Giáo án các môn lớp 1, kì I - Tuần 1 đến tuần 4

Giáo án các môn lớp 1, kì I - Tuần 1 đến tuần 4

BÀI 1: CƠ THỂ CHÚNG TA

I.MỤC TIÊU Sau bài học này, HS biết :

 - Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.

 - GDHS rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Các hình trong bài 1 SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

A. BÀI CŨ.(5) Kiểm tra sách học sinh

B. BÀI MỚI (25)

 

doc 19 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 1, kì I - Tuần 1 đến tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ HAI, ngày 27 tháng 8 năm 2012
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI 1: CƠ THỂ CHÚNG TA
I.MỤC TIÊU Sau bài học này, HS biết :
 - Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.
 - GDHS rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Các hình trong bài 1 SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. BÀI CŨ.(5’) Kiểm tra sách học sinh
BÀI MỚI (25’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.GV giới thiệu bài học
 Hoạt động 1 Quan sát tranh.
_Mục tiêu: Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
Bước 1:- GV đưa ra chỉ dẫn: Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
Bước 2: 
- GV cho HS xung phong nói tên các bộ phận của cơ thể.
-Hoạt động 2: Quan sát tranh
_Mục tiêu: HS quan sát tranh về hoạt động của một số bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể chúng ta gồm ba phần: đầu, mình và tay, chân
Bước 1: - GV đưa ra chỉ dẫn
+ Quan sát các hình hãy chỉ và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì?
+ Qua các hoạt động của các bạn trong từng hình, các em hãy nói với nhau xem cơ thể của chúng ta gồm có mấy phần?
 _Bước 2:- GV đưa ra yêu cầu:
+ Ai hoặc nhóm nào có thể biểu diễn lại từng hoạt động của đầu, mình, và tay chân như các bạn trong hình.
- GV hỏi: Cơ thể chúng ta gồm mấy phần?
* Kết luận:
- Cơ thể chúng ta gồm ba phần, đó là: Đầu, mình và tay, chân.
Hoạt động 3: Tập thể dục.
_Mục tiêu: Gây hứng thú rèn luyện thân thể.
Bước 1:GV hướng dẫn cả lớp học bài hát:
Bước 2: GV làm mẫu từng động tác, vừa làm vừa hát. 
Bước 3:- GV gọi một HS lên trước lớp thực hiện các động tác thể dục 
Kết luận: Muốn cho cơ thể phát triển tốt cần tập thể dục hằng ngày.
HS hoạt động theo cặp.
- Quan sát các hình ở trang 4 SGK. Hoạt động cả lớp.
-Cho các em lên chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể.
Làm việc theo nhóm nhỏ
+ HS quan sát tranh về hoạt động của bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể chúng ta ba phần là: Đầu, mình và tay, chân.
+ Khuyến khích các em vừa nói tên vừa thực hiện động tác: ngửa cổ, cúi đầu, cúi mình và một số cử động tay chân 
_ Hoạt động cả lớp.
+Một số em lên biểu diễn trước lớp. Cả lớp quan sát.
-Ba phần: Đầu, mình và tay, chân.
HS khá giỏi:Phân biệt được bên phải, bên trái cơ thể.
- HS làm theo GV.
 “ Cúi mãi mỏi lưng
 Viết mãi mỏi tay
 Thể dục thế này
 Là hết mệt mỏi”.
- Cả lớp vừa tập thể dục vừa hát.
-Cả lớp nhìn theo và cùng làm.
 C.Nhận xét –dặn dò: (3’)	Nhận xét tiết học
	_ Dặn dò: Bài 2 “Chúng ta đang lớn”
Thứ ba ngày 28 tháng 8 năm 2012
THỦ CÔNG
Bài 1: GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY,
 BÌA VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG
I.MỤC TIÊU- HS :
- Biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ ( thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán ) để học thủ công.
- GDSDNLTK&HQ:(liên hệ)
II.CHUẨN BỊ:
 _ Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công là kéo, hồ dán, thước kẻ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Bài cũ (5’) Kiểm tra sách vở học sinh
Bài mới (25’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu giấy, bìa: (10’)
_ GV hướng dẫn phân biệt giấy, bìa:
+ Giấy: phần bên trong mỏng
+ Bìa: đóng ở phía ngoài dày hơn.
_ GV giới thiệu giấy màu
