Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần số 4

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần số 4

TẬP ĐỌC:

Tiết PPCT: 7 NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

 (Những mẩu chuyện lịch sử thế giới)

I. MỤC TIÊU:

- Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài: Xa-da-cô, Xa-xa-ki, Hi-rô-xi-ma, Na-ga-sa-ki. Đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm buồn, nhấn mạnh những từ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới(trả lời được các câu hỏi1, 2, 3).

- GD kĩ năng sống: Đoàn kết với thiếu nhi trên toàn thế giới, lòng yêu quý và ý thức giữ gìn nền hòa bình.

II. THIẾT BỊ - ĐDDH

- Bảng phụ hướng dẫn học sinh rèn đoạn văn.

- Mỗi nhóm vẽ tranh

 

doc 38 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần số 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2012
TẬP ĐỌC:
Tiết PPCT: 7	 NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY 
	 (Những mẩu chuyện lịch sử thế giới)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài: Xa-da-cô, Xa-xa-ki, Hi-rô-xi-ma, Na-ga-sa-ki. Đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm buồn, nhấn mạnh những từ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi. 
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới(trả lời được các câu hỏi1, 2, 3).
- GD kĩ năng sống: Đoàn kết với thiếu nhi trên toàn thế giới, lòng yêu quý và ý thức giữ gìn nền hòa bình.
II. THIẾT BỊ - ĐDDH
- Bảng phụ hướng dẫn học sinh rèn đoạn văn. 
- Mỗi nhóm vẽ tranh 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1.Ổn định lớp: 1’
2. Bài cũ: Lòng dân 4’
- Lần lượt 6 học sinh đọc vở kịch (phân vai) phần 1 và 2
- Giáo viên kiểm tra nhóm 6 học sinh 
- Giáo viên hỏi về nội dung à ý nghĩa vở kịch 
Ÿ Giáo viên nhận xét ghi điểm
3. Bài mới: 
a. Gt bài :1’
b. Dạy bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
12’
* Luyện đọc:
- Giáo viên đọc bài văn
-Bài chia mấy đoạn?
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng đoạn 
- Rèn đọc những từ phiên âm, đọc đúng số liệu 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 2
- Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa các từ khó
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
-Nhận xét tuyên dương.
*Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn 
+ Năm 1945, chính phủ Mĩ đã thực hiện quyết định gì? 
- Ghi bảng các từ khó
+ Kết quả của cuộc ném bom thảm khốc đó?
+ Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
+ Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống bằng cách nào?
+ Biết chuyện trẻ em toàn nước Nhật làm gì? 
+ Xa-da-cô chết vào lúc nào?
+ Xúc động trước cái chết của bạn, HS T/P Hi-rô-si-ma đã làm gì?’
+ Nếu đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô?
-Nêu nội dung của bài?
* Luyện đọc diễn cảm:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài văn 
+ Đoạn 1: Đọc nhấn mạnh từ ngữ nêu tội ác của Mỹ+ Đoạn 2: giọng trầm buồn khát vọng sống của cô bé + Đoạn 3: giọng nhấn mạnh bày tỏ sự xúc động 
- Đưa bảng phụ đã chép trước đoạn văn cần luyện lên 
-Yêu cầu HS luyện đọc
-Cho HS thi đọc
-Nhận xét tuyên dương.
- Học sinh quan sát tranh Xa-da-cô gấp những con sếu 
- 4 đoạn:
+Đ1:Mĩ ném bom Nhật Bản.
+Đ 2:Hậu quả 2 quả bom đ gây ra.
+Đ3:Khát vọng  Xa-da-ki.
+Đ4: ước vọng  hi-rơ-xi-ma.
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp từng đoạn 
- Học sinh lần lượt đọc từ phiên âm:
Hi-rô-si-ma, Na-ga- da –ki, Xa -da-cô Xa-xa ki
- Lần lượt học sinh đọc tiếp từng đoạn 
- Học sinh đọc thầm phần chú giải 
- HS đọc theo nhóm 2(cặp đôi)
- Học sinh lần lượt đọc từng đoạn 
+ Ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản 
- Giải nghĩa từ: bom nguyên tử 
+ Nửa triệu người chết - 1952 có thêm 100.000 người bị chết do nhiễm phóng xạ 
+ Khi Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.Lúc đó Xa –da-cô mới 2 tuổi, mười năm sau bệnh nặng 
+ Tin vào truyền thuyết nếu gấp đủ 1.000 con sếu bằng giấy treo xung quanh phòng sẽ khỏi bệnh 
+ Gửi tới tấp hàng nghìn con sếu giấy 
............... gấp đựơc 644 con
+ xây dựng đài tưởng nhớ nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.. Phía dưới dòng chữ "Tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình"
+ Cái chết của bạn nhắc nhở chúng tôi phải yêu hoà bình, biết bảo vệ cuộc sống hoà bình trên trái đất.
- Câu chuyện tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân;thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em tồn thế giới
- Học sinh nêu cách ngắt, nhấn giọng. 
- Thi đua đọc diễn cảm
- Học sinh nhận xét
9’
8’
4. Củng cố - Dặn dò: 5’
- Câu chuyện nói với em điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị :"Bài ca về trái đất"
VI. Nhận xét, rút kinh nghiệm:
....
Toán
Tiết PPCT: 	 ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN 
I. MỤC TIÊU: 
 -Biết một dạng toán quan hệ tỉ lệ và biết cách giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó. 
 - Rèn học sinh nhận dạng toán, giải toán nhanh, chính xác. Làm được BT 1.
 - GD kĩ năng sống : Vận dụng kiến thức giải toán vào thực tế, từ đó giáo dục học sinh say mê học toán, thích tìm tòi học hỏi. 
II. THIẾT BỊ - ĐDDH
- GV: Phấn màu - bảng phụ 
- HS: Vở bài tập - SGK - vở nháp 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC. 
1. Ổn định lớp:1’
2. Bài cũ: 4’ Ôn tập giải toán 
- Kiểm tra lý thuyết cách giải 2 dạng toán điển hình tổng - tỉ và hiệu - tỉ. 
- Học sinh sửa bài 3/18 (SGK)
Ÿ Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
3. Bài mới: 
a/ Gt bài: 1’
b. Dạy bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
10’
*Giới thiệu ví dụ 
 Bài 1: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét chốt lại dạng toán. 
Ÿ Yêu cầu học sinh nêu nhận xét về mối quan hệ giữa thời gian và quãng đường 
Bài 2: 
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề 
- Giáo viên yêu cầu HS phân tích đề
Trong 1 giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét ? Trong 4 giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét ? 
- Học sinh tìm dạng toán 
- Giáo viên yêu cầu HS nêu phương pháp giải. 
Ÿ Giáo viên nhận xét
GV có thể gợi ý để dẫn ra cách 2 “tìm tỉ số”, theo các bước như SGK 
* Luyện tập 
Bài 1/19 :
- Gọi HS đọc đề bài
Cho HS tóm tắt bài toán
- GV chấm, nhận xét
Bài 2/19: (HS K,G)
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề. 
- Giáo viên yêu cầu HS phân tích đề và tóm tắt. 
- GV hướng dẫn HS có thể giải bằng 2 cách
Ÿ Giáo viên chốt lại 2 phương pháp 
 Bài 3/19: 
- Giáo viên cho học sinh tóm tắt bài toán
- Giáo viên nhận xét 
- Giáo viên dựa vào kết quả ở phần a, và phần b để liên hệ giáo dục dân số. 
- Học sinh đọc đề 
- Phân tích đề - Lập bảng (SGK) 
- Học sinh làm bài 
- Lần lượt học sinh điền vào bảng 
- Lớp nhận xét 
- thời gian gấp bao nhiêu lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần. 
- Học sinh đọc đề 
- Phân tích và tóm tắt 
- Nêu dạng toán 
- Nêu phương pháp giải: “Rút về 1 đơn vị”
	Bài giải
1 giờ ô tô đi được:
90 : 2 = 45 ( km )
4 giờ ô tô đi được:
45 x 4 = 180 ( km ).
Đáp số: 180 km
- 1 HS đọc đề bài- Nêu yêu cầu-
- 1 em lên bảng, lớp làm vào vở. Bài giải.
Giá tiền 1 m vải:
80 000 : 5 = 16 000 ( đồng )
Giá tiền 7 m vải:
16 000 x 7 = 112 000 ( đồng ).
Đáp số: 112 000 đồng
- Học sinh đọc đề 
- Phân tích và tóm tắt 
- Nêu dạng toán 
- Nêu phương pháp giải: “Dùng ti số” 
- Học sinh tóm tắt: 	
Bài giải.
3 ngày : 1200 cây. 
12 ngày : ...... cây 
12 ngày so với 3 ngày thì gấp.
12 : 3 = 4 ( lần )
Số cây trồng 12 ngày:
1200 x 4 = 4 800 (cây )
Đáp số: 4 800 cây
- Học sinh sửa bài 
 - Học sinh dựa vào tóm tắt để tìm ra cách giải 
- 2 học sinh lên bảng giải 
- Cả lớp giải vào vở 
Bài giải.
a.4 000 người so với 1 000 người thì gấp.
4 000 : 1 000 = 4 ( lần )
b. Số dân của xã tăng thêm sau 1 năm
21 x 4 = 84 ( người )
c. Số dân của xã tăng thêm sau 1 năm
15 x 4 = 60 ( người )
Đáp số: a. 84 người ; b. 60người
6’
5’
7’
4. Củng cố - Dặn dò: 5’
- Nhắc lại kiến thức vừa ôn 
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà làm bài 
- Ôn lại các kiến thức vừa học 
- Chuẩn bị: “Luyện tập” 
VI. Nhận xét, rút kinh nghiệm:
....
ĐẠO ĐỨC
Tiết PPCT: 	 CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (tt)
I. MỤC TIÊU: 
 - Học sinh hiểu rằng mỗi người cần phải có trách nhiệm về hành động của mình, trẻ em có quyền được tham gia ý kiến và quyết định những vấn đề của trẻ em. 
- GD kĩ năng sống : Học sinh có kỹ năng ra quyết định, kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình. Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa . 
- Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm , đổ lỗi cho người khác (Dành cho HS khá , giỏi )
II. THIẾT BỊ - ĐDDH
- Giáo viên: Ghi sẵn các bước ra quyết định trên giấy to.
- Học sinh: SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1.Ổn định lớp : 1’
2. Bài cũ: 4’
- Nêu ghi nhớ 
- Nêu những biểu hiện của người sống có trách nhiệm
-Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
a/ Gt bài 1’
b. Dạy bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
9’
*Hoạt động 1: Xử lý tình huống bài tập 3. 
- Mục tiêu: HS biết cách lựa chọn giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống.
- Nêu yêu cầu
- Kết luận: Em cần giúp bạn nhận ra lỗi của mình và sửa chữa, không đỗ lỗi cho bạn khác.
- Em nên tham khảo ý kiến của những người tin cậy (bố, mẹ, bạn ) cân nhắc kỹ cái lợi, cái hại của mỗi cách giải quyết rồi mới đưa ra quyết định của mình.
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình
- Làm việc cá nhân ® chia sẻ trao đổi bài làm với bạn bên cạnh ® 4 bạn trình bày trước lớp.
- Lớp trao đổi bổ sung ý kiến
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình
- Trao đổi nhóm
- 4 học sinh trình bày
9’
* Hoạt động 2: Tự liên hệ
- Mục tiêu: Mỗi hs có thể tự liên hệ, kể một việc làm của mình.
- Hãy nhớ lại một việc em đã thành công (hoặc thất bại)
+ Em đã suy nghĩ như thế nào và làm gì trước khi quyết định làm điều đó?
+ Vì sao em đã thành công (thất bại)?
+ Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
® Tóm lại ý kiến và hướng dẫn các bước ra quyết định (đính các bước trên bảng)
Đánh giá kết quả các giải pháp (lợi, hại)
Liệt kê các giải pháp 
Xác định vấn đề, tình huống 
Lựa chọn giải pháp tối ưu 
- GV nhận xét, kết luận: Khi giải quyết một công việc hay xử lý tình huống môt cách có trách nhiệm chúng ta thấy vui và thanh thản.Ngược lại khi làm 1 việc thiếu trách nhiệm, dù không ai biết, tự chúng ta cũng thấy áy nảytong lòng.
- Người có trách nhiệm trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận, khi hỏng việc hoặc có lỗi họ dám nhận trách nhiệm và sẵn sàng làm tốt.
12’
* Hoạt động 3: đóng vai 
Phương pháp: Sắm vai 
- Nêu yêu cầu 
+ Nhóm 1: Em sẽ làm gì nếu thấy bạn em vứt rác ra sân trường?
+ Nhóm 2: Em sẽ làm gì nếu bạn em rủ em bỏ học đi chơi điện tử?
+ Nhóm 3: Em sẽ làm gì khi bạn rủ em hút thuốc lá trong giờ chơi? 
- Đặt câu hỏi cho từng nhóm 
+ Vì sao em lại ứng xử như vậy trong tình huống?
+ Trong thực tế, thực hiện được điều đó có đơn giản, dễ dàng không?
+ Cần phải làm gì để thực hiện được những việc tốt hoặc từ chối tham gia vào những hành vi không tốt?
® Kết luận: Cần phải suy nghĩ kỹ, ra quyết định một cách có trách nhiệm trước khi làm một việc gì.
- Sau đó, cần phải kiên định thực hiện quyết định của mình 
- Chia lớp làm 6 nhóm
- Mỗi nhóm thảo luận, đóng vai một tình huống 
- Các nhóm lên đóng vai
- Nhóm hội ý, trả lời 
- Lớp bổ sung ý kiến
4. Dặn dò: 5’
- Ghi lại những quyết định đúng đắn của mình trong cuộc sống hàng ngày ® kết quả của việc thực hiện quyết định đó.
- Chuẩn bị: Có chí thì nên. 
- ... ảo luận, giảng giải 
_ Rửa mặt bằng nước sạch, tắm rửa, gội đầu, thay đổi quần áo thường xuyên , 
Kết luận: Tất cả những việc làm trên là cần thiế để giữ vệ sinh cơ thể nói chung. Nhưng ở lứa tuổi đậy thì cơ quan sinh dục mới phát triển, vì vậy chúng ta cần biết cách giữ vệ sinh cơ quan sinh dục .
- Nam nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nam “
- Nữ nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ 
- Phiếu 1(Nam) :1- b ; 2 – a, b. d ; 3 – b,d
- Phiếu 2(Nữ) : 1 – b, c ; 2 – a, b, d 
 3 – a ; 4 - a
- HS đọc lại đoạn đầu trong mục Bạn cần biết Tr 19 / SGK
8’
10’
	NÊN	
KHÔNG NÊN
-An uống đủ chất.
-An nhiều rau, trái cây. Tăng cường luyện tập TDTT.
-Vui chơi giải trí phù hợp. Đọc truyện xem phim với lứa tuổi.
-Mặc đồ phù hợp với lứa tuổi.
-An kiêng cử quá.
-Xem phim đọc truyện không lành mạnh.
-Hút thuốc lá, tiêm chích ma tuý.
Lười vận động. Tự ý xem phim, tìm tài liệu trên Inter net
_Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
4. Củng cố - dặn dò:5’
-Nêu những việc nên làm để vệ sinh tuổi dậy thì ở con gi?
-Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Thực hành “Nói không ! Đối với các chất gây nghiện “
VI. Nhận xét, rút kinh nghiệm:
...
Kĩ thuật
Tiết PPCT 4: 	 THÊU DẤU NHÂN (T2) 
I. MỤC TIÊU :
 - Biết cách thêu dấu nhân.
 - Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kỹ thuật, đúng quy trình.Các mũi thêu tương đối đều nhau, thêu được ít nhất năm dấu nhân.HS khéo tay:Thêu được ít nhất 8 dấu nhân. Các mẫu thêu đều nhau. Đường thêu ít bị dúm. Biết ứng dụng thâu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.
 - GD kĩ năng sống : Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.
II. THIẾT BỊ - ĐDDH
+ Gv : - Mũi thêu dấu nhân (khổ lớn 30x40 cm).
 - Sản phẩm trang trí mũi thêu dấu nhân. Vật liệu, dụng cụ
 - Vải trắng 35 x35 cm kim, kéo, chỉ
 + HS : Sách vở, DDHT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : 
 1. Ổn định lớp:. 
 2. Bài cũ : 
- Nhắc lại cách thêu dấu nhân .
- Thực hiện lại thao tác thêu 2 mũi dấu nhân .
 - Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
3. Bài mới : Thêu dấu nhân (tt) .
 a) Giới thiệu bài :
b. Dạy bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
22’
*Hoạt động 1 : HS thực hành .
MT : Giúp HS thêu được dấu nhân trên vải 
PP : Trực quan , thực hành , giảng giải .
- Nhận xét , hệ thống lại cách thêu dấu nhân ; hướng dẫn nhanh một số thao tác cần lưu ý thêm .
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS , nêu các yêu cầu của sản phẩm như mục III SGK và thời gian thực hành .
- Quan sát , uốn nắn cho những em còn lúng túng .
- Thực hành thêu dấu nhân .
7’
*Hoạt động 2 : Đánh giá sản phẩm .
MT : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Nêu yêu cầu đánh giá .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS theo 2 mức : A+ và A .
- Trưng bày sản phẩm .
- 3 em lên đánh giá sản phẩm được trưng bày .
4. Củng cố - Dặn dò :
- Nêu lại ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS yêu thích , tự hào với sản phẩm làm được .
- Nhận xét tiết học .
- Xem trước bài sau .
VI. Nhận xét, rút kinh nghiệm:
....
Thứ sáu ngày 5 tháng 10 năm 2012
TẬP LÀM VĂN:
Tiết PPCT:	 KIỂM TRA VIẾT 
I. MỤC TIÊU: 
- Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài , thân bài ,kết bài ), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả .
- Diễn đạt tành câu ; bước đầu biết dùng từ ngữ , hình ảnh gợi tả trong bài văn .
- GD kĩ năng sống : Lòng yêu quí cảnh vật xung quanh .
II. THIẾT BỊ - ĐDDH
- GV : Tranh phóng to minh họa cho các cảnh gợi lên nội dung kiểm tra. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
 1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Nêu cấu tạo 1 bài văn tả cảnh. 
3. Bài mới: 
a. Gt bài“Kiểm tra viết” 
b. Dạy bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
* Ra đề 
-Gv yêu cầu hs chọn một trong 3 đề ở SGK. 
GD: Lòng yêu quí cảnh vật xung quanh mới diễn đạt hay được .
1/-Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều)trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố,trên cánh đồng,nương rẫy )
2/-Tả một cơn mưa.
3/-Tả ngôi nhà của em.(hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em)
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa
 - Giáo viên giới thiệu 4 bức tranh. 
- Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học sinh nếu có. 
* GV cho HS làm bài
- 1 học sinh đọc đề kiểm tra 
- Học sinh làm bài 
32’
4. Củng cố – Dặn dò:3’
- Chuẩn bị: “Luyện tập báo cáo thống kê” 
- Nhận xét tiết học
VI. Nhận xét, rút kinh nghiệm:
....
TOÁN:
Tiết PPCT:20	 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
 - Giúp HS luyện tập, củng cố cách giải bài toán về “Tìm hai số biết tổng ( hiệu) và ti số của hai số đó “ và bài toán liên quan đến quan hệ ti lệ đã học . 
 - Rèn học sinh kỹ năng phân biệt dạng, xác định dạng toán liên quan đến ti lệ
Lm được Bt1, 2, 3. 
 - GD kĩ năng sống : Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào thực tế. 
II. THIẾT BỊ - ĐDDH
- Thầy: Phấn màu, bảng phụ 
- Trò: Vở bài tập, SGK, nháp 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC. 
1. Ổn định lớp:1’
2. Bài cũ: 4’Luyện tập 
- Kiểm tra cách giải các dạng toán liên quan đến tỉ lệ.
- HS sửa bài 3 (SGK)
- Giáo viên nhận xét - ghi điểm
3. Bài mới: 
a/Giới thiệu bài: 1’
b. Dạy bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hướng dẫn hs luyện tập 
Bài 1/22:
- Giáo viên gợi ý để học sinh tìm hiểu các nội dung: 
- Tóm tắt đề 
- Phân tích đề - Nêu phương pháp giải
Ÿ GV nhận xét, chốt cách giải 
 Bài 2/22 
_ GV gợi mở để đưa về dạng “Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó”
GV nhận xét, cho điểm.
Bài 3 /22: 
- Gọi hs đọc đề bài
-1 hs lên bảng- cả lớp làm vào vở.
Tóm tắt:
 100 km : 12lít xăng
 50 km : ? lít xăng.
Ÿ Giáo viên chốt lại các bước giải của 2 bài 
Bài 4/22:(Dành HS K,G)
 GV gợi ý, theo dõi giúp đỡ hs yếu.
+Cách 1: đưa về bài toán liên quan đến tỉ lệ và giải bằng cách rút về đơn vị.
+Cách 2: gợi ý :
-Theo kế hoạch, số bô bàn ghế phải hoàn thành là bao nhiêu?
-Nếu mỗi ngày đóng được 18 bô bàn ghế thì thời gian phải làm xong 360 bô bàn ghế là bao nhiêu ngày?
- 2 học sinh đọc đề- Phân tích đề và tóm tắt 
+ Tổng số nam và nữ là 28 HS
+ Tỉ số của số nam và số nữ là 2 / 5
- Học sinh nhận dạng - Học sinh nêu
 Bài giải.
Tổng số phần bằng nhau:
 2 +5 = 7 (phần)
Số học sinh nam: 28 : 7 x 2 = 8 (học sinh).
 Số học sinh nữ : 28 – 8 = 20 (học sinh).
 Đáp số : Nam : 8 học sinh; Nữ : 20 hs.
-1 hs đọc đề - Nêu yêu câu bài.
-1 hs lên bảng - cả lớp làm vở.
	Bài gải.
 Hiệu số phần bằng nhau:
 2 – 1 =1 (phần)
 Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật:
 15: 1 = 15 (m).
 Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật:
 15 + 15 = 30 (m).
 Chu vi mảnh đất hình chữ nhật:
 (30 + 15 ) x 2 = 90 ( m )
 Đáp số: 15 m.
- Học sinh đọc đề - Phân tích đề, tóm tắt và chọn cách giải- Học sinh giải 
 Bài giải.
 100 km so với 50 km thì gấp:
 100 : 50 = 2 (lần).
 Số lít xăng ôtô đi 50 km.
 12 : 2 = 6 (lít)
 Đáp số: 6 lít
- HS thảo luận nhóm tìm ra 2 cách giải sau đó chọn 1 cách để giải.
-12 x 30 = 360 (bộ)
-360 : 18 = 20( ngày)
- HS chữa bài trên bảng.
7’
8’
8’
7’
4. Củng cố - Dặn dò: 4’
- Học sinh nhắc lại cách giải dạng toán vừa học
- Nhận xét tiết học
Về làm bài 4/22 ở nhà- chuẩn bị bài sau.
- Chuẩn bị: Ôn bảng đơn vị đo độ dài 
VI. Nhận xét, rút kinh nghiệm:
....
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Tiết PPCT: LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
I. MỤC TIÊU: 
- Tìm được từ trái nghĩa theo yêu cầucủa BT1,2(3trong4 câu),BT3.
- Biết tìm nhừng từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4 ( chọn 3 hoặc 3 trong số 4 ý:a,b,c,d); đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm được ở bài tập 4 (BT5).
* Hs khá giỏi thuộc được 4 thành ngữ ở BT1, làm được toàn bộ BT4. 
- GD kĩ năng sống : Có ý thức dùng từ trái nghĩa khi nói, viết để việc diễn đạt rõ sắc thái hơn. 
II. THIẾT BỊ - ĐDDH
- GV: Phiếu photo nội dung bài tập 4/48 
- HS : SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1.Ổn định lớp
2. Bài cũ: “Từ trái nghĩa” 
+ Thế nào là từ trái nghĩa? 
+ Nêu tác dụng của từ trái nghĩa dùng trong câu? 
Ÿ Giáo viên nhận xét và ghi điểm 
3.Bài mới: 
a/ Gt bài
b. Dạy bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1/43:
- Giáo viên phát phiếu cho học sinh và lưu ý câu có 2 cặp từ trái nghĩa: dùng 1 gạch và 2 gạch. 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
-Gọi vài HS đọc thuộc lịng các thành ngữ, tục ngữ trên (HS K,G)
Bài 2/44:
Ÿ Giáo viên chốt lại :
a. Lớn (nhỏ >< lớn)
b. già (trẻ >< già )
c. dưới ( dưới >< trên )
d. sống ( chết >< sống )
Bài 3/44
- Yêu cầu Học sinh thảo luận nhóm đôi 
- Giải nghĩa nhanh các thành ngữ, tục ngữ. 
Ÿ Giáo viên chốt lại từ đúng: nhỏ, vụng, khuya.
Bài 4: 
- Giáo viên phát phiếu cho học sinh trao đổi nhóm
+ Tả hình dáng: cao – thấp; cao – lùn; cao khều – lùn tịt, 
+ Tả trạng thái: buồn- vui; lạc quan- bi quan
 Phấn chấn – ỉu xìu;
Khoẻ – yếu; mạnh khoẻ – đau yếu;
Ÿ Giáo viên chốt lại từng câu. 
 Bài 5: 
- Lưu ý hình thức, nội dung của câu cần đặt. 
Ÿ Giáo viên chốt lại. 
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1- Cả lớp đọc thầm 
- Học sinh làm bài cá nhân, các em gạch dưới các từ trái nghĩa có trong bài. 
a. An ít ngon nhiều.(Ăn ngon, có chất lượng còn hơn ăn nhiều)
b. Ba chìm bảy nổi.(Cuộc đời vất vả.)
c. Nắng chống trưa, mưa chống tối.
d.Yêu trẻ, trẻ đến nhà ; Kính già, già để tuổi cho.
- Cả lớp nhận xét 
- 2 học sinh đọc yêu cầu bài 
- Cả lớp đọc thầm 
- Học sinh làm bài cá nhân 
- Học sinh sửa bài - Cả lớp nhận xét 
- Học sinh đọc yêu cầu bài 3 
- Cả lớp đọc thầm 
- HS viết bảng con đáp án của mình. 
-Nhỏ,vụng, khuya.
-HS học thuộc 4 thành ngữ, tục ngữ.
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu bài 4
- Cả lớp đọc thầm.
- Nhóm trưởng phân công các bạn trong nhóm tìm cặp từ trái nghĩa như SGK, rồi nộp lại cho thư kí tổng hợp - Đại diện nhóm trình bày. - Học sinh sửa bài 
+ Tả hành động: khóc – cười; đứng – ngồi; ra – vào,
+ Tả phẩm chất: Tốt – xấu; hiền – dữ;
Lành – ác; ngoan – hư
Hèn nhát – dũng cảm; thật thà- dối trá;
- Cả lớp nhận xét (đúng, nhiều cặp từ) 
- 1, 2 học sinh đọc đề bài 5 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài lần lượt từng em đọc nối tiếp nhau từng câu vừa đặt. 
VD: - Ba em cao, còn bác Năm thì thấp.
 - Anh Minh vừa thấp vừa béo lại đi bên anh Hữu Châu vừa cao vừa gầy.
6’
10’
5’
5’
5’
4. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên phát phiếu gồm 20 từ. Yêu cầu xếp thành các nhóm từ trái nghĩa. 
- Hoàn thành tiếp bài 5
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Hòa bình” 
- Nhận xét tiết học
VI. Nhận xét, rút kinh nghiệm:
....

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc