Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 1, 2, 3

Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 1, 2, 3

 HỌC VẦN

 ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

I/ Mục đích yêu cầu:

Giúp học sinh:

1. H/s biết sử dụng đồ dùnghọc tập và cách bảo quản đồ dùng học tập.

II/ nội dung :

- GV giới thiệu mình với với lớp, HS tự giới thiệu về mình với các bạn.

- Sắp xếp chổ ngồi, phân công lớp trưởng, lớp phó, chia tổ, nhóm học tập, phân công tổ trưởng, tổ phó.

- GV giới thiệu đồ dùng môn TV và cách sử dụng.

- Kiểm tra sách, vở và đồ dùng học tập của HS.

- GV giới thiệu sáchTV và các kí hiệu trong sách.

- Nhắc nhở nội quy học tập, giờ học, VS cá nhân và VS chung.

- Gv chúc cả lớp học tốt.

- Cả lớp hát bài hát (Mẹ yêu không nào).

 

doc 47 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 1, 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
 Thứ 2 ngày 17 tháng 8 năm 2009
 học vần
 ổn định tổ chức
I/ Mục đích yêu cầu: 
Giúp học sinh:
1. H/s biết sử dụng đồ dùnghọc tập và cách bảo quản đồ dùng học tập.
II/ nội dung :
- GV giới thiệu mình với với lớp, HS tự giới thiệu về mình với các bạn.
- Sắp xếp chổ ngồi, phân công lớp trưởng, lớp phó, chia tổ, nhóm học tập, phân công tổ trưởng, tổ phó.
- GV giới thiệu đồ dùng môn TV và cách sử dụng.
- Kiểm tra sách, vở và đồ dùng học tập của HS.
- GV giới thiệu sáchTV và các kí hiệu trong sách.
- Nhắc nhở nội quy học tập, giờ học, VS cá nhân và VS chung.
- Gv chúc cả lớp học tốt.
- Cả lớp hát bài hát (Mẹ yêu không nào).
 **********************************************************
 Đạo đức 
Em là học sinh lớp một (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
 - Kể được tên họ và sở thích của mình trước mọi người.
 - Kể tự nhiên, rõ ràng.
 - Vui vẻ, tự hào mình là HS lớp 1. Biết yêu quí thầy cô. bạn bè.
II/ Chuẩn bị: 
 - GV: Tranh học Đạo đức.
 - HS: Vở BT Đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học.
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
 * Giới thiệu bài ( qua tranh ) 
*HĐ1: Trò chơi “Vòng tròn giới thiệu tên ( bài tập 1).
- Mục đích: Giúp HS biết giới thiệu, tự giới thiệu tên của mình và nhớ tên các bạn trong lớp; biết trẻ em có quyền có họ tên.
- GV giới thiệu cách chơi: HS đứng thành vòng tròn( mỗi vòng tròn khoảng 6-7 em) và điểm danh từ 1 đến hết. Đầu tiên em thứ nhất giới thiệu tên của mình, sau đó đến em thứ 2 và tiếp tục cho đến hết . HS thực hành chơi
 - HS thảo luận nhóm đôi
 ? Trò chơi này giúp em điều gì.
 ? Hãy nêu cảm giác của em khi giới thiệu mình với bạn.
* GV kết luận:Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên.
*HĐ2: Giới thiệu sở thích của mình trước mọi người.( bài tập 2)
- GV HD HS cách giới thiệu về mình với cô và bạn bè về mình và các bạn trong lớp. (HS lắng nghe).
- GV cho HS tự giới thiệu trong nhóm 2 người.
- GV gọi HS K, G đứng dậy giới thiệu sở thích của mình với các bạn. GV nhận xét.
* GVkết luận: Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống nhau hoặc khác nhaugiữa người này và người khác. Chúng ta cần phải tôn trọngnhững sở thích riêng của người khác, bạn khác.
*HĐ2:HS kể về ngày đầu đi học.
 Gv gợi ý:? Em đã nong chờ, chuẩn bị cho ngày đầu tiênđi học như thế nào.
? Bố mẹ và mọi người trong gia đình đã quan tâm, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em như thế nào.
 ? Em sẽ làm gì để sứng đáng là HS lớp Một.
- GV yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm nhỏ (2-4 em)
 GV gọi một số HS K, G lên kể trước lớp. HS khác nhận xét.
3/ Hoạt động nối tiếp:
Về nà các em tập giao tiếp với mọi người xung quan
 *********************************************************
 Thể dục
 BàI 1:Tổ chức trò chơi:Diệt các con vật có hại
I.Mục tiêu:
-B ước đầu biết nội quy tập luyện cơ bản
-HS biết làm theo GV sửa lại trang phục cho gọn gàng khi tập luyện
-HS bước đầu biết cách chơi trò chơi
II.Địa điểm phương tiện:
-Trong lớp ,GV biên chế tổ học tập ,chọn cán sự bộ môn
-HS chơi trò chơi: diệt các con vật có hại
III.ND và phương pháp lên lớp
 1.phần mở đầu
 GV tập hợp HS thành 2,4 hàng dọc ,mỗi hàng dọc 1 tổ gv phổ biến nd tiết học
 2. phần cơ bản
-Biên chế tổ tập luyện ,chọn cán sự bộ môn 
-GV phổ biến nội quy tập luyện
-HS sửa lại trang phục
HS chơi trò chơi diệt các con vật có hại 
-GV nêu tên trò chơi ,HS trả lời xem những con vật nào có hại,có ích GV gọi tên một số con vật cho HS làm quen dần với cách chơi
 3.phần kết thúc 
HS đứng vỗ tay và hát GV cùng HS hệ thống lại bài
GV nhận xét giờ học 
...........................................................................................................................................
 Thứ 3 ngày 18 tháng 8 năm 2009 
Toán
Tiết học đầu tiên
I/ Mục tiêu:
 Tạo không khí vui vẻ tronglớp ,HS tự gt về mình . bước đầu làm quen vời SGK,đồ dùng học tập
 Trong giờ học toán
II/ Chuẩn bị: 
 - GV : Bộ đồ dùng dạy toán 1 - SGK.
	 - HS : Bộ số, vở BT. 	 	
III /Các hoạt động dạy học.	
1/Bài mới: 
*Giới thiệu bài (Giới thiệu trực tiếp)
*HĐ1: Kiểm tra ĐD học tập của HS.
- GV GV yêu cầu HS lấy ĐD học toán ra.GV quan sát kiểm tra (H/s kiểm tra lẫn nhau).
*HĐ2: Giới thiệu bộ đồ dùng học toán.
- GV hướng dẫn sử dụng ĐD, SGK. GV hướng dẫn lấy sách toán 1 và hướng dẫn HS cách giở sách đến trang có “tiết học đầu tiên”. 
- GV giới thiệu ngắn, gọn về sách toán 1 (HS lắng nghe).
- GV ch HS thực hành gấp, mở sách, hướng dẫn hS giữ gìn sách... 
*HĐ3: Hướng dẫn hS làm quen với một số HĐ học tập làm toán ở lớp 1.
- GV HD HS quan sát từng ảnh trong SGK rồi hảo luận xem trong sách lớp 1 thường có những HĐ nào, cần sử dụng những đồ dùng học tập nào... trong các tiết học toán. (HS trao đổi hảo luận theo nhóm đôi).
	* GV tổng kết: ảnh 1 GV giới thiệu và giải thích; ảnh 2 HS đang làm việc với que tính...
*HĐ3: Giới thiệu với HS các yêu cầu cần đạt sau khi học toán 1.
- Sau khi học toán 1 các em cần biết: Đọc, viết số, so sánh hai số, (nêu được VD), làm tính cộng, tình trừ, biết giải các bài toán, đo độ dài, xem lịch, xem giờ...
3/Củng cố, dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà chuẩn bị tiết họ
 ********************************************************** 
Âm Nhạc
Quê hương tươi đẹp
I.Mục tiêu: 
 -Hát đúng giai điệu bài ca
 -Hát đồng đều rõ lời
 -Biết hát bài quê hương tươi đẹp
II.Chuẩn bị:
 -Nhạc cụ 
 - Một số tranh ảnh về dân tộc ít người
III.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: Dạy bài :Quê hương tươi đẹp
 -Giới thiệu bài hát
 -Hát mẫu
 -Trước khi hát GV đọc lời ca từng câu ngắn cho HS đọc theo 
 -GV dạy hát từng câu 
 -GV cần lưu ý những tiếng cuối câu hát ứng vào trường độ 2 phách ,nếu HS không ngân đủ độ
 dài thì sẽ thay thế bằng vỗ tay hay gõ đệm 
 Hoạt động 2:
 -Hát kết hợp với vận động phụ hoạ
 -HS vừa hát vừa vỗ tay theo phách
 Quê hương em biết bao tươi đẹp ...
 x x x x
 -HS vừa hát vừa nhún chân nhịp nhàng
III.Củng cố dặn dò
 GV nhắc HS về nhà ôn bài để chuẩn bị tiết sau
 ******************************************************** 
Học vần
Tô các nét cơ bản
I/ Mục đích,yêu cầu:
- HS đọc tên các nét và cách tô các nét cơ bản.
- Tô đúng quy trình và gọi tên các nét chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học:
- G/v: Các nét cơ bản phóng to.
	- H/s: Bảng con,phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/Bài củ:Kiểm tra sách vở của HS
2/ Bài mới: tiết 1
 *Giới thiệu bài. (trực tiếp)
*HĐ1: Nhận diện nét.
- GV treo các nét cơ bản, giới thiệu các nét, tên gọi các nét. (H/s: K,G đọc trước,H/s: TB,Y đọc lại ). GV gọi HS đọc cá nhân, nhóm ,lớp...GV nhận xét.
*HĐ 2: HD viết bảng con.
- GV HD viết từng nét lên trên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn cách viết.
- GV gọi một số HS K,G lên bảng viết. GV nhận xét sửa sai. (HS: cả lớp quan sát lần lượt viết vào bảng con)
- GV nhận xét, sửa sai.
tiết 2
*HĐ1: Luyện đọc.
- GV hướng dẫn HS đọc các nét cơ bản. 
- HS đọc lần lượt: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
- GV gọi một HS lên bảng chỉ nét, một HS đứng dưới đọc, HS lên bảng vừa chỉ nét vừa đọc. GV nhận xét
*HĐ2: Luyện tô.
- GV HD HS cách tô các nét cơ bản trong vở (HS đồng loạt tô vào vở.)
- GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. Nhận xét và chấm một số bài.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo các nét cơ bản trên bảng.
- Dặn HS học bài ở nhà và luyện viết thêm, xem trước bài 1.
 Thứ 4 ngày 19 tháng 8 năm 2009
Toán
Nhiều hơn, ít hơn 
I/ Mục tiêu:
- Biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
- Biết sử dụng các từ “Nhiều hơn, ít hơn” khi so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
II/ Chuẩn bị:
- GV: 5 chiếc cốc, 4 cái thìa. 3 lọ hoa và 4 bông hoa... 
- HS: Vở BT.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/Bài cũ:	
2/Bài mới:
 	* Giới thiệu bài (giới thiệu trực tiếp)
*HĐ1: So sánh số lượng cốc và thìa.
- GV đặt 5 chiếc cốc lên bàn và nói “có một số cốc. Cầm 4 chiếc thìa trên tay và nói “cô có một số thìa”. Yêu cầu HS so sánh số cốc và số thìa với nhau.
- GV gọi một HS K lên bảng, yêu cầu HS đó đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa rồi hỏi cả lớp:
	? Còn chiếc cốc nào không có thìa. (HS TB, Y trả lời).
- GV nêu “khi đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa thì vẫn còn một chiếc cốc chưa có thìa, ta nói số cốc nhiều hơn số thìa”. (HS K, G nhắc lại: Số cốc nhiều hơn số thìa).
*HĐ 2: So sánh số lọ hoa và số bông hoa.
- GV đưa ra 3 lọ hoa và 4 bông hoa và yêu cầu:
+ Cô có một số bông hoa và một số lọ hoa, tương tự như cách so sánh cốc và thìa, yều cầu HS so sánh số lọ hoa và số bông hoa. (HS TB lên bảng cắm vào mỗi lọ hoa một bông hoa, ở dưới quan sát và nhận xét).
? Như vật số lọ hoa so với số bông hoa như thế nào. (HS: Số lọ hoa ít hơn so với số bông hoa hoặc số bông hoa nhiều hơn số lọ hoa).
*HĐ3: So sánh số chai và số nút chai. So sánh số phích cắm và ổ cắm điện.
 + Cách làm tương tự như HĐ 2.
3/. Củng cố,dặn dò. 
- GV cho HS tìm, so sánh và nêu tên các nhóm đồ vật có chênh lệch về số lượng ở trong lớp như số cửa chính so với số cửa sổ. Số quạt so với số bóng điện...
- Dặn HS về làm xem lại bài. Xem trước hình vuô
 ****************************************************
 Học vần
 Bài 1: e
I/ Mục đích,yêu cầu:
 -HS nhận biết được âm và chữ e
 -HS trả lời 2,3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bộ ghép chữ tiếng việt 1. Tranh minh họa các tiếng khóa, tranh minh họa phần luyện nói (HĐ 3; t 2)
	- HS :Bộ ghép chữ,bảng con,phấn.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: 	- Kiểm tra đồ dùng của HS
2/ Bài mới:	tiết 1
*Giới thiệu bài. (trực tiếp)
*HĐ1: Nhận diện chữ.
 - GV chữ e gồm một nét thắt.
? Chữ e có nét gì. (HS K, G trả lời: có một nét thắt)
? Chữ e giống hình cái gì. (HS K,G trả lời, TB,Y nhắc lại) .GV nhận xét .
*HĐ 2: nhận diện âm và phát âm.
- GV phát âm mẫu, HS phát âm theo GV.
- Yêu cầu HS phát âm (HS phát âm lần lượt ) GV: Lưu ý HS: TB,Y	
*HĐ 3 : Hướng dẫn viết chữ trên bảng con.
- GV viết mẫu chữ e vữa viết vừa hướng dẫn cách viết. (HS: quan sát 
- GV cho HS dùng ngón trỏ viết vào không trungchữ e.
- HS viết bảng con. GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
 tiết 2
HĐ1: Luyện đọc.
- GV cho HS phát âm lại âm e mới học ở tiết 1. ( HS : lần lượt đọc )
- Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc, HS khá, giỏi theo dỏi nhận xét.
- Y/c HS lấy chữ e trong bộ chữ ( HS đồng loạt lấy).
- HS khá giỏi phát âm trước, HS TB , Y phát âm lại. Phát âm theo nhóm ,cả lớp.
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS. 
*HĐ2: Luyện v ...  Bài mới:	
 * Giới thiệu bài (qua trò chơi).
 * Khởi động: Nhận biết các vật xung quanh.
- GV gọi 2 - 3 em lên dùng khăn sạch bịt mắt và đưa lần lượt các vật như đã chuẩn bị cho các em xờ và nếm ,ngửi để đoán xem đó là gì?
- Kết thúc trò chơi, GV nêu vấn đề và giới thiệu tên bài học.
*HĐ1: Quan sát hình trong SGK hoặc vật thật.
Mục tiêu: Mô tả được một số vật xung quanh.
CTH: 
Bước 1: HS hoạt động theo nhóm đôi.
- GV yêu cầu 2 HS cùng bàn quan sát các vật đem đến lớp và nói với nhau về hình dáng, màu sắc, nóng, lạnh, trơn nhẵn...của các vật đó.
- GV theo dỏi giúp đỡ các cặp.
Bước 2: HĐ cả lớp.
- GV gọi một số cặp K, G kể trước. Cặp HS TB, Y bổ xung. GV nhận xét.
*HĐ2. thức hành theo nhóm nhỏ ( 3 HS)
Mục tiêu: Biết vai trò của các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung quanh.
Bước 1: HĐ theo nhóm nhỏ (3 em).
 - GV hướng dẫn HS cách đặt câu hỏi để thảo luận trong nhóm:
 VD: ? Nhờ đâu bạn biết được màu sắc của một vật ( nhờ mắt)
 ? Nhờ đâu bạn biết được mùi của một vật. (nhờ mắt).
 ? Nhờ đâu bạn biết được vị của một vật. (nhờ lưỡi).
 - Dựa vào hướng dẫn của GV, HS tập đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Các em sẽ thay nhau hỏi và trả lời.
- GV đến từng nhóm giúp đỡ các nhóm hoàn thành HĐ này.
Bước 2: HĐ cả lớp.
- GV gọi một số nhóm lên để nêu một trong những câu hỏi các em đã hỏi nhau khi làm việc theo nhóm.
- GV nhận xét và khen ngợi những nhóm làm tốt.
	GV kết luận: Nhờ có mắt (thi giác), mũi, tai, lưỡi, và da mà chúng ta nhận biết được mọi vật xunh quanh....
- Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của cơ thể.
3 Củng cố,dặn dò:
- GV nêu câu hỏi: ? Chúng ta nhận biết các vật xung quanh nhờ vào các giác quan nào.
- Dặn HS về nhà học bài và làm BT trong vở BT và xem trước bài 4.
...........................................................................................................................................
 Thứ 6 ngày 4 tháng 9 năm 2009
 Học vần
Bài 12 : i - a
I/ Mục tiêu: 
 -HS đọc được i,a,bi,cá,từ và câu ứng dụng
 -HS viết được i,a,bi,cá
 -HS luyện nói được 2,3 câu theo chủ đề lá cờ
II/ Đồ dùng dạy học:	
- GV: Bộ ghép chữ tiếng việt. Tranh minh họa từ khóa (HĐ 1- 2;T1). Tranh minh họa phần luyện nói (HĐ 3; T 2). 
	- HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: 	
- Gọi 2 HS (K, TB) lên bảng đọc và viết tiếng: bé vẽ cô, bé vẽ cờ
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới:	Tiết 1 
*Giới thiệu bài. (trực tiếp).
*HĐ1: Nhận diện chữ .
- GV viết lại chữ i và nói: Chữ i viết thườnggồm nét xiên phải và nét móc ngược, phía trên có dấu chấm. (HS quan sát, 1 HS: G nhắc lại).
? Tìm chữ i trong bộ chữ . (HS: tìm đồng loạt). GV quan sát nhận xét.
*HĐ 2: Phát âm, ghép tiếng và đánh vần tiếng.
Phát âm:
- GV phát âm mẫu i: ( miệng mở hẹp hơn khi phát âm ê).HS K, G phát âm trước, TB, Y phát âm lại, phát âm đồng loạt. GV chỉnh sửa thát âm cho HS.
	Ghép tiếng và đánh vần:
? Muốn có tiếng bi ta phải thêm âm gì.( HS: K,TB trả lời: thêm âm b).
? Phân tích tiếng bi. ( HS: K,G phân tích, TB, Y nhắc lại)
- HS dùng bộ chữ để ghép (HS: đồng loạt ghép, 1 K lên bảng ghép). GV quan sát nhận xét.
- Đánh vần tiếng bi. (HS: K, G đánh vần, TB, Y đánh vần lại) 
- HS đánh vần theo nhóm, cá nhân, lớp.
- GV chỉnh sữa cách đánh vần cho từng HS.
*HĐ 3 : Hướng dẫn viết chữ.
	Hướng dẫn viết chữ i.
- GV viết mẫu chữ i vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. (HS: quan sát). 
- GV cho HS dùng ngón trỏ viết vào không trung chữ i.
- HS viết bảng con. GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
	* Hướng dẫn viết tiếng bi.
- GV viết mẫu tiếng bi trên bảng, vừa viết vừa nêu cách viết. (HS quan sát).
- HS viết vào bảng con: bi. GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. GV sửa lỗi và nhận xét.
	* a ( quy trình tương tự).
*HĐ 4: Đọc tiếng, từ ứng dụng.
- GV viết các tiếng, từ ứng dụng lên bảng. (2 HS K, G đánh vần, đọc trơn trước, TB Y đánh vần và đọc lại).
- Yêu cầu HS đọc đồng loạt, nhóm, cá nhân. GV nhận xét, chỉnh sữa phát âm cho HS.
- GV có thể kết hợp giải nghĩa từ một số tiếng: vi, li, va...
tiết 2
*HĐ1: Luyện đọc.
- Luyện đọc lại toàn bộ bài trên bảng. (HS: Đọc nhóm, cá nhân, cả lớp).
- Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc, HS: khá, giỏi theo dỏi nhận xét.
Đọc câu ứng dụng.
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
	? Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì. ( HS: ...xem vở ô li)
- HS K, G đọc trước, HS TB, Y đọc lại. Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV chỉnh sửa cho HS. 
- GV đọc mẫu câu ứng dụng. (HS: Đọc lại).
*HĐ2: Luyện viết.
- GV hướng dẫn HS tập viết i, a, bi, va vào vở tập viết.
- GV quan sát giúp đỡ HS về cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi....Nhận xét và chấm một số bài.
*HĐ3: Luyện nói.
 ? Chủ đề luyện nói hôm nay là gì: lá cờ. (HS: K, G trả lời . TB, Y nhắc lại).
 - GV cho HS quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
? Trong tranh vẽ gì. (HS: 3 lá cờ).
? Đó là những cờ gì. (HS: cờ tổ quốc, cờ đội...).
? Cờ Tổ quốc màu gì? ở giữa có hình gì. (HS: ...màu đỏ, có hình ông sao).
? Cờ Tổ quốc thường treo ở đâu.
? Ngoài cờ Tổ quốc em còn biết loại cờ nào nữa.
- GV quan sát giúp đỡ một số cặp còn chưa hiểu rõ câu hỏi.
- Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS : Các cặp lần lượt luyện nói ). GV nhận xét .
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc lại bài trên bảng không theo thứ tự. 
? Thi tìm những tiếng vừa học có trong SGK hoặc báo. (Tất cả HS đều phải tìm)
- Dặn HS học lại bài và làm bài tập, xem trước bài 13.
**********************************************************
Toán 
luyện tập
I/ Mục tiêu:
 -HS biết sử dụng dấu và các từ lớn hơn bé hơn ,khi so sánh 2 số , bước đầu biết diễn đạt sự so sánh theo 2 quan hệ bé hơn và lớn hơn( có 22 
II/Chuẩn bị:
- GV: bộ đồ dùng dạy toán. Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3 trong VBT
- HS :bộ đồ dùng học toán, phấn, bảng con...
III/Các hoạt động dạy học.
1/.Bài cũ: 
	- Gọi 2 HS K,TB lên bảng làm bài tập 4 tiết 11 trong SGK.
	- GV nhận xét cho điểm.
2/Bài mới: 1.Giới thiệu bài (giới thiệu trực tiếp)	 
*: HD HS làm bài tập trong vở bài tập.
	Bài 1:GV nêu y/c bài tập và h/d HS cách làm .
- GV gọi 4 HS 2TB, 2Y lên bảng làm, ở dưới làm bài vào VBT.GV giúp đỡ HS TB, Y.
- HS và GV nhận xét bài trên bảng.
 ? Em có nhận xét gì về kết quả so sánh ở cột thứ nhất 3 3.( HS K, G trả
 Lời 
 -GV : Như vậy với hai số bất hỳ khác nhau thì luôn tìm được một số nhỏ hơn và một số lớn hơn.
- Gọi HS K đọc kết quả theo từng cột. 
 3 2 1 < 3 2 < 4
 4 > 3 2 1 4 > 2
Bài 2:GV nêu y/c bài tập. Và yêu cầu HS xem mẫu và nêu cách làm của bài thứ 2
- HS G nêu ta so sánh số lượng ở hàng trên và ố lượng ở hàng dưới rồi viết kết quả vào ô trống ở dưới. Chẳng hạn:hình hai có 5 chấm tròn và 3 tam giác ta viết 5 > 3 và 3 < 5..
- HS làm đồng loạt vào VBT. GV quan tâm giúp đỡ HS TB, Y. 
- Gọi hS chữa miệng. HS trong bàn đổi vở kiểm tra cho nhau.
 ? Bài tập này giúp ta cũng cố về kiến thức gì. ( HS: cách sử dụng dấu khi so sánh hai số).
	Bài 3:GV hướng dẫn HS nêu cách làm rồi làm bài.
- GV cho HS chơi trò chơi” Thi đua nối với các số thích hợp”. Vì mỗi ô vuông có thể nối với nhiều số .
 - Gọi 3 em lên bảng thi nối , em nào nối nhanh và đúng thì em đó thắng cuộc.
- Khi HS thi nối xong rồi GV nên đọc cho HS viết kết quả nối , chẳng hạn 1 < 2, 1 < 3, 1 < 4, 1 < 5, rồi đọc kết quả.
1 < 2 < 4 <
2 > 3 > 5 >
	? Bài tập 3 giúp ta hiểu điều gì. (HS:Bước đầu giới thiệu quan hệ giữa bé hơn và lớn hơn khi so sánh hai số.)
3/Củng cố,dặn dò. 
 ? Tiết học hôm nay giúp ta cũng cố về những kiến thức gì.
 Dặn h/s về xem lại bài và xem trước tiết 13.
. *********************************************************
 Thủ công
 Bài 2:Xe, dan hình tam giác 
I/ Mục tiêu:
 HS biết cách xé dán hình tam giác 
 HS xé, dán được hình tam giác ,đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa ,hình dán có thể 
Chưa thẳng
II/ Chuẩn bị:	
- GV: Bài mẫu về xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác. Giấy, bìa, kéo, keo...
HS: Vở thực hành thủ công, giấy thủ công màu, bút chì, keo, khăn lau tay.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng của HS.	
2/ Bài mới:	
* Giới thiệu bài (trực tiếp).
*HĐ1: Vẽ và xé hình tam giác.
- GV HD HS vẽ hình tam giác vào giấy thủ công cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 6 ô ( H4) (HS: Quan sát).
- GV làm thao tác xé từng cạnh hình tam giác : tay trái dữ chặt tờ giấy ( sát cạnh tam giác), tay phải dùg ngón cái và ngón trỏ để xé giấy dọc theo cạnh hình lần lượt thao tác như vậy để xé các cạnh.( H5).
 - Sau đó xé xong lật mặt có màu để HS quan sát tam giác.(H6)
	Chú ý : GV có thể làm 1-2 lần cho đối tượng HS TB, Y nắm vững thao tác.
 - GV nhắc HS lấy giấy nháp có kẻ ô, vẽ và tập xé hình tam giác. GV quan sát giúp đỡ HS TB,Y.
*HĐ2: Dán hình.
 - GV HD HS xé HCN và hình tam giác . GV HD thao tác gián hình.
- GV làm thao tác mẫu lấy một ít hồ dán dùng ngón trỏ di đều, sau đó bôi lên các góc hình và di dọc theo các cạnh.
	Chú ý : GV có thể làm 1-2 lần cho đối tượng HS TB, Y nắm vững thao tác.
- GV nhắc HS lấy giấy nháp có kẻ ô, vẽ và tập xé HCN GV quan sát giúp đờ HS TB,Y.
*HĐ3: HS thực hành.
- GV yêu cầu HS lấy giấy thủ công ra thực hành.
-GV làm lại thao tác xé HCN, HTG để HS xé theo vì đây là thao tác khó.( GV chú ý tới HS TB, Y). 
- HS tự làm. GV nhắc HS cố gắng xé đều tay, xé thẳng, tránh xé vội, xé không đều, còn nhiều vết răng cưa.
- GV nhắc HS dán 2 sản phẩm vào vở thực hành thủ công.
	GV đánh giá sản phẩm:
- GV thu bài và đánh giá: Các đường nét xé tương đối đều, ít răng cưa.
+ Hình xé cân đối, gần giống mẫu.
+ Dán đều không nhăn.( đánh giá theo 3 mức độ : Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành)
3/ Củng cố,dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu lại các bước vẽ và xé hình tam giác.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị giấy mầu, kéo, hồ dán... để tiết sau học bài “Xé dán hình vuông, hình tròn”( tiết 1).
 ******************************************************
 Hoạt động tập thể
sinh hoạt lớp
* Sinh hoạt lớp:
- Gọi lần lượt các tổ trưởng nhận xét về nề nếp học tập trong tuần qua của tổ.
- GV đánh giá,nhận xét về nề nếp học tập,VS trường lớp,VS cá nhân.
- Bình xét,xếp loại các tổ trong tuần.
- Tổ chức trò chơi: Nhảy đúng nhảy nhanh.
- Phổ biến nội dung tuần tới.
............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1, 2, 3.doc