạc quan" sau đó nối câu với nghĩa phù hợp.
- 1 HS làm bảng lớp. HS dưới lớp dùng bút chì nối vào SGK.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Chữa bài
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm.
- Hoạt động trong nhóm: trao đổi, xếp từ vào nhóm hợp nghĩa.
- Yêu cầu HS làm vệic theo nhóm 4 HS.
- Gọi 1 nhóm dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Dán bài, nhận xét bài nhóm bạn.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Đáp án.
a. Những từ trong đó "lạc" có nghĩa là "vui mùng": lạc quan, lạc thú.
b. Những từ trong đó"lạc" có nghĩa là "rớt lại, sai": lạc hậu, lạc điệu, lạc đề.
+ Em hãy nêu nghĩa của mỗi từ có tiếng "lạc quan" ở bài tập.
- Tiếp nối nhau giải thích theo ý hiểu:
+ Lạc quan: có cách nhìn, thái độ tin tưởng ở tương lai tốt đẹp, có nhiều triển vọng.
- Nếu HS chưa hiểu đúng nghĩa GV có thể giải thích cho HS.
+ Lạc thú: những thú vui.
+ Lạc hậu: bị ở lại phía sau, không theo kịp đà tiến bộ, phát triển chung.
+ Lạc điệu: sai, lệch ra khỏi điệu của bài hát, bản nhạc.
+ Lạc đề: không theo đúng chủ đề, đi chệch yêu cầu về nội dung.
+ Em hãy đặt câu với mỗi từ có tiếng "lạc" vừa giải nghĩa.
- Tiếp nối nhau đọc câu của mình trước lớp. Ví dụ:
+ Bác Hồ sống rất lạc quan, yêu đời.
+ Những lạc thú tầm thường dễ làm hư hỏng con người.
+ Đây là nền nông nghiệp lạc hậu.
+ Câu hát lạc điệu rồi.
+ Nam bị điểm xấu vì cậu làm lạc đề.
 Bài 3:
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 3 tương tự như cách tổ chức làm bài tập 2.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, nêu ý nghĩa của từng câu thành ngữ và nêu tình huống sử dụng.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- 4 HS tiếp nối nhau phát biểu.
- GV nhận xét, bổ sung.
C- Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ ngữ, tục ngữ và làm lại BT4, chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt:
ÔN TẬP
Đề bài: Tả con gà trống của nhà em ( hoặc của nhà hàng xóm).
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Dựa vào dàn ý của bài văn tả con vật, học sinh viết được bài văn miêu tả con gà trống với đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
 - Rèn kĩ năng quan sát và viết văn, kĩ năng viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.
II. Hoạt động dạy ... - Luyện đọc và luyện viết các từ ngữ : không rượu, hững hờ, trăng soi, cửa sổ, đường non, xách bương
c) Nhớ - viết chính tả.
d) Soát lỗi, thu, chấm bài.
3- Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 2
a) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm làm việc. GV nhắc HS chỉ điền vào bảng các tiếng có nghĩa.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng trao đổi, thảo luận, tìm từ.
- Đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi 1 nhóm dán phiếu lên bảng, đọc các từ vừa tìm được.
- Dán phiếu, đọc các từ vừa tìm được.
- Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà nhóm bạn chưa có.
- Bổ sung.
- Yêu cầu HS đọc các từ vừa tìm được và viết một số từ vào vở.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp viết một số từ vào vở.
Bài 3
a) - Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Hỏi: + Thế nào là từ láy?
+ Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần giống nhau.
+ Các từ láy ở BT1 yêu cầu thuộc kiểu từ láy nào?
+ Từ láy bài tập yêu cầu thuộc kiểu phối hợp những tiếng có âm đầu giống nhau.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- 4 HS cùng trao đổi, thảo luận, viết các từ láy vừa tìm được vào giấy.
- Yêu cầu HS dán phiếu lên bảng, đọc và bổ sung các từ láy. GV ghi nhanh lên bảng.
- Dán phiếu, đọc, bổ sung
- Nhận xét các từ đúng. Yêu cầu 1 HS đọc lại phiếu và HS cả lớp viết một số từ vào vở.
- Đọc và viết vào vở.
. Các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm tr: trắng trẻo, trơ trẽn, tròn trịa, tráo trưng, trùng trình, trùng trục, trùng triềng
. Các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm ch: chông chênh, chênh chếch, chống chếnh, chói chang, chong chóng, chùng chình
4 - Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiét học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ ngũ vừa
tìm được và chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cho HS về tác dụng của trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu, củng cố vốn từ: Lạc quan – yêu đời.
 - Rèn khả năng áp dụng vào bài tập nhận biết trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu, biết tìm từ đặt câu.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tác dụng, đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn và thời gian trong câu.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích bài học.
2. Nội dung bài:
* Ôn trạng ngữ chỉ nguyên nhân:
- GV YC HS đọc bài 18 (Vở BT TNTV4 tập2) trang 59.
+ Xác định trạng ngữ.
+ Trạng ngữ trong các câu đó bổ sung ý nghĩa gì?
- GV nhận xét bổ sung củng cố cho HS về trạng ngữ chỉ nơi chốn.
- GV YC HS đọc bài 20 (Vở BT TNTV4 tập2) trang59.
+ YC HS làm ra vở lên bảng chữa.
- GV YC HS đọc bài 20 (Vở BT TNTV4 tập2) trang 59.
+ HS đặt câu, 2em lên bảng đặt, dưới lớp nêu miệng.
* Ôn mở rộng vốn từ: Lạc quan – yêu đời.
- GV YC HS đọc bài 7 (Vở BT TNTV4 tập2) trang 61.
+ Xác định từ cùng nhóm.
- GV nhận xét bổ sung củng cố cho HS yêu cầu HS giải nghĩa từ.
- GV YC HS đọc bài 8 (Vở BT TNTV4 tập2) trang 62.
+ HS nêu miệng.
- GV YC HS đọc bài 9 (Vở BT TNTV4 tập2) trang 62.
+ YC HS làm ra vở lên bảng chữa.
- GV nhận xét bổ sung.
3 – Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống bài nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài.
- HS nêu, dưới lớp nhận xét bổ sung.
- HS đọc YC bài làm ra vở trắc nghiệm.
- Nêu tác dụng của các trạng ngữ đã xác định.
- HS đọc YC bài làm vào vở, 2 HS lên bảng chữa.
- HS đọc YC bài và làm bài.
- HS đọc YC bài làm bài vào vở bài tập trắc nghiện TV rồi chữa bài.
Chiều thứ bảy, ngày 4 tháng 5 năm 2013 
Tập làm văn
 ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu:
 - Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Thư chuyển tiền (BT1); bước đầu biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện sau khi đã nhận được tiền gửi (BT2).
 - HS có kĩ năng điền đúng vào giấy tờ in sẵn.
II. Đồ dùng dạy – học:
 - Mẫu thư chuyển tiền đủ dùng cho từng HS.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ:
B- Bài mới:
1- Giới tiệu bài:
2- Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- Treo tờ Thư chuyển tiền đã phôtô theo khổ giấy to và hướng dẫn HS cách điền:
- Quan sát, lắng nghe.
- Hoàn cảnh viết thư chuyển tiền là em và mẹ em ra bưu điện gửi tiền về quê biếu bà. Nhà vậy người gửi là ai? Người nhận là ai?
+ Người gửi là em và mẹ em, người nhận là bà em.
- Các chữ viết vắt: SVĐ, TBT, ĐBT ở mặt trước, cột phải, phía trên thư chuyển tiền là những ký hiệu riêng của ngành bưu điện. Các em lưu ý không ghi mục đó.
- Nhận ấn: dấu ấn trong ngày của bưu điện.
- Căn cước: chứng minh thư nhân dân.
- Người làm chứng: ngời chứng nhận việc đã nhận đủ tiền.
Mặt trước mẫu thư các em phải ghi đầy đủ những nội dung sau:
. Ngày gửi thư, sau đó là tháng, năm.
. Họ tên, địa chỉ người gửi tiền (họ tên của mẹ em).
. Số tiền gửi (viết toàn chữ - không phải bằng số.
. Họ tên, người nhận (là bà em). Phần này viết 2 lần, vào cả bên phải và bên trái trang giấy.
. Nếu cần sửa chữa điều đã viết, em viết vào ô dành cho việc sửa chữa.
. Những mục còn lại nhân viên Bưu điện sẽ điền.
. Mặt sau mẫu thư em phải ghi đầy dủ các nội dung sau
. Em thay mẹ viết thư cho người nhận tiền (bà em) - viết vào phần dành riêng để viết thư. Sau đó đưa mẹ ký tên.
. Tất cả những mục khác, nhân viên Bưu điện và bà em, người làm chứng (khi nào nhận tiền) sẽ viết.
- Gọi 1 HS khá đọc nội dung em điền vào mẫu thư chuyển tiền cho cả lớp nghe.
- HS đọc mẫu thư chuyển tiền.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS làm bài.
- Gọi 3 đến 5 HS đọc thư của mình.
- HS lần lượt đọc thư của mình.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Các em khác nhận xét bài của bạn.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc YC bài.
- GV hướng dẫn HS viết mặt sau thư chuyển tiền. 
- Mặt sau thư chuyển tiền dành cho người nhận tiền. Nếu khi nhận được tiền các em cần phải điền đủ vào mặt sau các nội dung sau:
. Số chứng minh thư của mình.
. Ghi rõ họ tên, địa chỉ hiện tại của mình.
. Kiểm tra lại số tiền được lĩnh xem có đúng với số tiền ghi ở mặt trước thư chuyển tiền tiền không.
. Ký nhận đã nhận đủ số tiền gửi đến vào ngày, tháng, năm nào, tại địa chỉ nào.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình, GV nhận xét.
- HS đọc bài và nhận xét bài của bạn.
C- Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách điền vào Thư chuyển tiền và chuẩn bị bài sau.
Tiếng việt:
ÔN TẬP 
I. Mục tiêu: 
 - Củng cố, hệ thống kiến thức đã học về câu cảm.
 - Rèn kĩ năng thực hành nhận biết câu cảm, đặt câu, viết đoạn văn có câu cảm.
 - GD ý thức học tập tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị: 
 - Bài tập trắc nghiệm TV tham khảo.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Củng cố lý thuyết:
- Thế nào là câu cảm? Cho VD.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Luyện tập:
1.GV đưa ra một số bài tập, tổ chức HD cho HS làm bài:
*Bài 1: Gạch dưới các từ ngữ thể hiện
cảm xúc trong mỗi câu sau:
- Ôi, em tôi ngã đau quá!
- ồ, chị ấy đẹp quá!
- Ôi chao, hồ nước này mới rộng làm sao!
*Bài 2: Nói rõ cảm xúc trong mỗi câu cảm sau :
- ối, tôi mất hết tiền rồi!
- Ô, trông cậu ta kìa!
- Khiếp, con chuột ấy gớm chết!
*Bài 3: Đặt câu cảm cho mỗi tình huống sau:
a, Bộc lộ sự ngạc nhiên của em khi nhìn thấy một điều lạ:
b, Bộc lộ niềm vui lớn của em khi nghe tin em đoạt giải trong một cuộc thi lớn do trường tổ chức.
*Bài 4 : Viết một đoạn văn nói về vẻ đẹp của thiên nhiên trong đó có sử dụng câu cảm.
GV cho HS viết vào vở, bảng nhóm, chữa bài.
2.Tổ chức cho HS chữa bài, báo cáo kết qủa.
C.Củng cố, dặn dò: 
- Hệ thống nội dung bài học.
- HS nhắc lại.
- HS khác bổ sung.
- HS làm lần lượt các bài tập theo HD của GV.
- HS khá giúp đỡ HS yếu làm bài.
- HS làm trong vở.
- Ôi, em tôi ngã đau quá!
- ồ, chị ấy đẹp quá!
- Ôi chao, hồ nước này mới rộng làm sao!
- Một HS đọc câu - một HS nêu cảm xúc trong câu đó, thi đọc đúng và hay nhất.
-..tiếc.
-...ngạc nhiên.
-..ghê sợ.
- HS KG có thể nêu thêm tình huống và đặt câu cảm.
- ồ, cái quạt ấy to thật!
- Ôi, thích quá!
VD : Sáng ra thức giấc, mở toang cánh cửa đón nhận khí trời. Thiên nhiên thật trong lành và mát mẻ ! Chợt thấy lòng mình nhẹ nhõm, mênh mang. Chao ôi, mới tuyệt diệu làm sao! Những tia nắng ấm áp đầu tiên của một ngày chạm vào má bé như một nụ hôn nhẹ, bồng bềnh.
Toán:
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Ôn tập củng cố cho HS kỹ năng nhân một số với một tổng.
 - Củng cố cho HS về quan hệ giữa hai đơn vị đo m2 và dm2
 - HS có ý thức ôn luyện.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Nội dung ôn.
 - HS: Ôn lại bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
30000 cm2 = .m2
17m2 = ..cm2
B. Bài mới:
1. GV vào bài trực tiếp.
2. Nội dung.
- GV chép bài tập lên bảng, hớng dẫn HS làm bài.
Bài1: tính
a, 7 x (36 + 72) =
(114 + 237) x 6 =
b, 8 x 59 + 7 x 63 =
 42 x 10 + 42 x 2 =
Bài 2:Tính bằng hai cách.
(132 + 141) x 7
6 x 194 + 6 x 18
Bài 3:Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
500cm2 = ..dm2 1cm2 = dm2
1300dm2 = ...m2 1dm2 = ..m2
60000cm2 = m2 1cm2 = m2
5m2 9dm2 = dm2 700dm2 =.m2
8m2 50cm2 = cm2 50000cm2 =.m2
Bài 4: Điền dấu ?
2m2 5dm2.25dm2 3m2 99dm2.4m2
3dm2 5cm2305cm2 65m2.6500dm2
3. Cñng cè dÆn dß:
- GV hÖ thèng l¹i néi dung bµi, nhËn xÐt tiÕt häc.
- HS vÒ nhµ «n bµi.
HS lµm ra b¶ng con.
.....
.
HS lµm bµi ra vë,lÇn lît lªn b¶ng ch÷a bµi, nªu l¹i vÒ thø tù thùc hiÖn c¸c phÐp tÝnh trong biÓu thøc.
HS tù lµm bµi råi ch÷a bµi.
HS lµm bµi ra b¶ng con råi thèng nhÊt kÕt qu¶.
- HS thi lµm bµi nhanh.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 33
I.Mục tiêu: 
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần.
 - Khắc phục những thiếu sót, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
II. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1:*.- GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt.
2 *Gv nhận xét chung:Nhìn chung các em có ý thức thực hiện tốt các quy đinhcủa trường, lớp.
 - Các em đã có ý thức chăm sóc cây xanh trong lớp,vệ sinh lớp học khá sạch sẽ.
- Duy trì việc học bồi dưỡng.
- Khăn quàng ,mũ ca lô khá đầy đủ.
3/ Phương hướng tuần tới:
 - Khăn quàng ,mũ ca lô đầy đủ
- Tiếp tục chăm sóc cây xanh trong và ngoài lớp tốt hơn.
- Các em học khá, giỏi giúp đỡ thêm cho các em chưa giỏi.
 - Giữ vệ sinh lớp học sân trường sạch sẽ.
- Ôn tập thật tôt để kiểm tra đạt chất lượng cao.
-Ý kiến các em
- Lớp trưởng nhận xét các hoạt động vừa qua
- HS lắng nghe
- Cả lớp cùng thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 33 cktkn.doc