Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 27

Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 27

Tập đọc

 ĐẦM SEN

I/ Mục tiêu:

 -Đọc trơn cả bài .Đọc đúng cấc từ ngữ :xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại.Bước đầu biết nghỉ hơi có dấu câu

-Hiểu ND bài:vẻ đẹp của lá, hoa hương sắc loài sen, trả lời được câu hỏi 1, 2,SGK

II/ Đồ dùng dạy học :

- GV: Tranh minh họa bài đọc SGK.

- HS: Đọc bài cũ: Q/S tranh SGK, đọc trước bài “Đầm sen”.

III/ Các hoạt động dạy học.

1/ Bài cũ: - 2 H/s đọc bài Vì bây giờ mẹ mới về và thả lời câu hỏi 1 trong SGK.

 - GV nhận xét và cho điểm.

2/ Bài mới:

 *HĐ1: HD học sinh luyện đọc.

- GV đọc diễn cảm bài văn: giọng chậm rãi, khoan thai.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc tiếng, từ ngữ: xanh mát, xòe ra, thanh khiết.Gọi HS đọc cá nhân cả lớp đọc đồng thanh. GV sữa lỗi cho HS.

- GV giải nghĩa từ: đài sen, nhị (nhụy), thanh khiết.

- Luyện đọc câu: H/s tiếp nối nhau đọctrơn từng câu theo cách: Gv gọi 1 H/s đầu bàn theo dãy hàng ngang các em tự đứng lên đọc nối tiếp. GV theo dõi và chỉnh sữa cho HS.

- Luyện đọc đoạn, bài: H/s tiếp nối nhau đọc từng đoạn: Sau đó thi đọc cả bài (cá nhân, bàn). Cả lớp và Gv nhận xét, tính điểm thi đua.

- 1 H/s giỏi đọc toàn bài. Cả lớp đọc đồng thanh.

 

doc 14 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
 Thứ hai, ngày 11 tháng 3 năm 2012
 Tập đọc
 đầm sen
I/ Mục tiêu:
 -Đọc trơn cả bài .Đọc đúng cấc từ ngữ :xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại.Bước đầu biết nghỉ hơi có dấu câu 
-Hiểu ND bài:vẻ đẹp của lá, hoa hương sắc loài sen, trả lời được câu hỏi 1, 2,SGK
II/ Đồ dùng dạy học :
- GV: Tranh minh họa bài đọc SGK. 
- HS: Đọc bài cũ: Q/S tranh SGK, đọc trước bài “Đầm sen”. 
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Bài cũ: - 2 H/s đọc bài Vì bây giờ mẹ mới về và thả lời câu hỏi 1 trong SGK.
	- GV nhận xét và cho điểm.
2/ Bài mới:
 *HĐ1: HD học sinh luyện đọc.
- GV đọc diễn cảm bài văn: giọng chậm rãi, khoan thai.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc tiếng, từ ngữ: xanh mát, xòe ra, thanh khiết....Gọi HS đọc cá nhân cả lớp đọc đồng thanh. GV sữa lỗi cho HS.
- GV giải nghĩa từ: đài sen, nhị (nhụy), thanh khiết...
- Luyện đọc câu: H/s tiếp nối nhau đọctrơn từng câu theo cách: Gv gọi 1 H/s đầu bàn theo dãy hàng ngang các em tự đứng lên đọc nối tiếp. GV theo dõi và chỉnh sữa cho HS.
- Luyện đọc đoạn, bài: H/s tiếp nối nhau đọc từng đoạn: Sau đó thi đọc cả bài (cá nhân, bàn). Cả lớp và Gv nhận xét, tính điểm thi đua.
- 1 H/s giỏi đọc toàn bài. Cả lớp đọc đồng thanh.
*HĐ2: Ôn các vần en, oen.
a. GV đọc y/c 1 trong SGK ( tìm những tiếng trong bài có vần en): GV yêu cầu HS tìm, đọc và phân tích tiếng có vần en. (H/s K, G tìm phân tích. H/s TB nhắc lại: sen, ven, chen).
b.H/s G đọc yêu cầu2 trong SGK.
- GV tổ chức cho cả lớp đồng loạt tìm các tiếng có vần en và vần oen, rồi viết vào bảng con. Gv nhận xét chốt kết quả đúng. (Vần en : xe ben, bén dễ, bẽn lẽn, chen...)
c H/s G đọc y/c 3 trong SGK, đọc cả mẫu. Học sinh thi nói câu có tiếng chứa vần en hoặc oen,: GV chia lớp thành 3 nhóm, từng cá nhân suy nghĩ tìm rồi lần lượt từng H/s trong nhóm nối tiếp nhau nói nhanh câu của mình. Cả lớp và GV nhận xét. (Cái chén này rất to./ Những cây non em trồng đã bén rễ./ Cái hố này đòa nông choèn choẹt...)
Tiết 2
 *HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV đọc mẫu lần 2. Cả lớp theo dõi.
- 1 H/s G đọc lại bài văn. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 1 trong SGK. (H/s: Cánh hoa đỏ nhạt xòe ra, phô đài sen và nhị vàng...).
- 2 H/s đọc bài. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi 2 trong SGK (H/s: Hương sen ngan ngát , thanh khiế. ) . GV nhận xét.
- 2, 3 H/s K, G thi đọc diễn cảm toàn bài văn. GV nhận xét cho điểm .
 *HĐ3: Luyện nói về sen.
- 1 H/s G đọc yêu cầu của bài.
- Từng cặp quan sát tranh trao đổi nhanh và thực hành nói về sen – Thi nhiều H/s luyện nói. Cả lớp và Gv nhận xét.
3/ Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét chung tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn và đọc trước bài “Mời vào”.
.
Đạo đức
 cảm ơn xin lỗi (tiết2)
I/ Mục tiêu: 
- Nêu ý nghĩa của lời chòa hỏi, tạm biệt
 -Biết chào hỏi tạm biệt trong tình huống cụ thể, quen thuộc hằng ngày
 -Có thái đọ tôn trọng lễ phép với người lớn tuổi , thân ái với bạn bè và em nhỏ
II/ Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài:
 - Kĩ năng giao tiếp/ ứng xử với mọi người, biết chào hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay.
III/ Chuẩn bị: 
+ GV : Các nhị và cánh hoa bằng giấy màu để chơi trò chơi “Ghép hoa”.
+ HS: Vở BT đạo đức 1.
IV/ Các hoạt động dạy học.
1.Bài cũ:? Khi nào ta nói lời cảm ơn, xin lỗi. (H/s trả lời).
- GV nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới: 
 *Giới thiệu bài ( trực tiếp)
 *HĐ1: HS thảo luận nhóm bài tập 3.
- GV nêu y/c BT 3. H/s thảo luận nhóm 4, GV quan sát giúp đỡ các nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét bổ xung.
- GV kết luận. – Tình huống 1: Cách ứng xử (c) là phù hợp.
	- Tình huống 2: Cách ứng xử (b) là phù hợp.
*HĐ2: Chơi “Ghép hoa” bài tập 5.
- GV chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm 5h/s. GV phát đồ dùng để chơi và H/d cách chơi.
- H/s thảo luận nhóm. GV quan sát giúp đỡ các nhóm. Các nhóm trình bày sản phẩm.
- Cả lớp trao đổinhận xét. GV nhận xét..
*HĐ3: HS làm “bài tập 6”.
- GV giải thích y/c bài tập. H/s tự làm bài.
- Y/c 1 số H/s đọc các từ đã chọn.
- Cả lớp đọc đồng thanh 2 câu đã đóng khung trong vở BT.
- GV kết luận chung:- Cần nói cảm ơn khi người khác quan tâm, giúp đỡ việc gì, dù nhỏ.
- Cần nói xin lỗi....người khác.
3/Củng cố, dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau: “ chào hỏi và tạm biệt”.
.
Toán
	luyện tập
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số; biết tìm số liền sau của một số có hai chữ số.
- Biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
II/ Chuẩn bị: 
 - GV : Bảng viết bài tập 1,2.
- HS : bộ đồ dùng học toán, bảng con, phấn, vbt. 	
III /Các hoạt động dạy học.
1/ Bài cũ: - 1 H/s K lên bảng chữa BT 2 trong SGK tiết 100.
 - GV nhận xét cho điểm. 	
2/ Bài mới: 
*Giới thiệu bài (trực tiếp)
 HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập trong VBT.
 Bài 1: 1 H/s nêu Y/c ; viết số.
- H/s tự làm bài vòa vở (H/s làm câu a,b còn câu c về nhà hoàn thành)
- GV treo bảng phụ gọi H/s nối tiếp nhau lên bảng viết số. GV nhận xét.
? Trong các số đó số nào là số tòn chục? vì sao em biết. (H/s: số 20, 10 vì số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị).
 Bài 2: 1-2 H/s nêu Y/c và đọc bài mẫu ; Viết theo mẫu.
- GV H/d: ? Muốn tìm số liền sau của 1 số, ta làm ntn.(H/s: ta đếm thêm 1).
- Gọi 2 H/s lên bảng làm , ở dưới làm vào VBT. Cả lớp và GV nhận xét bài .
? Bài tập này giúp ta củng cố về kiến thức gì.(H/s: viết số)
 Bài 3: 2 H/s nêu y/c.
- GV chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm làm một cột . Sau đó gọi đại diện 3 nhón lên bảng thi làm. HS và GV nhận xét , tính điểm cho các nhóm.
? bài này giúp ta củng cố về kiến thức gì. (H/s: so sánh các số có 2 chữ soó)
 Bài 4: H/s G nêu y/c bài.GV h/d H/s làm , 3 H/s lên bảng làm. 
- ở dưới GV giúp đỡ H/s . Cả lớp và GV nhận xét chốt bài giải đúng.
? qua bài tập này giúp ta củng cố về kiến thức gì. (H/s: Phân tích số có 2 chữ số thành tổng của các số chục và số đơn vị).
3/ Củng cố, dặn dò. 
? Qua tiết luyện tập hôm nay giúp ta củng cố về những kiến thức gì.
- Dặn học sinh về nhà . Xem trước 102
Thứ ba ngày 12 tháng 03 năm 2012
Tập viết:
tô chữ hoa: l, m,n
I/ Mục tiêu:	 
 - H/s biết tô chữ hoa: L.M, N
 - Viết đúng các vần en, oen, ong, ông, các từ ngữ:hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoang kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết1, tập 2(mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần) 
II/ Đồ dùng dạy học.
- GV: Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ hoa:L đặt trong khung chữ. Các vần oan, oat; các từ ngữ: ngoan ngoãn, đoạt giải, đặt trong khung chữ. 
- HS: Vở TV, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ:- GV kiểm tra bài viết ở nhà và chấm một số bài, nhận xét.
2/ Bài mới: GTB (bằng câu hỏi).
 *HĐ1:HD tô chữ hoa L,M, N
- HD HS quan sát và nhận xét chữ L hoa trên bảng phụ. Chữ hoa L gồm mấy nét? ( HS: K,G nêu: HS TB,Y nhắc lại).
- GV vừa viết mẫu chữ L lên bảng ,vừa nói lại cách viết.
- HD HS viết trên bảng con, HS tập viết 2,3 lượt (GV giúp đỡ HS Y) chỉnh sữa lỗi cho HS.
*HĐ2:HD viết vần và từ ngữ ứng dụng.
- GT vần và từ ngữ ứng dụng -1 HS G đọc vần và từ ngữ ứng dụng. Cả lớp đọc ĐT.
- H/s nhắc lại cách nối các con chữ.(H/s K,G nêu , TB,Y nhắc lại)
- GVviết mẫu chữ thẳng trên dòng kẻ. 
- HD HS viết vào bảng con-HS cả lớp viết 2 lượt (GV giúp đỡ HS Y). GV nhận xét và 
chỉnh sửa cho H/s. 
 *HĐ3 :HD HS viết vào vở TV.
- GV nêu YC viết đối với các đối tượng HS ( HS diện đại trà,HS K,G).
- GV quan sát giúp đỡ H/s cách ngồi, cách viết cho đúng quy trình. 
- GV chấm,chữa bài và tuyên dương một số bài viết tốt. 
3/ Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét chung tiết học. Gọi H/s tìm thêm những tiếng có vần oan, oat.
- Dặn HS về nhà luyện viết phần B trong VTV. 
 Thủ công
 bài 20: cắt, dán hình vuông (tiết2)
I/ Mục tiêu:
- HS biết cách kẻ, cắt và dán được hình vuông.
- HS cắt, dán được hình vuông ,Có thể kẽ, cắt được hình vuông theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng, hình dán tương đối phẳng 
- HS biết cách kẻ, cắt và dán được hình vuông.
- HS cắt, dán được hình vuông ,Có thể kẽ, cắt được hình vuông theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng, hình dán tương đối phẳng 
II/ Chuẩn bị:	
- GV: hình vuông mẫu , giấy thủ công.
- HS: Bút chì, thước kẻ, , một tờ giấy vở học sinh có kẻ ô. giấy thủ công.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài củ:	
- K/tr đồ dùng học tập của h/s.	
2/ Bài mới:	
* Giới thiệu bài (trực tiếp).
HĐ1: Học sinh thực hành.
- Gọi học sinh nhắ lại cách kẻ hình vuông theo hai cách.
- GV nhắc H/s lật mặt trái tờ giấy màu để thực hành.
- HS thực hành kẻ, cắt, dán hình vuông theo trình tự: Kẻ hình vuông, sau đó cắt rời và dán sản phẩm vào vở thủ công.
- GV nhắc HS phải ướm sản phẩm vào vở thủ công trước, sau đó bôi lớp hồ mỏng, đặt dán cân đối và miết hình phẳng.
- Cả lớp đều làm, GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng.	
*HĐ2: Đánh giá sản phẩm của học sịnh.
- Giáo viên thu bài và đámh giá sản phẩm của từng học sinh sau đó nhận xét, tuyên dương một số bài làm tốt.
3/ Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần học tập, chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị giấy thủ công, bút chì, thước kẻ... để tiết sau học bài “Cắt, dán hình tam giác”.
 .............................................................................................................................
 Thứ 4 ngày 13 tháng 03 năm 2012
Tập đọc
 mời vào
I/ Mục tiêu:
 -Đọc trơn cả bài :Đọc đúng các từ ngữ có tiếng vùng phương ngữ dễ phát âm sai.Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ
-Hiểu ND bài :Chủ nhà hiếu khách , niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi
Trả lời câu hỏi 1, 2sgk
-Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu
II/ Đồ dùng dạy học :
- GV: Tranh minh họa bài đọc SGK. Bộ chữ HVTH
- HS: Đọc bài cũ ;Q/S tranh SGK,đọc trước bài “Mời vào”. Bộ chữ HVTH
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Bài cũ:- Hai h/s K, TB đọc bài Đầm sen và trả lời câu hỏi 1, 2 trong SGK. 
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới: 
 Giới thiệu bài: ( qua tranh ).
*HĐ1: Luyện đọc.
- GV đọc toàn bài: Giọng vui, tinh nghịch, với nhịp thơ ngắn, chậm rãi ở các đoạn đối thoại; trải dài hơn ở 10 dòng thơ cuối .
- GV hướng dẫn HS luyện đọc tiếng, từ ngữ: Chú ý phát âm đúng các từ ngữ; kiểng chân, soạn sửa, buồm thuyền...
- H/s phân tích từ khó vừa nêu trên.(H/s K, G phân tích TB,Y nhắc lại).
- GV kết hợp giải nghĩa từ:kiểng chân, buồm thuyền...
- Luyện đọc câu: H/s nối tiếp nhau đọc trơn từng câu thơ theo hàng ngang. GV q/s giúp đỡ H/s cách đọc.
- Luyện đọc cả bài: H/s nối tiếp  ...  lại y/c.
- GV chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm làm một câu . Sau đó gọi đại diện 2 nhóm lên bảng thi làm. HS và GV nhận xét , tính điểm cho các nhóm.
? bài này giúp ta củng cố về kiến thức gì. (H/s: thứ tự số)
3/ Củng cố, dặn dò. 
? Qua tiết luyện tập hôm nay giúp ta củng cố về những kiến thức gì.
Dặn học sinh về nhà . Xem trước 104
 Tự nhiên xã hội
 bài 27: con mèo
I/ Mục tiêu:
-Nêu một số tác hại của con muỗi
-Chỉ được bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ 
II/ Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài:
kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về muỗi.
Kĩ năng tự bảo vệ; tìm kiếm các lựa chọn và xác định cách phòng tránh muôixthichs hợp.
kĩ năng làm chủ bản thân:đảm nhiệm trách nhiệm bảo vệ bản thânvà tuyên truyền với gia đìnhcách phòng muõi.
Kĩ năng hợp tác: hợp tác với mọi người cùng phòng trừ muỗi.
III/ Chuẩn bị:	
- GV: Các hình ảnh bài 27 trong SGK. 
- HS : đồ dùng học tập.
IV/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài củ: Nêu ích lợi của việc nuôi gà.
2/ Bài mới:	
* Giới thiệu bài. (bằng tranh).
*HĐ1: Quan sát con mèo.
Bước 1: GV h/d H/s quan sát tranh ảnh con mèo trong SGK, đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi trong SGK .
- GV giúp đỡ và kiểm tra HĐ của H/s.
Bước 2: Một số H/s trình bày kết quảlàm việc, các H/s khác bổ sung.
	GV kết luận: Toàn thân con mèo được phủ một lớp lông mềm và mượt. Mèo cs đầu, mình, đuôi và bốn chân. Mắt mèo to tròn và sáng, con ngươi dãn nở to trong bóng tối...Răng mèo sắc để xé thức ăn.
*HĐ 2:Thảo luận cả lớp.
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
? Người ta nuôi mèo để làm gì.
? Nhắc lại một số đặc điểm giúp mèo săn mồi.
? Tại sao em không nên trêu trọc mèo tức giận.
? Em cho mèo ăn gì và chăm sóc nó như thế nào.
 _ HS trả lời : Gv nhận xét và kết luận: Người ta nuôi mèo để bắt chuột và làm cảnh.
- Móng chân mèo có vuốt sắc...Người bị mèo cắn nếu cần phải đi tiêm phòng dại.
 Kết thúc bài Gv cho H/s chơi “ Bắt chước tiếng kêu và một số hoạt động của con mèo.”
- GV chia 3 tổ và gọi các thành viên các tổ chơi . GV nhận xét tổ thắng cuộc.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học . ? hãy nêu ích lợi của việc nuôi mèo.
- Dặn h/s về Xem trước bài 28.
 Thứ 6 ngày 15 tháng 3 năm 2012
 Tập đọc
chú công
I/ Mục tiêu:
H/s đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ; nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh... Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu 
Hiểu ND bài :Đặc điểm của đuôi công lúc bé và vẻ đẹp của bộ lông công khi trưởng thành
Trả lời được câu hỏi 1, 2 SGK
II/ Đồ dùng dạy học :
- GV:Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- HS: Đọc trước bài “Chú công”.
 III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Bài cũ: Hai h/s lên đọc thuộc lòng bài “Mời vào” và trả lời câu hỏi 1, 2 trong SGK. 
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới: 
 Giới thiệu bài: (bằng tranh).
*HĐ1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- GV đọc mẫu bài: Giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ tả vẽ đẹp độc đáo của đuôi công.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc tiếng, từ ngữ khó đọc: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh...
 - H/s phân tích từ khó: rẻ uạt, rực rỡ lóng lánh...(H/s K, G phân tích TB,Y nhắc lại).
- GV kết hợp giải nghĩa từ: rẻ quạt, rực rỡ...
- Luyện đọc câu: H/s nối tiếp nhau đọc trơn từng câu. GV theo dõi chỉnh sữa những học sinh đọc sai.
- Luyện đọc đoạn, bài: 
Bài gồm 2 đoạn: Đoạn 1; từ đầu đến rẻ quạt.
Đoạn 2: còn lại.
- H/s đọc từng đoạn sau đó thi đọc cả bài- đọc cá nhân. Cả lớp và Gv nhận xét.
 *HĐ2: Ôn các vần oc, ooc.
- Tìm tiếng trong bài có vần oc (H/s: K, G đọc yêu cầu trong SGK. H/s: ngọc).
- Gọi H/s đọc và phân tích tiếng vừa tìm được (H/s TB, K phân tích).
- H/s G đọc y/c 2 trong SGK , H/s thi tìm tiếng ngoài bài có vần oc và ooc. (H/s :bóc, bọc, cóc; rơ moóc, quần soóc...) . 
- GV nêu yêu cầu 3 trong SGK. H/s quan sát tranh, 1 H/s G đọc câu mẫu trong SGK.
- HS thảo luận theo cặp để đặt câu, sau đó lần lượt các cặp nói nhanh câu của mình. Cả lớp và GV nhận xét.
- GV cho học sinh đọc lại các câu vừa tìm được. ( Hạt sương long lanh như viên ngọc./ Chiếc xe ben kéo theo một rơ- moóc...).
Tiết 2
 *HĐ1: Tìm hiểu bài đọc và luyện nói.
- 1- 2 H/s K, G đọc đoạn 1của bài văn, cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi 1trong SGK (H/s: lúc mới chòa đời, chú công có bộ lônh tơ màu nâu gạch) .
- 2 H/s đọc đoạn 2 của bài, cả lớp đọc thầm đoạn2 để trả lời câu hỏi 2 trong trong SGK. (H/s: Duôi lớn thành một thứ xiêm ....). Gv nhận xét. 
- GV đọc diễn cảm bài văn. 2- 3 HS đọc lại cả bài.
 *HĐ 2: Luyện nói: 
- 1 H/s G đọc y/c của bài, ( Hát bài hát về con công) 
- Gv cho cả lớp tìm những bài hát về con công. Sau đó cho cả lớp cùng hát.
 3/ Củng cố dặn dò :
- GV hỏi: Hãy nêu đặc điểm của đuôi công lúc bé và khi đã lớn lên.GV nhận xét tiết học. Biểu dương những H/s học tốt.
-Yêu cầu HS về nhà đọc bài đọc trước bài “Chuyện ở lớp”.
.
 Chính tả - tập chép
 mời vào 
I/ Mục tiêu:
-. H/s chép lại chính xác, trình bày đúng các khổ thơ 1,2 của bài Mời vào. 
- Làm đúng các bài tập chính tả:, điền vần ong, hay oong. điền chữ ng hay ngh.
 -Bài tập 2, 3 SGK
II/ Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bảng phụ chép bài Mời vào và ND bài tập 2,3.
- HS: Đồ dùng HT,vở viết,VBT, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy 
1/Bài cũ: + Gọi hai H/s lên bảng làm bài tập 2a, 2b của tiết trước.
 + GV nhận xét cho điểm.
2/Bài mới: 
 *GTB:(qua câu hỏi)
 *HĐ 1: Hướng dẫn HS tập chép.
- GV đọc bài chính tả chép trên bảng phụ (1lần). 2-3 HS K,G đọc lại.
b/Hướng dẫn viết từ khó dễ viết sai. 
-Cả lớp đọc thầm lại 2 khổ thơ, tìm những tiếng, từ trong dễ viết sai: : (H/s: nếu, sai, xem, gạc...).
-Yêu cầu HS đọc và phân tích các từ vừa tìm ở trên,GV hướng dẫn- HS viết các từ dễ viết sai vào bảng con.GV nhận xét.
 c/ HS chép 2 khổ thơ vào vở. GV giúp đỡ H/s cách ngồi ,cách cầm bút, những tiếng đầu dòng phải viết hoa. HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
 d/ Chấm, chữa bài.- GV chấm 10- 12 bài , nhận xét. còn lại đem về nhà chấm.
 *HĐ2: HD làm bài tập chính tả (lựa chọn).
+Bài tập 2a:-1HS K nêu yêu cầu,cả lớp theo dõi, GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài. 
- HS làm cá nhân VBT, 2 HS K lên bảng làm (GV quan tâm , giúp đỡ HS TB,Y)
- Cả lớp và GVnhận xét,chốt đáp án đúng.( HS: boong, mong,).
+ Bài 2b: Cả lớp đọc thầm y/c trong SGK. GV chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm 4 em, (nhìn bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài) chơi trò chơi tiếp sức. ở dưới lớp làm vào VBT. Cả lớp và Gv nhận xét tìm nhóm thắng cuộc.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS luyện viết thêm vào vở ô li nếu bài viết ở lớp viết chưa đẹp.
Toán
luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
 - Biết đọc, viết, so sánh các số có 2 chữ số.
- Biết giải toán có một phép cộng
II/ Chuẩn bị: 
 - GV : Bảng phụ viết bài tập 2.
- HS : bộ đồ dùng học toán, bảng con, phấn.	 	
III /Các hoạt động dạy học.
1/ Bài cũ: - 2 H/s K lên bảng chữa BT 3 trong SGK tiết 104.
 - GV nhận xét cho điểm. 	
2/ Bài mới: 
*Giới thiệu bài (câu hỏi)
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập trong VBT.
 Bài 1: 1 H/s G nêu Y/c ; viết các số.
- H/s tự làm bài vòa vở (H/s làm 2câu a,b còn câu c về nhà hoàn thành)
- GV gọi 3 H/s lên bảng viết các số mỗi bạn làm mỗi câu. GV nhận xét.
- GV gọi H/s đọc lần lượt các số vừa làm ở bài tập 1.
? Bài này giúp em củng cố về kiến thức gì. (H/s: đọc, viết các số có 2 chữ số)
 Bài 2: 1-2 H/s nêu Y/c bài tập và bài mẫu ; Viết (theo mẫu); 35: ba mươi lăm.
- GV H/d H/s làm bài. 
- Gọi H/s nối tiếp nhau lên bảng làm , ở dưới làm vào VBT. Cả lớp và GV nhận xét bài trên bảng.
