Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 19

Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 19

ÔN TẬP BỐN ANH TÀI

I/ Mục đích – yêu cầu:

-Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khẻo của cậu bé.

-Hiểu nội dung : Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

II/ Chuẩn bị:

III/ Các hoạt động dạy học.

1/ On định:Hát

2 Kiểm tra:

-Sự chuẩn bị đồ dùng học tập sách, vở của học sinh.

3. Bài mới:

 

doc 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 889Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy 04 – 01 – 2012 Thực hành kiến thức Tiếng Việt
ÔN TẬP BỐN ANH TÀI
I/ Mục đích – yêu cầu: 
-Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khẻo của cậu bé.
-Hiểu nội dung : Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. 
II/ Chuẩn bị:
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Oån định:Hát 
2 Kiểm tra:
-Sự chuẩn bị đồ dùng học tập sách, vở của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tìm hiểu nội dung bài.
-Sức khoẻ của cẩu Khây có gì đặc biệt? 
 -Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây? 
-Cẩu Khây lên đường diệt yêu tinh cùng ai? 
-Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì? 
Luyện đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn hs đọc diễn cảm bài văn.
chọn đoạn tiêu biểu cho HS luyện đọc.
 -Luyện đọc theo nhóm
-Hs đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
-Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi. 10 tuổi sức đã bằng trai 18. Về tài năng : 15 tuổi đã tinh thông. quyết trừ diệt cái ác.( đoạn 1 sgk)
Yêu tinh xuất hiện . Còn sống sót
-Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súcvật khiến làng bản tan hoang,nhiều nơi không còn ai sống sót.
-Cùng 3 người bạn Nắm Tay Đóng Cọc Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đọc Máng.
- Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc.Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước.Móng Tay Đọc Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng.
-Hs đọc nhóm đôi.
-HS thi dọc diễn cảm trước lớp
4/ Củng cố:
-Nội dung câu chuyện nói lên điều gì?
5/ Dặn dò: 
-Chuẩn bị: Chuyện cổ tích về loài người.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thực hành kiến thức Toán
ÔN TẬP
Mục tiêu:
- HS chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
-Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
-Tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Gv: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học: 
1- Ổn định:
2- Kiểm tra: 
1km2 = ..hm2
 3- Bài mới : 
HĐ CỦA HS
HĐ CỦA GV
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1 000 000m2 =km2 2 000 dm2 =m2
5 000 000m2 =km2 6 00cm2 =dm2
3km2 =.m2 25dm2 45cm2 =.cm2
Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm:
Thành phố có diện tích lớn nhất..
Thành phố có diện tích bé nhất..
Bài 3: Dựa vào biểu đồ, viết Đ hoặc S vào ô trống cho thích hợp:
a)Mật độ dân số thủ đô Hà Nội là 1875 người/ km2
b)Mật độ dân số thành phố Cần Thơ là 854 người/ km2
c)Mật độ dân số thành phố HCM là 3401 người/ km2
d)Thành phố Cần Thơ có mật độ dân số lớn nhất.
e)Thành phố HCM có mật độ dân số lớn nhất.
*Bài 4: Đố vui:
-Ki-lô –mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh bằng.m	
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1 000 000m2 = 1km2 2 000 dm2 =2m2
5 000 000m2 = 5km2 6 00cm2 = 6dm2
3km2 =300 000m2 25dm2 45cm2 =2545cm2
Bài 2:
Thành phố có diện tích lớn nhất Hà Nội.
Thành phố có diện tích bé nhất Cần Thơ.
Bài 3: 
a)Mật độ dân số thủ đô Hà Nội là 1875 người/ 
km2 Đ
b)Mật độ dân số thành phố Cần Thơ là 854 người/ km2 Đ
c)Mật độ dân số thành phố HCM là 3401 người/ km2 Đ
d)Thành phố Cần Thơ có mật độ dân số lớn nhất.S
e)Thành phố HCM có mật độ dân số lớn nhất.Đ
*Bài 4: Đố vui:
-Ki-lô –mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh bằng 1000m	
4. Củng cố: 3 000 000m2 =km2 5 000 dm2 =m2
5. Dặn dò: Oân cách chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thực hành kiến thức Toán
ÔN TẬP: KI LÔ MÉT VUÔNG.
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về biểu tượng đo đơn vị diện tích ki lô mét vuông.
Biết đọc viết đúng cho số đo diện tích theo đơn vị ki lô mét vuông, biết 1 km2 = 1000000 m2.
-Biết giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị diên tích cm2, dm2, m2 và km2.
II/ Chuẩn bị 
-Bảng phụ 
III/ Các hoạt động dạy học.
1.Ổn định:Hát 
2. Kiểm tra:
1 km2 = ? m2
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV hướùng dẫn học sinh ôn lại đơn vị đo diện tích ki lô mét vuông.
1 km2 = ? m2
1m2 = ? dm2
-GV hướng dẫn học sinh làm bài tập.
*Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
-GV hỗ trợ những học sinh yếu điền số thích hợp.
*Bài 2: Một mảnh vườn hình vuông có cạnh dài 3 km. Tính diện tích mảnh vườn đó.
*GV hỗ trợ những học sinh yếu cách tính diện tích.
HS trả lời các câu hỏi sau:
HS làm bảng con
5 km = 5000000 m
12km = 12000000m
..
Bài 2: Một HS làm bảng phụ, cả lớp làm vở chấm điểm
Diện tích mảnh vườn hình vuông là:
3 x 3 = 9 (km2)
Đáp số: 9 km2
4. Củng cố: 
1km2 = ? m2
-GD tính nhanh, tính chính xác.
5.Dặn dò: Về nhà làm vở bài tập.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 04 – 01 – 2012 Thực hành kiến thức Toán
 ÔN TẬP: DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH	
I/ Mục tiêu: 
-Củng cố cho học sinh cách tính diện tích hình bình hành.
-HS tính diện tích đúng và chính xác.
II/ Các hoạt động dạy học
1.Ổn định:hát 
2. Kiểm tra:
-Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào?
-Nêu công thức tínhdiện tích hình bình hành.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Một hình bình hành có độ dài đáy là 18 cm, chiều cao là 12 cm. tính diện tích hình bìh hành đó?
à GV hỗ trợ học sinh yếu cách tính diện tích hình bình hành.
Bài 2: Một mảnh vườn hình bình hành có chiều cao 215m, độ dài đáy là 185 m. tính diện tích mảnh vườn đó?
à GV hỗ trợ học sinh yếu cách tính diện tích hình bình hành.
Bài 3: Một vườn rau hình bình hành có chiều cao là 20 dm, độ dài đáy 30 dm. tính diện tích vườn rau đó theo đơn vị mét vuông? (HSG)
HS làm bài vào vở
Diện tích hình bình hành là:
18 x12 = 216 (cm2)
Đáp số: 216 cm2
HS làm bài vào vở chấm điểm:
Diện mảnh vườn hình bình hành là:
185 x215 = 39775 cm2
Đáp số: 39775 m2
(HS G) làm vào vở
Diện vườn rau hình bình hành là:
30 x30 = 600 (dm2)
Đổi 600 dm2 = 6 m2
Đáp số: 6 m2
 4. Củng cố: 
-Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào?
-Nêu công thức tínhdiện tích hình bình hành.
5.Dặn dò: Về nhà xem lại bài
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thực hành kiến thức Tiếng Việt
ÔN TẬP: KIM TỰ THÁP AI CẬP
I/ Mục đích – yêu cầu: 
-HS viết đúng bài chính tả, trình bày đúng bài chính tả.
-HS viết đúng các từ khó trong bài.
-Giáo dục viết nhanh và chính xác.
II/ Các hoạt động dạy học.
1.Ổn định:hát 
2. Kiểm tra:
-HS viết các từ: Ai Cập, nhằng nhịt, .
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1: Nghe viết chính tả.
GV đọc bài: Kim tự tháp Ai Cập 
Đoạn văn nói lên điều gì? 
-GV hỗ trợ học sinh yếu tìm thêm và phân tích một số từ mà em cho là khó.
-Giáo viên đọc bài cho HS viết vào vở.
-GV hỗ trợ, giúp đỡ những học sinh yếu.
-GV thu chấm bài.
HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi
Ca ngợi Kim tự tháp Ai Cập là một công trình kiến trúc cổ đại của người Ai Cập)
HS đọc bài, tìm những từ khó phân tích viết bảng con: Ai Cập, chằng chịt, kiến trúc, quan tài, ..
HS viết bài vào vở
HS soát lỗi
 4. Củng cố:
-HS lên bảng viết lại những lỗi sai.
-GD trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
5. Dặn dò: 
-Về nhà viết lại những lỗi sai.
-Chuẩn bị: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp. Đọc tìm những từ khó trong bài viết vào bảng con.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA QUÊ HƯƠNG – TÌM HIỂU VỀ TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
 I/ Mục tiêu : 
- Tìm hiểu về truyền thống văn hóa quê hương và về Tết cổ truyền của dân tộc
-HS biết những truyền thống văn hóa quê hương và Tết cổ truyền của dân tộc.
-Giáo dục HS tự hào truyền thống tốt đẹp của quê hương và Tết cổ truyền Việt Nam.
II/ Chuẩn bị: 
III/ Các hoạt động dạy học.
1.Ổn định:Hát 
2.Kiểm tra:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyền thống văn hóa quê hương
- Kể tên những những hoạt động văn hóa của quê hương?
- Quê hương ta có những lễ hội nào?
=> Giáo dục học sinh tự hào về truyền thống văn hóa quê hương
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về Tết cổ truyền Việt Nam
- Tết các em thường thấy có những hoạt động văn hóa, vui chơi nào?
- Tết thường các em hay vui chơi những đâu?
=> Giáo dục học sinh vui Tết an toàn, lành mạnh
- Các trò chơi dân gian trong các ngày lễ hội. Các lễ cúng câu an, cầu mưa.
-Lễ cúng Đình, lễ hội trăng rằm, lễ Vu Lan, Tết cổ truyền.
-Có các hoạt động như: Đón Giao thừa, bắn pháo hoa, chúc Tết ông bà,.
-Các tụ điểm vui choi van hóa của xã, phường,
4. Củng cố: 
- Tự hào truyền thống tốt đẹp của dân tộc
5. Dặn dò: 
 Về xem lại bài. Chuẩn bị: Tìm hiểu di tích lịch sử quê hương 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 05 – 01 – 2012 Thực hành kiến thức Toán 
ÔN LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
-Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
-Tính được chu vi, diện tích của hình bình hành.
II. Đồ dùng dạy học:
Thước kẻ 1 m.
III. Hoạt động dạy học: 
1-Ổn định: Hát 
2-Kiểm tra:
- Nêu quy tắc tính diện tích hình bình hành?
3-Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Bài 2: GV cho HS đọc yêu cầu bài tập.
(làm vào sách)
*Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài tập. Áp dụng công thức để tính chu vi hình bình hành.
P= ( a + b) x 2 ( a, b cùng đơn vị đo)
+Bài tập 4:
Tóm tắt:
Hình bình hành:
Có đáy: 40dm
Chiều cao: 25 dm
Diện tích:  dm2?
Độ dài đáy 
14 cm
23 m
Chiều cao 
13 cm
16 m
Diện tích hình bình hành 
14x 13 = 182 (cm2)
368 m2
a- p= (8+3) x 2 = 22 (cm).
*b- p = (10+5) x 2= 30 (dm).
+Bài tập 4: HS đọc yêu cầu, giải toán, làm vào vở.
 Bài giải
Diện tích mảnh đất hình bình hành là.
40 x 25 = 1000 (dm2)
Đáp số: 1000 dm2.
4.Củng cố: 
-Muốn tính chu vi hình bình hành ta làm thế nào? 
5.Dặn dò:
 -Học thuộc công thức tính chu vi hình bình hành.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thực hành kiến thức Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT.
I/ Mục đích – yêu cầu: 
-Nắm vững hai kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật.
-Viết được đoạn văn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học.
-Dùng từ đặt câu chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
1-Ổn định :Hát 
2-Kiểm tra:
 3-Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Một bài văn đầy đủ gồm mấy phần? là những phần nào?
 .Có mấy cách mở bài?
 .Thế nào là mở bài trực tiếp?
 Thế nào là mở bài gián tiếp?
Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
 Đề bài: Viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em.
-Cho HS làm theo hai cách: Mở bài trực tiếp, gián tiếp. (HS yếu làm một cách)
GD: Dùng từ đặt câu chính xác.
-Bài văn gồm có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
Có 2 cách mở bài: trực tiếp, gián tiếp
-HS làm bài, nối tiếp nhau đọc bài viết.
VD: ( mở bài trực tiếp) Chiếc bàn này là người bạn ở trường thân thiết với tôi gần một năm nay.
(Mở bài gián tiếp) Tôi rất yêu gia đình tôi, ngôi nhà của tôi. Ở đó, tôi có bố mẹ và em trai thân thương, có những đồ vật, đồ chơi thân quen và một góc học tập sáng sủa. Nổi bật trong góc học tập đó là cái bàn học xinh xắn của tôi.
4-Củng cố: 
-Đọc đoạn văn hay cho HS nghe.
5-Dặn dò: 
Viết chưa đạt về viết lại.
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19.doc