Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 21 năm 2006

Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 21 năm 2006

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

Ông tổ nghề thêu

I. Mục tiêu

A. Tập đọc

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.

- Đọc đúng: lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lan, mỉm cười, lan rộng.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu.

- Hiểu từ ngữ: đi sứ, lọng, bức tường, chè lam, nhập tâm, bình an .

- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học.

B. Kể chuyện

1. Rèn kĩ năng nói: Biết khái quát đặt đúng tên cho từng đoạn câu chuyện. Kể tự nhiên, phù hợp với nội dung.

2. Rèn kĩ năng nghe.

II. Đồ dùng dạy - học

- Tranh minh hoạ trong SGK

- 1 sản phẩm thêu đẹp, tranh ảnh chụp cái lọng.

 

doc 27 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 21 năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Ngày soạn:2/2/2006
Thứ hai ngày 06 tháng 02 năm 2006
Buổi sáng:
Tập đọc - kể chuyện
Ông tổ nghề thêu
I. Mục tiêu
A. Tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. 
Đọc đúng: lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lan, mỉm cười, lan rộng. 
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu. 
Hiểu từ ngữ: đi sứ, lọng, bức tường, chè lam, nhập tâm, bình an ... 
Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học. 
B. Kể chuyện
1. Rèn kĩ năng nói: Biết khái quát đặt đúng tên cho từng đoạn câu chuyện. Kể tự nhiên, phù hợp với nội dung. 
2. Rèn kĩ năng nghe. 
II. Đồ dùng dạy - học 
Tranh minh hoạ trong SGK 
1 sản phẩm thêu đẹp, tranh ảnh chụp cái lọng. 
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ 
Kể lại câu chuyện: ở lại với chiến khu
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm “ Sáng tạo”đ Giới thiệu bài : Ông tổ nghề thêu.
2.2. Luyện đọc đúng
a. Gv đọc mẫu lần 1
b. Hướng dẫn hs luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. 
* Luyện đọc từng câu theo đoạn
Lưu ý đọc đúng
 Đoạn 1: bao lâu, làm 
 Đoạn 2: Lầu, lọng, vò nước 
 Đoạn 3: làm lọng 
 Đoạn 4: lại, lọng 
	* Đọc nối đoạn: 1 lượt + Giải nghĩa từ khó trong từng đoạn. 
* Luyện đọc đoạn theo nhóm
	* Đọc cả truyện: Gv hướng dẫn chung đ 1 hs đọc. 
Tiết 2
2.3. Hướng dẫn hs tìm hiểu tìm hiểu bài 
Gv tổ chức, hướng dẫn HS tìm hiểu các nội dung sau
- Sự ham học hỏi của Trần Quốc Khái
- Cách thử tài của vua Trung Quốc với sứ thần Việt Nam.
- Sự thông minh, tinh thần yêu lao động của Trần Quốc Khái. 
- Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu? 
Chốt: Nội dung câu chuyện nói lên điều gì? 
2.4. Luyện đọc diễn cảm 
 GV nhắc lại cách đọc toàn bài.
2.5 .Kể chuyện 
Bài 1: 
đ GV giúp HS nắm chắc yêu cầu bài.
- Gv nhắc các em đặt tên ngắn gọn, đúng nội dung. 
*Bài 2: Kể lại 1 đoạn của câu chuyện: 
đ Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn người kể hay. 
3. Củng cố - dặn dò 
Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì?
Về nhà kể cho người thân, bạn bè nghe. 
4 HS kể nối tiếp 4 đoạn
- HS đọc nối tiếp cá nhân.
- 5HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Mỗi nhóm 5HS luyện đọc.
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi.
- 5 HS đọc nối đoạn 1 lượt
- 1 HS đọc cả bài.
HS đọc yêu cầu + mẫu
Hs làm việc cá nhân (trao đổi theo cặp ). 
Lần lượt HS đặt tên cho từng đoạn đ Lớp + GV nhận xét , bổ sung
HS nêu yêu cầu đ nhẩm kể lại đoạn mình thích 
HS kể trước lớp (kể theo đoạn đcả truyện.) 
Toán
Tiết 101:Luyện tập
I. Mục tiêu
+Giúp HS biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có 4 chữ số
+Củng cố về thực hiện phép cộng các số có 4 chữ số và giải bài toán bằng 2 phép tính
II. Đồ dùng dạy học
+Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
Đặt tính và tính
2352 + 1829 ; 3015 + 927
+Nhận xét
2/Hoạt động 2:Luyện tập-thực hành
	-Bài 1
+Kiến thức:Củng cố kĩ năng tính nhẩm các số tròn nghìn
+Nêu cách tính nhẩm?
 -Bài 2
+Kiến thức:Củng cố kĩ năng tính nhẩm các số tròn nghìn với số tròn trăm
+Nêu cách tính nhẩm?
	 -Bài 3
+Kiến thức:Củng cố kĩ năng đặt tính và tính các số có 4 chữ số trong phạm vi 10000
+Nêu cách đặt tính và tính:4827 + 2634 = ?
	-Bài 4
+Kiến thức:Củng cố kĩ năng giải bằng 2 phép tính có liên quan đến phép cộng các số trong phạm vi 10000
+Nêu các bước giải bài toán?
3/Hoạt động 3:Củng cố,dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thực hiện trên bảng con.
- Làm vở nháp -> nêu miệng.
- Làm bảng con.
- Làm vở -> chữa bài.
Ngày soạn: 2/2/2006
Thứ ba ngày 7 tháng 2 năm 2006
Buổi sáng:
Tập đọc
Bàn tay cô giáo
I. Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng 
Đọc đúng: cong cong, thoắt cái, toả, dập dềnh, rì rào ... 
Biết đọc bài thơ với giọng ngạc nhiên, khâm phục. 
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu 
Nắm nghĩa từ: phô, dập dềnh. 
Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. 
3. Học thuộc lòng bài thơ 
II. Đồ dùng dạy - học 
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
III. Các hoạt động day - học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ 
Đọc thuộc lòng bài: Chú ở bên Bác Hồ 
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài: Bàn tay cô giáo 
2.2. Luyện đọc đúng 
Gv đọc mẫu bài lần 1
Hướng dẫn hs đọc kết hợp giải nghĩa từ
 * Đọc đúng: Tổ chức đọc từng khổ thơ
Lưu ý: Khổ thơ 1: - Dòng 3 + 4: thoắt cái,xinh quá; Nhấn giọng câu cảm 
 Khổ thơ 2: - Dòng 3 + 4: + phô; tia nắng; toả. 
 Khổ thơ 3: - Dòng 3 + 4: mặt nước, dập dềnh, quanh, lượn. 
- Giúp HS hiểu nghĩa từ.
	* Đọc nối khổ thơ: 1 lượt 
	* Đọc cả bài: Gv hướng dẫn chung -1 hs đọc. 
2.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
+ Đọc thầm 4 khổ thơ đầu+ câu hỏi 1,2:
Từ mỗi tờ giấy cô giáo đã làm ra những gì?
Hãy tả bức tranh cắt, dán giấy của cô giáo? 
+ Đọc thầm 2 dòng thơ cuối + câu hỏi 3
Em hiểu 2 dòng cuối ntn? - Gv chốt bài. 
2.4. Luyện đọc thuộc lòng bài thơ ( 3-5 phút )
3. Củng cố - dặn dò 
Nêu nội dung bài . 
Về nhà luyện đọc thuộc bài 
- 3HS đọc thuộclòng.
- Đọc nối tiếp cá nhân.
- Đọc chú giải SGK.
- 4HS đọc nối khổ thơ.
- HS làm việc cá nhân.
Học sinh nhẩm thuộc lại từng khổ thơ.
HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ đ cả bài thơ trước lớp
Toán
Tiết 102: Phép trừ các số trong phạm vi 10000
I. Mục tiêu
+Hs biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10000(bao gồm đặt tính và tính)
+Củng cố về ý nghĩa phép trừ qua giải bài toán có lời văn về phép trừ.
II. Đồ dùng dạy học
+Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
+ Đặt tính và tính
652 - 126 ; 746 - 251
+Nêu cách đặt tính và tính?
2/Hoạt động 2:Dạy bài mới
2.1.GV hướng dẫn HS làm phép trừ 8652-3917
+GV ghi bảng:8652-3917=?
àNhận xét về các chữ số của số bị trừ và số trừ?
+Từ phép tính vừa làm:Nêu lại cách đặt tính và tính?
=>GV chốt lại kiến thức:Đặt tính và tính?
3/Hoạt động 3:Luyện tập-Thực hành
	-Bài 1
+Kiến thức:Củng cố kĩ năng trừ các số trong phạm vi 10000
+Nêu cách tính:3561-924=?
	 -Bài 2
+Kiến thức:Củng cố cách đặt tính và tính phép trừ các số có 4 chữ số cho số có 4 chữ số
+Nêu cách đặt tính và tính:2340-512?
	-Bài 3
+Kiến thức:Củng cố kĩ năng giải đơn
 -Bài 4
+Kiến thức:Củng cố cách vẽ đoạn thẳng và xác định trung điểm
+Nêu cách xác định trung điểm?
4/Hoạt động 4:Củng cố,dặn dò(3’)
Đặt tính và tính
7284-3528 ; 6473-5645
- Thực hiện trên bảng con.
- HS nêu được phép tính này thuộc dạng nào?àHS làm bảng con:Đặt tính và tính?
àHS nhận xét về phép tính?
- Làm vở nháp.
- Làm bảng con.
- Làm bài vào vở.
- Nêu miệng.
Chính tả ( Nghe - Viết )
Ông tổ nghề thêu
I. Mục tiêu 
	Rèn kĩ năng viết chính tả 
1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng và đẹp đoạn 1 trong truyện “ Ông tổ nghề thêu”. 
2. Làm đúng bài tập điền các âm, dấu thanh dễ lẫn. 
II. Đồ dùng dạy - học 
Bảng phụ ( Bài 2/ a ) 
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ 
GV đọc cho HS viết: xao xuyến, sáng suốt, sắc nhọn 
a. Giới thiệu bài: Chính tả (nghe - viết ): Ông tổ nghề thêu 
b. Hướng dẫn chính tả 
Gv đọc mẫu bài viết
Luyện viết tiếng khó
Nhận xét chính tả: Tìm các tên riêng trong bài? Nêu cách viết các tên riêng đó ? 
c. Viết chính tả: 
Gv đọc mẫu đoạn viết lần 2 
Gv hướng dẫn hs tư thế, ngồi cầm bút.. 
Gv đọc - hs viết bài 
d. Chấm - chữa bài 
Gv đọc - hs soát lỗi ( 2 lần ) - Gv kết hợp chữa lỗi 
e. Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả ( 3-5 phút ) 
* Bài 2 ( a ) / 24. 
GV treo bảng phụ
GV chốt. 
*Bài2(b): HS đọc yêu cầu đ làm SGK.
Học sinh đọc bài làm đ lớp + GV nhận xét, chữa
*Gv chấm 8-10 bài : nhận xét. 
3. Củng cố - dặn dò 
Nhận xét bài hs. 
Về nhà luyện viết từ dễ sai. 
- 2HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
- 2HS đọc lại.
- Tự tìm tiếng khó -> luyện viết (Trần Quốc Khái, kéo, triều đình,lấy.)
- Nghe đọc viết bài.
Hs chữa lỗi, thống kê lỗi.
Hs đọc yêu cầu - Hs viết những từ cần điền vào vở. 
Học sinh đọc lại bàiđ lớp nhận xét
đạo đức
Bài 10 : Tôn trọng khách nước ngoài
I . Mục tiêu :
1/ Học sinh hiểu được.
	 + Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài.
	 + Vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài .
	 + Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng ...
 2/ Học sinh biết cư sử lịch sự khi gặp khách nước ngoài
	3/ Học sinh có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ ,tiếp xúc với khách nước ngoài.
II . Tài liệu và phương tiện. 
	+ Phiếu học tập
	+ Tranh, ảnh, vở bài tập đạo đức
III . Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ 
	+ Vì sao phải đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ?
	+ Nêu những việc làm thể hiện tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ?
2 – Các hoạt động:	2/ Các hoạt động 
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
 \ Yêu cầu học sinh quan sát tranh và thảo luận về cử chỉ thái độ , nét mặt của các bạn nhỏ trong tranh khi gặp gỡ,tiếp xúc với khách nước ngoài.
*Hoạt động 2: Phân tích truyện 
 \ GV đọc câu truyện : Cậu bé tốt bụng.
 \ Gv chia nhóm thảo luận theo câu hỏi gợi ý của GV
 \ Gv kết luận : Khi gặp khách nước ngoài các em có thể chào,cười thân thiện ... nên giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp khi cần thiết. Những việc làm đó thể hiện sự tôn trọng mến khách của các em.
* Hoạt động 3: Nhận xét hành vi 
 \ Gv chia nhóm,phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh thảo luận theo các tình huống trong bài tập.
 \ Các nhóm thảo luận 
 \ Các nhóm báo cáo kết quả
 \ GV kết luận 
 3/ Hướng dẫn thực hành
	+ Sưu tầm những câu truyện,tranhvẽ về việc cư xử niềm nở lịch sự,tôn trọng khách nước ngoài .Sẵn sàng giúp đỡ khách nước ngoài...
2HS thực hiện yêu cầu.
- Làm việc theo nhóm
1HS đọc lại truyện.
- Cả lớp thảo luận nội dung theo câu hỏi gợi ý.
- Làm việc theo nhóm bằng phiếu học tập.
- Đại diện của các nhóm trình bày
Ngày soạn: 02/02/2006
Thứ tư ngày 08 tháng 02 năm 2006
Toán
Tiết 103: Luyện tập
I. Mục tiêu
+Giúp HS biết trừ nhẩm các số tròn nghìn,tròn trăm có đến 4 chữ số. Củng cố về thực hiện phép trừ các số có đến 4 chữ số và giải bài toán bằng 2 phép tính.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
+ Đặt tính và tính 
4061-2816 5628-435
+Nhận xét, đánh giá
2/Hoạt động 2:Luyện tập
	*SGK: -Bài 1
+Kiến thức:Củng cố cách trừ nhẩm các số tròn nghìn
+Nêu cách trừ nhẩm?(8000-5000)
 -Bài 2
+Kiến thức:Củng cố cách trừ nhẩm các số tròn trăm
+Nêu cách trừ nhẩm?(800-500)
 -Bài 3
+Kiến thức: ...  Bắc 
	 Đèo hải Vân hướng mặt vào Nam” 
Gv nêu nghĩa: Đây là 2 địa danh thuộc tỉnh miền Trung và Trung Nam Bộ. 
Nhận xét độ cao các con chữ? – Cách viết câu ứng dụng? 
Tìm các chữ viết hoa: Phá Tam Giang, Bắc, Đèo Hải Vân, Nam. 
Gv hướng dẫn quy trình viết các chữ viết hoa. 
Hs viết bảng con: Phá Tam Giang, Đèo Hải Vân. 
c. Hướng dẫn viết vở ( 15 – 17 phút ). 
Nêu nội dung, yêu cầu bài viết. 
Hướng dẫn hs tư thế ngồi, cầm bút. 
Hs quan sát vở mẫu của Gv ( trước mỗi nội dung viết ) 
d. Chấm – chữa bài. 
Gv chấm 8 – 10 bài: nhận xét. 
Củng cố – dặn dò ( 1 – 2 phút )
Nhận xét giờ học – Hướng dẫn hs phần viết thêm. 
	Thứ .......... ngày .........tháng........năm 2006
Tập đọc
Chiếc máy bơm
I. Mục đích – yêu cầu
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. 
Đọc đúng tên riêng: 	Ac-si-mét , nước sông, ruộng nương, chảy ngược lên, trục xoắn ...
Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, biểu lộ thái độcảm phục nhà bác học ác-si-mét. 
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu. 
Hiểu các từ ngữ mới trong bài: tính tới tính lui, đinh vứt. 
Hiểu nội dung bài: Ca ngợi ác-si-mét. 
II. Đồ dùng dạy – học 
Tranh minh hoạ bài đọc / SGK. 
III. Các hoạt động dạy học. 
1. Kiểm tra bài cũ ( 3 – 5 phút ) 
Đọc thuộc lòng bài “Các cầu” : 3 em. 
Nhận xét. 
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài ( 1 – 2 phút ): Dựa vào tranh – Giới thiệu bài. 
2.2. Luyện đọc đúng ( 15 – 17 phút ) 
a. Giáo viên đọc mẫu bài lần 1. 
Chia bài thành ? đoạn ( 2 đoạn ) 
b. Hướng dẫn hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
** Đọc đúng. 
* Đoạn 1: 
Câu 1: + nước sông, vác lên, ruộng nương, ác-si-mét, ngược lên. 
+ Giọng thể hiện sự băn khoăn; Ngắt sau dấu phẩy. 
Câu 2: + tính tới tính lui. 
Câu 4: + trục xoắn. 
Gv đọc mẫu từng câu – dãy đọc. 
Giải nghĩa: ác-si-mét; tính tới tính lui / SGK. 
Hướng dẫn đọc đoạn 1: Giọng nhẹ nhàng, biểu lộ thái độ cảm phục. 
Gv đọc mẫu – 5, 6 hs đọc. 
* Đoạn 2: 
Câu 1: Ngắt sau tiếng “vậy”. 
Câu 3: Ngắt sau dấu hai chấm; tiếng đùng 
Gv đọc mẫu từng câu – dãy đọc. 
Giải nghĩa: đinh vít / SGK. 
Hướng dẫn đọc đoạn 2: Đọc rõ ràng, thể hiện thái độ cảm phục – Hs đọc ( 4, 5 em ) 
* Đọc nối đoạn ( 2 lượt ) 
* Đọc cả truyện: Gv hướng dẫn chung – 1 hs đọc. 
	c. Hướng dẫn tìm hiểu bài ( 10 – 12 phút ) 
	+ Đọc thầm đoạn 1 + câu hỏi 1. 
Nông dân tưới nước cho ruộng nương vất vả ntn? 
ác-si-mét nghĩ gì khi thấy cảnh tượng đó?
+ Đọc thầm đoạn 2 + câu hỏi 2, 3 
ác-si-mét đã nghĩ ra cách gì để giúp nông dân? 
Hãy tả lại chiếc máy bơm của ác-si-mét. 
Đến nay chiếc máy bơm cổ xưa của ác-si-mét còn được sử dụng ntn? 
Chốt: - Nhờ đâu chiếc máy bơm đầu tiên của loài người đã ra đời? 
Em thấy có điểm gì giống nhau giữa 2 nhà khoa học ác-si-mét và Ê-di-xơn? 
2.3. Luyện đọc diễn cảm ( 3 – 5 phút ) 
Thi đọc diễn cảm đoạn 1 ( 3 em – nhận xét ). 
1 hs đọc cả bài. 
3. Củng cố – dặn dò ( 4 – 6 phút )
Gv nhận xét tiêt học, khen hs đọc tốt, hiểu bài. 
	Thứ .......... ngày .........tháng........năm 2006
Chính tả ( nghe – viết )
Một nhà thông thái
I. Mục đích – yêu cầu
Rèn kĩ năng viết chính tả 
1. Nghe và viết đúng, trình bày đúng, đẹp đoạn văn “Một nhà thông thái”. 
2. Tìm đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng âm đầu hoặc vần dễ lẫn ( r / d / gi hoặc ươc / ươt ) 
II. Đồ dùng day – học 
Bảng phụ ghi bài tập. 
III. Các hoạt động dạy – học 
1. Kiểm tra bài cũ ( 3 – 5 phút ) 
Bảng con: 	+ Ê-di-xơn 	+ cống hiến 
	+ giàu sáng kiến 
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài ( 1 – 2 phút ). 	Chính tả ( nghe – viết ) 
	Một nhà thông thái 
b. Hướng dẫn chính tả ( 8 – 10 phút ) 
Gv đọc mẫu đoạn viết lần 1. 
* Phân tích tiếng khó. 
	- Trương Vĩnh Ký ( Tr + ương + ngang ); Tr ( tê erờ ) 
	- thông thái ( th + ông + ngang ) ; th ( tê hát ) 
	- nghiên cứu ( ngh + iên + ngang ); cứu ( c + ưu + sắc ), 	ngh ( en nờ giê hát ); c ( xê ). 
	- nổi tiếng ( n + ôi + hỏi ) 
Hs viết bảng con: Trương Vĩnh Ký, thông thái, nghiên cứu, nổi ... 
* Nhận xét chính tả. 
Đoạn văn gồm mấy câu? 
Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? 
c. Viết chính tả. 
Gv hướng dẫn hs tư thế ngồi , cầm bút. 
Gv đọc mẫu đoạn viết lần 2. 
Gv đọc – Hs viết bài ( 13 – 15 phút ) 
d. Chấm – chữa bài ( 3 – 5 phút ) 
Gv đọc – Hs soát lỗi ( 2 lần ) – Gv kết hợp chữa bài: Trương Vĩnh Ký, thông thái, nghiên cứu, nổi, liệt. 
e. Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả ( 3 – 5 phút ) 
* Bài 2 / 38 ( a ): Hs nêu yêu cầu bài – Hs tìm từ điền vở. 
* Bài 2 / 38 ( b ): Hs làm miệng 
Gv chấm 8 – 10 bài: nhận xét. 
3. Củng cố – dặn dò ( 1 – 2 phút )
Nhận xét bài hs. 
VN: Luyện viết từ dễ sai. 
	Thứ .......... ngày .........tháng........năm 2006
Tập làm văn
Nói, viết về người lao động trí óc
I. Mục đích – yêu cầu
1. Rèn kĩ năng nói: Kể được một vài điều về 1 người lao động trí óc mà em biết ( tên, nghề nghiệp, công việc hàng ngày, cách làm việc của người đó ) 
2. Rèn kĩ năng viết: Viết lại những điều em vừa kể thành 1 đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ); diễn đạt rõ ràng, sáng sủa. 
II. Đồ dùng dạy – học 
Tranh minh hoạ về 1 số trí thức. 
Bảng phụ: gợi ý kể về 1 người lao động trí óc. 
III. Các hoạt động dạy học. 
1. Kiểm tra bài cũ ( 3 – 5 phút ) 
Kể lại câu chuyện: Nâng niu từng hạt giống. ( 2 hs ) 
2. Dạy bài mới. 
a. Giới thiệu bài ( 1 – 2 phút ). Tập kể về 1 người lao động trí óc. Viết lại những điều mình vừa kể thành 1 đoạn văn. 
b. Hướng dẫn hs làm bài tập ( 30 – 32 phút ). 
* Bài 1 ( 15 – 16 phút ). 
Hs đọc thầm yêu cầu bài - 1 hs đọc to yêu cầu bài. 
Kể 1 số nghề lao động trí óc? ( bác sĩ, giáo viên ... ) 
Kể về 1 người ... , người đó có thể là 1 người thân trong gia đình, 1 người hàng xóm, 1 người mà em biết... 
Hs kể theo gợi ý – Gv và các bạn khác có thể nhận xét ( nội dung , cách trình bày, từ ngữ ...) 
+ Mở rộng cho hs để kể phong phú hơn. 
* Bài 2 ( 15 – 16 phút )
Gv nêu: 1 đoạn văn thường gồm có mấy phần? ( Hs nêu ) 
Nêu yêu cầu bài 2 – 1 hs nêu miệng. 
Hs làm vở – Gv chấm điểm – Nhận xét chung. 
1 hs nêu lại toàn bài – Gv chốt ý chung. 
3. Củng cố – dặn dò ( 3 phút ) 
Nhận xét tiết học, biểu dương những hs học tốt. 
Yêu cầu những bạn chưa làm xong về nhà hoàn chỉnh bài viết. 
Tuần 23 
	Thứ .......... ngày .........tháng........năm 2006
Tập đọc – kể chuyện
Nhà ảo thuật
I. Mục đích – yêu cầu 
A. Tập đọc 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. 
Đọc đúng: nổi tiếng, lỉnh kỉnh, một lát, nhận lời, nắp lọ ...
Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên. 
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu. 
Hiểu nghĩa: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài. 
Hiểu nội dung câu chuyện. 
B. Kể chuyện 
1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ. Hs biết nhập vai và kể chuyện. 
2. Rèn kĩ năng nghe. 
II. Đồ dùng dạy – học. 
Tranh minh hoạ truyện. 
III. Các hoạt động dạy – học. 
Tiết 1. 
1. Kiểm tra bài cũ ( 3 – 5 phút ). 
Kể câu chuyện: Nhà bác học và bà cụ ( 3 em )
2. Dạy bài mới. 
2.1. Giới thiệu bài ( 1 – 2 phút ). Dựa vào tranh – giới thiệu. 
2.2. Luyện đọc đúng ( 30 – 35 phút ) 
a. Gv đọc mẫu toàn bài ( Chia đoạn ) 
b. Hướng dẫn hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
** Đọc đúng 
* Đoạn 1: 
+ Câu 1: 	- quảng cáo; ngắt sau tiếng “diễn”
	- nổi tiếng 
+ Câu 2: 	- nằm viện; ngắt sau tiếng vé, dấu phẩy. 
Gv hướng dẫn mẫu – dãy đọc. 
Giải nghĩa: ảo thuật / SGK. 
Hướng dẫn đọc đoạn 1: Giọng kể bình thản – 1 hs đọc mẫu – 5 hs đọc. 
* Đoạn 2: 
Câu 2: lỉnh kỉnh, chú Lí. 
Câu 4: Ngắt sau tiếng ngay; dặn; đọc đúng làm phiền. 
Gv đọc mẫu – dãy đọc. 
Giải nghĩa: tình cờ / SGK 
Hướng dẫn đọc đoạn 2 – 1 hs đọc mẫu – 4, 5 hs đọc. 
* Đoạn 3: 
Câu thoại: - nói, giọng thân mật, hồ hởi. 
Gv đọc mẫu – dãy đọc. 
Hướng dẫn đọc đoạn 3: Giọng nhẹ nhàng, biết ơn – 1 hs đọc mẫu – 4, 5 hs đọc. 
* Đoạn 4: 
+ Câu 4: nắp lọ đường; nhấn giọng: bắn ra. 
Gv hướng dẫn mẫu – dãy đọc. 
Giải nghĩa: chứng kiến, thán phục, đại tài / SGK. 
Hướng dẫn đọc đoạn – Gv đọc mẫu: Giọng ngạc nhiên, thán phục – 4, 5 hs đọc. 
* Đọc nối đoạn: 1 lượt ( 4 hs )
* Đọc cả bài: Gv hướng dẫn chung – 1 hs đọc. 
	Tiết 2. 
	c. Tìm hiểu bài ( 14 – 16 phút )
+ Đọc thầm đoạn 1 + câu hỏi 1. 
Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật. 
+ Đọc thầm đoạn 2 + câu hỏi 2, 3 ... 
Hai chị em gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật ntn? 
Vì sao 2 chị em không chờ chú Lí dẫn vào rạp? 
+ Đọc thầm đoạn 4 + câu hỏi 4, 5. 
Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà? 
Theo em, chị em Xê-phi đã được xem ảo thuật chưa? 
2.3. Đọc diễn cảm ( 3 – 5 phút ) 
Đọc nối đoạn: 1 lượt. 
1 em đọc cả truyện. 
	Kể chuyện ( 15 – 17 phút ) 
Hs đọc yêu cầu của bài – Gv giúp hs nắm chắc yêu cầu bài (Gv lưu ý cách xưng hô)
Gv kể mẫu đoạn 1 ( Hs nghe, nhớ nội dung truyện, quan sát tranh ) 
Hs kể theo cặp. 
Hs kể trước lớp theo từng tranh – NX, BS
2 hs kể cả câu chuyện theo yêu cầu. 
3. Củng cố – dặn dò ( 4 – 6 phút ). 
Nội dung câu chuyện nói lên điều gì? 
VN: Tập kể lại truyện. 
	Thứ .......... ngày .........tháng........năm 2006
Chính tả ( nghe – viết )
Nghe nhạc
I. Mục đích – yêu cầu 
1. Nghe – viết đúng bài thơ Nghe nhạc.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt l / n. 
II. Đồ dùng dạy – học. 
Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy – học. 
1. Kiểm tra bài cũ ( 2 – 3 phút ) 
Bảng con : 	+ lịch sử 	+ rầu rĩ 
	+ nổi tiếng 	+ giục giã 
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài ( 1 – 2 phút ). Nghe – viết bài thơ: Nghe nhạc. 
b. Hướng dẫn chính tả ( 10 phút ) 
Gv đọc mẫu lần 1 – lớp đọc thầm 
1 hs đọc lại bài. 
? Bài thơ kể chuyện gì? 
Phân tích tiếng khó. 
	+ nổi ( n + ôi + hỏi ) 	+ lắc ( l + ăc + sắc ) 
	+ giẫm ( gi + âm + ngã ) 	+ trước ( tr + ươc + sắc ) 
	( gi – giê và i ) 	+ réo rắt ( r + eo + sắc; r + ăc + sắc ) 
	+ lên ( l + ên + ngang ) 
Hs viết bảng con: nổi, giẫm, lên, lắc, trước, réo rắt. 
c. Viết chính tả. 
Gv đọc mẫu lần 2. 
Nhận xét chính tả: - Cách trình bày các khổ thơ. 
Hướng dẫn hs tư thế ngồi. 
Gv đọc – hs viết bài ( 13 – 15 phút ) 
d. Chấm – chữa bài ( 3 – 5 phút ) 
Gv đọc, hs soát lỗi ( 2 lần ) – Gv kết hợp chữa lỗi: nổi, giẩm lên, lắc, réo rắt. 
Hs chữa lỗi, thống kê lỗi. 
e. Hướng dẫn làm bài tập ( 3 – 5 phút ) 
* Bài 2 ( a / 43 )
Hs đọc yêu cầu – hs làm vở 
Hs trả lời miệng – chữa bảng phụ. 
* Bài 3 / a / 43: 
Hs nêu yêu cầu – làm miệng – nhận xét, bổ sung. 
Gv chấm 8 – 10 bài : nhận xét. 
3. Củng cố – dặn dò ( 1 – 2 phút ) 
Nhận xét tiết học – Hướng dẫn làm BTVN. 
	Thứ .......... ngày .........tháng........năm 2006
	Tập đọc
	 Em vẽ Bác Hồ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 Tuan 21(1).doc