Môn : Tập đọc
PPCT Tiết 19
Bài: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI ( khoảng 75 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hính ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
II. Đồ dùng dạy học:
- 12 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc
- 5 phiếu ghi tên 1 bài TĐ có y/c HTL
BÁO GIẢNG TUẦN 10 NĂM HỌC 2012 - 2013 05/11/2012 – 09/11/2012 Thứ ngày Tiết Môn Tiết Bài Đồ dùng Giảm tải Hai 05/11 2012 1 2 3 4 BC 1 2 3 Chào cờ Tập Đọc Toán Tiếng anh Đạo đức Ôn toán Ôn TĐ 19 46 19 10 Sinh hoạt dưới cờ Ôn tập giữa học kì I Luyện tập GVBM Tiết kiệm thời gian Bài bổ sung Bài bổ sung Tranh Phiếu Phiếu VTH VTH GDKNS GDKNS, Bỏ PA3, kg THTL Ba 06/11 2012 1 2 3 4 BC 1 2 3 LT&C Toán Tiếng anh Âm nhạc Khoa học K. Chuyện Ôn toán 19 47 20 10 19 10 Ôn tập giữa học kì I Luyện tập chung GVBM GVBM Ôn tập (tt) Ôn tập giữa học kì I Bài bổ sung Phiếu Phiếu VTH VTH Tư 07/11 2012 1 2 3 4 BC 1 2 3 Tập Đọc Toán Kỹ thuật TLV L.sử Ôn khoa Ôn LT&C 20 48 10 19 10 Ôn tập giữa học kì I Kiểm tra định kì GVBM Ôn tập giữa học kì I Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần I Bài bổ sung Bài bổ sung Tranh Phiếu Hình VBT VTH GDKNS Kg tường thuật, chỉ kể lại Năm 08/11 2012 1 2 3 4 BC 1 2 3 Ch tả Toán Khoa học Thể dục LT&C Ôn Toán Ôn CT 10 49 20 19 20 Ôn tập giữa học kì I Nhân với số có một chữ số Nước có những tính chất gì ? GVBM Ôn tập giữa học kì I Bài bổ sung Bài bổ sung VBT Phiếu Tranh B nhóm VTH VTH Sáu 09/11 2012 1 2 3 4 BC 1 2 3 4 TLV Toán Thể dục Mỹ thuật Địa lý Ôn sử địa Ôn TLV SHL 20 50 20 10 10 Bài luyện tập Tính chất giao hoán của phep nhân GVBM GVBM Thành phố Đà Lạt Bài bổ sung Bài bổ sung Công tác chủ nhiệm Biểu đồ Tranh VBT VTH GDKNS TUẦN 10 Thứ hai, ngày 05 thỏng 11 năm 2012 Tiết 2 Môn : Tập đọc PPCT Tiết 19 Bài: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 1) I. Mục đích, yêu cầu: - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI ( khoảng 75 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hính ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. II. Đồ dùng dạy học: - 12 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc - 5 phiếu ghi tên 1 bài TĐ có y/c HTL III. Các hoạt động dạy-học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định: -Hát. -Kiểm tra đồ dùng 2.Kiêm tra bài cũ: Gọi HS đọc lại bài “ Điều ước củavua Mi-đát”và trả lời các câu hỏi sgk 3.Dạy bài mới; a. Giới thiệu bài: Trong tuần 10, chúng ta sẽ được ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn TV trong 9 tuần qua. Tiết hôm nay, cô sẽ kiểm tra các em về việc đọc các bài tập đọc và HTL đã học b. KT tập đọc và HTL: - Gọi hs lên bảng bốc thăm bài tập đọc - Y/c hs đọc và TLCH về nội dung bài đọc - Nhận xét, chấm điểm c. HD làm bài tập: Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Hỏi: Những bài TĐ như thế nào là truyện kể? - Hãy kể tên những bài TĐ là truyện kể thuộc chủ điểm "Thương người như thể thương thân" (Tuần 1,2,3). - Các em hãy đọc thầm lại các bài TĐ trên để hoàn thành bài tập (phát phiếu cho 2 hs) - Gọi hs làm trên phiếu dán kết quả, trình bày. Bài tập 3: - Gọi hs đọc y/c - Các em hãy tìm nhanh trong hai bài TĐ trên đoạn văn tương ứng với các giọng đọc đã cho - Gọi hs phát biểu - Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm - Tuyên dương bạn đọc hay 4. Củng cố: - Những em đọc chưa đạt về nhà luyện đọc tiếp. GDHS. 5.Dặn dò: - Xem lại qui tắc viết hoa tên riêng để học tốt tiết ôn tập sau Nhận xét tiết học - Lắng