Giáo án các môn lớp 2 - Tuần học 15

Giáo án các môn lớp 2 - Tuần học 15

TẬP ĐỌC

HAI ANH EM

I. MỤC TIÊU:

+ Đọc trôi chảy toàn bài, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, Biết phân biệt lời kể chuyện.

+ Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.

+ Giáo dục HS biết tình anh em luôn yêu thương, lo lắng, nhường nhịn nhau.

+ GDKNS: Xác định giá trị. Tự nhận thức về bản thân. Thể hiện sự cảm thông.

+ GDMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

+ Giáo viên : Tranh : Hai anh em.

- Học sinh : Sách Tiếng việt.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Khởi động (1’): Hát vui.

2. Bài kiểm (3’): gọi hs lên đọc bài và TLCH. Nhận xét ghi điểm.

3. Bài mới (1’): Hai anh em.

a. Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học, ghi tựa bài.

b. Các hoạt động:

 

doc 16 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Tuần học 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 	Thứ hai, ngày 03 tháng 12 năm 2012 
TẬP ĐỌC
HAI ANH EM
I. MỤC TIÊU:
+ Đọc trôi chảy toàn bài, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, Biết phân biệt lời kể chuyện.
+ Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
+ Giáo dục HS biết tình anh em luôn yêu thương, lo lắng, nhường nhịn nhau. 
+ GDKNS: Xác định giá trị. Tự nhận thức về bản thân. Thể hiện sự cảm thông. 
+ GDMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ Giáo viên : Tranh : Hai anh em.
- Học sinh : Sách Tiếng việt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Khởi động (1’): Hát vui.
Bài kiểm (3’): gọi hs lên đọc bài và TLCH. Nhận xét ghi điểm.
Bài mới (1’): Hai anh em.
Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học, ghi tựa bài. 
Các hoạt động: 
TL 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
30’ 
* HĐ 1: Luyện đọc trơn cả bài.
+ MT: Đọc trơn, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu. Biết phân biệt giọng kể và giọng nhân vật.
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
+ Đọc mẫu toàn bài, giọng chậm rãi, ôn tồn.
- Đọc từng câu. Kết hợp luyện phát âm từ khó.
- Chú ý luyện phát âm cho hs. 
- Đọc từng đoạn trước lớp, đọc chú giải. 
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm. Nhận xét giọng đọc hs. 
+ Chuyển ý: Người anh vất vả hơn em như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết 2.
- Theo dõi đọc thầm. 1 em giỏi đọc . 
- Nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết, luyện đọc các từ:lấy lúa, để cả, nghĩ
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, đọc chú giải ở cuối bài. 
- Nhóm thi đọc từng đoạn, cả bài.
- Cá nhân, đồng thanh cả bài.
* HĐ 2: Tìm hiểu bài.
+ MT: Hiểu câu chuyện ca ngợi tình anh em luôn yêu thương, lo lắng, nhường nhịn nhau .
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
+ Cho hs đọc thầm từng đoạn và TLCH tương ứng mỗi đoạn. Nhận xét câu trả lời đúng
- Đọc thầm và TLCH tươn gứng mỗi đoạn, lớp nhận xét bổ sung.
Củng cố: Câu chuyện khuyên em điều gì?
Giáo dục tư tưởng: Anh em phải đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau trong mọi hoàn cảnh
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Về luyện đọc lại bài và trả lời lại câu hỏi. Chuẩn bị bài tới ‘Bé Hoa’. 
TOÁN
100 TRỪ ĐI MỘT SỐ.
I. MỤC TIÊU: 
+ Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng: 100 trừ đi một số có một chữ số hoặc có hai chữ số. 
+ Rèn làm tính nhanh, giải toán đúng chính xác.
+ Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
+ Giáo viên: Que tính, bảng cài.
- Học sinh: Sách, vở BT, bảng con, nháp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Khởi động (1’): Hát vui.
Bài kiểm (3’): gọi hs lên bảng tính: 65 – 27; 78 – 29; 47 – 9 – 8. Nhận xét, cho điểm.
Bài mới (1’): 100 trừ đi một số.
a. 	Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học, ghi tựa bài. 
b. 	Các hoạt động: 
TL 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
30’ 
* HĐ 1: Giới thiệu phép trừ 100 – 36.
+ MT: Biết thực hiện phép trừ có nhớ 100 – 36
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
+ Phép trừ 100 – 36 = ?
- Nêu vấn đề: Có 100 que tính, bớt đi 36 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
 . Để biết số que tính còn lại làm tính gì? 
- Gọi hs lên bảng thực hiện tính trừ hàng dọc.
- Viết bảng: 100 – 36. Vậy 100 - 36 = 64 
+ Phép tính: 100 – 5 = ? 
- Nêu và HDHS thực hiện như phép trừ 100 – 36
- Gọi 1 em lên đặt tính. Ghi bảng: 100 – 5 = 95
- Nghe và phân tích đề toán.
- 1 em nhắc lại bài toán.
- Thực hiện phép trừ 100 - 36
- 1 em lên đặt tính và nêu cách tính.
- Cả lớp thực hiện 100 – 36.
- Nghe và phân tích đề toán.
- 1 em nêu lại bài toán.
- Thực hiện phép trừ 100 – 5 theo HD. 
- 1 em lên đặt tính và tính.
* HĐ 2: Luyện tập
+ MT: Áp dụng tính trừ có nhớ 100 – 36, 100 - 5 để giải các bài toán có lời văn, toán về ít hơn
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
+ Bài 1: gọi 2 em lên bảng. Lớp tự làm.
- Nhận xét chữa bài.
+ Bài 2: Yêu cầu gì? Nhận xét, chữa bài.
+ Bài 3: Bài toán thuộc dạng gì ?
- Chấm chữa bài.
- 2 em lên bảng làm, nêu cách thực hiện các phép tính. Nhận xét.
- Tính nhẩm. 1 em đọc: 10 chục, 2 chục.
- 1 em đọc đề. Bài toán về ít hơn..
- 1 em nêu tóm tắt, rồi giải.
Củng cố: nêu cách đặt tính và cách tính theo cột dọc? Nhận xét tiết học, tuyên dương.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Về làm lại các bài tập và tập tính nhẩm. Chuẩn bị bài tới ‘Luyện tập’. 
Thứ ba, ngày 04 tháng 12 năm 2012
CHÍNH TẢ (tập chép)
HAI ANH EM. Phân biệt. Ai/ ay; s/ x; ât/ âc. 
I. MỤC TIÊU:
+ Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn viết. Viết đúng một số tiếng có âm, vần dễ lẫn: ai/ ay,..
+ Rèn viết đúng, trình bày sạch, đẹp.
+ Giáo dục học sinh biết tình anh em phải yêu thương quý mến nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ Giáo viên : Viết sẵn đoạn 2 của truyện “Hai anh em” . Viết sẵn BT3.
- Học sinh : Vở chính tả, bảng con, vở BT. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Khởi động (1’): Hát vui.
Bài kiểm (3’): gọi 3 em lên bảng viết: Kẽo cà kẽo kẹt, vương vương, lặn lội.Viết bảng con.
Bài mới (1’): Hai anh em. Phân biệt. Ai/ ay; s/ x; ât/ âc.
a. 	Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học, ghi tựa bài. 
b. 	Các hoạt động: 
TL 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
30’ 
* HĐ 1: Hướng dẫn tập chép.
+ MT: Chép lại chính xác trình bày đúng đoạn 2 của truyện “Hai anh em”
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
+ Đọc mẫu bài tập chép trên bảng.
 . Tìm các câu nói lên suy nghĩ của người em?
+ Hướng dẫn trình bày, viết từ khó:
. Đoạn văn có mấy câu? Các chữ nào viết hoa?
- Đọc cho viết từ khó.
+ Chép bài: QS nhắc nhở cách viết và trình bày.
- Soát lỗi . Chấm vở, nhận xét.
- 1, 2 em nhìn bảng đọc lại.
- Anh mình còn phải nuôi vợ con  công bằng..
- 4 câu, viết hoa Đêm, Anh, Nếu, Nghĩ
- Viết các từ khó bảng con, đọc lại từ.
- Nhìn bảng chép bài vào vở.
- Nộp bài chép xong
* HĐ 2: Bài tập
+ MT: làm đúng BT phân biệt ai/ ay, s/ x, ât/ âc.
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
+ Bài 2: Yêu cầu gì? Tự làm bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Bài 3: Yêu cầu gì? 
- Chọn bài tập (a)/ b. Cho lớp làm bảng con
- Nhận xét, chỉnh sửa những bảng viết sai.
- Chốt lời giải đúng (SGV/ tr 270).
- Tìm 2 từ có tiếng chứa vần (ai), (ay).
- 3, 4 em lên bảng. Lớp làm nháp.
- Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x, chứa tiếng có vần ât/ âc.HS làm bảng con
- Đọc kết quả, lớp nhận xét bô sung. 
Củng cố: gọi hs đọc lại các bài tập đã làm.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Về viết lại các chữ viết sai và làm lại bài tập. Chuẩn bị bài tới ‘Bé hoa’. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ. TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM.
CÂU KIỂU AI THẾ NÀO? 
I. MỤC TIÊU:
+ Mở rộng từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật. Luyện tập về kiểu câu Ai thế nào? 
+ Đặt đúng câu kiểu Ai thế nào ? 
+ Phát triển tư duy ngôn ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ Giáo viên: Tranh minh hoạ nội dung BT1. Viết nội dung BT2 vào giấy khổ to.
- Học sinh: Sách, vở BT, nháp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Khởi động (1’): Hát vui.
Bài kiểm (3’): Tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em?. Nhận xét
Bài mới (1’): Từ chỉ đặc điểm. Kiểu câu Ai thế nào?
a. 	Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học, ghi tựa bài. 
b. 	Các hoạt động: 
TL 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
30’ 
* HĐ 1: Làm bài tập.
+ MT: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ chỉ đặc điểm. Vận dụng đặt câu theo kiểu Ai thế nào ?
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
+ Bài 1: Yêu cầu gì ? Treo tranh.
- Cho lớp họp nhóm mô tả.
- Lưu ý: mỗi câu hỏi có nhiều câu trả lời đúng. 
- Nhận xét, hướng dẫn sửa bài. 
+ Bài 2 : Yêu cầu gì ?
- Cho lớp họp nhóm tìm từ về tính tình, màu sắc, hình dáng.
- HD: Các từ trên có thể tạo nên nhiều câu.
- Nhận xét sửa bài , chốt lời giải đúng.
+ Bài 3 : (Viết) Yêu cầu gì?Hướng dẫn phân tích - VD: Bố em/ là người rất vui vẻ(câu.. Ai là gì?)
- Nhận xét. Cho điểm.
+ 1 em đọc yêu cầu bài. Nhóm quan sát mô tả. Đại diện các nhóm trình bày:
- Em bé xinh/ rất đẹp/ rất dễ thương.
- Con voi rất khoẻ/ to/ chăm chỉ làm việc.
- Quyển vở màu vàng/ xanh/ nhiều màu.
- Cây cau rất cao/ thẳng/ thật xanh tốt.
+ Tìm các từ chỉ đặc điểm của người, vật
- Mỗi nhóm thảo luận, đại diện trình bày:
* Tính tình: tốt, xấu, ngoan, hư, hiền,
* Màu sắc: trắng, trắng muốt, xanh sẫm,..
* Hình dáng: cao, thấp,béo, gầy, vuông,...
+ Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ ấy để tả: mái tóc, tính tình, bàn tay, nụ cười.
Củng cố: Tìm những từ chỉ đặc điểm. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? 
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Về xem lại bài. Chuẩn bị bài tới. 
TOÁN
TÌM SỐ TRỪ
I. MỤC TIÊU: 
+ Biết cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu. Vận dụng cách tìm số trừ vào giải bài toán.
+ Rèn làm tính nhanh, giải toán đúng chính xác.
+ Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
+ Giáo viên: Hình vẽ SGK phóng to.
- Học sinh: Sách, vở BT, bảng con, nháp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Khởi động (1’): Hát vui.
Bài kiểm (3’): gọi hs lên bảng tính: 100 – 8; 100 – 49; 100 – 30; 100 – 60. Nhận xét. 
Bài mới (1’): tìm số trừ.
a. 	Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học, ghi tựa bài. 
b. 	Các hoạt động: 
TL 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
30’ 
* HĐ 1: Giới thiệu tìm số trừ.
+ MT: Biết tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu. 
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
+ Nêu vấn đề: Có 10 ô vuông, sau khi bớt đi một số ô vuông thì còn lại 6 ô vuông. Hỏi đã bớt đi mấy ô vuông ?
 . Số ô vuông chưa biết ta gọi là x.
- 10 ô vuông bớt đi X ô vuông còn lại 6 ô vuông, em hãy đọc phép tính tương ứng ?
- Viết bảng : 10 – x = 6; x = 10 – 6; x = 4.
 . Vậy muốn tìm số trừ ta làm thế nào ?
- Nghe phân tích đề toán. Có 10 ô vuông,
chưa biết phải bớt đi bao nhiêu ô vuông.
 Còn lại 6 ô vuông. Nêu 10 – x = 6
- Thực hiện phép tính: 10 – 6.
- 10 gọi là số bị trừ, x là số trừ, 6 gọi là hiệu.
- Qui tắc: Ta lấy số bị trừ, trừ đi hiệu.
- Nhiều em đọc và học thuộc quy tắc.
* HĐ 2: Luyện tập .
+ MT: Biết cách tìm số trừ vào giải bài toán. Củng cố giải bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ (bài toán về ít hơn).
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
+ Bài: Yêu cầu gì ?
- Nhận xét, cho điểm.
+ Bài 2: Bài toán yêu cầu gì ?
- Nhận xét chữa bài.
+ Bài 3: Gọi 1 em đọc đề. Nhận xét chữa bài.
- Tìm số trừ. Lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- 3 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
- Tìm hiệu, số bị trừ, số trừ. 
- Lớp tính trong SGK đọc kết quả.
- 1 em đọc đề. Tóm tắt và giải.
Củng cố: Muốn tìm số trừ em thực hiện như thế nào ? Nhận xét tiết học, tuyên dương.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Về làm lại các bài tập và học thuộc lòng qui tắc. Chuẩn bị bài tới ‘Đường thẳng'. 
Thứ tư, ngày 05 tháng 12 năm 2012
TẬ ... tự hào về chị.
- Viết từ 3-4 câu kể về anh, chị, em ruột (hoặc em họ) của em.
- Làm bài viết vào vở BT.
- Nhiều em nối tiếp nhau đọc bài viết.
- Nhận xét.
- Hoàn thành bài viết.
Củng cố: Nhắc lại một số việc khi viết câu kể về anh, chị, em trong gia đình. Nhận xét.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Về làm lại các bài tập. Chuẩn bị bài tới. 
ĐẠO ĐỨC
GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
+ Biết một số việc làm cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
+ Biết làm một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
+ Có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
+ GDKNS: Kỹ năng hợp tác với mọi người trong công việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 
Kỹ năng chịu trách nhiệm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 
+ GDBVMT: Tham gia và nhắc nhở mọi người giữ gìn trường lớp sạch đẹp, là góp phần bảo vệ môi trường thêm sạch, đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ Giáo viên : Bài hát “Em yêu trường em”. “Đi học”. Tranh, Phiếu , tiểu phẩm.
- Học sinh : Sách, vở BT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. 	Khởi động (1’): Hát vui 
Bài kiểm (3’): Tại sao phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp? Nhận xét.
Bài mới (2’): Giữ gìn trường lớp sạch đẹp (tiết 2)
a. 	Giới thiệu bài: nêu mục tiêu tiết học, ghi tựa bài. 
b. 	Các hoạt động: 
TL 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
30’ 
* HĐ 1: Đóng vai xử lí tình huống.
+ MT: Giúp học sinh biết ứng xử trong các tình huống cụ thể.
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
+ Yêu cầu thảo luận nhóm tìm cách xử lí các tình huống trong sách giáo khoa.
 . Em đã làm gì để trường lớp sạch đẹp?
* Kết luận: Phải thực hiện đúng các quy định VS trường lớp để giữ gìn trường lớp sạch đẹp
- Các nhóm HS thảo luận và đưa ra cách xử lí tình huống.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Tự liên hệ (làm được, chưa làm được)
* HĐ 2: Thực hành làm sạch đẹp lớp học.
+ MT: biết được các việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
+ Cho HSQS lớp, nhận xét về vệ sinh lớp?
 * Kết luận: Trường em em quý em yêu 
Giữ cho sạch đẹp sớm chiều không quên.
+ Trò chơi “Tìm đôi”. Nêu: Mỗi em bốc 1 phiếu, đọc ND và đi tìm bạn có phiếu giống làm thành 1 đôi. Đôi nào tìm được nhau nhanh, đôi đó thắng cuộc.
- Quan sát. Thực hành xếp dọn lại lớp học cho sạch đẹp.
- Nhận xét VS lớp sau khi thu dọn. 
- Đại diện hs phát biểu. 
-10 em tham gia chơi. 
- Nhận xét.
Củng cố: Em sẽ làm gì để thể hiện việc giữ gìn trường lớp? Nhận xét tiết học, tuyên dương.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 
Về làm lại các bài tập xử lý tình huống. Chuẩn bị bài tới ‘Giữ trật tự VS nơi công cộng’.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
+ Củng cố kĩ năng trừ nhẩm, trừ có nhớ. Tìm thành phần chưa biết trong phép trừ, cách vẽ đường thẳng (qua hai điểm, qua một điểm).
+ Rèn kĩ năng tính nhanh các phép trừ, giải toán đúng.
+ Phát triển tư duy toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ Giáo viên: Ghi bảng bài 5.
- Học sinh: Sách toán, vở BT, bảng con, nháp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Khởi động (1’): Hát vui.
Bài kiểm (3’): gọi hs lên bảng vẽ 2 đường thẳng đi qua 2 điểm cho trước A,B nêu cách vẽ.
Bài mới (1’): Luyện tập
a. 	Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học, ghi tựa bài. 
b. 	Các hoạt động: 
TL 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
30’ 
* HĐ 1: Hướng dẫn luyện tập.
+ MT: Củng cố kĩ năng trừ nhẩm. Củng cố cách thực hiện phép trừ có nhớ (dạng đặt tính theo cột). Củng cố tìm thành phần chưa biết trong phép trừ Củng cố cách vẽ đường thẳng (qua hai điểm, qua một điểm). 
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
+ Bài 1: Yêu cầu gì?
- Nhận xét chữa bài.
+ Bài 2: Yêu cầu gì?
 . Nêu cách thực hiện phép tính?
- Nhận xét cách đặt tính – tính.
+ Bài 3: Yêu cầu gì ? .
 . X trong ý a, b là gì trong phép trừ ?
 - Nhận xét, gọi hs nêu lại qui tắc Tìm số trừ.
+ Bài 4 : Yêu cầu HS nêu cách vẽ và tự vẽ.
 . Kể tên những đường thẳng đã vẽ?
- Nhận xét đúc kết.
+ Nhẩm và nối tiếp nêu kết quả.
- Nhận xét bổ sung.
+ Đặt tính và tính.
- 5 em lên bảng, mỗi em làm 2 bài.
- Nhận xét về cách đặt tính và tính.
+ Tìm x.
- Là số trừ.
- Lấy số bị trừ trừ đi hiệu (đồng thanh).
+ 2 em lên thực hành vẽ đường thẳng.
- Ta có 3 đường thẳng đó là : đường thẳng AB, BC, CA.
Củng cố: Vẽ đoạn thẳng AB, đường thẳng AB.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Về tập vẽ lại đoạn thẳng – đường thẳng. Chuẩn bị bài tới ‘Luyện tập’. 
THỦ CÔNG
GẤP, CẮT DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG
CHỈ LỐI ĐI THUẬN CHIỀU và 
BIỂN BÁO CẤM XE ĐI NGƯỢC CHIỀU (T2)
I. MỤC TIÊU:
+ Biết gấp, cắt dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.
+ Gấp, cắt dán được biển báo chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.
+ Học sinh có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ Mẫu biển báo chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều. Quy trình gấp, cắt, dán.
- Giấy thủ công, vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Khởi động (1’): Hát vui.
Bài kiểm (3’): gọi hs lên Gấp cắt dán BBGT và biển báo cấm. Nhận xét tuyên dương.
Bài mới (1’): Biển báo chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều. T 2.
a. 	Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học, ghi tựa bài. 
b. 	Các hoạt động: 
TL 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
30’ 
* HĐ 1: Thực hành.
+ MT: Học sinh biết thực hành gấp, cắt, dán.
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
* Treo: Quy trình gấp cắt, dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.
+ B. 1: Gấp cắt biển báo cấm xe đi ngược chiều
- Gấp cắt hình tròn màu đỏ từ H. vuông cạnh 6 ô
- Gấp,hình chữ nhật màu trắng chiều dài 4x1 ô.
- Cắt hình CN màu khác dài 10x1 ô chân biển B.
+ Bước 2 : Dán biển báo cấm xe đi ngược chiều.
- Dán chân biển báo lên tờ giấy trắng.
- Dán hình tròn màu đỏ chồm lên chân biển báo nửa ô. Dán hình C nhật màu trắng giữa hình tròn
- Quan sát quy trình mô tả các bước.
+ Thực hành theo hướnqg dẫn:
- Gấp cắt hình tròn màu đỏ.
- Gấp cắt hình chữ nhật màu trắng.
- Gấp cắt hình chữ nhật màu khác.
+ Thực hành dán biển báo giao thông.
- Dán từng hình theo hướng dẫn.
* HĐ 2: Thực hành gấp cắt, dán .
+ MT: gấp, cắt dán biển báo chỉ lối đi thuậnchiều 
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
* Hướng dẫn gấp theo tranh qui trình.
- Đánh giá sản phẩm của hs.
- Thực hành theo nhóm. Trình bày sản phẩm .Hoàn thành và dán vở.
Củng cố: 
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Về tập gấp lại biển báo GT chỉ lối đi  Chuẩn bị bài tới. 
Thứ sáu, ngày 07 tháng 12 năm 2012 
CHÍNH TẢ (nghe viết)
BÉ HOA. Phân biệt. Ai/ ay, s/ x, ât/ âc. 
I. MỤC TIÊU:
+ Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn viết. Viết đúng BT có âm đầu, vần dễ lẫn ai/ ay, s/ x,
+ Rèn viết đúng, trình bày sạch, đẹp.
+ Giáo dục học sinh biết chị phải yêu thương em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ Giáo viên: Viết sẵn đoạn tập chép “Bé Hoa”
- Học sinh: Vở chính tả, bảng con, vở BT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Khởi động (1’): Hát vui.
Bài kiểm (3’): gọi hs lên bảng viết: bác sĩ, sáo, sáo sậu, sếu, xấu. Viết bảng con. Nhận xét
Bài mới (1’): Bé Hoa. Phân biệt. Ai/ ay, s/ x, ât/ âc.
a. 	Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học, ghi tựa bài. 
b. 	Các hoạt động: 
TL 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
30’ 
* HĐ 1: Hướng dẫn nghe viết. 
+ MT: Nghe viết chính xác trình bày đúng một đoạn trong bài: Bé Hoa.
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
* Đọc mẫu bài viết trên bảng.
 . Bé Hoa yêu em như thế nào?
+ Hướng dẫn trình bày viết từ khó.
 . Đoạn trích có mấy câu? Từ nào viết hoa? 
- Nêu từ khó cho hs viết bảng, phân tích từ khó.
+ Viết chính tả.
- Đọc từng câu, từng từ, đọc lại cả câu.
- Đọc lại cả bài. Chấm vở, nhận xét.
- Lớp đọc thầm theo.
- Cứ nhìn em mãi, rất yêu em và thích đưa võng ru em ngủ.
- 8 câu. Bây, Hoa, Mẹ, Nụ, Em. Vì đầu câu, tên riêng.
- Viết bảng từ khó: tròn, đen láy, võng,
- Nghe và viết vở.
- Soát lỗi, sửa lỗi.
* HĐ 2: Bài tập.
+ MT: Luyện tập phân biệt ai/ ay, s/ x. ât/ âc.
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
+ Bài 2: Yêu cầu gì ?
- Bảng phụ: chép sẳn bài tập.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
+ Bài 3: Yêu cầu gì ?
- Nhận xét, chốt lời giải đúng. SGV. trg 257.
- Tìm từ chứa tiếng có vần ai/ ay..
- Cho 3-4 em lên bảng. Lớp làm vở.
- Cả lớp đọc lại.
- Điền vào chỗ trống : s/ x, ât/ âc.
- 3, 4 em lên bảng . Lớp làm vở BT.
Củng cố: 
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Về viết lại các từ sai lỗi chính tả. Chuẩn bị bài tới ‘Con chó nhà hàng xóm’. 
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU:
+ Củng cố kĩ năng tính nhẩm, phép trừ có nhớ, phép cộng trừ liên tiếp. Cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ, giải bài toán bằng phép trừ với quan hệ “ngắn hơn”.
+ Rèn làm tính nhanh, giải toán đúng.
+ Phát triển tư duy toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ Giáo viên: Vẽ bảng bài 5.
- Học sinh: Sách toán, vở BT, bảng con, nháp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Khởi động (1’): Hát vui.
Bài kiểm (3’): gọi hs lên tính. 74 – x = 28; 53 – x = 19. đọc thuộc lòng bảng công thức 14, 15,16, 17, 18 trừ đi một số. Nhận xét.
Bài mới (1’): Luyện tập chung.
a. 	Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học, ghi tựa bài. 
b. 	Các hoạt động: 
TL 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
30’ 
* HĐ 1: Luyện tập.
+ MT: Biết tính nhẩm. Thực hiện phép trừ có nhớ (viết). Cách tính phép cộng trừ liên tiếp, tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ, giải toán bằng phép trừ với quan hệ “ngắn hơn”
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
+ Bài 1 : Cho học sinh tự làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Tự làm bài, rồi nêu kết quả.
- Lớp nhận xét bổ sung.
+ Bài 2: Yêu cầu gì ?
 . Nêu cách thực hiện các phép tính: 32 – 25, 61 – 19, 30 – 6. Nhận xét chữa bài.
- Đặt tính rồi tính. Đặt tính sao cho các hàng thẳng cột với nhau.
-3 em lên bảng. Lớp làm vở.
+ Bài 3: nêu 42 – 12 – 8 và hỏi tính từ đâu ?
+ Bài 4 : Yêu cầu HS tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ, tìm số trừ ? Nhận xét.
+ Bài 5 : Gọi 1 em đọc đề, tóm tắ trồi giải.
- Nhận xét.
- Tính từ trái sang phải. nhẩm kết quaai3
- 1 em đọc đề. Bài toán thuộc dạng ít hơn
- Tóm tắt rồi giải vào vở.
- Giải: Băng giấy màu đỏ dài :
65 – 17 = 48 (cm). Đáp số : 48 cm.
Củng cố: Nêu cách tìm số hạng, số bị trừ , số trừ ?
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Về học thuộc bảng công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. Chuẩn bị bài tới. 
KT duyệt 	BGH duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L2B T15.11-12.doc