Giáo án các môn khối 4 - Tuần số 33

Giáo án các môn khối 4 - Tuần số 33

Môn: TOÁN

Tiết 161 Bài: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ

(Tiếp theo)

I. Mục tiêu:

Ở tiết học này, HS:

- Thực hiện được nhân, chia phân số.

- Tìm một thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.

- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 4 (a).

II. Đồ dùng dạy - học:

- Bảng nhóm.

III. Các hoạt động dạy-học:

 

doc 30 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần số 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày tháng năm 2012
Môn: TOÁN 
Tiết 161 	Bài: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ 
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Thực hiện được nhân, chia phân số.
- Tìm một thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 4 (a).
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể.
2. Kiểm tra:
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện bài tập 3c tiết trước. 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Tiết toán hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tập về các phép tính với phân số.
HĐ 2. HDHS ôn tập.
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, lần lượt gọi 4 em thực hiện 4 cột của từng ý a, b, c của bài tập.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, Yêu cầu HS làm bài vào vở. 3 HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3: Khuyến khích HSKG.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, HS làm bài vào vở 
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 4 a:
- Gọi 1 HS đọc bài toán.
- Yêu cầu thảo luận theo cặp giải bài toán (2 nhóm HS làm việc trên phiếu). 
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò.
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trogn bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học 
- Hát tập thể.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở. Lần lượt gọi 4 em thực hiện 4 cột của từng ý a, b, c của bài tập. Kết quả:
a) 
b) 
c) 
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- 3 HS lên bảng làm bài.
a. x = 
 x = 
 x = 
b. : x = 
 x = 
 x = 
c. x : = 22
 x = 22 x 
 x = 14
- Cùng GV nhận xét, điều chỉnh, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. HS làm bài vào vở. Kết quả.
a. 1
b. 1
c. 
d. 
- Cùng GV nhận xét, điều chỉnh, bổ sung.
- 1 HS đọc bài toán.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- 2 nhóm HS làm việc trên phiếu, trình bày kết quả:
a. Chu vi tờ giấy hình vuông là:
 x 4 = (m)
 Diện tích tờ giấy hình vuông là:
 = (m)
- Cùng GV nhận xét, điều chỉnh, bổ sung.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP ĐỌC 
Tiết 65 	Bài: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI 
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
 - Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé). 
 - Hiểu nội dung: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- 2 HS đọc thuộc lòng bài Ngắm trăng, Không đề, nêu nội dung của bài.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Phần tiếp theo của truyện Vương quốc vắng nụ cười cho các em biết: Người nắm được bí mật của tiếng cười là ai? Nhờ đâu vương quốc u buồn thoát khỏi nguy cơ tàn lụi? Viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HD luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Gợi ý chia đoạn.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn lần 1.
- HDHS luyện đọc đúng: căng phồng, ngự uyển, dải rút,
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn lần 2.
- HDHS giải nghĩa từ khó: Tóc để trái đào, vườn ngự uyển,
- CHo HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc cả bài. 
HĐ 3. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và cả bài, kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
 - Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu?
- Vì sao những câu chuyện ấy lại buồn cười?
- Bí mật của tiếng cười là gì ?
- Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào?
HĐ 4. Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu. Yêu cầu HS lắng nghe, nêu giọng đọc cả bài, từng đoạn và theo cách phân vai.
- Chia lớp thành nhóm 4, thảo luận nhóm phân vai người dẫn chuyện, nhà vua, cậu bé.
 - Yêu cầu 3 nhóm lên bảng thi đọc theo phân vai.
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- GV treo lên bảng và đọc mẫu đoạn “Tiếng cười thật dễ lây..nguy cơ tàn lụi”.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
-GV mời một tốp 5 HS đọc diễn cảm toàn truyện (phần 1,2) theo phân vai: người dẫn chuyện, vị đại thần, viên thị vệ, nhà vua, cậu bé.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò.
- 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung của bài.
-Về nhà đọc bài nhiều lần. Chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS đọc bài và nêu nội dung của từng bài.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.
- 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu.ta trọng thưởng.
+ Đoạn 2: Tiếp theo.đứt giải rút ạ.
 + Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn lần 1.
- HS luyện đọc đúng cá nhân.
- HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn lần 2.
- HS đọc chú giải trong SGK.
- Luyện đọc theo cặp. 
- 1 HS đọc cả bài, lớp đọc thầm theo.
- HS đọc thầm từng đoạn và cả bài, kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
- Ở xung quanh cậu: Ở nhà vua: quên lau miệng, bên mép vẫn dính một hạt cơm; Ở quan coi vườn ngự uyển: trong túi áo căng phồng một quả táo đang cắn dở; Ở chính mình: bị quan thị vệ đuổi, cuống quá nên đứt giải rút ra.
- Vì những câu chuyện ấy bất ngờ và trái ngược với cái tự nhiên; trong buổi thiết triều nghiêm trang, nhà vua ngồi trên ngai vàng nhưng bên mép lại dính một hạt cơm, quan coi vườn ngự uyển lại giấu một quả táo đang cắn dở trong túi áo, chính cậu bé thì đứng lom khom vì bị đứt giải rút.
- Nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những chuyện mâu thuẫn, bất ngờ, trái ngược, với một cái nhìn vui vẻ, lạc quan
-Tiếng cười như phép mầu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang dưới những bánh xe.
- Lắng nghe và nêu ý kiến: toàn bài đọc với giọng vui, đầy bất ngờ, hào hứng. Đọc phân biệt lời các nhân vật (Giọng nhà vua: dỗ dành, giọng cậu bé: hồn nhiên),
- HS thảo luận nhóm 4.
- 3 nhóm thi đọc. 
- 3 HS đọc.
- Lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- 1 tốp thi đọc.
- Lắng nghe và diều chỉnh.
-Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. 
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 33 	Bài: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG 
(Tiết 2)
GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP XANH - SẠCH - ĐẸP
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
-HS có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Tích cực tham gia các việc làm bảo vệ, giữ gìn trường lớp xanh - sạch - đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học: 
-Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
+Em hãy kể mọi người giữ gìn vệ sinh nơi công cộng ở địa phương em?
+Theo em các bạn HS trong trường tham gia vệ sinh nơi công cộng như thế nào ?
+Em cần làm gì để là một HS có ý thức chấp hành tốt vệ sinh nơi công cộng ?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Thăm quan trường, lớp học.
-GV cho HS tham quan sân trường, vườn trường, lớp học.
-Yêu cầu HS làm phiếu học tập sau theo cặp.
-GV tổng kết dựa trên những phiếu học tập của HS.
-Kết luận:Các em cần phải giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
HĐ 3. Những việc cần làm để giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 ghi ra giấy những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-Kết luận: Muốn giữ trường lớp sạch đẹp ta cò thể làm một số côn việc sau:
+Không vứt rác ra sân lớp.
+Không bôi bẩn, vẽ bậy ra bàn ghế và trên tường.
+Luôn kê bàn ghế ngay ngắn.
+Vứt rác đúng nơi quy định.
+
HĐ 4. Thực hành vệ sinh trường lớp.
-Cho HS nhặt rác quanh sân trường, lau bàn ghế, tủ, cửa kính
4. Củng cố, dặn dò.
-GDHS ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 
-GV nhận xét tiết học.
-3 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
-HS tham quan sân tường, vườn trường, lớp học.
-HS làm phiếu học tập sau theo cặp.
1.Em thấy vườn trường, sân trường mình như thế nào?
 Sạch, đẹp, thoáng mát.
 Bẩn, mất vệ sinh.
Ý kiến của em:
..
.
2.Sau khi quan sát em thấy lớp như thế nào ghi lại ý kiến của em.
- Lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.
-HS thảo luận nhóm 4 ghi ra giấy những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Lần lượt các thành viên trong nhóm sẽ ghi ý kiến của mình vào phiếu.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
-HS nhặt rác quan sân trường, lau bàn ghế, tủ, cửa kính 
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: KHOA HỌC 
Tiết 65 	Bài: QUAN HỆ THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Vẽ sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
- KNS: Kĩ năng khái quát, tổng hợp thông tin về sự trao đổi chất ở thực vật; Phân tích, so sánh, phán đoán về thức ăn của các sinh vật trong tự nhiên; Giao tiếp và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Đồ dùng dạy-học:
-Hình trang 130,131 SGK.
- Phiếu học tập. 
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV:
1. Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật. Sau đó trình bày theo sơ đồ.
2. Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở thực vật, sau đó trình bày theo sơ đồ.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Thức ăn của thực vật là gì ?
- Thức ăn của động vật là gì ?
- Thực vật và động vật có các mối quan hệ với nhau về nguồn thức ăn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
HĐ 2. Trình bày mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh trong tự nhiên.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK/130. 
- Kể tên những gì được vẽ trong hình?
- Nêu ý nghĩa của chiều các mũi tên có trong sơ đồ.
- Thức ăn của cây ngô là gì ?
- Từ những “thức ăn “đó cây ngô có thể chế tạo ra những chất dinh dưỡng nào để nuôi cây ?
Kết luận: Chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời và lấy các chất vô sinh như nước, khí các - bô - níc để tạo thành chất dinh dưỡng nuôi chính thực vật và các sinh vật khác.
HĐ 3. Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật
- HS quan sát sơ đồ trả lời các câu hỏi sau:
- Thức ăn của châu chấu là gì ?
- Giữa cây ngô và châu chấu có mối quan hệ gì ?
- Thức ăn của ếch là gì ?
- Giữa châu chấu và ếch có quan hệ gì ?
- GV chia lớp thành nhóm 4, 3 nhó ...  thực hiện.
Thứ sáu ngày tháng 4 năm 2012.
Môn: TẬP LÀM VĂN 
Tiết 66 	Bài: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN 
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: thư chuyển tiền (BT 1); bước đầu biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện sau khi đã nhận được tiền gửi.
II. Đồ dùng dạy-học: 
- Mẫu thư chuyển tiền.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Tiết TLV hôm nay chúng ta học bài Điền vào giấy tờ in sẵn
HĐ 2. Hướng dẫn HS điền nội dung vào mẫu thư chuyển tiền
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Giúp mẹ điền những điều cần thiết vào mẫu thư chuyển tiền về quê biếu bà.
+SVĐ, TBT, ĐBT (mặt trước, cột trái, phía trên): Là những kí hiệu riêng của nghành bưu điện, HS không cần biết.
+ Nhật ấn (mặt sau, cột trái): dấu ấn trong ngày của bưu điện.
+ Căn cước (mặt sau, cột giữa, trên): giấy chứng minh thư.
+Người làm chứng (mặt sau, cột giữa, dưới): người chứng nhận việc đã nhận đủ tiền.
-Yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung (mặt trước và mặt sau) của mẫu thư chuyển tiền. 
tiền.
- GV hướng dẫn HS điền mẫu thư.
+Mặt trước mẫu thư em phải ghi:
.Ngày gửi thư, sau đó là tháng, năm.
.Họ tên, địa chỉ người gửi tiền (họ tên của mẹ em).
.Số tiền gửi (viết toàn bằng chữ-không phải bằng số).
.Họ tên, người nhận (là bà em). Phần này viết 2 lần, vào cả bên phải và bên trái trang giấy.
.Nếu cần sửa chữa điều đã viết, em viết vào ô dành cho việc sửa chữa.
.Những mục còn lại nhân viên bưu điện sẽ điền.
- Gọi HS đóng vai em HS điền giúp mẹ vào mẫu thư chuyển tiền cho bà.
-Em sẽ điền nội dung vào mẫu thư chuyển tiền (mặt trước và mặt sau như thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc thư chuyển tiền.
- GV nhận xét, điều chỉnh.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Gọi 1 HS đóng vai người nhận tiền là bà
- Bà sẽ viết gì khi nhận được tiền kèm theo thư chuyển tiền này?
- Người nhận cần viết gì, viết vào chỗ nào trong mặt sau thư chuyển tiền.
-Yêu cầu HS viết vào mẫu thư chuyển tiền.
-Yêu cầu từng em đọc nội dung thư của mình.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò.
- Về nhà hoàn chỉnh bài tập. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
- Hát tập thể.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
-1 HS đọc 
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài
+ Mặt sau mẫu thư em phải ghi:
.Em thay mẹ viết thư cho người nhận tiền (bà em) - viết vào phần dành riêng để viết thư. Sau đó đưa mẹ kí tên.
.Tất cả những mục khác, nhân viên bưu điện và bà em, người làm chứng (khi nào nhận tiền ) sẽ viết.
- 1 HS đóng vai
- HS trả lời địa chỉ của ông bà bạn gủi Bà Trần Kim Dung Thôn 2, xã Thạch Hoà, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
- HS tự làm bài vào vở.
- HS nối tiếp đọc.
- Lắng nghe, bổ sung.
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS đóng vai.
-Viết học tên địa chỉ của bà. VD: Bà Trần Kim Dung Thôn 2, xã Thạch Hoà, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
- Số chứng minh thư của mình.
. Ghi rõ họ tên, địa chỉ hiện tại của mình
. Kiểm tra lại số tiến được lĩnh xem đúng với số tiền ghi ở mặt trước thư chuyển tiền không.
. Kí nhận đã nhận đủ số tiền gửi đến vào ngày, tháng, năm, năm nào, tại địa điểm nào.
- HS viết.
- HS nối tiếp nhau đọc
 Bà ơi
 Bà có khoẻ không ạ.Hôm nay bố mẹ cháu gửi biếu bà 500 000 đồng để bà bồi dưỡng.
 Cả nhà cháu rất nhớ bà, cháu mong chóng đến Tết để được về thăm bà.
 Kính chúc bà mạnh khoẻ, sống lâu.
 Cháu của bà
 Công Tằng Tôn nữ Huyền Trân
- Lắng nghe, thực hiện.
 Môn: TOÁN 
Tiết 165 	Bài: ÔN TẬP VỀ ĐO DẠI LƯỢNG 
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
 - Chuyển đổi được các đơn vị đo thời gian. 
 - Thực hiện được phép tính với số đo thời gian. 
 - Bài tập cần làm: Bài 1; 2; 4.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 4 tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Tiết toán hôm nay chúng ta ôn tập về đại lượng.
HĐ 2. HDHS thực hành
Bài 1:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập, HS tự làm bài vào SGK, xong nối tiếp nhau trình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập, HS làm bài vào vở. Lần lượt 4 HS lên bảng thực hiện từng ý a, b, c.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3: Khuyến khích HSKG.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập, HS làm bài vào SGK. 2 HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 4:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập, HS làm bài vào SGK. 2 HS nêu kết quả thực hiện.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò.
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài.
- Nhận xét tiết học
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, điều chỉnh, bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập, HS tự làm bài vào SGK, xong nối tiếp nhau trình bày kết quả.
1 giờ = 60 phút
1 phút = 60 giây
1giờ = 3600 giây
1 năm = 12 tháng
1 TK = 100 năm
1 năm không nhuận = 365 ngày
1 năm nhuận = 365 ngày
- Lắng nghe, điều chỉnh, bổ sung.
1 HS đọc yêu cầu bài tập, HS làm bài vào vở. Lần lượt 4 HS lên bảng thực hiện từng ý a, b, c.
a. 5 giờ = 300 phút
420 giây = 7 phút
3 giờ 15 phút = 195 phút
 giờ = 5 phút
b. 4 phút = 240 giây
2 giờ = 7200 giây
3 phút 25 giây = 205 giây
c. 5TK = 500 năm
12 TK = 12 00 năm
 TK = 5 năm
2000 năm = 10 năm
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập, HS làm bài vào SGK. 2 HS lên bảng thực hiện.
2 giờ 20 phút > 300 phút
giờ = 20 phút
495 giây = 8 phút 15 giây
phút < phút
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập, HS làm bài vào SGK. 2 HS nêu kết quả thực hiện.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: KĨ THUẬT 
Tiết 33 	Bài: LẮP MÔ HÌNH TỰ CHỌN 
(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép các mô hình tự chọn.
-Lắp ghép được mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được. 
- Với HS khéo tay: Lắp ghép được ít nhất một mô hình tự chọn. Mô hình lắp chắc chắn, sử dụng được.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Mẫu cái đu, xe nôi, ô tô tải đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
-Kiểm tra chuẩn bị bộ đồ dùng lắp ghép mô hình kĩ thuật của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HS chọn mô hình lắp ghép
-GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép.
HĐ 3. Chọn và kiểm tra các chi tết
-GV nhắc HS: Các chi tiết phải sắp xếp theo từng loại và thực hiện lắp ghép.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc HS xếp gọn các chi tiết vào hộp. Về nhà thực hành lắp ghép các mô hình đã học.
-Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
-HS trình bày trên bàn.
-HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm.
-HS Chọn và kiểm tra các chi tết đúng và đủ, thực hiện lắp ghép.
- Lắng nghe, thực hiện.	
Môn: ĐỊA LÝ 
Tiết 33 	Bài: KHAI THÁC KHỐNG SẢN VÀ HẢI SẢN 
Ở VÙNG BIỂN ViỆT NAM
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển đảo (hải sản, dầu khí, du lịch, cảng biển,)
- Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam nơi khai thác dầu khí, vùng đán bắt nhiều hải sản của nước ta.
- Giáo dục: Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là dầu lửa, khí đốt,... Cần khai thác và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá này.
II. Đồ dùng dạy-học:
-Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
- Bản đồ nông nghiệp,công nghiệp VN.
- Tranh ảnh khai thác dầu khí,khai thác và nuôi hải sản,ô nhiễm môi trường biển.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng tar lời câu hỏi:
-Nêu vai trò của biển ?
-Thế nào là đảo, quần đảo?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Tiết địa lí hôm nay chúng ta học bài Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển VN.
HĐ 2. Khai thác khoáng sản
- Các em đọc SGK, dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết của mình thảo luận theo cặp trả lời những câu hỏi sau:
-Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển VN là gì ?
- Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển VN? Ở đâu? Dùng để làm gì ?
-Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó.
- Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc và chế biến dầu.
HĐ 3. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản 
-Yêu cầu: HS dựa vào tranh, ảnh, bản đồ đồ, SGK và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản?
+ Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào?
+ Những nơi nào khai thác hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ ?
+ Quan sát các hình trên, nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản?
+ Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để thêm nhiều hải sản?
- Nêu một vài nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển.
Kết luận: Bài học SGK. 
4. Củng cố, dặn dò.
- Gọi HS nhắc lại bài học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, điều chỉnh, bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
-HS thảo luận theo cặp. Đại diện nhóm trình bày:
-Dầu mỏ và khí đốt.
- Khai thác dầu và khí. Ở trên biển phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
-HS chỉ trên bản đồ: Dầu khí, cát trắng.
-Lắng nghe, ghi nhớ.
-HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày:
- Hàng nghìn loại, hàng chục loại tôm,
-Hoạt động đánh bắt hải sản diễn ra khắp vùng biển từ Bắc vào Nam.
-HS chỉ trên bản đồ.
- Khai thác cá biển chế biến cá đông lạnh, chế biến và đóng gói, chuyên chở sản phẩm, đưa sản phẩm lên tàu xuất khẩu.
-Nuôi các loại cá, tôm và các hải sản như đồi mồi, ngọc trai,
-Đánh bắt bằng điện, vứt rác thải xuống biển, làm tràn dầu khi chở dầu trên biển.
- Vài HS đọc lại.
- 1 HS thực hiện.
- Lắng nghe, thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan33lop4KNS.doc