nghe - Lần lượt hs bốc thăm (5hs ) về chỗ chuẩn bị. Lần lượt hs lên đọc, sau đó đến các em khác - Đọc và TLCH - 1 hs đọc y/c - Đó là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin - HS làm bài cá nhân - HS trình bày, HS khác nhận xét theo các Y/c: + Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không? + Lời trình bày có rõ ràng mạch lạc không? - 1 hs đọc y/c a) Đọan văn có giọng đọc thiết tha, trìu mến: Là đoạn cuối của truyện Người ăn xin b) đoạn văn có giọng đọc thảm thiết: Là đoạn Nhà Trò kể nỗi khổ của mình c) Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ : Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện, bênh vực Nhà Trò "Tôi thét .....đi không" - 3 hs lần lượt thi đọc cùng một đoạn - HS khác nhận xét. ...................................................................................................................................... Tiết 3 Môn: Toán PPCT Tiết 46 Bài: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu -Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác. -Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông. *Bài tập cần làm :1, 2, 3, 4(a). II. Đồ dùng dạy học: Thước kẻ và ê ke III. Các hoạt động dạy-học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định: -Hát -Kiểm tra đồ dùng 2. Kiểm tra bài cũ: - Thực hành vẽ hình vuông - Gọi hs lên bảng, Y/c vẽ hình vuông ABCD có cạnh 6 dm, tính chu vi và diện tích của hình vuông này - Nhận xét, cho điểm 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các em sẽ được củng cố các kiến thức về hình học đã học b. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: Gọi hs đọc y/c - Vẽ lên bảng 2 hình a,b như SGK, gọi hs nêu các góc có trong hình - Góc nhọn, góc tù, góc vuông, góc bẹt góc nào lớn nhất? Góc nào bé nhất? Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Các em hãy quan sát hình trong SGK và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC. - Vì sao em biết AB là đường cao của tam giác? - Vì sao AH không phải là đường cao của tam giác ABC? Bài 3: Gọi hs đọc y/c - Y/c cả lớp vẽ vào vở, gọi 1 hs lên bảng vẽ và nêu cách vẽ GV nhận xét Bài 4: Gọi Hs đọc y/c ( HS chỉ làm bài 4/a) - Y/c hs tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6cm, chiều rộng AD = 4 cm - Y/c hs xác định trung điểm M của cạnh AD - Y/c hs tự xác định trung điểm N của cạnh BC, sau đó nối M với N - Hãy nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ? 4. Củng cố: HS nêu lại đặc điểm của các loại góc. GDHS 5.Dặn dò: - Về nhà xem lại bài - Bài sau: luyện tập chung - 2 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp. - Nhận xét bài của bạn trên bảng - Lắng nghe - 1 hs đọc y/c - HS lần lượt nêu: a) Góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, AMB; góc tù BMC; góc bẹt AMC b) Góc vuông DAB, DBC, ADC, góc nhọn ADB, ABD, BDC, BCD; góc tù ABC - Góc bẹt lớn nhất, góc nhọn bé nhất. - 1 hs đọc y/c - Đường cao của hình tam giác ABC là AB. - Vì AB vuông góc với cạnh đáy BC - Vì AH không vuông góc với cạnh đáy BC - 1 hs đọc y/c - HS tự vẽ vào vở. 1 hs vẽ trên bảng và nêu cách vẽ: Vẽ đoạn thẳng AB = 3cm. - Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại điểm A và đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng BC = 3cm, AD=3cm. Nối C với D ta được hình vuông ABCD - 1 hs đọc y/c - HS tự vẽ vào vở nháp, 1 hs lên bảng vẽ và nêu cách vẽ - Dùng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét. Đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm A, thước trùng với cạnh AD, vì AD = 4cm nên AM = 2cm. Tìm vạch số 2 trên thước và chấm một điểm. Điểm đó chính là trung điểm M của cạnh AD - HS tự xác định trung điểm N - ABCD, ABNM, MNCD ...................................................................................................................................... Tiết 4 Môn Tiếng Anh PPCT Tiết 19 GVBM ...................................................................................................................................... BUỔI CHIỀU Tiết 1 Môn: Đạo đức PPCT Tiết 10 Bài: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết2) I, Mục tiêu: Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ. *KNS: - Kĩ năng quản lý thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày. - Kĩ năng bình luận, phê phán việc quản lí thời gian. TTHCM: Cần, kiệm, liêm chính. II. Đồ dùng dạy-học: - Mỗi hs có 2 tấm bìa: xanh, đỏ . - Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ III. Các hoạt động dạy-học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định: -Hát -Kiểm tra đồ dùng. 2.Kiểm tra bài cũ: - Gọi hs lên bảng trả lời + Vì sao chúng ta phải tiết kiệm thời giờ? + Em đã tiết kiệm thời giờ như thế nào? Nhận xét, chấm điểm 3. Dạy bài mới: a.Giới thiệu bài: Tiết hoc hôm nay, các em sẽ tìm hiểu việc làm nào là tiết kiệm thời giờ và việc làm nào chưa tiết kiệm qua một số tình huống b.HS thực hành BT * Hoạt động 1: Tìm hiểu việc làm nào là tiết kiệm thời giờ. - GV sẽ nêu một số tình huống. Sau mỗi tình huống, nếu các em cho là đúng thì giơ thẻ màu xanh, nếu sai thì giơ thẻ màu đỏ - Nêu lần lượt các tình huống ở BT1 SGK/15 Kết luận: Nếu chúng ta biết sắp xếp thời giờ một cách hợp lí thì chúng ta sẽ làm nhiều việc có ích * Hoạt động 2: Em có biết tiết kiệm thời giờ - Gọi hs đọc bài tập 4 SGK/16 - Các em ngồi cùng bàn hãy trao đổi với nhau mình đã sử dụng thời giờ như thế nào cho bạn nghe và ngược lại đồng thời dự kiến thời gian biểu của mình cho thời gian tới - Gọi 1 vài học sinh nêu trước lớp - Nhận xét, khen ngợi những hs đã biết tiết kiệm thời giờ Kết luận: Thời giờ rất qui báu, các em phải biết tiết kiệm thời giờ, sử dụng thời giờ vào việc có ích, không nên lãng phí thời giờ *KNS: - Kĩ năng quản lý thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày. * Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các tư liệu về tiết kiệm thời giờ - Y/c hs hoạt động nhóm 4 lần lượt giới thiệu các tư liệu mà mình đã chuẩn bị cho cả nhóm cùng nghe, sau đó thảo luận về ý nghĩa của truyện, tấm gương mà bạn vừa trình bày - Gọi đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác chất vấn nhóm bạn. - Khen ngợi những nhóm chuẩn bị tốt và trình bày hay Kết luận: Thời giờ là cái quí nhất cần phải sử dụng tiết kiệm. Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí và có hiệu quả. *KNS: - Kĩ năng bình luận, phê phán việc quản lí thời gian. 4.Củng cố: - Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì? GDHS 5.Dặn dò: - Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày. Thực hiện đúng thời gian biểu đã xây dựng - Bài sau: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ Tiết kiệm thời giờ - 1 hs trả lời: + Vì thời giờ là thứ quý nhất, khi nó trôi qua thì không bao giờ trở lại. Do đó chúng ta cần phải biết sử dụng thời giờ vào những việc có ích một cách có hiệu quả? + Đi học về là ăn cơm, xem phim hoạt hình xong là em ngồi vào bàn học. + Đi học về, ăn cơm xong là em tranh thủ học bài ngay vì tối em còn đi làm tiếp mẹ + Em lên thời gian biểu cho mình và thực hiện theo đúng thời gian biểu. ... 