Giáo án các môn khối 4 - Tuần học 9

Giáo án các môn khối 4 - Tuần học 9

Tập đọc

THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

I.Mục đích, yêu cầu:

- Đọc trôi chảy toàn bài

- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại

- Hiểu những từ ngữ mới trong bài

- Hiểu ý nghĩa bài: Cương mơ ước trở thành một thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyêt phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

II.Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ viết câu luyện đọc dùng cho HĐ 1.

 

doc 16 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Chào cờ
Tập đọc
Thưa chuyện với mẹ
I.Mục đích, yêu cầu:
- Đọc trôi chảy toàn bài
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại
- Hiểu những từ ngữ mới trong bài
- Hiểu ý nghĩa bài: Cương mơ ước trở thành một thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyêt phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
II.đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết câu luyện đọc dùng cho HĐ 1.
III.Hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: Luyện đọc đúng
- Đọc toàn bài, chia đoạn.
- Đọc nối tiếp đoạn 
- Luyện phát âm từ khó
- Hiểu từ khó trong bài.
- Đọc theo cặp
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Đọc thầm và tìm hiểu đoạn 1 trả lời câu hỏi sgk.
+Nêu được các vấn đề :
- Cương xin mẹ học nghề rèn để kiếm sống
- Mẹ Cương không cho đi và sợ mất thể diện gia đình, nhưng Cương đã giảng giải cho mẹ hiểu nghề nào cũng đáng trân trọng.
- Liên hệ : nghề chân chính trong cuộc 
- Nêu ý nghĩa bài
.Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
- Luyện đọc cá nhân đoạn Cương thấy.........đốt cây bông.
- Thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn.
Hướng dẫn luyện đọc đúng
- Sửa lỗi phát âm cho học sinh
- Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ mới trong bài.
- Tranh minh họa giải nghĩa từ “đốt cây bông”
 - Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Câu hỏi gợi ý 
- Giúp học sinh hiểu vấn đề của bài 
* Giáo dục học sinh: Biết trân trọng những nghề chân chính trong cuộc sống dù không phải nghề cao sang.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Đọc mẫu hướng dẫn đọc
- Nhận xét biểu dương.
* Củng cố, dặn dò.
Toán
 Hai đường thẳng vuông góc 
I. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Thước kẻ và ê-ke dùng cho HĐ 1.
- HS: Thước kẻ và ê-ke dùng cho HĐ 1, 2.
III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
 Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân
- Học sinh kiểm tra chéo đồ dùng của bạn.
- nhận xét bổ xung
 Hoạt động 2: Tìm hiểu hai đường thẳng vuông góc.
 - Học sinh sinh quan sát đồ dùng trực quan sgk. 
- Lên bảng kiểm tra góc bằng ê ke, nêu đợc hai đường thẳng AB, CD vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh 0. 
- Học sinh vẽ hai đường thẳng bất kì vào pháp vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông, có chung đỉnh.
- Nhận xét bổ xung.
* Củng cố cách nhận dạng, vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông, có chung đỉnh.
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành.
 Bài tập 1: Học sinh đọc yêu cầu 
- Hoạt động nhóm đôi.
- Các nhóm thảo luận báo cáo kết quả.
- Nhận xét bổ xung.
* củng cố cách kiểm tra hai đường thẳng trong các hình. 
Bài tập 2: Học sinh làm nháp tương tự 
- Nhận xét bổ xung.
Bài tập 3: Học sinh dùng ê ke để kiểm tra góc vuông rồi nêu các cạnh vuông góc với nhau.
* Học sinh củng cố cách gọi tên các cặp cạnh vuông góc.
Bài tập 4: Học sinh làm vào vở
- 1 học sinh chữa bảng
- Nhận xét bổ xung.
- Giúp học sinh củng cố bài cũ. 
