Giáo án các môn lớp 1 - Tuần dạy 26

Giáo án các môn lớp 1 - Tuần dạy 26

Lớp 1

BÀI : VẼ CHIM VÀ HOA

I . Mục tiêu:

- HS hiểu nội dung đề ti chim v hoa

- +HS biết cách vẽ tranh đề ti hoa và chim.

 + Vẽ được tranh cĩ chim v hoa

- Giáo dục HS yêu thiên nhiên

II . Chuẩn bị :

1/ GV: Tranh mẫu vẽ chim và hoa

2/ HS : vở vẽ , bút chì , bút màu

 

doc 14 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 1 - Tuần dạy 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Lớp 1
BÀI : VẼ CHIM VÀ HOA
I . Mục tiêu:
- HS hiểu nội dung đề tài chim và hoa
- +HS biết cách vẽ tranh đề tài hoa và chim.
 + Vẽ được tranh cĩ chim và hoa
- Giáo dục HS yêu thiên nhiên
II . Chuẩn bị :
1/ GV: Tranh mẫu vẽ chim và hoa 
2/ HS : vở vẽ , bút chì , bút màu 
III . Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-GV Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
- Bài mới:
- giới thiệu bài: GV giới thiệu bằng cách cho cả lớp hát bài hát có liên quan đến chim và hoa.Từ nội dung bài hát GV dẫn vào bài mới. 
- Ghi tên bài
 Hoạt động 1 : Giới thiệu tranh , ảnh về chim và hoa
- GV treo tranh 
- Nêu tên của hoa và màu sắc?
- Nêu các bộ phận của hoa?
- Nêu tên của các loài chim em biết?
- Nêu màu sắc của chim
- GV nhận xét – chốt : Mỗi loài chim, mỗi loài hoa mang một màu sắc, hình dáng khác nhau. Có rất nhiều loại chim, loại hoa khác nhau , muốn vẽ được một loại chúng ta yêu thích, chúng ta cần nắm được hình dáng, màu sắc của loại đó.
*THMT: Thiên nhiên mang lại cho chúng ta cuộc sống tươi đẹp vì vậy các em hãy cung nhau bảo vệ cây xanh và các loài động vật. 
b/ Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs vẽ 
- GV treo quy trình vẽ – và hướng dẫn HS vẽ : 
- GV cho hs quan sát tranh sáng tạo 
- Có thể vẽ chim và hoa là chi tiết chính hoặc có thể là chi tiết phụ
Hoạt động 3 : Thực hành 
- GV hướng dẫn hs vẽ cân đối với khung hình .
- Có thể vẽ nhiều kiểu khác nhau, tô màu tuỳ thích.
- Quan tâm giúp đỡ HS không có năng khiếu còn lúng túng, đặc biệt là HS khuyết tật.
>ĐVHSKG: GV yêu cầu các em vẽ được tranh chim và hoa cân đối, màu sắc phù hợp.
 Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
-GV cùng HS chọn bài vẽ để nhận xét.
-GV cho HS tự nhận xét bài và chọn bài mình thích.
-GV nhận xét,khen ngơi. HS có bài vẽ đẹp.
Dặn dò
-Em nào chưa làm bài song về nhà tiếp tục hoàn thành
-Về nhà chuẩn bị bài mới 
- Chuẩn bị cho sự kiểm tra của GV 
 - Lớp phó bắt nhịp cho cá lớp hát
- HS đọc tựa bài theo tuần tự đến khi GV ghi tựa bài song
- HS nêu
- Chú ý lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện
-Quan sát
- HS thực hành
-HSKGTH
-HS cùng GV chọn bài 
-HS nhận xét
- Chú ý lắng nghe 
-HS về nhà vẽ
-HS về nhà chuẩn bị 
Lớp 2
Bài 26: vẽ tranh
ĐỀ TÀI CON VẬT (VẬT NUÔI)
I.MỤC TIÊU
 - Học sinh hiểu đặc điểm và hình dáng các con vật nuôi quen thuộc.
 - +Học sinh biết cách vẽ con vật .
	 + Vẽ được con vật đơn giãn theo ý thích
 - Biết chăm sóc vật nuôi trong nhà
