Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 11

Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 11

I - NHẬN XÉT TUẦN QUA:

1. Chuyên cần: Lười học bài:Đảm

2. Học tập: Chữ viết còn xấu, cẩu thả: Tiến, Đảm.

 Không tập trung chú ý bài: Đảm

3. Các hoạt động khác:

 HS chơi những trò chơi mạnh bạo

II - KẾ HOẠCH TUẦN 12:

-Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

- Tích cực, tự giác học tập

- Phụ đạo HS yếu có hiệu quả

- Không nói chuyện, trao đổi nhiều trong giờ học.

- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài

-Soạn tập sách theo thời khóa biểu.

-Rèn chữ viết cẩn thận, đúng , đẹp

- Các em có đầy đủ dụng cụ học tập

- Lễ phép, kính trọng thầy cố giáo, người lớn tuổi

- Đi học đều, đúng giờ, đi thưa về trình

- Thực hiện tốt ngôn phong, tác phong HS

- Các em xếp hàng ngay ngắn ra vào lớp, hát đầu giờ, giữa giờ.

- Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.

- Tập thể dục giữa giờ, chơi những trò chơi nhẹ nhàng.

-Trực nhật lớp sạch sẽ

-Rửa tay sạch sẽ trước khi vào học.

- Không ăn quà vặt, uống nước chín

- Để xe đạp ngay ngắn đúng nơi quy định.

- Thực hiện tốt an toàn giao thông

 

doc 27 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T/N
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
31/10/2011
Sáng
SHDC
11
TĐ
21
Ông trạng thả diều 
T
51
Nhân với số 10,100,1000
KH
21
Ba thể của nước 
Chiều
TD
KT 
THKT T
28
Ôn tập nhân với số 10,100,1000
Ba
01/11/2011
CT
11
Nếu chúng mình có phép lạ
T
52
Tính chất kết hợp của phép nhân 
LT&C
21
Luyện tập về động từ 
ĐL
11
Ôn tập 
Chiều
THKT TV
37
Luyện đọc Ông Trạng thả diều
THKT TV
38
Luyện viết chính tả Nếu chúng mình có phép lạ
THKT T
29
Ôn tập Tính chất kết hợp của phép nhân
Tư
02/11/2011
Sáng
TĐ
22
Có chí thì nên 
T
53
Nhân với số có tận cùng là chữ số 0
TLV
21
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân 
ĐĐ
11
Thực hành kỹ năng học kỳ I
Chiều
THKT TV
39
Ôn tập Luyện từ và câu
THKT T
30
Ôn tập Nhân với số có tận cùng là chữ số 0
HĐTT
11
GDATGT – GD môi trường – GD về Quyền và bổn phận...
Năm
03/11/2011
Sáng
LT&C
22
Tính từ 
T
54
Đê xi mét vuông 
KC 
11
Bàn chân kỳ diệu 
LS
11
 Nhà Lý dời đô về Thăng Long
Chiều
AV
MT
AN
Sáu
04/11/2011
Sáng
AV
TLV
22
Mở bài trong bài văn kể chuyện 
T
55
Mét vuông 
TD
Chiều
THKT TV
40
Ôn tập Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
KH
22
Mây được hình thành như thế nào?
SHL
11
TKT 11
TUẦN 11 
Ngày dạy: 31 – 10 – 2011 SINH HOẠT DƯỚI CỜ (Tiết 11)
I - NHẬN XÉT TUẦN QUA:
1. Chuyên cần: Lười học bài:Đảm
2. Học tập: Chữ viết còn xấu, cẩu thả: Tiến, Đảm.
 Không tập trung chú ý bài: Đảm
3. Các hoạt động khác: 
 HS chơi những trò chơi mạnh bạo
II - KẾ HOẠCH TUẦN 12:
-Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Tích cực, tự giác học tập
- Phụ đạo HS yếu có hiệu quả
- Không nói chuyện, trao đổi nhiều trong giờ học.
- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
-Soạn tập sách theo thời khóa biểu.
-Rèn chữ viết cẩn thận, đúng , đẹp
- Các em có đầy đủ dụng cụ học tập 
- Lễ phép, kính trọng thầy cố giáo, người lớn tuổi
- Đi học đều, đúng giờ, đi thưa về trình
- Thực hiện tốt ngôn phong, tác phong HS
- Các em xếp hàng ngay ngắn ra vào lớp, hát đầu giờ, giữa giờ.
- Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
- Tập thể dục giữa giờ, chơi những trò chơi nhẹ nhàng.
-Trực nhật lớp sạch sẽ
-Rửa tay sạch sẽ trước khi vào học.
- Không ăn quà vặt, uống nước chín
- Để xe đạp ngay ngắn đúng nơi quy định.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 31 – 10 – 2011 Tập đọc ( Tiết 21)
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I.Mục đích – yêu cầu
- Đọc rành mạch, trôi chảy. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn vảm đoạn văn.
-Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
-Cố gắng vượt khó học tập.
II.Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tra.
3-Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
GV đọc mẫu, chia đoạn:
Mỗi lần xuống dòng là một đoạn
GV cho HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
+Kết hợp giải nghĩa từ ở cuối bài.
-GV theo dõi sửa cho học sinh. 
-GV đọc diễn cảm cả bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, nhấn giọng ở những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách thông minh của Nguyễn Hiền.
-Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
-Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ?
=>Cố gắng vượt khó học tập.
Vì sao cậu bé Hiền được gọi là ông Trạng thả diều?
+Ý nghĩa ?
 Hướng dẫn đọc diễn cảm
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: ”Thầy phải kinh ngạcđom đóm vào trong.”
	- GV đọc mẫu
Học sinh nối tiếp đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc theo cặp.
HS đọc thầm.
- Một, hai HS đọc bài.
- Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường: có thể thuộc 20 trang sách mỗi ngày mà vẫn còn thời gian chơi thả diều.
 Ban ngày đi chăn trâu, đứng ngoài lớp nghe giảng, tối mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay, mảnh gạch là vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
 Vì Hiền đỗ trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là cậu bé ham thích chơi diều.
Nguyễn Hiền là người tuổi trẻ tài cao, công thành danh toại nhưng điều mà câu chuyện khuyên ta là Có chí thì nên.
*Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. 
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
-Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
4- Củng cố:
 Truyện đọc này giúp em hiểu ra điều gì? (Làm việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó mới thành công. )
5-Dặn dò- nhận xét.
-Về nhà luyện đọc bài và chuẩn bị bài “ Có chí thì nên”
-Đọc bài , chuẩn bị câu hỏi 1.2
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán (tiết 51)
NHÂN VỚI 10, 1OO, 1OOO
CHIA CHO 1O, 1OO, 1OOO
I.Muc tiêu.
-HS biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10; 100; 1000; và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10; 100; 1000.
- HS giỏi BT2 làm luôn 3 dòng sau
-Cẩn thận- chính xác.
II.Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ.
III.Hoạt động dạy học.
1-Ổn định 
2-Kiểm tra.
-Nêu tính chất giao hoán của phép nhân?
3-Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 a.Hướng dẫn HS nhân với 10
1.a) 35 x 10 = ?
Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính.
Vậy 35x 10= 350
=> Khi nhân 35 với 10 ta chỉ việc viết thêm vào bên phải 35 một chữ số 0 (350)
- Khi nhân một số tự nhiên với 10, ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó.
b.Hướng dẫn HS chia cho 10:
 35 x 10 = 350
 Ta có: 350 : 10 = 35
=>Khi chia một số tròn chục cho 10, ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó.
c. Hướng dẫn HS nhân nhẩm với 100, 1000; chia số tròn trăm, tròn nghìn cho 100, 1000
-Khi nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000, ta làm như thế nào?
-Khi chia số tự nhiên cho 10, 100, 1000,.. ta làm như thế nào?
Hoạt động 2: Thực hành. Hỗ trợ HS yếu tính nhân.
Bài tập 1: Tính nhẩm (làm miệng)
a-18x10= 82x100= 
 18x100= 75x1000= 
 18x1000= 19x10=
b- 9000:10= 6800 : 100= 
 9000: 100= 420:10= 
 9000 : 1000= 2000:1000=
Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống.
300kg= tạ
Cách làm:
Ta có: 100kg= 1 tạ
Nhẩm: 300: 100= 3
Vậy: 300kg= 3 tạ
35 x 10 = 10 x 35 = 1 chục x 35 = 35 chục = 350
Vài HS nhắc lại.
350 : 10 = 35 chục : 1 chục = 35
-HS đọc nhận xét SGK
HS làm bài miệng.
a-18x10=180 82x100=8200 
18x100= 1800 75x1000=75000 
18x1000=18000 19x10=190
b- 9000:10=900 6800 : 100=68 
 9000: 100=90 420:10=42
 9000 : 1000=9 2000:1000=2
HS làm vào vở.
 70 kg=7 yến 
 800kg=8tạ 
 300 tạ = 30 tấn
*120 tạ =12 tấn
* 5000 kg=5 tấn 
*4000g = 4 kg.
4-Củng cố.
Muốn nhân, chia một số tự nhiên với 10,100,1000 ta làm thế nào ?
5-Dặn dò:
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài “ Tính chất kết hợp của phép nhân” Làm bài tập chuẩn bị 1.2
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học (Tiết 21)
BA THỂ CỦA NƯỚC 
I. Mục tiêu.
-Nêu được nước tồn tại ở ba thể: rắn, lỏng và khí. 
-Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
-Giữ gìn nguồn nước sạch sẽ.
II.Đồ dùng dạy học.
+Chai lọ thuỷ tinh hoặc nhựa trong để đựng nước.
+Nguồn nhiệt ( nến, đèn cồn ), ống nghiệm hoặc chậu thuỷ tinh chịu nhiệt hay ấm đun nước.
III.Hoạt động dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tra.
-Nước có những tính chất gì?
3-Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hoạt động 1:Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại 
-Em hãy nêu vài VD về nước ở thể lỏng.
-Ngoài ra nước còn tồn tại ở những thể nào, chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây.
-Lau bảng bằng khăn ướt, yêu cầu 1 hs sờ tay lên bảng và nhận xét. Liệu mặt bảng có ướt thế mải không?
-Nước trên mặt bảng đã biến đi đâu?
-Cho các nhóm làm thí nghiệm như hình 3.
-Hướng dẫn hs quan sát: quan sát hơi nước bốc lên. Uùp đĩa lên trên, lát sau lấy ra. Có nhận xét gì?
-Giảng thêm:
+Hơi nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hơi nước là ở thể khí.
+”Cái” mà ta nhìn thấy bốc lên từ nước sôi được giải thích như sau: khi có rất nhiều hơi nước bốc lên từ nước sôi tập trung ở một chỗ, gặp phải không khí lạnh hơn, ngay lập tức, hơi nước đó ngưng tụ và tạo thành những giọt nước li ti tiếp tục bay lên. Lớp nọ nối tiếp lớp kia như đám sương mù, vì vậy mà ta đã nhìn thấy. Khi ta hứng chiếc đĩa, những giọt nước li ti gặp đĩa lạnh và ngưng tụ thành những giọt nước đọng trên đĩa.
-Hãy giải thích hiện tượng bảng khô.
-Khi mở nắp nồi cơm vừa chín ta thấy có đọng nhiều nước, em hãy giải thích.
-Em còn thấy nước chuyển từ thể lỏng sang khí và ngược lại ở đâu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành nước ở thể rắn và ngược lại 
-Đặt khay nước trong ngăn làm đá tủ lạnh, sau vài giờ lấy ra.
-Nước  ... ó khăn để học tập và rèn luyện.
4- Củng cố.
-HS kể lại câu chuyện, nêu ý nghĩa?
5-Dặn dò:
Về nhà tập kể lại cho người thân nghe và chuẩn bị tiết sau “Tim đọc những câu chuyện về người có ý chí và giàu nghị lực”
-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử (Tiết 11)
NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I.Mục tiêu.
-Nêu được nhũng lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng đất trung tâm của đất nước,
-Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập ra vương triều Lý,..
- Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc: có một kinh đô lâu đời – kinh đô Thăng Long – nay là Hà Nội.
II Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam
III. Hoạt động dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tra.
-Vì sao quân Tống xâm lược nước ta?
-Ý nghĩa của việc chiến thắng quân Tống lần thứ nhất?
3-Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động1: Làm việc cá nhân
-Hoàn cảnh ra đời của triều đại nhà Lý?
-Cho HS quan sát bản đồ.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
-Cho HS xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư và Đại La (Thăng Long)
- Tại sao Lý Thái Tổ lại có quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La?
=>Mùa thu 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi Đại La thành Thăng Long. Sau đó, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt.
+ Thăng Long: rồng bay lên
+ Đại Việt: nước Việt lớn mạnh.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Thăng Long dưới thời Lý đã được xây dựng như thế nào?
=>Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc: có một kinh đô lâu đời – kinh đô Thăng Long – nay là Hà Nội.
- Năm 1005, vua Lê Đại Hành mấ, Lê Long Đỉnh lên ngôi, tính tình bạo ngược. Lý Công Uẩn là viên quan có tài, có tài có đứ. Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua. Nhà Lý bắt đầu từ đây.
- HS xác định các địa danh trên bản đồ
HS hoạt động theo nhóm sau đó cử đại diện lên báo cáo.
-Vùng trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt, muốn cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- HS thảo luận
 => Thăng Long có nhiều cung điện, lâu đài, đền chùa. Dân tụ họp ngày càng đông và lập nên phố, nên phường .
4-Củng cố.
Vì sao nhà Lý dời đô ra Thăng Long?
5-Dặn dò
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài “ Chùa thời Lý”
Vì sao dưới triều Lý nhiều chùa được xây dựng?
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 04 – 11 – 2011 Tập làm văn (Tiết 22)
MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN.
I.Mục đích – yêu cầu
- Nắm được hai cách mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện.
- Nhận biết được mở bài theo cách đã học; bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp
-Viết câu văn rõ ràng đầy đủ ý nghĩa.
II. Đồ dùng dạy học. 
-Bảng phụ viết gợi ý.
III. Hoạt động dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tra.
HS đóng vai trao đổi với người thân về việc xin học một lớp năng khiếu do trường em tổ chức.
3-Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Giới thiệu cách mở bài trong bài văn kể chuyện
-Gv gọi hs đọc bài “Rùa và Thỏ”
-Gv cho cả lớp đọc thầm truyện và gạch dưới đoạn mở bài.
-Gv cho hs đoc2 cách mở bài và nhận xét.
-Gv cho hs rút ra ghi nhớ.
Gv chốt ý lại và cho hs nhắc lại
 *Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: GV cho HS đọc nối tiếp.
=>Viết câu văn rõ ràng đầy đủ ý nghĩa.
Bài 2: GV cho HS đọc câu chuyện, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bài 3: Gv yêu cầu Hs tự làm phần mở đầu câu chuyện theo cách mở bài gián tiếp bằng lời kể của người kể chuyện hoặc lời của bác Lê. 
-Gv gọi hs đọc bài và cho hs nhận xét, tuyên dương
-2 hs đọc
-Cả lớp đọc thầm SGK
-Hs nêu miệng
Có hai cách mở bài trong câu chuyện đó là cách mở bài trực tiếp và cách mở bài gián tiếp
4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn mở bài. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và phát biểu ý kiến. 
-Cách mở bài trực tiếp là câu a.(Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện)
-Cách mở bài gián tiếp là câu b, c, d. (Nói chuyện khác dẫn đến câu chuyện định kể)
- Truyện mở bài theo cách trực tiếp- kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện. 
HS làm vào vở. Nhận xét.
4-Củng cố.
GV đọc lại ghi nhớ
5-Dặn dò:
	 -Về nhà tập làm mở bài-Xem trước bài: Kết bài trong bài văn kể chuyện. Đọc trước nhận xét và chuẩn bị bài.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán (tiết 55)
MÉT VUÔNG
I.Mục tiêu.
-Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích.
-Biết đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông .Biết được 1 m2 = 100dm2 và ngược lại . Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang cm2, dm2
- HS giỏi Bài 2 cột thứ 2
-Cẩn thận- chính xác.
II.Đồ dùng dạy học.
GV chuẩn bị hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh bằng 1 m (kẻ ô vuông gồm 100 hình vuông 1dm2)
III.Hoạt động dạy học.
1-Oån định .
2-Kiểm tra.	
1 dm2 = cm2 8 dm2 = cm2 85 dm2 .. 800 cm2
3-Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động1: Giới thiệu hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1m và được chia thành các ô vuông 1 dm2
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng phụ
Yêu cầu HS nhận xét hình vuông 1 m2ï có bao nhiêu hình vuông nhỏ?
GV nhận xét và rút ra kết luận: Diện tích hình vuông có cạnh dài 1 m bằng tổng diện tích của 100 hình vuông nhỏ (cạnh dài 1 dm) 
Để đo diện tích, ngoài dm2, cm2, người ta còn sử dụng đơn vị m2. 
1m2 là diện tích hình vuông có cạnh dài bao nhiêu?
Cách viết kí hiệu mét vuông: m2 
GV nêu bài toán: Tính diện tích hình vuông có cạnh bằng 10 dm?
GV giúp HS rút ra nhận xét: 1 m2 = 100 dm2
 1 m2 = 100 dm2
 1 dm2 = 100 cm2
Vậy 1 m2 = 10 000 cm2
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: Viết theo mẫu
-Chín trăm chín mươi mét vuông: 990 m2
Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1m2 = dm2 *400 dm2=m2
100 dm2 = ..m2 *2110m2 =  dm2
1m2 = 10000 cm2 *15m2 =cm2
10000cm2 =  m2 *10dm2 2cm2 =  cm2
Bài tập 3:
HS đọc yêu cầu bài toán, giải vào vở.
- Nhắc lại cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật?
=>Tính cẩn thận- chính xác.
HS quan sát
HS làm việc theo nhóm
Đại diện nhóm báo cáo: có 100 hình vuông nhỏ
HS nhận xét, bổ sung.
1m2 là diện tích hình vuông có cạnh dài 1m.
HS viết bảng con: m2
10 x 10 = 100 (dm2)
HS đọc: 1 m2 = 100 dm2
 1dm2 = 100 cm2
 1m2 = 10 000 cm2
Bài tập 1:
-Hai nghìn không trăm linh năm mét vuông: 2005m2
-Một nghìn chín trăm tám mươi mét vuông: 1980m2
-Hai mươi tám nghìn chín trăm mười một xăng- ti- mét vuông: 28 911 cm2
Bài tập 2:
1m2 = 100dm2 *400 dm2=4 m2
100 dm2 = 1 m2 *2110m2 = 211000 dm2
1m2 = 10000 cm2 *15m2 = 150000 cm2
10000cm2 = 1 m2 *10dm2 2cm2 = 102 cm2
Bài tập 3:
 Giải
Diện tích một viên gạch lát nền là: 
30 x 30 = 900 (cm2)
Diện tích căn phòng là: 
900 x 200 = 18 0000 (cm2) = 18 m2
Đáp số : 18 m2
4-Củng cố: 1 m2 =  dm2 1 m2 =  cm2
5-Dặn dò.
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài “Nhân một số với một tổng” Đọc bài chuẩn bị bài tập 1.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học (Tiết 22)
MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
MƯA TỪ ĐÂU RA?
I.Mục tiêu.
-Biết mây mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên .
-Hiểu được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
II.đồ dùng dạy học.
III.Hoạt động dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tra.
-Nước có những thể nào? 
3-Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hoạt động 1:Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên 
-Hãy đọc câu chuyện”Cuộc phiêu lưu của ba giọt nước” và kể với bạn bên cạnh.
-Quan sát hình vẽ và trả lời:
+Mây được hình thành như thế nào?
+Mưa từ đâu ra?
-Yêu cầu hs đọc mục “Bạn cần biết”
-Dựa trên những kiến thức đã học, em hãy định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Hoạt động 2:Trò chơi đóng vai”Tôi là giọt nước” 
-Chia lớp thành 4 nhóm.
-Mỗi nhóm tự phân vai: giọt nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa.
-Hướng dẫn các nhóm làm việc và cho lời thoại cho các vai.
-Nhận xét về khía cạnh khoa học và cách đóng vai.
=>Hiểu được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
-Nghiên cứu câu chuyện. Kể với bạn bên cạnh.
-Từ hơi nước bốc hơi ngưng tụ lại tạo thành mây.
-Nước mưa từ mây gặp điều kiện thuận lợi rơi xuống.
-Đọc.
-Nêu định nghĩa.
-Các nhóm làm việc.
-Các nhóm đóng vai. Nhóm khác góp ý.
4-Củng cố.
-Mây được hình thành thế nào? Mưa từ đâu ra?
5- Dặn dò:
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài “ Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước”. Đọc bài và chuẩn bị tập vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 11.doc