1 - 4845 = 636 - 1 hs lên bảng viết a + b = b + a và nêu tính chất - Lắng nghe - HS nêu: 5 x 7 = 35, 7 x 5 = 35. Vậy 5 x 7 = 7 x 5 - HS nêu nhận xét: 3 x 4 = 4 x 3 2 x 6 = 6 x 2 8 x 9 = 9 x 8 - Bằng nhau - 3 hs lên bảng thực hiện, mỗi hs thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng - Giá trị của biểu thức a x b = b x a đều bằng 32 - HS trả lời theo từng trường hợp - Luôn bằng nhau - HS đọc a x b = b x a - Hai tích đều có các thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau - Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. - Nhiều hs lặp lại - Cả lớp làm vào SGK, một vài hs lên bảng điền và nêu tính chất của phép nhân - HS thực hiện B a) 1357 x 5 = 5 x 1 357 = 6785 7 x 853 = 853 x 7 = 5971 b) 40263 x 7 = 7 x 40 263 = 281841 5 x 1326 = 1326 x 5 = 6630 - 1 hs nêu ...................................................................................................................................... Tiết 3 Môn Thể Dục PPCT Tiết 18 GVBM ...................................................................................................................................... Tiết 4 Môn Mỹ Thuật PPCT Tiết 09 GVBM ...................................................................................................................................... BUỔI CHIỀU : Tiết 1 MÔN ĐỊA LÝ PPCT Tiết 10 THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT I. Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt: + Vị trí: nằm trên cao nguyên Lâm Viên. + Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông, thác nước, + Thành phố có nhiều công trình phục vụ nhỉ ngơi và du lịch. + Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhềi loài hoa. - Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bảng đồ ( lược đồ ). II. Đồ dùng dạy-học: - Bản đồ địa lí TNVN - Tranh, ảnh về thành phố Đà Lạt III. Các hoạt động dạy-học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định: -Hát -Kiểm tra đồ dùng 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi hs lên bảng trả lời - Nêu một số đặc điểm của sông ở Tây Nguyên và ích lợi của nó? - Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp ở Tây Nguyên? - Tạo sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng? Nhận xét, cho điểm 3.Dạy bài mới: a.Giới thiệu bài: Qua các bài đã học về Tây Nguyên, em nào chi biết Tây Nguyên có thành phố du lịch nổi tiếng nào? - Vì sao Đà Lạt là thành phố du lịch nghỉ mát nổi tiếng của nước ta? Để TLCH này Các em tìm hiểu qua bài học hôm nay. b.Tìm hiểu bài: * Hoạt động 1: Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước - Treo lược đồ ở Tây Nguyên, gọi hs lên bảng chỉ vị trí của Đà Lạt trên lược đồ - Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? - Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét? - Với độ cao đó Đà Lạt có khí hậu như thế nào? - Hãy nêu các đặc điểm chính về vị trí địa lí và khí hậu ở Đà Lạt? * Giảng: Cứ lên cao 1000m thì nhiệt độ giảm từ 5-6 độ C nên vào mùa hè ở Đà Lạt mát mẻ, mùa đông Đà Lạt cũng lạnh nhưng không lạnh buốt như ở Miền Bắc. - Gọi hs đọc SGK/94 - Các em hãy quan sát hình 1,2 SGK/94 nêu tên 2 cảnh trong hình - Gọi hs lên tìm vị trí của Hồ Xuân Hương và thác Lam Li trên lược đồ - Y/c hs thảo luận nhóm đôi nói cho nhau nghe về cảnh đẹp của Hồ Xuân Hương và thác Cam Li. - Vì sao có thể nói Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước? - Cho