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Chuẩn bị tranh, ảnh các con vật khác nhau.
- Hình minh hoạ cách vẽ con vật. .
- Bài vẽ của học sinh lớp trước.
2. Học sinh:
 - Vở tập vẽ.
 - Tranh ảnh một số con vật.
 - Bút chì, sáp màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-GV Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
- Bài mới:
- giới thiệu bài: GV giới thiệu bằng cách cho cả lớp hát bài hát có liên quan đến các con vật.Từ nội dung bài hát GV dẫn vào bài mới. 
- Ghi tên bài
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh con vật quen thuộ và gợi ý cho học sinh nhận thấy.
H. Con vật này là con vật gì?
- Giáo viên cho học sinh xem các hình con vật khác nhau cho học sinh nhận thấy.
H. Con vật này có hình dáng như thế nào?
H. Con vật thường có các bộ phận cơ bản nào?
H. Con vật lông của nó thường có màu gì?
H. Hình dáng các con vật có giống nhau không?
H. Em hãy miêu tả một con vật mà mình thích nhất?
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số con vật được quen thuộc chúng có hình dáng và màu sắc đẹp.
- Giáo viên nêu tóm tắt: Con vật nuôi trong nhà rất phong phú về hình dáng và màu sắc.
- Mỗi hình dáng của con vật đều có một đặc điểm riêng nhưng nó có phần giống nhau là đều có thân, đầu, chân, đuôi,...
Hoạt động 2: Cách vẽ con vật.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số con vật khác nhau để học sinh chọn vẽ, hướng dẫn cách vẽ con vật lên bảng.
- Tìm hình dáng chung của con vật, hình không to quá hay nhỏ quá so với phần giấy, tìm phần thân, đầu.
- Vẽ hình lớn, các bộ phận chính của con vật.
- Tìm phần tai, đuôi, chân sau.
- Chú ý đến các hoạt động, tư thế chạy nhảy đi, đứng khác nhau của các con vật.
- Chú ý tìm đúng đặc đểm chung của con vật.
 - Tìm màu sắc thích hợp, có thể dùng màu sắc theo ý thích.
- Tìm thêm các hình ảnh bên ngoài để tạo thành tranh hoàn chỉnh.
- Giáo viên cho học sinh tham khảo một số bài vẽ khác nhau để học sinh quan sát, tham khảo thêm.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Giáo viên gợi ý học sinh cách làm bài tập.
- Vẽ một hoặc hai con vật theo ý thích của mình.
- Chọn con vật định vẽ.
- Tìm hình dáng chung cân đối với tờ giấy.
- Tìm đặc điểm của từng con vật khác nhau.
- Vẽ hình rõ đặc điểm.
- Chú ý đến hình dáng chung của từng con vật.
- Có thể vẽ thêm các hình ảnh phụ xung quanh để tạo thành một bức tranh. 
- Giáo viên theo dõi hướng học sinh làm bài đúng nội dung, khuyến khích học sinh làm bài.
- Quan tâm giúp đỡ HS không có năng khiếu còn lúng túng, đặc biệt là HS khuyết tật.
 >ĐVHSKG: GV yêu cầu các em sắp sếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung, màu sắc phù hợp. 
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên chọn một số bài gợi ý cho học sinh nhận xét.
H. Em có nhận xét gì về hình vẽ của bạn?
H. Bạn vẽ rõ đặc điểm con vật chưa, màu sắc như thế nào?
H. Trong các bài này em thích bài nào nhất?
- Dựa trên bài của học sinh giáo viên gợi ý thêm và xếp loại bài cho học sinh.
- Khen ngợi những bài vẽ sinh động và đẹp.
*THMT: Giáo viên dựa vào các bài vẽ đẹp của HS để nói lên sự thân thiện của con vật đối với con người và lợi ích của nóKhuyên các em phải biết bảo vệ chăm sóc các loài vật.
* Dặn dò: 
- Quan sát và sưu tầm tranh các con vật.
- Quan sát cặp sách học sinh, chuẩn bị bài học sau.
- Chuẩn bị cho sự kiểm tra của GV 
 - Lớp phó bắt nhịp cho cá lớp hát
- HS đọc tựa bài theo tuần tự đến khi GV ghi tựa bài song
- Học sinh quan sát tìm hiểu nội dung.
- Con chó, con mèo, con gà, con trâu, con bò,...
- Học sinh quan sát.
- Có đầu tròn, thân hình bầu dục, đuôi dài,...
- Đầu, mình, chân, đuôi,...
- Màu vàng, màu trắng, màu xám,...
- Thường không giống nhau về màu sắc và hình dáng,...
- Học sinh nêu con vật mình thích.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nghe, ghi nhớ
- Học sinh quan sát tìm hiểu cách vẽ.
-Học sinh tìm hình.
- Tìm hình nhỏ hơn.
d9- Lược bớt những chi tiết nhỏ.
- Học sinh tìm màu.
- Học sinh quan sát. 
- Học sinh quan sát tranh, ảnh mình chuẩn bị và vẽ vào vở.
- Hình dáng chung.
- Tìm hình.
- Học sinh nhận xét bài trên bảng.
- Hình vẽ rõ nội dung và cân xứng.
- Hình vẽ sinh động nổi rõ đặc điểm, màu sắc phù hợp.
- Học sinh chọn bài vẽ đẹp.
- Học sinh quan sát giáo viên đánh giá bài.
- Lắng nghe để thực hiện
- Sưu tầm
- Về quan sát.
Lớp 3
Bài 26: Tập nặn tạo dáng
NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CON VẬT
(Ở bài này do điều kiện thực tế của HS nên chỉ dạy vẽ)
I.Mục tiêu:
HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của các con vật
+Biết cách vẽ hình con vật.
+Vẽ được con vật
Biết chăm sóc và yêu mến các con vật
II.Chuẩn bị:
 - Tranh ảnh một số con vật, VTV, bút
 III.Hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-GV Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
- Bài mới:
- giới thiệu bài: GV giới thiệu bằng cách cho cả lớp hát bài hát có liên quan đến các con vật.Từ nội dung bài hát GV dẫn vào bài mới. 
- Ghi tên bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. 
 HS tiếp tục quan sát + Gv gợi ýcho HS nhận xét:
 -Tên con vật
 -Hình dáng, màu sắc của chúng 
 -Các bộ phận chính: đầu, mình, ...
 Đặt câu hỏi để HS quan sát và tìm ra sự khác nhau ở các bộ phận chính của 1 vài con vật :
 -Đầu, mình, chân, các chi tiết
 -Màu sắc
 à Nhận xét + tuyên dương 
 Hoạt động 2: Cách vẽ 
 - Gv vẽ phác họa lên bảng để minh họa cách vẽ con vật + hướng dẫn:
 -Vẽ hình chính trước (đầu, mình) phù hợp
 hoạt động của con vật (đứng, nằm, chạy, )
 -Vẽ các bộ phận sau ( tay, chân )
 -Vẽ thêm chi tiết phụ cho bài vẽ thêm sinh động (cỏ, hoa, )
 -Vẽ màu theo ý thích
Hoạt động 3: Thực hành.
 Cho HS xem bài của HS lớp trước
- GV hướng dẫn HS thực hành theo các bước đã hướng dẫn.
- Nhắc HS vẽ cân đối với khung hình
- Quan tâm giúp đỡ HS không có năng khiếu.
>ĐVHSKG: GV yêu cầu các em vẽ cân đối, hình vẽ gần với con vật.
 Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
-GV cùng HS chọn bài vẽ để nhận xét.
-GV cho HS tự nhận xét bài và chọn bài mình thích.
-GV nhận xét,khen ngơi. HS có bài vẽ đẹp.
*THMT: Giáo viên dựa vào các bài vẽ đẹp của HS để nói lên sự thân thiện của con vật đối với con người và lợi ích của nóKhuyên các em phải biết bảo vệ chăm sóc các loài vật.
*Dặn dò :Chuẩn bị vẽ theo mẫu “ Lọ hoa và quả “
 -Về quan sát tranh ảnh, vật thật 1 số lọ hoa có trang trí.
 - Chuẩn bị cho sự kiểm tra của GV 
 - Chú ý lắng nghe 
- HS đọc tựa bài theo tuần tự đến khi GV ghi tựa bài song
 -Quan sát
-HS kể tên 1 vài con vật quen thuộc và tả lại hình dáng của chúng
- Chú ý lắng nghe 
-Quan sát
- HS thực hành
- HSKGTH
-HS cùng GV chọn bài 
-HS nhận xét
- Chú ý lắng nghe, thực hiện
 -HS về nhà chuẩn bị 
 -Quan sát
Lớp 4
BÀI: thường thức mĩ thuật 
XEM TRANH CỦA THIẾU NHI
I-MỤC TIÊU :
- HS hiểu về nội dung của tranh qua bố cục, hình ảnh và màu sắc . 
- HS biết cách khai thác nội dung khi xem tranh về các đề tài . - HS cảm nhận được và yêu thích vẻ đẹp của tranh thiếu nhi .
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1/Giáo viên :
- SGK, SGV; tranh về các đề tài của HS lớp trước 
- Tranh phiên bản khổ lớn của thiếu nhi để quan sát, nhận xét .
2/Học sinh : 
-SGK; Tranh của thiếu nhi trên sách báo, tạp chí 
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
GV Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
- Bài mới:
- giới thiệu bài: GV giới thiệu bằng cách dùng các câu hỏi gợi mở có liên quan đến nội dung bài,từ câu trả lời của HS,GV dẫn vào bài mới. 
- Ghi tên bài
 Hoạt động 1:Xem tranh.
>ĐVHSKG: GV yêu cầu các em chỉ ra hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích.(áp dung cho cả 3 tranh)
Tranh 1. Thăm ông bà. Tranh sáp màu của Thu Vân.
-Hs xem tranh và tìm hiểu nội dung qua các câu hỏi gợi ý:
- Cảnh thăm ông bà ở đâu? 
- Trong tranh có những hình ảnh nào? --- Hãy miêu tả hình dáng của mỗi người trong từng công việc? 
- Màu sắc của bức tranh như thế nào?
-Yêu cầu hs nói lên cảm nhận riêng về bức tranh.
-Gv tóm tắt :bức tranh Thăm ông bà thể hiện tình cảm của các cháu với ông bà. 
Tranh 2. Chúng em vui chơi. Tranh sáp màu của Thu Hà.
-Gv gợi ý hs tìm hiểu tranh :
bức tranh vẽ đề tài gì? 
- Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong tranh? 
- Hình ảnh nào là phụ? 
Các dáng hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh có sinh động không? 
- Màu sắc trong tranh như thế nào?
-Gv nêu câu hỏi để hs nêu cảm nhận riêng về bức tranh.
-Gv tóm tắt: Chúng em vui chơi là bức tranh đẹp thể hiện cảnh vui chơi của thiếu nhi với những hình ảnh sinh động .
Tranh 3. Vệ sinh môi trường chào đón SeaGame 22. 
- tranh sáp màu của Phương Thảo.
-Yêu cầu hs xem tranh và tìm hiểu nội dung :
- Tên của bức tranh là gì? 
- Những hình ảnh nào là chính, là phụ? - - Bạn Thảo vẽ tranh về đề tài nào? 
- Các hoạt động trong tranh đang diễn ra ở đâu? vì sao em biết?