(GDSDNLTK&HQ: liên hệ ) :Tiết kiệm giấy khi thực hành - Thu gom giấy vụn sau khi làm thủ công, tái sử dụng đốt giấy làm phân bón hoặc làm kế hoạch nhỏ
2. Giới thiệu dụng cụ học thủ công(20’)
_Thước kẻ_Bút chì_ Kéo_Hồ dán
__ Dặn dò: học bài “Xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác.
_ Quan sát
_ Quan sát
HS khá giỏi - Biết một số loại vật liệu khác có thể thay thế giấy, bìa để làm thủ công như: giấy báo, họa báo, giấy vở học sinh; lá cây 
 C. Nhận xét- dặn dò: (5’) _ Chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ
Thứ năm ,ngày 30 tháng 8 năm 2012
THỂ DỤC
Bài 1: TỔ CHỨC LỚP – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết được một số nội quy tập luyện cơ bản .
- Biết làm theo GV sửa lại trang phục cho gọn gàng khi tập luyện .
- Bước đầu biết cách chơi trò chơi : “ Diệt các con vật có hại”.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: Trong lớp học hoặc trên sân trường . 
_ GV chuẩn bị 1 còi, tranh, ảnh một số con vật.
III. NỘI DUNG: 
NỘI DUNG
Đ. LƯỢNG
TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
1/ Phần mở đầu: 
-GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
-Khởi động: + Đứng vỗ tay, hát.
+ Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1-2, 1-2, 
2/ Phần cơ bản: 
a) Biên chế tổ tập luyện, chọn cán sự bộ môn: 
-GV dự kiến và nêu lên để HS cả lớp quyết định. 
 b) Phổ biến nội quy tập luyện: 
 + Phải tập hợp ngoài sân dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
 + Trang phục TD nên đi giày hoặc dép có quai hậu, không đi dép lê.
 c) HS sửa lại trang phục:
d) Chơi trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”:
 +Hỏi để HS trả lời: những con vật nào có hại? Có ích? Cách chơi: 
 + Khi GV gọi tên các con vật có ích như: trâu, bò, lợn, gà, ngan, ngỗng, dê, chó v.vthì lớp im lặng. Nếu em nào hô “ diệt” là bị phạt.
 + Khi GV gọi tên các con vật có hại: ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến, mối.v.v thì cả lớp đồng thanh hô: “ Diệt! Diệt! Diệt!” và tay giả làm động tác đập muỗi, ruồi.
3/Phần kết thúc:_ Đứng vỗ tay và hát
_ Củng cố_ Nhận xét
_ Kết thúc giờ học-GV hô: “Giải tán”.
5 phút
25’
5 phút
-Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc, quay thành hàng ngang
- Những quy định cơ bản trong giờ học thể dục.
-Đội hình hàng ngang.
-Đội hình hàng ngang
 Để giày, dép vào nơi quy định, 
Tập hợp thành 4 hàng dọc rồi quay thành hàng ngang. Cho HS ngồi
-GV cùng HS hệ thống lại bài
 HS hô to: “ Khỏe”
Thứ sáu ngày 31 tháng 8 năm 2012
ĐẠO ĐỨC Tiết 1
Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (Tiết 1)
 I.MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.
- Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp. 
- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.
- Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp.
GDKNS: -Kỹ năng tự tin trước đông người. - Kỹ năng tự giới thiệu về bản thân-Kỹ năng lắng nghe tích cực.-Kỹ năng trình bày suy nghĩ
 Đc :Không yêu cầu học sinh quan sát tranh và kể lại câu chuyện theo tranh.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-HS : Vở bài tập Đạo đức 1.-GV: Tranh minh họa, SGV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG – DẠY HỌC CHỦ YẾU:
BÀI CŨ.(5’) Kiểm tra sách học sinh
BÀI MỚI (25’) 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Vòng tròn giới thiệu tên bài học ” 
 _ Mục đích: Giúp HS biết giới thiệu, tự giới thiệu tên của mình và nhớ tên các bạn trong lớp; biết trẻ em có quyền có họ tên.
GDKNS:- Kỹ năng tự giới thiệu về bản thân.
_ Cách chơi: GV phổ biến
 HS đứùng thành vòng tròn . Đầu tiên, em thứ nhất giới thiệu tên mình. Sau đó, em thứ hai giới thiệu tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả mọi người trong vòng tròn đều được giới thiệu tên. 
_ Thảo luận: +Trò chơi giúp em điều gì?
 _ Kết luận: Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên.
* Hoạt động 2 HS tự giới thiệu về sở thích của mình 
GDKNS: -Kỹ năng tự tin trước đông người.
-Kỹ năng lắng nghe tích cực.
_GV nêu yêu cầu: Hãy giới thiệu với bạn bè bên cạnh những điều em thích 
_GV mời một số HS tự giới thiệu trước lớp.
_ Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống như em không?
* Hoạt động 3 . GDKNS: -Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, về lớp, về thầy cô giáo, bạn bè. 
- GV nêu yêu cầu : HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình (Bài tập 3 ) 
+ Em đã mong chờ, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học như thế nào?
+ Bố mẹ và mọi người trong gia đình đã quan tâm, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em như thế nào?
+ Em có thấy vui khi đã là HS lớp Một không? Em có thích trường, lớp mới của mình không?
_ HS tự giới thiệu họ và tên mình cho các bạn trong lớp biết.
_HS bàn bạc trao đổi và trả lời.
_ Tự giới thiệu trong nhóm hai người
 những điều em thích 
- HS tự giới thiệu.
- HS trả lời có hoặc không.
- HS kể trong nhóm nhỏ (2 - 4 em).
_ Cá nhân kể
HSkhá giỏi - Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tốt.
- Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn.
C.Củng cố, dặn dị (5’) + Em sẽ làm gì để xứng đáng là HS lớp Một? Chuẩn bị : Tiết 2
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết 1 : SINH HOẠT LỚP-SINH HOẠT SAO 
Nội dung :
1.Hướng dẫn nề nếp : Trang phục theo qui định .
Thực hiện các nề nếp chung : Xếp hàng ra vào lớp, TD,SHTT; tự quản
Giữ VSMT, VSCN ; tiêu tiểu đúng nơi qui định
2. Học tập :
 - Trang bị đầy đủ sách vở. - Học bài, làm bài đầy đủ khi đi học .
 - Chuyên cần – chăm chỉ trong học tập. 
 3. Sinh hoạt Đội-Sao : Ôn định tổ chức Đội-Sao đầu năm
 4. Phương hướng tuần 2 :
 - Tiếp tục xây dựng và thực hiện nề nếp đầu năm.
TUẦN 2
Thứ HAI, ngày 3 tháng 9 năm 2012
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI 2:	CHÚNG TA ĐANG LỚN
I.MỤC TIÊU: Giúp HS biết:
- Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân.
_ Ý thức được sức lớn của mọi người là không hoàn toàn như nhau, có người cao hơn, có người thấp hơn, có người béo hơn,  đó là bình thường 
 -GDKNS: -Kĩ năng tự nhận thức-Kĩ ... iểu đúng qui định
- Giữ vệ sinh chung lớp học, sân trường
 d) Sinh hoạt Sao :*Học ậtp nội qui Đội-Sao
 2. Phương hướng tuần 4 :
- Thực hiện tốt nội qui nhà trường, lớp đề ra,
- Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy
- Sách vở, đồ dùng học tập phải đầy đủ 
– Chấp hành tốt an toàn giao thông
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
TUẦN 4
Thứ HAI, ngày 17 tháng 9 năm 2012
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI 4: BẢO VỆ MẮT VÀ TAI
I. MỤC TIÊU:Giúp HS biết:
- Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
- GDHS ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể
- GDKNS: Kĩ năng ra quyết định -Kĩ năng tự bảo vệ
 -Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: HS:_ Các hình trong bài 4 SGK_ Vở bài tập
_ Một số tranh, ảnh HS và GV sưu tầm được về các hoạt động liên quan đến mắt và tai
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. Bài cũ : (5’) Kể tên các bộ phận giúp ta nhận biết được các vật xung quanh(mắt, tai, mũi,da)
	 Ta phải làm gì để bảo vệ các cơ quan trên ?(giữ gìn an toàn)
B. Bài mới: (25’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:
2.Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
_Mục tiêu: HS nhận ra việc gì nên làm và việc gì không nên làm để bảo vệ mắ,tai.
GDKNS:-Kĩ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để bảo vệ mắt và tai.
_GV hướng dẫn HS quan sát từng hình ở trang 10 SGK và tập đặt câu hỏi.
_Chỉ định các em có câu hỏi độc đáo hoặc có câu trả lời hay lên trình bày trước lớp
 Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
_Mục tiêu: HS nhận ra việc gì nên làm và việc gì không nên làm để bảo vệ tai.
GDKNS: -Kĩ năng tự bảo vệ: Chăm sóc mắt và tai.
_GV hướng dẫn HS quan sát từng hình ở trang 11 SGK và tập đặc câu hỏi, tập trả lời câu hỏi cho từng hình.
_GV khuyến khích các em tự đặt ra các câu hỏi bạn. 
_GV kết luận ý chính 
Hoạt động 3: Đóng vai.
_Mục tiêu: Tập ứng xử để bảo vệ mắt và tai.
GDKNS: -Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
* Bước 1: _GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+Nhóm 1: “ Hùng đi học về, thấy Tuấn (em trai Hùng) và bạn của Tuấn đang chơi kiếm bằng hai chiếc que. Nếu là Hùng, em sẽ xử trí như thế nào?”
+Nhóm 2: “ Lan đang ngồi học bài thì các bạn của anh Lan đến chơi và đem đến một băng nhạc. Hai anh mở nhạc rất to. Nếu là Lan, em làm gì?”
* Bước 2:
_ GV cho các nhóm lên trình diễn (ngắn gọn).
_Cả lớp hát bài “ Rửa mặt như mèo”.
_HS chỉ vào hình đầu tiên bên trái trang sách .
+_HS hỏi và trả lời nhau theo hướng dẫn của GV.
_HS chỉ vào hình đầu tiên, bên trái trang sách và hỏi bạn
_HS chỉ vào hình phía trên, bên phải của trang sách và hỏi bạn
_HS hỏi và trả lời nhau theo hướng dẫn của GV.
Các nhóm thảo luận về các cách ứng xử và chọn ra một cách để đóng vai.
_HS xung phong nhận vai, hội ý về cách trình bày.
C. Nhận xét- dặn dò: (5’)_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 5: “Giữ vệ sinh thân thể”
Thứ ba , ngày 18 tháng 9 năm 2012
THỦ CÔNG
Bài 3: XÉ, DÁN HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN ( T1 )
I.MỤC TIÊU: 
 - Biết cách xé, dán hình vuông
- Xé, dán được hình vuông. Đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng 
- GD tính thẩm mỹ, yêu thích môn học
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:_ Bài mẫu về xé, dán hình vuông, hình tròn 
 2.Học sinh: _ Giấy nháp giấy thủ công màu_ Hồ dán, bút chì _ Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
A. Bài cũ : (5’) Kiểm tra dụng cụ học sinh
B. Bài mới: (25’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
_ Cho xem bài mẫu, hỏi:
+ Những đồ vật nào có dạng hình vuông? Hình tròn?
 - Xung quanh ta có nhiều đồ vật dạng hình vuông, hình tròn,
 2. Giáo viên hướng dẫn mẫu:
a) Vẽ và xé hình vuông:
_ Làm thao tác xé từng cạnh một như xé hình chữ nhật.
 _ Sau khi xé xong lật mặt có màu để HS quan sát.
b) Vẽ và xé hình tròn:
_ GV thao tác mẫu vẽ 1 hình vuông 
_ Xé hình vuông rời khởi giấy màu.
_ Lần lượt xé 4 góc của hình vuông xong lật mặt màu cho HS quan sát
C .Nhận xét- dặn dò:(5’)
_ Dặn dò: Chuẩn bị giấy nháp, giấy màu , bút chì, hồ
+ Quan sát những đồ vật xung quanh
_ Lấy giấy nháp vẽ và xé hình vuông
_ Quan sát
_ Lấy giấy nháp đánh dấu, vẽ và xé hình tròn.
_Quan sát
Thứ năm ,ngày 20 tháng 9 năm 2012
THỂ DỤC
Bài 4: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách tập hợp hàng dọc , dóng thẳng hàng .
- Biết cách đứng nghiêm , đứng nghỉ .
- Nhận biết được hướng để xoay người về hướng bên phải hoặc bên trái (có thể còn chậm).
- Biết tham gia trò chơi “ Diệt các con vật có hại”
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: _ Trên sân trường_ GV chuẩn bị 1 còi
III. NỘI DUNG: 
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
1/ Phần mở đầu: 
-GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
- Cho HS chấn chỉnh trang phục
-Khởi động:
 + Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
 + Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1-2, 1-2, 
2/ Phần cơ bản: 
a) Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc, đứng nghiêm, đứng nghỉ:
_ Lần 1-2: GV chỉ huy, sau đó cho HS giải tán, rồi tập hợp lại. Sau mỗi lần GV nhận xét.
_ Lần 3: Để cán sự điều khiển.
b) Quay phải, quay trái:
_Khẩu lệnh: “Bên phải (bên trái)  quay!”
_ Động tác: HS nhận biết hướng và xoay người theo hướng khẩu lệnh
c) Ôn tổng hợp: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái.
 d) Chơi trò chơi: “ Diệt các con vật có hại” 
3/Phần kết thúc:
_ Thả lỏng
_ Củng cố
_ Nhận xét
2-3 phút
1 phút
1-2 phút
2 phút
2-3 lần
3-4 lần
2 lần
5-6 phút
1-2 phút
2 phút
1-2 phút
-Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc, quay thành hàng ngang
- Ôn và học mới đội hình đội ngũ, ôn trò chơi “diệt các con vật có hại”
 -Đứng vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài. Cho một vài HS lên thực hiện động tác. Lớp nhận xét.
Thứ sáu ngày 21 tháng 9 năm 2012
ĐẠO ĐỨC
Bài 2: GỌN GÀNG, SẠCH SẼ (Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. 
- Biết lợi ích của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
--GDSDNLTK&HQ (liên hệ): GDHS ý thức giữ gìn vệ sinh, quần áo sạch sẽ, góp phần giảm thiểu chi phí năng lượng dùng trong sản xuất
- GDBVMT :(liên hệ) GDHS ý thức gọn gàng, sạch sẽ trong sinh hoạt cũng là hình thức BVMT
-GDTTHCM:(liên hệ)
 - GDHS ý thức gọn gàng, sạch sẽ trong sinh hoạt 
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:- VBT Đạo đức 1.- - Bút chì hoặc sáp màu Lược chải đầu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
A. Bài cũ : (5’) Thế nào là ăn mặc gọn gàng? (quần áo thẳng, nút không câu lệch, không đứt)
	 Thế nào là ăn mặc sạch sẽ ?(quần áo không bẩn, tóc tai sạch sẽ , không hôi)
B. Bài mới: (25’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: HS làm bài tập 3.
_GV yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 3 và trả lời câu hỏi:
+Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
+Bạn có gọn gàng sạch sẽ không?
+Em có muốn làm như bạn không?
_GV mời một số HS trình bày trước lớp.
_GV kết luận: Chúng ta nên làm như các bạn nhỏ trong tranh 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
GDTTHCM:Biết ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ là thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ: Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
* Hoạt động 2: HS từng đôi một giúp nhau sửa sang quần áo, đầu tóc cho gọn gàng, sạch sẽ 
 _GV yêu cầu HS từng đôi một giúp nhau sửa sang quần áo, đầu tóc cho gọn gàng, sạch sẽ (Bài tập 4)
GDSDNLTK&HQ : Gọn gàng sạch sẽ trong ăn mặc, sinh hoạt góp phần giữ gìn sức khoẻ, giảm thiểu các chi phí như vậy là sử dụng các nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
GDMT: Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ thể hiện con người có nếp sống, sinh hoạt văn hoá, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm sạch đẹp
* Hoạt động 3: Cả lớp hát 
- GV hỏi: Lớp mình có ai giống “ mèo” không? Chúng ta đừng ai giống “ mèo” nhé!
* Hoạt động 4: 
GV hướng dẫn HS đọc câu thơ:
- HS làm bài tập 3.
_HS quan sát tranh và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.
_ HS trình bày trước lớp.
_ Lớp nhận xét, bổ sung.
_HS từng đôi một giúp nhau sửa sang quần áo, đầu tóc cho gọn gàng, sạch sẽ 
_Cả lớp hát bài: “ Rửa mặt như mèo”.
_HS đọc: 
“ Đầu tóc em chải gọn gàng
Aùo quần sạch sẽ, trông càng thêm yêu”.
 C*Nhận xét- dặn dò: (5’)
_ Dặn dò: Chuẩn bị bài 3: “Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập” _ Vở bài tập
_ Bút chì, bút sáp
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết :4 SINH HOẠT LỚP-SINH HOẠT SAO
I. Mục tiêu :
- Ổn định lớp – Trang trí góc học tập 
- Giúp HS đi vào nền nếp- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập
II Chuẩn bị : Nội dung, kế hoạch, biện pháp
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định :- GV nêu nội dung buổi sinh hoạt lớp- HD học sinh sinh hoạt
a) Nề nếp : - Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc 
b) Học tập - Rèn viết chữ đẹp, giữ vở sạch 
 -Học bài làm bài đầy đủ 
 c) Vệ sinh cá nhân :
- Mặc đồng phục đúng qui định
- Đi tiêu tiểu đúng qui định
- Giữ vệ sinh chung lớp học, sân trường
 d) Sinh hoạt Sao Học 5 điều Bác Hồ dạy
 2. Phương hướng tuần 5 :
- Thực hiện tốt nội qui nhà trường, lớp đề ra
- Sách vở, đồ dùng học tập phải đầy đủ 
– Chấp hành tốt an toàn giao thông
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
 b & a

Tài liệu đính kèm:

  • docCACMON 1-4.doc