hs xem một số tranh ảnh về cảnh đẹp ở Đà Lạt GV Kết luận: * Hoạt động 2: Đà Lạt-thành phố du lịch và nghỉ mát. - Gọi hs đọc mục 2 SGK/95 - Y/c hs thảo luận nhóm 4 để TLCH sau: + Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát? + Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch? + Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt? - Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. - Quan sát hình 3 hãy kể tên một số điểm du lịch ở Đà Lạt? GV Kết luận: * Hoạt động 3: Hoa, quả và rau xanh ở Đà Lạt. - Gọi hs đọc mục 3 SGK/95 - Nêu lần lượt từng câu hỏi: + Tạo sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa, quả và rau xanh? + Kể tên một số loại hoa, quả và rau xanh ở Đà Lạt? + Tại sao Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, quả, rau xanh xứ lạnh? + Hoa và rau ở Đà lạt có giá trị như thế nào? GV kết luận: 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/96 - Có đi Đà Lạt nhớ ghi lại các địa điểm du lịch, nhớ các cảnh đẹp mà các em đến về kể cho các bạn nghe - Bài sau: Ôn tập Nhận xét tiết học H/đ sản xuất của người dân ở TN. - 3 hs lần lượt lên bảng trả lời + Sông nhiều thác ghềnh, là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng sức nước làm thuỷ điện + Nếu có lượng mưa nhiều thì rừng rậm nhiệt đới phát triển xanh tốt um tùm. Nơi mùa khô kéo dài thì xuất hiện loại rừng lá mùa khô gọi là rừng khộp. Cảnh rừng khộp vào mùa khô trông xơ xác vì lá rụng gần hết. + Cần bảo vệ và trồng lại rừng vì nạn khai thác rừng bừa bãi, đốt phá rừng làm nương rẫy, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp một cách hợp lí làm mất rừng và làm cho đất bị xói mòn, hạn hán, lũ lụt tăng, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sinh hoạt của con người Thành phố Đà Lạt - HS lắng nghe - 1 hs lên bảng chỉ vị trí của Đà Lạt - Cao nguyên Lâm Viên - 1500m so với mực nước biển - Có khí hậu mát mẻ quanh năm - Nằm ở cao nguyên Lâm Viên, cao 1500m có khí hậu quanh năm mát mẻ - Lắng nghe - 1 hs đọc to trước lớp - Quan sát hình trong SGK - 1 hs lên chỉ trên lược đồ - Thảo luận nhóm đôi - Vì ở đây có vườn hoa, vườn thông xanh tốt quanh năm. thông phủ kín sườn đồi, sườn núi và tỏa hương thơm mát. Đà Lạt có nhiều thác nước đẹp, nổi tiếng như thác Cam Li, Thác Pơ-ren - Lắng nghe Đà Lạt có khí hậu mát mẻ lại có nhiều cảnh đẹp vì thế ngành du lịch ở Đà Lạt rất phát triển - 1 hs đọc - Chia nhóm thảo luận. Đại diện nhóm TL + Vì Đà Lạt có khí hậu quanh năm mát mẻ, có cảnh quan tự nhiện đẹp như: rừng thông, vườn hoa, thác nước, di tích lịch sử, chùa chiền,... + Nhà ga, khách sạn, biệt thự, sân gôn,... + Khách sạn Đồi Cù, Công đoàn, Lam Sơn, Palace,... - Nhóm khác nhận xét - Chùa Linh Sơn, vườn hoa, Hồ Xuân Hương, chợ Đà Lạt,... Đà Lạt có rất nhiều điểm du lịch, nhiều biệt thự, rất nhiều khách sạn để phục vụ cho du lịch - 1 hs đọc mục 3 - HS lần lượt trả lời + Vì Đà Lạt trồng rất nhiều hoa, quả và rau xanh quanh năm với diện tích trồng rất rộng + lan, hồng, cúc, lay-ơn,...dâu tây, đào, mận,... bắp cải, cà chua, ớt,... + Vì Đà Lạt có khí hậu lạnh và mát mẻ quanh năm. + Hoa được tiêu thụ ở các thành phố lớn và xuất khẩu rau cung cấp cho nhiều nơi ở Miền Trung và Nam bộ. Ngoài thế mạnh về du lịch, Đà Lạt còn là một vùng hoa, quả, rau xanh nổi tiếng với nhiều sản phẩm đẹp, ngon và có giá trị. - 3 hs đọc ghi nhớ - Lắng nghe, ghi nhớ ...................................................................................................................................... Tiết 2 Môn Lịch Sử, Địa Lí Tiết Bổ Sung I. Mục tiêu: - Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy: -Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt: - Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bảng đồ ( lược đồ ). II. Đồ dùng dạy-học: VBT Lịch sử trang 17 VBT Địa lí trang 24 III. Các hoạt động dạy-học: Y/C HS hoàn thành các bài tập sau : 1. Đánh dấu x vào ô ¨ trước những ý đúng. - Thái hậu họ Dương mời Lê Hoàn làm vua vì : ¨ Đinh Toàn lên ngôi khi mới 6 tuổi. ¨ Loạn 12 sứ quân. ¨ Nhà Tống đem quân xâm lược nước ta. ¨ Mọi người đặt niềm tin vàoThập đạo tướng quân Lê Hoàn. 2. Điền từ thích hợp vào chổ trống rồi vẽ mũi tên vào sơ đồ dưới đây cho đúng. Đà Lạt Khí hậu Các công trình xây dựng Thiên nhiên Thành phố du lịch và nghĩ mát 3. Gạch bỏ những khung chữ có nội dung không đúng trong bảng sau : Thành phố Đà Lạt Nằm trên Cao Nguyên : Di Linh Lâm viên Thuộc tỉnh : Lâm Đồng Đồng Nai Độ cao so với mặt biển : 1000 m 1500 m Khí hậu : Nóng quanh năm Quanh năm mát mẻ Rừng : Rừng thông xanh tốt Rừng rậm nhiệt đới ..................................................................................................................................... Tiết 3 Môn Tập Làm Văn Tiết Bổ Sung I. Mục đích, yêu cầu: 1 - Kiến thức & Kĩ năng : - Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian . - Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV. * Kĩ năng sống : - Tư duy sáng tạo; phân tích, phán đoán . - Thể hiện sự tự tin - Hợp tác . 2 - Giáo dục : - Bồi dưỡng thao tác làm văn kể chuyện . II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết bài thơ. III. Các hoạt động dạy-học: Y/C HS hoàn thành bài tập : Hãy tưởng tượng và phát triển câu chuyện cảm động trong bài thơ sau : Giờ học văn Có một giờ văn như thế Lớp em im phắc lặng nghe Bài “Mẹ vắng nhà ngày bão” Cô giảng miệt mài say mê Ai cũng nghĩ đến mẹ mình Dịu dàng, đảm đang, tần tảo. Ai cũng thương bố mình Vụng về chăm con ngày bão. Bỗng nhiên Thu Hằng bật khóc Thì ra mẹ bạn mất rồi. Lớp em lòng như dông bão Buồn thương thổi suốt giờ chơi. NGUYỄN THỊ MAI Gợi ý : Đoạn 1 (ứng với khổ thơ 1) : Chuyện xảy ra hôm nào ? Hôm ấy cô dạy bài gì ? Cô dạy như thế nào ? Các bạn vốn chăm chỉ nghe cô dạy thế nào ? Các bạn vốn nghịch ngợm, hiếu động nghe cô dạy thế nào ? Đoạn 2 ( ứng với khổ thơ 2) : Khi được cô mời phát biểu ý kiến, các bạn nói gì ? Em phát biểu ý kiến hoặc suy nghĩ thế nào ? Đoạn 3 (ứng với khổ thơ thứ 3) : Tiếng khóc bất ngờ là của ai ? Cô và các bạn ngồi bên quan tâm, hỏi han thế nào ? Vì sao bạn ấy khóc ? Sau khi biết chuyện, thái độ của các bạn nam, nữ trong lớp như thế nào ? ...................................................................................................................................... SINH HOẠT CUỐI TUẦN I. Nhận xét tuần qua : 1) Từng tổ báo cáo kết quả thực hiện nội qui thi đua của lớp. 2) Lớp trưởng hoặc lớp phó báo cáo tổng hợp chung tình hình của lớp cuối tuần. 3) GVCN tổng kết – nhận xét – đánh giá chung. Biểu dương, khen ngợi, nhắc nhở thêm đối với tổ, cá nhân HS ... II. Kế hoạch tuần tới : Hướng dẫn một số nhiệm vụ hoạt động học tập phong trào cần thiết trong tuần tới Phân công làm vệ sinh Chăm sóc cây Thực hiện nội quy III. Tổng kết, dặn dò. Văn nghệ lớp. ...................................................................................................................................... Duyệt BGH Trần Thị Bảo Trâm
Tài liệu đính kèm: