Giáo án các môn khối 4 - Tuần thứ 28 năm 2013

Giáo án các môn khối 4 - Tuần thứ 28 năm 2013

Buổi sáng Tiếng Việt

ÔN TẬP ( Tiết 1)

I. Mục tiêu:

 +Kiểm tra đọc lấy điểm:

 - Nội dung: Các bài tập đọc từ tuần 19 -27

 - Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút ). Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài. Nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài. Bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

 - HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ( tốc độ đọc trên 85 tiềng/ phút).

II. Đồ dùng dạy học:

 -Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27.

 -6 phiếu ghi tên 1 bài tập đọc có yêu cầu HTL

 -Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 (đủ dùng theo nhóm 4 HS ) và bút dạ.

 

doc 27 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần thứ 28 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ 2 ngày 18 tháng 3 năm 2013
Buổi sáng Tiếng Việt
ÔN TẬP ( Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
 +Kiểm tra đọc lấy điểm:
 - Nội dung: Các bài tập đọc từ tuần 19 -27
 - Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút ). Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài. Nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài. Bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. 
 - HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ( tốc độ đọc trên 85 tiềng/ phút).
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27.
 -6 phiếu ghi tên 1 bài tập đọc có yêu cầu HTL 
 -Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 (đủ dùng theo nhóm 4 HS ) và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
-Nêu mục đích tiết học và cách bắt thăm bài học.
2. Kiểm tra tập đọc và HTL. ( 8 em ) 
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc. (xem lại khoảng 1-2 phút )
-Gọi 1 HS đọc ( hoặc đọc TL )và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
-Cho điểm trực tiếp từng HS .
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Yêu cầu HS tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm: Người ta là hoa đất .
+Những bài tập đọc nào là truyện kể ?
-Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu, nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. 
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu sai).
-Kết luận về lời giải đúng.
4. Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
- Xem lại 3 kiểu câu kể ( Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì ? ) chuẩn bị tiết sau .
-Lần lượt từng HS bốc thăm bài (5 HS ) về chỗ chuẩn bị cử 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên gắp thăm bài đọc.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
-Hoạt động trong nhóm.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi làm vào vở. 
+ Các truyện kể.
* Bốn anh tài, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa 
.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
 - Nhận biết hình dạng và một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
 - tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Phiếu học tập - bảng con.
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBC: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm lại một số bài tập về tính diện tích hình thoi, đồng thời kiểm tra BT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 -GV nêu mục đích yêu cầu bài học .
 b. Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1, 2.
 - Yêu cầu HS đọc đề bài - làm vào vở. 
 .
Bài 3.
 -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và tìm cách làm bài, nêu các đặc điểm của từng hình . 
Bài 4.
 - Cho HS hoạt động nhóm thực hành.
 - GV nhận xét và cho điểm.
3. Củng cố- Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét 
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Tự làm bài tập, đổi chéo vở kiểm tra.
-Nhận xét 
- HĐ nhóm.
-HS nêu kết luận 
-HS thảo luận nhóm, nêu kết quả.
*********************************************
Buổi chiều.
Tiếng Việt
 ÔN TẬP (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 -Nghe - Viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 85 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng bài văn miêu tả.
 - Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học( Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) để tả, kể hay giới thiệu.
II. Đồ dùng dạy học: 
-3 Giấy khổ to để 3 HS làm BT2 các ý ( a, b.c ) trên giấy .
-Tranh, ảnh minh họa cho đoạn văn ở BT1
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu tiết học, ghi bài lên bảng 
2. Nghe - Viết chính tả. (Hoa giấy ) 
-GV gọi 1 HS đọc bài “Hoa giấy”. 
-Yêu cầu HS theo dõi SGK và đọc thầm lại đoạn văn. 
3. Hướng dẫn HS viết từ khó 
-Yêu cầu HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết - GV treo tranh : 
.- Bài văn cho ta biết điều gì ? 
- Đọc chính tả cho HS viết.
- Soát lỗi, thu bài, chấm chính tả.
4. Đặt câu : 
-HS đọc yêu cầu BT2 - GV hỏi : 
+ BT 2A yêu cầu đặt câu văn tương ứng với câu kể nào các em đã học ? 
+ BT 2b yêu cầu đặt câu văn tương ứng với câu kể nào các em đã học?
+BT 2c yêu cầu đặt câu văn tương ứng với câu kể nào các em đã học?
- HS làm vào vở - phát phiếu cho 3 HS làm.
- Gọi HS nêu kết quả.
- HS dán phiếu đã làm lên bảng. 
5. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học,dặn HS về nhà đọc các bài tập đọc và chuẩn bị bài sau.
-1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.
- HS đọc thầm 
-Lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS tìm và GV chốt lại.
-Các từ ngữ :Rực rỡ, trắng muốt, trinh khiết, bốc bay lên, lang thang, tản mát,...
-Ca ngợi vẻ đẹp đặc sắc của loài Hoa giấy. 
- HS viết bài.
- HS đổi bài. soát lỗi.
-1 HS đọc - lớp suy nghĩ trả lời 
a./Ai làm gì ?
b/ Ai thế nào ?
c/ Ai là gì ? 
-HS thực hiện.
- Lớp nhận xét - chốt lời giải đúng 
 GĐ-BD Toán
CỦNG CỐ CÁC KIẾN THỨC ĐÃ HỌC VỀ HÌNH HỌC
I. Mục tiêu.
 -Củng cố để HS nhận biết hình dạng và đặc điểm một số hình đã học. 
 -Biết vận dụng công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật; các công thức tính diện tích hình bình hành, hình thoi để tính toán và giải toán có liên quan. 
II.Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS lên bảng nêu cách tính diện tích hình thoi
-Nhận xét chung ghi điểm.
2. Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:Viết tiếp vào chỗ chấm
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
-Gọi 1 HS TB lên bảng làm.
-Yêu cầu HS khác nhận xét bài làm của bạn 
-Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: 
-Gọi 2 HS TB khá lên bảng làm.
-Chữa bài.
Bài 3:
-Gọi 1HS nêu yêu cầu.
-Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài vào vở.
-Nhận xét, chấm một số vở.
Bài 4: 
-Gọi 1HS đọc đề bài.
+Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
-Gọi 1HS khá lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
-Nhận xét.
* Bài dành cho HS k+ G.
3.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà làm bài ở nhà.
-1HS lên bảng nêu.
-Nhắc lại tên bài học
-Tự làm bài vào vở lần lượt từng bài.
-Nhận xét bài của bạn.
-Cả lớp làm bài vào vở.
- 1HS nêu.
-1 HS khá lên bảng làm.
-Cả lớp đọc thầm.
-Trả lời câu hỏi của GV.
-Tự tóm tắt bài toán và giải.
-Về thực hiện 
Đạo đức
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG ( T1)
I. Mục tiêu.
 - Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông ( những quy định có liên quan tới học sinh).
 - Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật giao thông và vi phạm Luật giao thông. Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
 - GDKNS: Biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật giao thông. Biết đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luật giao thông.
 HS biết tham gia giao thông an toàn.
II. Đồ dùng.
 -Một số biển báo giao thông.
 -Đồ dùng hóa trang để chơi đóng vai.
III.Hoạt động trên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBC:
 +Nêu phần ghi nhớ của bài: “Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo”.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:“Tôn trọng Luật giao thông”
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin- SGK/40) 
 -GV giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn. 
-GV kết luận
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 1- SGK/41)
 Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi.
 + Những tranh nào ở SGK/41 thể hiện việc thực hiện đúng Luật giao thông? Vì sao?
 -GV mời một số nhóm HS lên trình bày kết quả làm việc.
 -GV kết luận: 
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/42)
 - Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
 -GV kết luận: 
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, ý nghĩa và tác dụng của các biển báo.
- 1HS thực hiện yêu cầu.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
- HS thảo luận theo nhóm.
-Từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
-Các nhóm khác bổ sung.
-HS lắng nghe.
-Từng nhóm HS xem xét tranh để tìm hiểu: 
* Bức tranh định nói về điều gì? 
* Những việc làm đó đã theo đúng luật giao thông chưa? 
- HS trình bày kết quả
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
-HS cả lớp thực hiện.
******************************************
Thứ 3 ngày 19 tháng 3 năm 2013
Buổi sáng 
Tiếng Việt
ÔN TẬP (Tiết 3)
I. Mục tiêu: - Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút ). Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
 -Nghe- Viết đúng chính tả ( tốc độ viết khoảng 85 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng bài thơ lục bát.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, HTL như tiết 1
 -Phiếu ghi sẵn nội dung chính của 6 bài tập đọc - HTL thuộc chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu . 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu- yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra đọc (1/3 số hs lớp) 
-Tiến hành tương tự như tiết 1.
3. Nêu tên các bài tập đọc –HTL thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu .
-Gọi HS đọc yêu cầu của BT2, tìm 6 bài TĐ thuộc chủ điểm trên ( tuần-22-23 -24 ); 
-Gọi HS suy nghĩ bày nội dung từng bài 
-GV dán phiếu ghi sẵn lên bảng 
-Nhận xét chốt ý đúng 
Tên bài
Sầu riêng
Chợ tết
Hoa học trò
Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ
Vẽ về cuộc sống an toàn
Đoàn thuyên đánh cá
4 . Nghe viết bài : Cô tấm của mẹ 
-GV đọc bài thơ. 
-Y/C HS quan sát tranh minh họa
- HS đọc thầm bài thơ.
- Nêu ND bài thơ?
-GV đọc cho HS viết bài như HD
5. Củng cố – dặn dò:
-HS đọc theo yêucầu của GV 
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS tiếp nối nhau phát biểu 
-HS lớp lắng nghe – nhận xét 
Nội dung chính
Giá trị và vẻ đẹp của sầu riêng –loại cây ăn quả đặc sản ở miền nam nước ta 
Bức tranh chợ tết vùng trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động, nói lên cuộc sống nhôn nhịp ở thôn quê vào dịp tết 
Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng vĩ – một loài hoa gắn với học trò.
Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tây nguyên cần cù lao động, góp phần mình vào công cuộc chống Mĩ cứu nước 
Kết quả cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ điểm Em muốn sống an toàn cho thấy : Thiếu nhi Việt nam có ý thức và nhận thức đúng đắ ... động trồng mía của nhân dân trong vùng, các nhà máy sản xuất đường hiện đại như trong các ảnh của bài.
 -GV giới thiệu cho HS biết về khu kinh tế mới đang xây dựng ở ven biển của tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây sẽ có cảng mới, có nhà máy lọc dầu và các nhà máy khác. Hiện nay đang xây dựng cảng, đường giao thông và các nhà xưởng. Anh trong bài cho thấy cảng được xây dựng tại nơi núi lan ra biển, có vịnh biển sâu, thuận lợi cho tàu lớn cập bến.
 5. Lễ hội : (Hoạt động cả lớp)
 -GV giới thiệu thông tin về một số lễ hội như:
 +Lễ hội cá Ông: gắn với truyền thuyết cá voi đã cứu người trên biển, hàng năm tại Khánh Hòa có tổ chức lễ hội cá Ông. 
 -GV cho một HS đọc lại đoạn văn về lễ hội tại khu di tích Tháp Bà ở Nha Trang, sau đó yêu cầu HS quan sát hình 13, mô tả Tháp Bà.
 -GV nhận xét, kết luận.
* Giáo dục địa phương bài 1 - Phần 2
 - GV cho HS đọc trong sách GDĐP phần 2 trang 33.
? Tỉnh Quảng Bình có mấy thành phố, mấy huyện, mấy xã?
? Xác định các huyện, thành phố của tỉnh Quảng Bình trên bản đồ.
* Cho HS liên hệ.
3.Củng cố, dặn dò.
 -Nhận xét tiết học.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe
-HS trả lời.
-HS đọc đoạn văn đầu của mục 3
-Tự liên hệ.
-Nghe Gv gợi ý và trả lời.
-HS quan sát và giải thích.
-HS lắng nghe và quan sát.
-HS tìm hiểu và quan sát.
-Nghe GV giới thiệu.
-1 HS đọc.
- Thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi.
- 2 HS lên chỉ trên bản đồ.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Về xem lại bài chuẩn bị bài: “Thành phố Huế”.
Thực hành Toán
 TIẾT 2 
I. Mục tiêu
- Củng cố để HS nắm được cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của nó.
II. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ
- Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS đứng tại chỗ nêu kết quả, giải thích cách làm.
Bài 2, 3. 
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS lên bảng làm.
- Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 4: 
- Tổng là bao nhiêu? Tỉ số là mấy? Vì sao em biết được tỉ số?
- Yêu cầu HS lên bảng làm.
- GV nhận xét chột lời giải đúng.
C. Củng cố, dặn dò:
-Hệ thống nội dung bài.Nhận xét tiết học.
- Học sinh nêu.
Lớp nhận xét.
- HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng.
- 1 HS trả lời.
- HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng.
GĐ- BD Tiếng Việt
LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN
I. Mục tiêu
 - HS viết được đoạn văn tả một luống rau mà em thích. Yêu cầu HS viết câu văn trôi chảy, mạch lạc. Dùng từ đặt câu hay, sử dụng hình ảnh so sánh hợp lí.
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tên bài.
2 .Hướng dẫn luyện viết đoạn văn.
* HS trung bình làm bài.
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn tả một luống hoa mà em thích có sử dụng hình ảnh so sánh.
* HS khá - giỏi:
C. Củng cố, dặn dò .
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- Học sinh lắng nghe.
- Cá nhân
- HS làm việc theo nhóm
Sinh hoạt tập thể :
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. Yêu cầu .
 - Đánh giá các hoạt động tuần 28 phổ biến các hoạt động tuần 29.
 - Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy.
II. Hoạt động dạy - học 	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Kiểm tra :
- Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh .
- Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần.
1. Đánh giá hoạt động tuần qua
- Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt.
- Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành.
- Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
2. Phổ biến kế hoạch tuần 29
- Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới:
+ Về học tập.
+ Về lao động.
+ Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt. 
-Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt.
- Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo các hoạt động của tổ mình.
- Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động, chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua.
- Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng và các bộ phận trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
- Ghi nhớ những gì giáo viên 
dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.
Ôn luyện nghệ thuật
ÔN BÀI HÁT: THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN. TẬP BIỂU DIỄN.
I.Mục tiêu: 
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan. Thể hiện đúng những chỗ luyến láy, đảo phách.
- HS tập các động tác vận động phụ hoạ.
II.Chuẩn bị của giáo viên: 
- Nhạc cụ quen dùng, băng đĩa nhạc
- Tờ tranh minh hoạ bài hát.
III,Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan:
- Hướng dẫn HS ôn tập bài hát chú ý giữ đúng nhịp và đều 
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ hoặc gõ đệm theo nhịp
- GV nhận xét và sửa đổi với những em chưa vỗ, hát đúng nhịp
 Hoạt động 2: 
- Tập biểu diễn bài hát 
- GV chỉ định từng tổ nhóm đứng tại chỗ trình bày bài hát 
- Hướng dẫn HS vài động tác phụ hoạ.
- Yêu cầu HS tập lại
Củng cố – dặn dò
Củng cố bằng cách hỏi tên bài hát vừa học, tên tác giả.cả lớp đứng hát và vỗ tay theo nhịp, phách 
GV nhận xét ,dặn dị
Hát kết hợp vỗ gõ đệm theo nhịp 
Từng tốp đứng hát theo hướng dẫn của GV
HS hát với tốc độ vừa phải, hát nhẹ nhàng, thể tình cảm vui tươi.
HS thực hiện theo .
HS nghe và đọc theo tiếng đàn
HS nghe và ghi nhớ.
Buổi chiều 
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT ( TIẾT 2 )
I. Mục tiêu 
 - Củng cố giúp HS làm tốt bài văn miêu tả.
II. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ 
- Một bài văn miêu tả gồm có mấy phần?
- Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài
 - Ghi tên bài và nêu mục tiêu yêu cầu tiết học. 
2.2. Luyện tập:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu suy nghĩ và chọn đề.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm.
- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét, và sửa cho HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học. Yêu cầu HS viết chưa hay về nhà viết lại hay hơn.
-HS trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Đọc
- HS làm
- Đọc
- Nghe
- Về nhà viết lại cho hay hơn.
 Luỵen đọc hiểu
I. Mục tiêu
 - Giúp HS nắm được nội dung để trả lời câu hỏi của bài tập đọc “Con sẻ”
 -Xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể ai là gì?
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tên bài.
2. HS làm bài kiểm tra
Đọc thầm bài tập đọc Con sẻ và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1.Trên đường đi vào vườn, con chó thấy gì?
 a.Thấy một con sẻ mẹ
 b.Thấy một con sẻ con đang hót líu lo
 c.Thấy một con sẻ con rơi từ trên tổ xuống
 d.Thấy một cái tổ chim rớt xuống đất
2.Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại?
 a.Một con sẻ mẹ từ trên lao xuống đất cứu con
 b.Dáng vẻ của sẻ mẹ rất hung dữ
 c.Vì nó cảm thấy trước mắt nó có một sức mạnh làm nó phải ngần ngại
 d.Cả a,b,c
3.Em hiểu một sức mạnh vô hình trong câu “ Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất” là sức mạnh gì?
 a.Sức mạnh của tình mẹ con
 b.Bản năng làm mẹ của sẻ
 c.Một tình cảm tự nhiên
 d.Cả a,b,c
4.Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé?
 a.Vì hành động dũng cảm dám đương đầu với con chó săn hung dữ để cứu con của sẻ mẹ
 b.Vì hành động xả thân cứu con của sẻ mẹ
 c.Vì bản năng làm mẹ của con sẻ
 d.Vì lòng thương con của sẻ mẹ
5.Xác định vị ngữ trong câu: Sẻ già là mẹ sẻ non
 a.Sẻ non
 b.Mẹ sẻ non
 c.Là mẹ sẻ non
 d.Không có vị ngữ
6.Vị ngữ thường do loại từ nào đảm nhận?
 a.Danh từ(hoặc cụm danh từ)
 b.Động từ( hoặc cụm động từ)
 c.Tính từ(hoặc cụm tính từ)
-GV phát đề cho HS, yêu cầu HS đọc và làm bài 
-GV theo dõi
-Chữa bài-nhận xét
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm bài.
Kĩ thuật
LẮP CÁI ĐU ( Tiết2 )
I.Mục tiêu
 -HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu. 
 -Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kỹ thuật, đúng quy định.
 -Rèn tính cẩn thận, làm việc theo quy trình.
II. Chuẩn bị
 -Mẫu cái đu lắp sẵn .
 -Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ của HS.
2.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Lắp cái đu. 
 b)HS thực hành:
 * Hoạt động 3: HS thực hành lắp cái đu -GV gọi một số em đọc ghi nhớ và nhắc nhở các em quan sát hình trong SGK cũng như nội dung của từng bước lắp.
 a/ HS chọn các chi tiết để lắp cái đu
 -HS chọn đúng và đủ các chi tiết.
 -GV kiểm tra và giúp đỡ HS chọn .
 b/ Lắp từng bộ phận
 -Trong quá trình HS lắp, GV nhắc nhở HS 
 c/ Lắp cái đu
 -GV nhắc HS quan sát H.1 SGK để lắp ráp hoàn thiện cái đu.
 -GV tổ chức HS theo cá nhân, nhóm để thực hành.
 -Kiểm tra sự chuyển động của cái đu.
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
 -GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành
 -GV nêu những tiêu chuẩn đánh gíá sản phẩm thực hành:
 +Lắp cái đu đúng mẫu và theo đúng qui trình.
 +Đu lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
 +Ghế đu dao động nhẹ nhàng.
 -GV nhận xét, đ giá kết quả học tập của HS.
 -GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn gàng vào trong hộp.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả lắp ghép của HS.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS đọc ghi nhớ.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát.
-HS làm cá nhân, nhóm.
-HS trưng bày sản phẩm.
-HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm.
-Cả lớp.
GĐ-BD Toán:
LUYỆN VỀ: TỈ SỐ
I. Mục tiêu
 -Giúp HS hiểu được ý nghĩa thực tiễn tỉ số của hai số.
 -Biết đọc, viết tỉ số của hai số; biết vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu thị tỉ số của hai số 
II.Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
- Cho HS mở VBT trang 61, 62.
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài trong thời gian 35 phút.
- GV theo dõi, nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc.
- Chấm và nhận xét bài.
-Chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà làm bài tập.
-Nhắc lại tên bài học
-Mở vở bài tập.
-Tự làm bài vào vở.
-Theo dõi và làm lại những bài còn sai.
- Về thực hiện 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28 lop 4 Doan qt.doc