- Giúp học sinh áp dụng những kiến thức đã học vào làm bài tập.
- Giúp học sinh yếu nhận biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông,chung đỉnh. 
- Giúp các nhóm hoàn thành bài tập.
- Giúp học sinh yếu.
- Hướng dẫn học sinh biết kiểm tra hai đờng thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông, có chung đỉnh 0
- Giúp học sinh nhận ra ưu khuyết điểm của bài.
Mỹ thuật
Đ/c Hải dạy
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
 Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Ước mơ
I. mục đích, yêu cầu
- Biết thêm một số từ ngữ thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.
- Bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ; ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết sự đánh giá của từ ngữ đó, nêu được ví dụ minh họa về một loại ước mơ.
- Hiểu được ý nghĩa hai thành ngữ thuộc chủ điểm.
II. Đồ dùng dạy- học
- GV: Một số tờ phiếu kẻ bảng để các nhóm thi làm BT2, 3 + từ điển hoặc một số trang phôtô từ điển dùng cho HĐ 1.
III.Hoạt động dạy học 
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: Tìm từ cùng nghĩa với từ ước mơ.
- Đọc thầm bài Trung thu độc lập.
- Học sinh hoạt động nhóm đôi, tìm từ cùng nghĩa với ước mơ.
- Nhận phiếu, tìm thêm được từ cùng nghĩa với ước mơ bằng cách dựa vào tiếng ước và tiếng mơ để phát triển từ.
- Ghép thành cụm từ chỉ ước mơ cao đẹp, ước mơ bình thường, ước mơ tầm thường- lấy ví dụ minh họa.
Hoạt động 2: giải nghĩa các thành ngữ
- Thảo luận và giải nghĩa các câu thành ngữ trong bài.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ xung.
- Giúp học sinh hệ thống hóa từ ngữ thuộc chủ điểm.
- Phát phiếu cho HS.
- Hướng dẫn cách tìm từ, giải nghĩa từ.
*Tổng kết vốn từ.
- Nhận xét đánh giá, giúp học sinh hiểu giá trị của các ước mơ.
- Cho HS đọc yêu cầu và các câu thành ngữ.
- Gợi ý thêm 
- Lắng nghe, kết luận về nghĩa đúng, chưa đúng hoặc tình huống sử dụng.
- Liên hệ trong cuộc sống học sinh.
* Củng cố, dặn dò.
Toán
Hai đường thẳng song song
I.Mục tiêu:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
- Nhận biết được hai đường thẳng song song.
II.Đồ dùng dạy học
- GV: Thước thẳng và ê-ke dùng cho HĐ 1.
- HS: Thước thẳng và ê-ke dùng cho HĐ 2.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: Tìm hiểu hai đường thẳng song song.
 -Thực hành theo yêu cầu của GV.
 - Nhận biết đặc điểm của hai đường thẳng song song.
- Liên hệ các hình ảnh hai đường thẳng song song ở xung quanh ta.
Hoạt động 2: Thực hành bài tập:
Bài 1,2: Hoạt động cá nhân
- HS làm bài tập, trình bày miệng.
- Củng cố về đặc điểm của hai đường thẳng song song. 
 Bài 3a: 
- HS làm bài tập theo cặp đôi
- Trình bày kết quả.
- HS nhắc lại nôi dung chính đã học.
- Giới thiệu hai đường thẳng song song.
- GV vẽ một hình chữ nhật lên bảng, yêu cầu HS kéo dài hai cạnh đối diện của HCN.
- Hỗ trợ HS hình thành biểu tượng về hai đường thẳng song song.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập
- Theo dõi, hướng dẫn giúp đỡ học sinh yếu.
- Củng cố kiến thức cho HS.
- Củng về đặc điểm hai đường thẳng song song
*Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, HD bài sau
Chính tả
Nghe - viết :Thợ rèn
I.Mục đích, yêu cầu:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Thợ rèn.
- làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/n
II.Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ, bút dạ dùng cho HĐ 2.
III.Hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: Nghe - viết chính tả.
- Đọc bài thơ 
- Viết từ khó. VD: trăm nghề, quai một trận.
- Nêu nội dung chính của bài.
- Quan sát cách trình bày bài thơ
- Viết bài vào vở.
- Soát lỗi chính tả
- Sửa lỗi chính tả
Hoạt động 2: Luyện tập thực hành.
- Hoạt động cá nhân.
- làm vào vở bài tập Tiếng Việt 
- Chữa bài cho nhau.
- Nhận xét, bổ sung.
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn nghe viết chính tả
- Giúp học sinh sửa từ khó nếu học sinh viết sai.
- Câu hỏi tìm hiểu nội dung.
- Hướng dẫn cách trình bày đẹp
- Đọc từng câu thơ cho học sinh viết.
*Cho học sinh soát lỗi
*Chấm một số bài ở lớp,
- Nhận xét đánh giá
3.Hướng dẫn luyện tập
- Cho học sinh làm bài tập 2a.
- Bảng phụ.
- Chữa bài.
- Củng cố cách phân biệt n/l.
4.Dặn dò.
Kỹ thuật
Khâu đột thưa
I.Mục tiêu
- Tiếp tục củng cố kỹ năng khâu đột thưa
II.đồ dùng dạy học
- HS: Bộ khâu thêu dùng cho HĐ 3.	
III.Hoạt động dạy hoc
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
 Hoạt động 3: HS thực hành khâu đột thưa 
 Hs nêu các bước thực hiện khâu đột thưa.
 +Bước 1:Vạch dấu đường khâu.
 +Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
 Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS
HS đánh giá theo các tiêu chí sau: +Đường vạch dấu thẳng, cách đều cạnh dài của mảnh vải.
+Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
 +Đường khâu tương đối phẳng, không bị dúm. 
 +Các mũi khâu ở mặt phải tương đối bằng nhau và cách đều nhau.
 +Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
.
 - GV hướng dẫn thêm những điểm cần lưu ý khi thực hiện khâu mũi đột thưa.
 - GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng.
 - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
* Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- HD chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2010
Toán
Vẽ hai đường thẳng vuông góc
i. mục tiêu:
- Vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước 
- Vẽ được đường cao của hình tam giác
- HS yêu thích môn học 
ii. Đồ dùng dạy học
- GV: Thước kẻ và ê-ke dùng cho HĐ 1,2.
- HS: Thước kẻ và ê-ke dùng cho HĐ 1,2,3.
III.Hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1.Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước.
- Hs sử dụng thước thẳng và ê-ke vẽ:
+Trường hợp điểm E nằm trên đường thẳng AB
+trường hợp điểm E nằm ngoài đường thẳng AB
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu đường cao của hình tam giác
- Biết đường cao vuông góc với cạnh của tam giác
Hoạt động 3: Thực hành 
 Bài 1: Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD trong 3 trường hợp ở SGK.
Bài 2: Vẽ đường cao của các tam giác ừng với mỗi trường hợp ( hình vẽ ).
Bài 3: HS khá, giỏi: Vẽ đường thẳng đi qua E vuông góc với DC, xác định các hình chữ nhật mới.
- Gợi ý cách vẽ trên bảng
- Cho hs vẽ vào vở
- Lưu ý hs cách đặt ê-ke
- Giáo viên vẽ tam giác ABC lên bảng; nêu bài toán, nêu cách vẽ.
- Giúp đỡ HS yếu.
- Chữa bài.
- Củng cố cách vẽ.
- Giao bài tập cho HS khá, giỏi. HD cách làm.
* Củng cố, dặn dò.
Tập đọc
Điều ước của vua Mi- đát 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết đọc lưu loát toàn bài, nghỉ hơi đúng, tự nhiên, biết đọc diễn cảm bài với giọng nhẹ nhàng. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật ( lời xin, khẩn cầu của Mi-đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt )
- Hiểu từ ngữ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.
- Giáo dục đức tính, phẩm chất tốt cho học sinh.
 II. Đồ dùng học tập:
- GV: Bảng phụ chép câu luyện đọc dùng cho HĐ 2.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
 Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân
Học sinh đọc bài “ Thưa chuyện với mẹ” 
- Nêu nội dung chính của bài. 
- Nhận xét bổ xung
 Hoạt động 2: Luyện đọc đúng
- 3 học sinh đọc nối tiếp lần 1
- Học sinh đọc nối tiếp lần 2 
- Đọc trong cặp 
- 1,3 cặp đọc
- Đọc cá nhân cả bài
 Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài
 + Học sinh đọc to đoạn 1.
- Thảo luận nhóm 
- Học sinh trả lời câu hỏi ...  nhà xem lại bài.
Kể chuyện
 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh biết chọn một câu chuyện về những ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân, biết sắp xếp các sự việc thành 1 câu chuyện, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
- Lời kể tự nhiên chân thành, kết hợp với cử chỉ điệu bộ.
* Thấy được tác hại của việc ô nhiễm môi trường dẫn đến sự đói nghèo, có ý thức bảo về môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
 Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp
- HS hát bài
- Lắng nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- 1 HS đọc đề bài và các gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm gợi ý và chuẩn bị dàn ý kể chuyện.
- Chuẩn bị dàn ý kể chuyện theo nhóm
Hoạt động 3: Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện trước lớp.
- Thực hành kể chuyện theo nhóm.
- Trao đổi với nhau về nội dung câu chuyện.
- Thi kể trước lớp, tự nói suy nghĩ của mình về nội dung của câu chuyện.
- Nhận xét lời bạn kể.
- Bình chọn câu chuyện hay nhất
- GV tạo không khí học tập: Cho HS hát.
- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
HD kể chuyện.
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- GV HD học sinh tìm hiểu cách kể chuyện qua các gợi ý.
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho câu chuyện.
- GV tổ chức cho HS kể chuyện
- Giúp các em đưa ra các tiêu chí đánh giá các bạn kể.
- Tổ chức nhận xét đánh giá.
* Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học- HD chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh dựa vào đoạn trích Yết kiêu và gợi ý sgk, bước đầu kể lại được câu chuyện theo trình tự không gian. 
- Học sinh biết kể một câu chuyện theo trình tự không gian. 
- Giáo dục học sinh say mê học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ dùng cho HĐ 2. 
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
 Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân
- Học sinh kể lại câu chuyện ở Vương quốc tương lai theo trình tự thời gian.
- Nhận xét bổ xung
 Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản kịch.
- HS đọc phân vai.
- Nắm được nội dung văn bản kịch.
- Biết sự viêc trong hai cảnh của vở kịch diễn ra theo trình tự thời gian.
Hoạt động 3: Kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý trong SGK.
- Đọc yêu cầu của bài tập.
- Hiểu yêu cầu của bài tập: Câu chuyện “ Yừt Kiêu” kể như gợi ý trong SGK là kể theo trình tự không gian.
- 1 HS giỏi làm mẫu, chuyển thể một lời thoại từ ngôn ngữ kịch sang lời kể.
- Thực hành kể chuyện theo nhóm đôi.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- Bình chọn bạn kể hay.
- Giúp học sinh nhớ lại kiến thức chuẩn bị cho bài mới. 
- Cho HS đọc văn bản kịch.
- Hệ thống câu hỏi.
- Giúp HS nhận biết một kịch bản theo trình tự thời gian.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Bảng phụ.
- Lưu ý HS: Những câu đối thoại quan trọng có thể giữ nguyên văn, dưới dạng lời dẫn trực tiếp đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm.
- Nhận xét, gắn bảng phụ ghi một mẫu chuyển thể lên bảng.
- Lưu ý HS về cáh kể.
- HD HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, tuyên dương HS kể tốt.
* Củng cố, dặn dò
Địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên(Tiếp) 
I. Mục tiêu:
- Học xong bài này, học sinh biết trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất ở Tây Nguyên ( Khai thác sức nước, rừng)
- Dựa vào tranh ảnh để tìm kiến thức.
- Chỉ trên bản đồ chỉ tên được những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên
* Học sinh thấy được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với đời sống con người.
- Giáo dục học sinh tình đoàn kết giữa các dân tộc. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bản đồ dịa lí tự nhiên Việt Nam dùng cho HĐ 2. 
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
 Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân
- 1 vài học sinh một số cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên. 
- Nhận xét bổ xung
 Hoạt động 2: Khai thác sức nước.
- Học sinh hoạt động nhóm. 
- Học sinh quan sát lược đồ nêu được những con sông trên lược đồ.
- Chỉ trên bản đồ vị trí của nhà máy thủy điện và tên con sông đó.
 - Nhận xét bổ xung
* Học sinh thấy được tác dụng của những con sông có độ cao chênh lệch tương đối lớn.
 Hoạt động 3: Rừng và khai thác rừng ở Tây Nguyên.
- Học sinh trực quan tranh ảnh Hình 6,7 SGK.
- Mô tả được toàn cảnh của rừng nhiệt đới, rừng khộp và lượng mưa ở đây- Nêu được quá trình làm ra sản phẩm đồ gỗ.
- Nhận xét bình chọn
* Học sinh liên hệ việc trồng rừng ở địa phương, gia đình...
- 1 vài học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Giúp học sinh nhớ lại và củng cố kiến thức đã học.
- Giúp học sinh nắm được cách khai thác sức nước của người dân ở Tây Nguyên. 
- Giúp học sinh tìm được vị trí của nhà máy thủy điện, tên con sông đó.
- Giúp học sinh nắm được đặc điểm của rừng ở Tây Nguyên, đặc điểm của rừng nhiệt đới, rừng khộp.
*Củng cố dặn dò
- Nhắc HS về nhà xem lại bài.
Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
Thể dục
Đ/c Thúy dạy
Luyện từ và câu
động từ
i. mục đích yêu cầu 
- Hiểu được thế nào là động từ ( từ chỉ hoạt động , trạng thái ...của người , sự vật , hiện tượng ). 
- Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ.
- Rèn ý thức sử dụng từ cho đúng ngữ pháp , yêu thích môn học .
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ ghi đoạn văn ở BT 2b dùng cho HĐ 2.
iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của HS
	Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của động từ.
- Đọc đọan văn.
- Tìm từ chỉ hoạt động trạng thái trong đoạn văn.
- Hiểu nghĩa các từ vừa nêu.
- Nêu cách hiểu về động từ.
- Đọc ghi nhớ, lấy VD minh họa.
Hoạt động 2: Luyện tập về động từ.
- Tự ghi các từ chỉ họat động ở nhà. Gạch chân các động từ có trong cụm từ đó.
- Xác định động từ có trong đoạn văn.
- Quan sát tranh minh họa sgk nhận biết động từ chỉ hoạt động trạng thái.
- Cho HS đọc đoạn văn.
- Giúp học sinh tìm các từ chỉ hoạt động trạng thái và hiểu ý nghĩa các từ đó.
*Kết luận các từ vừa tìm được là động từ.
- Giúp học sinh hiểu nghĩa các từ có trong bài.
- Gợi ý, giúp HS tìm được các từ khó xác định; hướng dẫn học sinh bằng cách thêm các từ hãy, đừng, chớ đặt trước từ đó.
- Chữa bài cho học sinh.
- Khẳng định lời giải đúng.
*Củng cố về cách tìm động từ.
Toán
Thực hành vẽ hình chữ nhật. Thực hành vẽ hình vuông
I.Mục tiêu
- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông ( bằng thước kẻ và ê-ke).
- Ghép hai bài thực hành.
II.Đồ dùng dạy học
- GV: Thước kẻ và ê ke dùng cho HĐ 1, 2.
- HS: Thước kẻ và ê ke dùng cho HĐ 1, 2, 3.
III.Hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
	Hỗ trợ của GV
 Hoạt động 1: Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 2cm.
+ Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 2cm.
 - Học sinh lên bảng vẽ. Học sinh khác vẽ vào bảng con. 
* Củng cố cách vẽ hình chữ nhật có độ dài cho sẵn.
Hoạt động 2: Vẽ hình vuông có cạnh 3cm
- Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 3cm
+Vẽ đoạn thẳng DC = 3cm.
+Vẽ đường thẳng DA vuông góc với DC tại D và lấy DA=3cm
+Vẽ đường thẳng CB vuông góc với DC tại C và lấy CB=3cm
+Nối A với B ta được hình vuông ABCD.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1a ( T54 ): Học sinh hoạt nhóm 
- Các nhóm trình bày bảng nhóm.
- Nhận xét bổ xung.
* Củng cố cách vẽ hình chữ nhật có độ dài của chiều dài, chiều rộng cho sẵn. 
 Bài 2a ( T54 ): Học sinh làm vào vở
- 1 học sinh chữa bảng, nhận xét bổ xung.
* Củng cố cách vẽ hình chữ nhật.
Bài 1a ( T55 ): Vẽ được hình vuông và tính được diện tích hình vuông đó.
Bài 2a ( T55 ): Lấy bút chì vẽ đúng như mẫu sgk
bài 3. HS khá, giỏi vẽ hình vuông và kiểm tra đường chéo của chúng.
- Giúp học sinh yếu nhận biết hình chữ nhật có độ dài hai cạnh cho sẵn.
- Gợi ý học sinh dựa trên cơ sở đã vẽ hình chữ nhật
- Hướng dẫn học sinh vẽ được hình chữ nhật. 
- Giúp các nhóm còn chậm. 
- Hướng dẫn học sinh biết kiểm tra hình chữ nhật. 
- Giúp học sinh nhận ra ưu khuyết điểm của bài.
- Lưu ý học sinh đơn vị tính diện tích
- Giao bài tập cho HS khá, giỏi.
- Lưu ý học sinh nhận xét:Tứ giác nối trung điểm các cạnh của một hình vuông là một hình vuông
*Củng cố dặn dò.
tập làm văn
luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
i. mục đích,yêu cầu 
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích .
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục. 
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết sẵn đề bài tập làm văn dùng cho HĐ 2.
IIi.Hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài.
- đọc đề bài tìm từ ngữ quan trọng của đề bài.
Hoạt động 2: Xác định mục đích trao đổi: hình dung những câu hỏi sẽ có
- Đọc gợi ý sgk hiểu:
+ Mục đích trao đổi 
+Đối tượng trao đổi
+ Nội dung trao đổi
+Hình thức thể hiện
Hoạt động 3: Thực hành trao đổi theo cặp
- Chọn bạn cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp.
- Thực hành trao đổi.
Hoạt động 4: Trình bày trước lớp
- Một số cặp thi đống vai trước lớp.
- Nhận xét theo tiêu chí GV đã nêu.
- Bình chọn cặp đối thoại hay nhất.
- Bảng phụ.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
- Hướng dẫn xác định trọng tâm đề bài.
- Câu hỏi dẫn dắt.
- Tổ chức cho HS thực hành.
- Giúp đỡ nhóm gặp khó khăn.
- Lắng nghe, nhận xét, đánh giá.
- Tổ chức HS thi trình bày trước lớp.
- Nêu tiêu chí đánh giá.
- Nhận xét, tuyên dương cặp đối thoại hay.
*Củng cố dặn dò.
Sinh hoạt 
kiểm điểm hoạt độngtuần 9
I. Mục tiêu: 
- Kiểm điểm nề nếp học tập trong tuần .
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được . Khắc phục những mặt còn tồn tại 
- Tiếp tục thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam .
ii. Nội dung 
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoật động chung trong tuần 
2.Giáo viên nhận xét chung 
a. Ưu điểm 
- Nhìn chung lớp có ý thức tốt trong học tập , thực hiện nghiêm túc nội qui , qui định của nhà trường đề ra :
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp 
+ Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài 
+ Một số bạn trước ý thức học tập chưa cao nay đã có nhiều tiến bộ 
b. Nhược điểm 
- Truy bài không có chất lượng , hay nói chuyện riêng .
- Hiện tượng hay quên sách vở ở nhà còn nhiều .
- Trong lớp chưa chú ý nghe giảng .
3. Phương hướng hoạt động tuần tới 
- Khắc phục những mặt còn hạn chế , phát huy những ưu điểm đã đat được .
- Tập trung cao độ vào học tập , phát huy tinh thần học nhóm , giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập .
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 9 da soan.doc