Tiết 2 : TẬP ĐỌC
Đường đi Sa Pa
I.Mục đích yêu cầu
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
- Học thuộc lòng đoạn 3.
II.Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ sách giáo khoa
III.Các hoạt động dạy - học
1.Giới thiệu bài (1 - 2 phút)
2. Luyện đọc đúng (10 - 12 phút)
a.Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc mẫu toàn bài (1 HS khá đọc bài) - Cả lớp đọc thầm và xác định đoạn.
- Bài chia làm mấy đoạn ? ( 3 đoạn ) Đoạn 1: Từ đầu đến liễu rủ. Đoạn 2:Tiếp theo đến trong sương núi tím nhạt. Đoạn 3: đoạn còn lại.
- HS đọc nối đoạn ( 1 - 2 lần )
- Luyện đọc theo đoạn:
Tuần 29 Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012 Tiết 1 : Sinh hoạt tập thể Chào cờ _______________________________________________ Tiết 2 : Tập đọc Đường đi Sa Pa I.Mục đích yêu cầu - Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước. - Học thuộc lòng đoạn 3. II.Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ sách giáo khoa III.Các hoạt động dạy - học 1.Giới thiệu bài (1 - 2 phút) 2. Luyện đọc đúng (10 - 12 phút) a.Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Đọc mẫu toàn bài (1 HS khá đọc bài) - Cả lớp đọc thầm và xác định đoạn. - Bài chia làm mấy đoạn ? ( 3 đoạn ) Đoạn 1: Từ đầu đến liễu rủ. Đoạn 2:Tiếp theo đến trong sương núi tím nhạt. Đoạn 3: đoạn còn lại. - HS đọc nối đoạn ( 1 - 2 lần ) - Luyện đọc theo đoạn: *Đoạn 1 - Đọc đúng: chênh vênh, rực lên như ngọn lửa - Đọc đúng câu dài: Những đám mây trăng nhỏ/ sà xuống cửa kính ô tô/ tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. - Em biết Sa Pa thuộc tỉnh nào? - Đọc chú giải từ rừng cây âm âm? Hướng dẫn đọc đoạn 1: Cả đoạn đọc trôi chảy ngắt nghỉ đúng ở câu dài cô vừa hướng dẫn. *Đoạn 2 - Đọc đúng Hmông, Tu Dí, Phù Lá - Giảng từ Hmông, Tu Dí, Phù Lá - Hoàng hôn là vào lúc nào? - Đọc chú giải từ áp phiên - Hướng dẫn đọc đoạn 2 : Đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ theo dấu câu. * Đoạn 3: - Đọc đúng khoảnh khắc, nồng nàn - HD đọc : đọc rõ ràng, mạch lạc. *HS đọc theo nhóm đôi ( lần lợt các đoạn ) - HD đọc toàn bài: Đọc trôi chảy rõ ràng, chú ý phát âm đúng các từ đã hướng dẫn. - G đọc mẫu toàn bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10 - 12 phút) *Câu 1: Đọc thầm đoạn 1 và cho biết những điều em hình dung được sau khi đọc? - Đọc thầm đoạn 2 và nói những điều em hình dung được? - Đọc thầm đoạn 3 và cho biết em hình dung được gì sau khi đọc? *Câu 2: Những bức tranh phong cảnh ấy thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả ? Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? *Câu 3 Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “ món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên? Chốt: Sa Pa là một vùng núi cao trên 1600m. thời tiết ở đây thay đổi theo từng buổi trong ngày.làm cho cảnh cũng biến đổi theo, làm cho cảnh đẹp càng thêm hấp dẫn khiến du khách háo hức tò mò theo dõi, quan sát, chiêm ngưỡng. *Câu 4: Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với cảnh đẹp của Sa Pa như thế nào? + Bài ca ngợi gì? - Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh huyền ảo.... - Đoạn 2 là cảnh một thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa. - Đoạn 3 cho thấy ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh lạ. - Nắng phố huyện vàng hoe, những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô... Những đám mây trắng sà xuống cửa kính ô tô tạo lên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự thay đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có. - Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp của Sa Pa. - Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của SaPa thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước 4. Hướng dẫn đọc diễn cảm (10 - 12 phút ) * Đ1 HD đọc: Giọng đọc nhẹ nhàng nhấn ở các từ : chênh vênh, sà xuống, trắng xoá, rực lên, lướt thướt. * Đ2:HD đọc : Giọng vui, ngạc nhiên. * Đ3: HD đọc: Đọc thong thả, nhấn giọng "thoắt cái, trắng long lanh , gió xuân, hây hẩy, quà diệu kì *HD đọc cả bài : đọc với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ háo hức của du khách trước cảnh đẹp Sa Pa. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm, gợi tả cảnh đẹp Sa Pa. - GV đọc mẫu lần 2 - Yêu cầu HS đọc đoạn mà em thích - Yêu cầu HS đọc cả bài 5. Củng cố (3 - 5 phút ) + Bài văn cho em biết điều gì? - Nhận xét tiết học _________________________________________________________ Tiết 3 : Toán 141 Luyện tập chung I.Mục đích yêu cầu: 1.KT : - Ôn tập về tỉ số của hai số - Bài toán về tìm hai số khi biêt tổng và tỉ số của hai số. 2.KN : Vận dụng KT để làm BT. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III.Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra (3- 5 phút) + Muốn tìm tỉ số của 2 số a và b ta làm thế nào ? + Nêu các bước giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó ? 2.Hoạt động 2: Thực hành, luyện tập (28 - 30 phút) * Dự kiến sai lầm: - Bài 4, 5 HS lầm lẫn giữa 2 dạng toán dẫn đến bài sai *Bài 1 Làm bảng con- Chữa miệng - Kiến thức: Đọc, viết tỉ số. ý nghĩa của tỉ số. *Bài 2 Làm vở- Chữa bảng phụ - Kiến thức: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số. + Nêu cách tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó ? @Bài 3 Làm nháp - Chữa miệng - Kiến thức: Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. - ĐA: Tổng số phần bằng nhau: 1 + 7 = 8 ( phần) Số thứ nhất là: 1080 : 8 = 135 Số thứ hai là: 1080 - 135 = 945 + Dựa vào đâu em xác định được dạng toán ? + Em tìm tỉ số ntn? @Bài 4 Làm nháp- Chữa bảng phụ - Kiến thức: Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của chúng. Chu vi hình chữ nhật + 2 số cần tìm là 2 số nào? + Xác định tổng và tỉ số của 2 số? - ĐA: Chiều dài: 75 m; Chiều rộng: 50 m *Bài 5 Làm vở- Chữa bảng phụ - Kiến thức: Chu vi hcn. Bài làm về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó - ĐA: Chiều dài: 29 m; Chiều rộng: 12m + Tổng 2 số biết chưa? Hiệu là bao nhiêu? + Để tìm tổng của chiều dài và chiều rộng em làm như thế nào? 3.Hoạt động 3 Củng cố dặn dò (3 - 5 phút) - Khi giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số cần thực hiện mấy bước ? - Nhận xét giờ học * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ........................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................_________________________________________________________ Tiết 4 : Kể chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng I.Mục đích yêu cầu: - Rèn kĩ năng nói : + Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. + Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Phải mạnh dạn đi đó đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng. - Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ truyện. - Lắng nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. II.Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ truyện. III.Các hoạt động dạy học: A.Kiểm tra:(3-5’) - Hãy kể lại việc em đã làm để góp phần giữ xom làng( đường phố, trường học) xanh sạch đẹp. B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: (1’) 2.GV kể chuyện( 6-8’) - GV kể lần 1: diễn cảm. - GV kể lần 2: theo tranh SGK c.HS kể chuyện( 22-24’) Bài 1/106 -> Chốt nội dung mỗi bức tranh: - Tranh 1: Hai mẹ con Ngựa Trắng quấn quýt bên nhau. - Tranh 2: Ngựa Trắng ao ước có đôi cánh như anh Đại Bàng Núi. - Tranh 3: Ngựa Trắng xin phép mẹ được đi xa cùng đại bàng. - Tranh 4: Sói xám ngáng đường Ngựa Trắng. - Tranh 5: Đại Bàng Núi từ trên cao lao xuống cứu Ngựa Trắng thoát nạn. - Tranh 6: Đại Bàng sải cánh, Ngựa Trắng thấy bốn chân mình thật sự bay như Đại Bàng. - GV hướng dẫn HS nhận xét bạn kể: + Nội dung? + Lời kể, cử chỉ, điệu bộ? - GV chấm điểm. 3. Tìm hiểu ý nghĩa chuyện:( 3-5’) Bài 2/106 4. Củng cố dặn dò:(2- 4’) - Ngựa Trắng đi rất nhiều nơi và học được nhiều nhiều điều hay.Tìm một câu thành ngữ hay tục ngữ nói về chuyến đi của Ngựa Trắng? - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS kể hay, kể tốt. - HS nghe. - HS nghe và quan sát tranh. - HS đọc yêu cầu. - HS trao đổi nhóm đôi và nêu nội dung từng tranh. - HS kể trong nhóm đôi. - HS kể từng đoạn trước lớp. - HS kể toàn truyện trước lớp. - HS nhận xét. - HS thảo luận N2 theo câu hỏi gợi ý sau: +Vì sao Ngựa Trắng đi theo anh Đại Bàng Núi? +Chuyến đi mang lại cho Ngựa Trắng những gì? +Câu chuyện có ý nghĩa gì? - Đại diện các nhóm nêu ý nghĩa câu chuyện. - Đi một ngày đàng học một sàng khôn ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2012 Tiết 1 : Thể dục Bài 57:Môn thể thao tự chọn - Nhảy dây I.Mục tiêu - Ôn và học mới một số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng những nội dung ôn tập và mới học. - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. II.Chuẩn bị dụng cụ: Sân tập. Dây nhảy. III.Nội dung giảng dạy: Nội dung Định lượng Phương pháp và tổ chức A. Phần mở đầu: 1.Nhận lớp: -ổn định tổ chức lớp. -GV nhận lớp phổ biến ND YC tiết học. 2.Khởi động: -Xoay các khớp : cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai để khởi động. - Chạy chậm trên địa hình tự nhiên. - Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng, phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung. - HS tập tâng cầu bằng đùi. B. Phần cơ bản: 1.Môn tự chọn. a. Đá cầu: -Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân. - GV nhắc lại động tác, GV làm mẫu. -GV quan sát sửa các hoạt động sai cho HS. + Chia tổ tập luyện. +GV quan sát, nhận xét, đánh giá, biểu dương các tổ và cá nhân thi đua tập tốt. b.Ném bóng: - Ôn một số động tác bổ trợ. GV điều khiển chuyển đội hình, kết hợp giải thích động tác. c.Nhảy dây. +Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. +GV quan sát, nhận xét, biểu dương những cá nhân tập đúng nhiệt tình. + Chia tổ tập luyện. + GV nhận xét khen ngợi tổ tập dúng, nhiệt tình. C. Phần kết thúc: - GV nhận xét tiết học. - GV hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả giờ học. 5à 8 phút 20à 22 phút 8 à10phút 3à 5 phút -Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo. -HS chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện - HS tập đồng loạt với đội hình 2-4 hàng ngang quay mặt vào nhau thành từng đôi một cách nhau 2-3m. Trong mỗi hàng người nọ cách người kia tối thiểu 1,5m -Tổ trưởng điều khiển, tập theo đơn vị tổ. - Một nhóm HS làm mẫu. - HS tập theo đội hình 2-4 hàng ngang. -HS tập cá nhân theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn do cán sự điều khiển. - Các tổ thi đua trình diễn. - HS tập một số động tác thả lỏng - Đứng tai chỗ hát Vỗ tay nhịp nhàng. Tiết 2 : Toán 142 Tìm hai số khi biết hiệu ... năng lễ độ, thể hiện thái độ kính trọng - ý 2 ghi nhớ- Nhiều HS trả lời - 2 - 3 HS nhắc lại - 1-2 HS đọc to . Lớp đọc thầm - Đọc thầm,xác định yêu cầu - Thảo luận nhóm đôi - Lan ơi, cho tớ mượn cái bút! Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không? - Vì đó là cách nói lịch sự khi nêu yêu cầu,đề nghị - 1HS đọc to yêu cầu - Thảo luận nhóm đôi, đánh dấu - Trình bày theo dãy ý b,c,d - 1-2 HS đọc - Vì cách nói đó không lịch sự - Có cách xưng hô phù hợp, thêm vào trước và sau ĐT các từ: Làm ơn, giùm, giúp... Đọc thầm ,xác định yêu cầu - Thảo luận nhóm đôi, nói cho nhau nghe - 2 dãy HS trình bày, giải thích theo yêu cầu BT Lớp nghe, nhận xét, bổ sung 1-2 HS đọc - 1 HS đọc to yêu cầu - Lớp đọc thầm Làm việc cá nhân 2-3 HS đọc câu của mình - HS nghe , nhận xét _________________________________________________________ Tiết 7 : luyện tiếng việt Luyện đặt câu - Viết đoạn văn I.Mục đích yêu cầu: - Củng cố cho HS cách đặt câu, viết đoạn văn chủ đề Du lịch – Thám hiểm. II.Hoạt động dạy học: Bài 1: Phân các từ ghép dưới đây thành 2 loại: du canh, du cư, du khách, du kí, du lịch, du học, du ngoạn, du xuân, du mục a/ Du có nghĩa là đi chơi. b/ Du có nghĩa là không cố định Bài 2 : Du khách là người khách đi chơi xa . Em hãy đặt câu với từ du khách. Bài 3: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: du canh, du cư, du kích, du mục, du lịch, du ngoạn a/ Đi.ở nước ngoài. b/ Chiến thuật. c/ Tập quán d/ Dùng thuyền .trên sông. e/ Bộ lạc.. Bài 4 : Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: thám hiểm, thám thính, thám báo, thám không a/ Vây bắt tên .. b/ Trên trời lơ lửng một quả bóng. c/ vùng Bắc cực. d/ Đi .tình hình . Bài 5 : Viết đoạn văn ngắn 5 -7 câu kể về 1 chuyến thăm quan - du lịch của em. III.Củng cố - Dặn dò: Tuyên dương những HS viết văn hay, có sự quan sát tinh tế, sáng tạo. Nhận xét giờ học. _________________________________________________________ Tiết 8 : Thể dục Môn thể thao tự chọn - trò chơi: Nhảy dây I. Mục tiêu: Gi úp HS: - Ôn và học một số nội dung môn tự chọn. Yêu cầu biết cách thực hiện cơ bản đúng động tác. - Trò chơi: “Nhảy dây ”. Yêu cầu biết cách chơi, bớc đầu tham gia được trò chơi để đảm bảo được sự nhanh nhẹn, khéo léo. II.Địa điểm, Phương tiện. Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện: Còi, bóng, cầu, kẻ sân chơi trò chơi. III.Các hoạt động dạy học. Nội dung Định lượng Phương pháp và tổ chức A.Phần mở đầu : 1. Nhận xét : - ổn định tổ chức lớp - G nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. 2. Khởi động. B. Phần cơ bản. 1. Môn tự chọn . * Tập tâng cầu bằng đùi. - G chia tổ để tập. - G uốn nắn H sai. * Ném bóng. - Ôn 1 số động tác bổ trợ đã học - Ôn cách cầm bóng: G nêu tên động tác. - G quan sát nhận xét. 2. Trò chơi:Nhảy dây. - G giải thích lại cách chơi, luật chơi rồi cho H chơi. + G quan sát, nhận xét, biểu dương những tổ, cá nhân chơi đúng và nhiệt tình. C.Phần kết thúc. + G nhận xét tiết học. - G hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả giờ học. - Về nhà : ôn nhảy dây. 6 [ 8 phút 2[3 phút 4[ 6 phút 20[22 phút 10[ 12 phút 8[10 phút 3[5 phút - Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. - H trấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện. - Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng, phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung. - Theo đội hình 4 hàng ngang, do tổ trưởng điều khiển. Em nọ cách em kia 1,5 m. - H thực hành. - 1 vài H tập mẫu và các em khác làm theo. - Chuyển về đội hình hàng dọc. - H thực hành. - Tập theo nhóm tổ. - Sau đó cho 2 tổ lần lượt thi với nhau. - H tập một số động tác thả lỏng. - Đứng tại chỗ hát: Vỗ tay nhịp nhàng. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2012 Tiết 1 : Toán 145 Luyện tập chung I.Mục đích yêu cầu: - Giúp HS giải bài toán “ Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó” và bài toán “Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó” II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III.Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra (3- 5 phút) - Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó - Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó ? 2.Hoạt động 2: Thực hành, luyện tập (28 - 30 phút) * Dự kiến sai lầm: - Lúng túng khi xác định tỉ số của bài toán 2 + Em làm thế nào ra kết quả như vậy ? + Nêu cách tìm số bé ? *Bài 1 Làm bảng con- Chữa miệng - Kiến thức: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số. *Bài 2 Làm vở- Chữa bảng phụ - Kiến thức: Giải bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ sổ của chúng. - ĐA: Số thứ nhất: 820 Số thứ 2: 82 @Bài 3 Làm nháp - Chữa miệng - Kiến thức: Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. + Bài thuộc loại toán gì? + 220 kg gọi là gì? +Tỉ số là bao nhiêu ? +Nêu các bước giải ? - ĐA: Gạo nếp: 100 kg Gạo tẻ: 120 kg @Bài 4 Làm nháp- Chữa bảng phụ - Kiến thức: Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. + Tỉ số cho biết gì ? - ĐA: Đoạn đường đầu: 315 m Đoạn đường sau: 525 m 3.Hoạt động 3 Củng cố dặn dò (3 - 5 phút) - Các bước giải trong bài toán về tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó có gì giống và khác nhau ? * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ........................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................ _________________________________________________________ Tiết 2 : Tập làm văn Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật I.Mục tiêu - Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả con vật - Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật II.Các hoạt động dạy - học A.KTBC: ( 3’-5') - Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối? B.Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài ( 1’ - 2') 2.Hình thành khái niệm ( 13’-15') - Yêu cầu đọc và phân đoạn bài văn ở mục I nhận xét Hãy chia đoạn Chốt ý đúng : Yêu cầu HS nhắc lại - Hãy suy nghĩ, xác định ND chính của mỗi đoạn - GV nhận xét chốt ý đúng + Dựa vào cấu tạo bài văn miêu tả cây cối cho biết mỗi đoạn tương ứng với phần nào của bài? + Em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối ? Yêu cầu HS đọc ghi nhớ 3.Hướng dẫn luyện tập ( 17’-19') - Yêu cầu HS đọc đề bài - GV ghi đề bài lên bảng - GV treo tranh ảnh một số vật nuôi trong nhà,kết hợp việc quan sát ở nhà để chuẩn bị bài làm - GV nhắc nhở HS một số lưu ý khi làm bài. Yêu cầu làm bài vào VBT - Gọi HS trình bày. Giao nhiệm vụ cho HS nhận xét - GV nhận xét rút kinh nghiệm để HS chữa dàn ý của mình - Đọc tuyên dương bài làm tốt 4 Củng cố - Dặn dò (2’- 4’) + Nêu bố cục bài văn miêu tả con vật ? - Nhận xét tiết học - Yêu cầu hoàn thành bài - 1 HS đọc to - Cả lớp đọc thầm Đ1: Từ đầu.. đấy Đ2: Thà.. đáng yêu Đ3: Có một hôm.. một tí Đ4: Còn lại - 1-2 HS nhắc lại Đ1: Giới thiệu con mèo Đ2: Tả hình dáng con mèo Đ3: tả hđ, thói quen của con mèo - HS nghe, nhận xét, bổ sung Đ1: MB,Đ2,3 : thân bài Đ4: KB - HS trả lời như ghi nhớ -1-2 HS đọc to - Lớp đọc thầm - 1-2 HS đọc to, lớp đọc thầm - Quan sát tranh, ảnh - Lập dàn ý vào VBT 3-5 HS trình bày HS nghe, nhận xét - Tự chữa bài của mình _________________________________________________________ Tiết 3 : khoa học Nhu cầu nước của thực vật I.Mục tiêu: HS biết : Trình bày nhu cầu về nước của cây xanh và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt. II.Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài - Kĩ năng hợp tác trong nhóm nhỏ. - Kĩ năng trình bày sản phẩm thu nhập được và các thông tin về chúng. III.Các phương pháp - kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng - Làm việc nhóm. - Sưu tầm, trình bày các sản phẩm. VI.Phương tiện dạy học: - Các hình vẽ SGK. - Một số tranh ảnh những cây sống ở những vùng khô hạn, nơi ẩm ướt, cây sống dưới nước. - Phiếu HS. V.Các hoạt động dạy- học: 1.Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ: (3 - 4 phút) - Nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường? +GV giới thiệu bài: 2.Hoạt động2:Triển lãm. (8- 10 phút) +Mục tiêu: Trình bày nhu cầu về nước của cây xanh. +Bước1:.Hoạt động theo nhóm nhỏ. - GV kiểm tra giúp đỡ các nhóm. + Bước 2: Làm việc cả lớp. + Kết luận: SGV trang 158. 3.Hoạt động 3: Thảo luận và trình bày(10- 12 phút) +Mục tiêu: Nêu một số ví dụ về cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau. - Nêu ứng dụng trong trồng trọt và nhu cầu về nước của cây. +Cách tiến hành: - GV nêu câu hỏi như SGV trang 158, 159. *Kết luận: Như mục bạn cần biết SGV trang 159. 4.Củng cố-Dặn dò: (1- 2 phút) -Nhắc lại một số kiến thức của bài học? - Về chuẩn bị bài sau. - Nhiều HS nêu. -HS mở SGK trang 116. -Nhóm trưởng tập hợp các tranh ảnh, về các loại cây sông ở các môi trường khác nhau mà các thành viên trong nhóm đã sưu tầm. - Các nhóm thảo luận ghi lại các nhu cầu về nước của các cây đó. Phân chúng thành 4 nhóm . Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình, sau đó đi xem sản phẩm của các nhóm khác và đánh giá lẫn nhau. - HS quan sát các hình trang 117 SGK và trả lời câu hỏi của cô. -HS nhắc lại mục bạn cần biết. Tiết 4 : Sinh hoạt tập thể Sinh hoạt tuần 29 I.Mục đích yêu cầu - Nhận xét hoạt động tuần 29. - Phương hướng kế hoạch tuần 30. II.Hoạt động dạy học 1.Tổ trưởng nhận xét từng cá nhân trong tổ. 2.Lớp trưởng nhận xét. 3.GV nhận xét chung. a.Ưu điểm - Duy trì tốt nề nếp ra vào lớp, thể dục giữa giờ. - Tinh thần tự quản có tiến bộ. Nề nếp ra vào lớp ít bị cô giáo nhắc nhở hơn - Có ý thức học và làm bài về nhà đầy đủ. - ít ăn quà vặt, giữ gìn được vệ sinh lớp học - Đi học chuyên cần, đúng giờ. b.Nhược điểm - Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học: Huy, An, Quyền,... - Còn lười phát biểu xây dựng bài. 4.Kế hoạch tuần sau: - Tiếp tục thực hiện tốt mọi nề nếp. - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Mặc đồng phục đúng quy định. - Tiếp tục đóng góp các khoản còn thiếu. - Tiếp tục duy trì đọc báo Đội: Thứ 3,5 hàng tuần - Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài - Mang đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập khi đến lớp
Tài liệu đính kèm: