Giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 32

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 32

 LỊCHSỬ

 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

 (Tiết 2) TGDK:35’

I/Mục tiêu:

-Nắm được các sự kiện l.sử tiêu biểu,một số gương anh hùng của tỉnh B.Thuận trong thời kì chống Mĩ.

-Nắm được một số thành tựu nổi bật của Bình Thuận từ năm 1975 đến năm 2005

-Giáo dục lòng yêu quê hương ,tự hào về những truyền thống tốt đẹp của tỉnh nhà,mong muốn góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu ,đẹp.

II/Đồ dùng dạy học:

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

- Bản đồ (lược đồ) hành chính tỉnh Bình Thuận

- 2 lược đồ địa giới hành chính tỉnh Bình Thuận (cỡ giấy A2), kèm 2 bộ thẻ từ ghi ngày giải phóng các địa phương trong tỉnh ( 25/12/1974, 22/3/1975, 08/4/1975, 17/4/1975, 18/4/1975, 19/4/1975,23/4/1975, 27/4/1975)

- Tài liệu lịch sử địa phương lớp5 (số lượng đủ cho các nhóm.- Nếu mỗi HS có 1 bản càng tốt)

- Phiếu học tập (theo nhóm- cỡ giấyA2 ).- Mỗi nhóm 1 tờ giấy cỡ A2 (Hoặc tờ lịch tấm).

III/Các hoạt động dạy học:

1. Hoạt động đầu tiên Sơ lược về lịch sử và con người B.Thuận. các phong trào yêu nước và cuộc kháng chiến chống Pháp. - HS tự kiểm tra kiến thức cũ lẫn nhau.

2. Hoạt động dạy học bài mới

Hoạt động 1: (Làm việc theo nhóm )

+Mục tiêu: HS nắm được các sự kiện lịch sử tiêu biểu,một số gương anh hùng của tỉnh Bình Thuận trong thời kì chống Mĩ.

- GV chia nhóm,phát tài liệu, hướng dẫn HS thực hiện.

*Bước 1: HS đọc mục III trong tài liệu ,sau đó thảo luận các yêu cầu:

1.Hãy nêu mốc thời gian các địa phương trong tỉnh được giải phóng.

2. Kể một số gương anh hùng tiêu biểu trong thời kì chống Mĩ ở địa phương mà em biết.

*Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận ,các nhóm khgác nhận xét,bổ sung.

*Bước 3: GV cung cấp thêm những thông tin ( hoặc kể chuyện ) về một số sự kiện, anh hùng tiêu biểu trong đánh Mĩ, các bà mẹ VN anh hùng ở địa phương( xã ,huyện ,tỉnh).GV kết luận.

 

doc 6 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCHSỬ 
 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
 (Tiết 2) TGDK:35’
I/Mục tiêu:
-Nắm được các sự kiện l.sử tiêu biểu,một số gương anh hùng của tỉnh B.Thuận trong thời kì chống Mĩ.
-Nắm được một số thành tựu nổi bật của Bình Thuận từ năm 1975 đến năm 2005
-Giáo dục lòng yêu quê hương ,tự hào về những truyền thống tốt đẹp của tỉnh nhà,mong muốn góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu ,đẹp.
II/Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Bản đồ (lược đồ) hành chính tỉnh Bình Thuận 
- 2 lược đồ địa giới hành chính tỉnh Bình Thuận (cỡ giấy A2), kèm 2 bộ thẻ từ ghi ngày giải phóng các địa phương trong tỉnh ( 25/12/1974, 22/3/1975, 08/4/1975, 17/4/1975, 18/4/1975, 19/4/1975,23/4/1975, 27/4/1975)
- Tài liệu lịch sử địa phương lớp5 (số lượng đủ cho các nhóm.- Nếu mỗi HS có 1 bản càng tốt)
- Phiếu học tập (theo nhóm- cỡ giấyA2 ).- Mỗi nhóm 1 tờ giấy cỡ A2 (Hoặc tờ lịch tấm).
III/Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên Sơ lược về lịch sử và con người B.Thuận. các phong trào yêu nước và cuộc kháng chiến chống Pháp.	- HS tự kiểm tra kiến thức cũ lẫn nhau.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: (Làm việc theo nhóm )
+Mục tiêu: HS nắm được các sự kiện lịch sử tiêu biểu,một số gương anh hùng của tỉnh Bình Thuận trong thời kì chống Mĩ.
- GV chia nhóm,phát tài liệu, hướng dẫn HS thực hiện.
*Bước 1: HS đọc mục III trong tài liệu ,sau đó thảo luận các yêu cầu:
1.Hãy nêu mốc thời gian các địa phương trong tỉnh được giải phóng.
2. Kể một số gương anh hùng tiêu biểu trong thời kì chống Mĩ ở địa phương mà em biết.
*Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận ,các nhóm khgác nhận xét,bổ sung.
*Bước 3: GV cung cấp thêm những thông tin ( hoặc kể chuyện ) về một số sự kiện, anh hùng tiêu biểu trong đánh Mĩ, các bà mẹ VN anh hùng ở địa phương( xã ,huyện ,tỉnh).GV kết luận.
Hoạt động 2: ( Làm việc theo nhóm)
+Mục tiêu: HS nắm được một số thành tựu nổi bật của Bình Thuận từ năm 1975 đến năm 2005.
*Bước 1: HS đọc mục IV trong tài liệu, sau đó :
-Thảo luận câu hỏi:Nêu 1 số thành tựu nổi bật của tỉnh B.Thuận từ năm 1975 đến năm 2005
-Trình bày các tranh ảnh về các thành tựu HS đã sưu tầm trên giấy lớn( GV nêu hướng dẫn HS trình bày theo từng nhóm chủ đề)
*Bước 2: Các nhóm gắn tờ giấy lớn có tranh ảnh lên bảng lớp( hoặc trên vách tường), đồng thời cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm( nếu kết hợp tranh minh hoạ càng tốt),Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cho HS cả lớp đi 1 vòng quan sát tranh ảnh của nhóm bạn.Bình chọn sản phẩm tốt nhất( Tranh ảnh phong phú, đẹp, trình bày khoa học),tuyên dương.
*Bước 3: GV giới thiệu thêm 1 số thành tựu nổi bật của huyện ,xã.
=>GV kết luận ( Theo phần chữ in đậm cuối mục IV của tài liệu)
3. Hoạt động cuối cùng Củng cố bài học, liên hệ giáo dục lòng yêu quê hương ,tự hào về những truyền thống tốt đẹp của tỉnh nhà,mong muốn góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu ,đẹp- GV nhận xét tiết học- Dặn dò: Ôn tập 
IV/ Phần bổ sung :	
 ĐẠO ĐỨC 
 DÀNH CHO ĐỊAPHƯƠNG 
 GIẢI TRÍ PHÙ HỢP VỚI LỨA TUỔI
 TGDK:35’
 I/Mục tiêu: 
- Học xong bài này HS: -Biết rằng vui chơi giải trí giúp ta có tinh thần thỏai mái sau những giờ học tập ,lao động.Trò chơi lành mạnh,phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp tăng cường thể lực,trí lực.
-Biết lựa chọn và tham gia các tró chơi lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi.
-Có thái độ đồng tình với việc vui chơi giải trí phù hợp và không đồng tình với những trò chơi không lành mạnh,không phù hợp.
II/ Các họat động dạy học: 
1. Hoạt động đầu tiên: 
- Kiểm tra lại các kiến thức trong bài “Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” 
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Họat động 1: Tìm hiểu nội dung “Chuyện môt người bạn”
+Mục tiêu: HS thấy được việc làm không tốt của Nam và tác hại của việc làm đó.
*Cách tiến hành: HS thảo luận nhóm-sắm vai-trình bày-nhận xét.
-HS cả lớp trả lời các câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Nam ? Nếu em là Tiến, em sẽ làm gì ? Qua câu chuyện trên, em thấy ham chơi điện tử quá mức có hại như thế nào ? 
-GV kết luận 
Họat động2: Bày tỏ thái độ 
+Mục tiêu: Giúp HS nhận biết như thế nào là vui chơi giải trí phù hợp và không phù hợp.
* Cách tiến hành (thẻ xanh , thẻ đỏ)
1. GV nêu yêu cầu bài tập 1 và hướng dẫn HS cách bày tỏ thái độ thông qua việc đưa thẻ tán thành và không tán thành. 
2. GV lần lượt nêu từng ý kiến, HS bày tỏ thái độ theo quy ước-GV yêu cầu HS giải thích và nhận xét-GV kết luận 
Họat động 3: Xử lý tình huống
+ Mục tiêu: Giúp các em nhận định được các trò chơi giải trí nào phù hợp với lứa tuổi các em 
* Cách tiến hành: Họat động nhóm 4- đại diện trình bày- nhóm khác nhận xét- GV kết luận 
3. Hoạt động cuối cùng : Liên hệ thực tế 
+Mục tiêu: HS biết kể những trò chơi giải trí lành mạnh phù hợp với lứa tuổi
*Cách tiến hành: HS trình bày cá nhân-HS khác nhận xét. 
IV/ Phần bổ sung :	
 KHOA HỌC 
 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 
SGK/130 	TGDK:35’
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số vií dụ và ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. ĐDDH: 
+ GV: Hình vẽ trong SGK trang 130, 131.
+ HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên : Bài cũ: Môi trường.
- Học sinh tự đặt câu hỏi mời học sinh khác trả lời.
- Giáo viên nhận xét.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
+Mục tiêu: Hình thành cho học sinh khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên.
*Cách tiến hành: 
Nhóm trưởng điều khiển thảo luận.
Tài nguyên thiên nhiên là gì?
Nhóm cùng quan sát các hình trang 130, 131SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của tài nguyên đó.
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2: Trò chơi “Thi kể chuyện tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”.
+Mục tiêu:HS kể được 1 số các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng.
*Cách tiến hành:
Giáo viên nói tên trò chơi và hướng dẫn học sinh cách chơi.
Chia số học sinh tham gia chơi thành 2 đội có số người bằng nhau.
Đứng thành hai hàng dọc, hô “bắt đầu”, người đứng trên cùng cầm phấn viết lên bảng tên một tài nguyên thiên nhiên, đưa phấn cho bạn tiếp theo.
Giáo viên tuyên dương đội thắng cuộc.
3. Hoạt động cuối cùng 
Thi đua : Ai chính xác hơn.
Một dãy cho tên tài nguyên thiên nhiên.
Một dãy nêu công dụng (ngược lại).
Chuẩn bị: “Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người”.
Nhận xét tiết học .	
IV/ Phần bổ sung :	
 KHOA HỌC 
 VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 
 ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
SGK/132 	TGDK:35’
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ: môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
- Tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
II. ĐDDH:Hình vẽ trong SGK trang 132.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên: Bài cũ: “Tài nguyên thiên nhiên.”
Học sinh tự đặt câu hỏi, mời bạn khác trả lời.® Giáo viên nhận xét.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu: Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người.
Hoạt động 2: Quan sát.
+Mục tiêu: Biết nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiền có ảnh hưởng lớn đế đời sống con người.
- Trình bày được tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng quan sát các hình trang 122, 123 SGK để phát hiện.
Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?
Đại diện nhóm trình bày.Các nhóm khác bổ sung.
Nêu ví dụ về những gì môi trường cung cấp cho con người và những gì con người thải ra môi trường? ® Giáo viên kết luận:
- Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người:
+Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí,
+Các nguyên liệu và nhiên liệu.
Môi trường là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt hằng ngày, sản xuất, hoạt động khác của con người.
 Hoạt động 3: Trò chơi “Nhóm nào nhanh hơn”.
+Mục tiêu:Củng cố cho HS những kiến thức về vai trò của môi trường đối với đời sống con người đã học ở hoạt động trên.
Cách tiến hành:
Giáo viên yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những thứ môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người.
Giáo viên yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi cuối bài ở trang 123 SGK.
Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại?
3. Hoạt động cuối cùng : Củng cố lại bài học
Đọc lại toàn bộ nội dung ghi nhớ của bài học. Học sinh viết tên những thứ môi trường cho con người và những thứ môi trường nhận từ con người.
Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị hết, môi trường sẽ bị ô nhiễm,.
Chuẩn bị: “Tác động của con người đến môi trường sống”.
Nhận xét tiết học.	
IV/ Phần bổ sung :	
 Thứ sáu ngày 27 tháng 4 năm 2012 
 ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG 
 KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN 
 TGDK:40’
I/Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
- Dân số và sự phân bố dân cư tỉnh Bình Thuận.
- Trình bày một số nét cơ bản về phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
- Khai thác các thông tin để trình bày được những nét chính của các ngành kinh tế của B.Thuận.
- Nét đẹp, nét riêng về tổ chức sinh họat các lễ hội của người dân Bình Thuận.
II/ Đồ dùng dạy học: + GV: Bản đồ hành chính Việt Nam hoặc tỉnh Bình Thuận.
 + HS: Tranh ảnh một số cơ sở sản xuất, chế biến, du lịch, lễ hội
III/Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên: Bài cũ: Địa lý tự nhiên tỉnh Bình Thuận. - Học sinh tự kỉểm tra kiến thức bài cũ
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: (Làm việc theo từng cặp) 
+ Mục tiêu: Giúp HS biết: Dân số và sự phân bố dân cư. 
*Bước 1: HS dựa vào mục I và bảng số liệu trong bài thảo luận các câu hỏi sau:
- Dân số của tỉnh ta có bao nhiêu người ? Có bao nhiêu dân tộc +So sánh số liệu giữa tỷ lệ dân thành thị và nông thôn, cho biết sự phân bố dân cư và tình hình gia tăng dân số ở tỉnh ta.
*Bước 2: Đại diện các nhóm đôi lần lượt trình bày kết quả làm việc theo nhóm.
-GVsửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời (Qua bảng số liệu lược đồ tỉnh B. Thuận )
-Giáo viên kết luận: Bình thuận có dân số tự nhiên chiếm 1,39% dân số cả nước, mật độ dân số phân bố không đồng đều.
Hoạt động 2: (Làm việc cả lớp) 
+ Mục tiêu: Giúp HS biết: Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế: 
*Bước 1: H.sinh dựa vào mục II và vốn hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi sau: 
-Bình thuận có một số công trình kiến trúc đặc biệt nào?-Em có nhận xét gì về tình hình giáo dục ở tỉnh ta ? -Họat động y tế ở tỉnh ta những năm qua có gì thay đổi ? -Địa phương em có những lễ hội nào diễn ra hàng năm ?
*Bước 2: Học sinh trình bày- học sinh khác nhận xét – Giáo viên sửa chữa .
Kết luận: Văn hóa, giáo dục, y tế, được củng cố và phát triển
 Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm, cá nhân) + Mục tiêu: Giúp HS biết tình hình Kinh tế 
*Bước 1: H.sinh dựa vào phần III và một số tranh ảnh sưu tầm trả lời các câu hỏi sau:
-Ngành trồng trọt và chăn nuôi tỉnh ta phát triển như thế nào ? Em hãy nêu tên một số cây trồng vật nuôi chính ? 
-Tình hình Lâm nghiệp và ngư nghiệp Bình Thuận phát triển như thế nào ?
*Bước 2: Học sinh trình bày, học sinh khác nhận xét-Giáo viên sửa chữa và bổ sung.
*Bước 3: Giáo viên ghi sẵn 4 cột và yêu cầu học sinh thảo luận (nhóm 4) và ghi những nét chính các ngành kinh tế vào các cột tương ứng: (với thời gian 02 phút).
Công nghiệp
Dịch vụ
Thương mại
Du lịch
*Bước 4: Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm – nhóm khác nhận xét Giáo viên sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời.
Giáo viên kết luận: Các ngành kinh tế ở địa phương có sự tăng trưởng và phát triển khá toàn diện, đặc biệt là thủy sản.
 3. Hoạt động cuối cùng 
-Học sinh lên bảng chỉ ra vị trí tỉnh Bình Thuận trên bản đồ hành chính Việt nam; cho biết lợi thế đặc biệt của tỉnh về phát triển kinh tế là gì ? -Giáo viên nhận xét tiết học.
 IV/ Phần bổ sung :	

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T.NHIEN X.HOI.doc