- Màu sắc của tranh như thế nào? 
- Em có nhận xét gì về bức tranh? 
-Hs quan sát và trả lời các câu hỏi theo cảm nhận và cách diễn đạt riêng.
-Gv tóm tắt: bức tranh của bạn Thảo vẽ về đề tài sinh hoạt của thiếu nhi : làm vệ sinh môi trường để chào đón ngày Hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 được tổ chức ở nước ta vào năm 2003 tại Hà Nội . 
Hoạt động 2:Nhận xét đánh giá .
Gv khen ngợi những hs tích cực phát biểu xây dụng bài 
Dặn dò:
Quan sát chuẩn bị cho bài sau.
- Chuẩn bị cho sự kiểm tra của GV 
 - Chú ý lắng nghe 
- HS đọc tựa bài theo tuần tự đến khi GV ghi tựa bài song
- HSKGTL
 -Hs xem tranh và trả lời câu hỏi .
-Hs phát biểu, trả lời theo nhóm
- Chú ý lắng nghe 
-Hs phát biểu.
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- Trả lời câu hỏi của GV
- HS nêu cảm nhận
- Chú ý lắng nghe 
- Chú ý lắng nghe 
- Về nhà chuẩn bị
Lớp 5
Bài 26: vẽ trang trí
	 TẬP KẺ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh.
	- HS nắm được cách sắp xếp dòng chữ cân đối.
	- HS biết cách kẻ và kẻ được dòng chữ đúng kiểu.
	- HS cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và quan 	 tâm đến nội dung các khẩu hiệu trong nhà trường, trong cuộc sống.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm có chữ đều và chưa đều.
- Các kiểu chữ khác nhau được sưu tầm trên sách báo.
- Bài vẽ của học sinh năm trước.
2.Học sinh:
- Sách giáo khoa.Vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GV Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
- Bài mới:
- giới thiệu bài: GV giới thiệu bằng cách dùng các câu hỏi gợi mở có liên quan đến nội dung bài,từ câu trả lời của HS,GV dẫn vào bài mới. 
- Ghi tên bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
 - Giáo viên giới thiệu một số kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm kẻ đúng và chưa đúng và gợi ý cho học sinh thấy chúng có sự giống và khác nhau của các kiểu chữùù.
H. Kiểu chữ này kẻ đúng hay sai?
H. Chiều rộng và chiều dòng chữ so với khổ giấy như thế nào?
H. Khoảng cách giữa các chữ và các tiếng đã hợp lý chưa?
H. Em có nhận xét gì về các màu chữ và màu nền trong dòng chữ này?
H. Em có nhận xét gì về các kiểu chữ này?
- Dựa trên cơ sở học sinh trả lời giáo viên uốn nắn thêm.
- Kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm là kiểu chữ trong một con chữ có nét thanh và nét đậm (nét to, nét nhỏ) khác nhau, ... Nét thanh nét đậm tạo hình dáng chữ có vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng.
- Nét thanh nét đậm giữa các dòng chữ đều nhau ở câu đầu còn hai câu cuối thì dòng chữ chưa đều về khoảng cách và các nét thanh nét đậm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách kẻ chữ.
- Giáo viên giới thiệu các kiểu chữ và gợi ý cho học sinh nhận thấy tìm ra cách kẻ.
- Dựa vào khuôn khổ giấy xác định chiều dài và chiều cao của dòng chữ.
- Phác nhẹ tay toàn bộ các dòng chữ để dữ khoảng cách giữa các chữ và các tiếng.
- Xác định nét thanh và nét đậm để cho các dòng chữ đó đều nhau phù hợp với chiều cao.
- Dùng thước kẻ để kẻ các nét thẳng.
- Dùng com pa hoặc kẻ bằng tay các nét cong.
- Giáo viên minh hoạ cách kẻ trên bảng cho học sinh nhận thấy, giáo viên vừa kẻ, vừa phân tích cho học sinh quan sát.
- Cho học sinh quan sát các kiểu chữ khác nhau cho học sinh nhận thấy.
* Tìm khuôn khổ chữ: Tìm và xác định chiều rộng của nét đậm và chiều rộng của nét thanh, kẻ nét thẳng, nét cong,...
- Trong một dòng chư độ dày của các nét thanh nét đậm phải đều nhau.
- Muốn kẻ được chữ trước hết phải đo phần khổ giấy mình định kẻ, to hay nhỏ, dày hay mỏng của các con chữ phụ thuộc vào nội dung mình định trình bày
- Chọn màu phù hợp rõ nội dung, hài hoà. Cân đối và đúng ý nghĩa. Tìm màu theo ý thích.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Giáo viên yêu cầu học sinh kẻ các chữ vào vở bài tập, 
- Phác các con chữ nhẹ tay vừa vời khổ giấy.
- Tìm khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng.
- Tìm vị trí các nét thanh nét đậm. Trong dòng chữ nét thanh và nét đậm phải đều nhau.
- Vẽ màu các con chữ cho đều và tìm màu nền phù hợp làm nổi bật hình chữ. Giáo viên theo dõi khuyến khích học sinh làm bài.
- Định hướng cho học sinh tìm kiểu chữ. Hướng cho học sinh yếu tìm được hình chữ cân đối, đơn giản phù hợp với khả năng của học sinh, học sinh khá tìm hình và tìm màu cân đối, sắc nét hoàn chỉnh hình vẽ.
- Quan tâm giúp đỡ HS không có năng khiếu còn lúng túng, đặc biệt là HS khuyết tật.
>ĐVHSKG: GV yêu cầu các em kẻ được dòng chữ HỌC TẬP theo đúng mẫu chữ in hoa nét thanh nét đậm. Tô màu đều, có nền, rõ chữ. 
Hoạt động 4: nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên chọn một số bài vẽ nhanh cho học sinh nhận xét.
H. Bạn kẻ hình dáng chữ cân đối và đúng vị trí chưa?
H. Em có nhận xét gì về cách vẽ trong bài của bạn?
H. Trong các bài này em thích bài nào nhất?
- Sau mỗi câu trả lời GV cho HS khác nhận xét câu trả lời của các ban.
- Giáo viên dựa trên bài của học sinh, giáo viên nhận xét thêm để củng cố bài và cho điểm.
- Nhận xét chung tiết học.
- Khen ngợi động viên một số học sinh cố gắng và có bài vẽ đẹp.
* Dặn dò: 
- Quan sát các đồ vật có trang trí chữ nét thanhnét đậm.
- Sưu tầm tranh ảnh về môi trường, chuẩn bị bài học sau.
Chuẩn bị cho sự kiểm tra của GV 
 - Chú ý lắng nghe 
- HS đọc tựa bài theo tuần tự đến khi GV ghi tựa bài song
- Học sinh quan sát và nghe giảng.
.
- Kiểu chữ này chưa đúng vì chưa có nét thanh nét đâm.
- Đã hợp lý.
- Tương đối cân.
- Màu sắc chưa làm nổ dòng chữ.
- Các chư có nét thanh nét đậm đều và đẹp.
- Học sinh nghe giảng.
- Tìm hiểu cách kẻ chữ.
- Học sinh quan sát.
VĂN HỌC 
NHI ĐỒNG
- Học sinh quan sát.
- Học sinh vẽ bài vào vở vẽ.
- Tìm hình.
HOC TẬP
- HSKGTH
-Học sinh nhận xét bài vẽ.
- Trả lời
- Học sinh nghe, rút kinh nghiệm
- Về nhà QS
- Học sinh về chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26.doc