? Bài tập này giúp ta củng cố về kiến thức gì.(H/s: đọc, viết các số có 2 chữ số) 
 Bài 3: H/s G nêu y/c bài.GV h/d H/s làm , 3 H/s lên bảng làm. 
- ở dưới GV giúp đỡ H/s . Cả lớp và GV nhận xét chốt bài giải đúng.
? qua bài tập này giúp ta củng cố về kiến thức gì. (H/s: so sánh các số có 2 chữ số)
 Bài 5: Gọi H/s đọc Y/c bài tập
? Bài toán cho ta biết gì. (H/s: ...có 1 chục cái bát và 5 cái bát)
? Muốn biết có tất cả bao nhiêu cái bát ta làm ntn (H/s: Ta làm phép tính cộng).
- GV y/c H/s làm bài vào VBT. GV thu bài chấm và nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò. 
? Qua tiết luyện tập chung hôm nay giúp ta củng cố về những kiến thức gì.
Dặn học sinh về nhà làm BT 1,2,3 trong VBT. Xem trước 104 
Sinh hoạt:
Nhận xét tuần
- Gọi lần lượt các tổ trưởng nhận xét về nề nếp học tập trong tuần qua của tổ.
- GV đánh giá,nhận xét về nề nếp học tập,
 +VS trường lớp, VS cá nhân.
- Bình xét,xếp loại các tổ trong tuần.
- Tổ chức cho H/s hát các bài chủ điểm nàh trường.
- Phổ biến nội dung tuần tới.
 + Học tập tốt để cuói năm đạt kết quả.
 + đI học đều, đúng giờ + Vệ sinh cá nhân sạch sẽ khi đI học
Mĩ thuật
Vẽ hoặc nặn cái ô tô
I.Mục tiêu:
-Buớc đầu làm quen với nặn tạo dáng đồ vật
-Biết cách vẽ hoặc nặn tạo dáng chiếc ô tô
-Nặn tạo dáng , hoặc vẽ được cái ô tô theo ý thích 
-HS khá nặn được hình cái ô tô cân đối 
II.Đồ dùng dạy học:
GV sưu tầm tranh ảnh, bài vẽ ô tô của HS năm trước 
HS vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu hoặc đất nặn 
III.Các hoạt động dạy học:
HĐ1:GV giới thiệu một số h/a về các loại ô tô: buồng lái, thùng xe, bánh xe, màu HĐ2:HD hs các vẽ, cahs nặn
a cách vẽ ô tô: vẽ thùng xe, vẽ buồng lái, bánh xe, cửa lên xuống, cửa kính, vẽ màu theo ý thích
b,cách nặn ô tô: Nặn thùng xe, buồng lái,bánh xe, gắn cá bộ phận thành ô tô
HĐ3 :Thực hành:Vẽ ô tô vào vở tập vẽ
-Vẽ hình: thùng xe, buồng lái,bánh xe vừa với phần giấy trong vở tập vẽ
-Vẽ màu: vẽ màu tùng xe , buồng lái, bánh xe theo ý thích , có trang trí để ô tô đẹp hơn
HĐ4:Nhận xét đánh giá:
GV cùng HS nhận xét một số kiểu ô tô: hình dáng, trang trí
Y/C HS tìm những ô tô mà mình thích 
HĐ5:Dặn dò
 quan sát ô tô về hình dáng, màu sắc 
****************************************** Âm nhạc
 hát bài:Hoà bình cho bé
I.Mục tiêu:
Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca
-Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản
-Biết hát đúng giai điệu
II.Đồ dùng dạy học:
Nhạc cụ và đồ dùng dạy học, đàn và tập đệm, nhạc cụ gõ
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:Ôn tập bài hát
Cả lớp cùng hát 2, 3 lượt
Các nhóm luân phiên hát 2, 3 lượt
Các nhóm hát nối tiếp từng câu hát
Phối hợp hát với gõ đệm
Hoạt động 2:Tập vận động phụ hoạ
GV htuwcj hiện như ND đã chuẩn bị
Hoạt động 3:
 Tổ chức cho HS biểu diển có vận động phụ hoạ, có đệm theo bằng nhạc cụ gõ 
Hoạt động 4:Giới thiệu cách đánh nhịp
GV giới thiệu với HS, gv làm mẫu đánh nhịp 2/4, HS làm theo
Cả lớp hát, nửa lớp vỗ tay theo phách, nữa lớp đánh nhịp bằng tayphair rồi đổi phiên

Tài liệu đính kèm:

  • docGA CHAT T 27.doc