I - NHẬN XÉT TUẦN QUA:
1. Chuyên cần: Lười học bài: Đảm
2. Học tập: Chữ viết còn xấu, cẩu thả: Tiến, Đảm.
Không tập trung chú ý bài: Đảm
3. Các hoạt động khác:
HS chơi những trò chơi mạnh bạo
II - KẾ HOẠCH TUẦN 15:
-Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Tích cực, tự giác học tập
- Phụ đạo HS yếu có hiệu quả
- Không nói chuyện, trao đổi nhiều trong giờ học.
- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
-Soạn tập sách theo thời khóa biểu.
-Rèn chữ viết cẩn thận, đúng , đẹp
- Các em có đầy đủ dụng cụ học tập
- Lễ phép, kính trọng thầy cố giáo, người lớn tuổi
- Đi học đều, đúng giờ, đi thưa về trình
- Thực hiện tốt ngôn phong, tác phong HS
- Các em xếp hàng ngay ngắn ra vào lớp, hát đầu giờ, giữa giờ.
- Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
- Tập thể dục giữa giờ, chơi những trò chơi nhẹ nhàng.
-Trực nhật lớp sạch sẽ
-Rửa tay sạch sẽ trước khi vào học.
- Không ăn quà vặt, uống nước chín
- Để xe đạp ngay ngắn đúng nơi quy định.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông
T/N Môn Tiết Tên bài dạy Hai 28/11/2011 Sáng SHDC 15 TĐ 29 Cánh diều tuổi thơ T 71 Chia hai số có tận cùng là chữ số 0 KH 29 Tiết kiệm nước Chiều TD KT AN Ba 29/11/2011 CT 15 Cánh diều tuổi thơ T 72 Chia cho số có hai chữ số LT&C 29 MRVT: Đồ chơi- trò chơi ĐL 15 Hoạt động sản xuất Chiều TH TH THKT T 40 Ôn tập Tư 30/11/2011 Sáng TĐ 30 Tuổi ngựa T 73 Chia cho số có hai chữ số (tt) TLV 29 Luyện tập về văn miêu tả đồ vật THKT T 41 Luyện tập Chiều MT THKT TV 48 Luyện viết: Chú Đất Nung HĐTT 15 GDATGT – Cảnh đẹp quê hương – Tìm hiểu những người... Năm 01/12/2011 Sáng LT&C 30 Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi. T 74 Luyện tập KC 15 KC đã nghe đã đọc LS 15 Nhà Trần và việc đắp đê. Chiều AV ĐĐ 15 Biết ơn thầy, cô giáo (T2) THKT T 42 Luyện tập Sáu 02/12/2011 Sáng TLV 30 Quan sát đồ vật AV T 75 Chia cho số co hai chữ số (tt) THKT TV 49 Luyện viết: Chiếc áo búp bê Chiều KH 30 Làm thế nào để biết có không khí TD SHL 15 TKT 15 TUẦN 15 Ngày dạy 28 – 11 – 2011 SINH HOẠT DƯỚI CỜ (Tiết 15) I - NHẬN XÉT TUẦN QUA: 1. Chuyên cần: Lười học bài: Đảm 2. Học tập: Chữ viết còn xấu, cẩu thả: Tiến, Đảm. Không tập trung chú ý bài: Đảm 3. Các hoạt động khác: HS chơi những trò chơi mạnh bạo II - KẾ HOẠCH TUẦN 15: -Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Tích cực, tự giác học tập - Phụ đạo HS yếu có hiệu quả - Không nói chuyện, trao đổi nhiều trong giờ học. - Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài -Soạn tập sách theo thời khóa biểu. -Rèn chữ viết cẩn thận, đúng , đẹp - Các em có đầy đủ dụng cụ học tập - Lễ phép, kính trọng thầy cố giáo, người lớn tuổi - Đi học đều, đúng giờ, đi thưa về trình - Thực hiện tốt ngôn phong, tác phong HS - Các em xếp hàng ngay ngắn ra vào lớp, hát đầu giờ, giữa giờ. - Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ. - Tập thể dục giữa giờ, chơi những trò chơi nhẹ nhàng. -Trực nhật lớp sạch sẽ -Rửa tay sạch sẽ trước khi vào học. - Không ăn quà vặt, uống nước chín - Để xe đạp ngay ngắn đúng nơi quy định. - Thực hiện tốt an toàn giao thông ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Tập đọc (Tiết 27) CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I. Mục đích – yêu cầu - Đọc rành mạch, trôi chảy. Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài. -Hs hiểu nội dung bài: Niềm sung sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ. -Yêu thích kỉ niệm tuổi thơ. II. Đồ dùng dạy học Gv: bảng phụ III. Hoạt động dạy hoc: 1-Ổn định : 2- Kiểm tra: -Kể lại tai nạn của hai người bột ? -Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột bị nạn? 3- Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV đọc bài, chia đoạn bài. .Đoạn 1: Từ đầu.vì sao sớm. .Đoạn 2: Phần còn lại. Cho HS đọc tiếp nối 2 đoạn. .Sáo diều : Cây sáo cột vào trong diều, thả theo gió bay lên phát ra âm thanh. .Mục đồng: Mấy đứa bé chăn trâu. .Tuổi ngọc ngà: Tuổi thơ, tuổi trẻ, đẹp đẽ. -Tác giả chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ? -Trò chơi thả diều đem lại cho các em niềm vui lớn như thế nào? -Trò chơi thả diều đem lại cho các em ước mơ đẹp như thế nào ? -Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ? => Yêu thích tuổi thơ. +Ý nghĩa? -GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2. Chú ý đọc liền mạch các cụm từ trong câu :Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin :“Bay đi diều ơi / Bay đi !” Gv đọc mẫu đoạn 2. HS đọc thầm bài văn. HS đọc tiếp nối từng đoạn. Luyện đọc phát âm từ khó. -Luyện đọc theo cặp, đọc theo đoạn. 1 HS đọc cả bài. - Cánh bay mềm mại như cánh bướm, trên cánh diều có nhiều loại sáotiếng sáo vi vu trầm bổng. -Các em hò hét nhau thả diều thi vui sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời. -Các em nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo.bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng. -Cánh diều khơi dậy ước mơ đẹp cho tuổi thơ. Niềm vui sướng và khát vọng của trò chơi thả diều. 2 HS đọc 2 đoạn. - Luyện đọc diễn cảm đoạn 2. - HS thi đọc diễn cảm. 4-Củng cố: -Nêu ý nghĩa bài văn? 5- Dặn dò: Về nhà luyện đọc toàn bài. Đọc bài "Tuổi ngựa" chuẩn bị câu hỏi 1.2 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Toán (Tiết 71) CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ O I. Mục tiêu: -Thực hiện chia được số có hai chữ số tận cùng là chữ số 0. *Bài 2b,3b phát huy hs giỏi. -Tính cẩn thận, chính xác. II. Đồ dùng dạy học: GV: Thước kẻ 1m. III. Hoạt động dạy học: 1- Ổn định : 2- Kiểm tra: -Muốn chia một tích cho một số ta làm thế nào ? (15x24) : 3 ; (36 x6) : 6. 3- Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Cho HS ôn lại một số nội dung. -Chia nhẩm cho: 10, 100, 1000 -Qui tắc chia một sôù cho một tích. +GV hướng dẫn HS thực hiện chia hai số có chữ số tận cùng là chữ số 0. 320: 40 =? Nhận xét: 320 : 40 = 32 : 4. HD thực hiện đặt tính chia như chia cho số có một chữ số. => Có thể cùng xoá 1 chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia để được phép chia 32 : 4, rồi chia như thường (32 : 4 = 8) Giới thiệu trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia. 32000 : 400=? -Yêu cầu HS tiến hành theo quy tắc một số chia một tích - Nhận xét: 32000 : 400 = 320 : 4 -Kết luận: Có thể cùng xoá 2 chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia để được phép chia 320 : 4, rồi chia như thường (320 : 4 = 80) + Thực hiện phép chia: 320 : 4 =? Kết luận chung: - Xoá bao nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số chia thì phải xoá bấy nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia. - Sau đó thực hiện phép chia như thường. Thực hành. Bài tập 1: Tính. Hộ trợ HS yếu tính chia . Bài tập 2: Tìm x Bài tập 3: GV yêu cầu HS đọc đề toán, tóm tắt và giải. => Tính cẩn thận, chính xác. HS đọc lại quy tắc. 320: 40 = 320:(10x 40)= 320:10: 4= 32: 4=8 HS nhận xét: 320 : 40 = 32 : 4. HS tính. . 32000 : 400 = 32000 : (100 x 4) = 32000 : 100 : 4 = 320 : 4 = 80 HS tính: 320 : 4 = 80 +Bài tập 1: HS đọc yêu cầu, làm bảngcon. 420: 60= 7 85000: 500= 170 1500:500= 3 92000:400=230 +Bài tập2: a)X x 40= 25600 *b)X x 90= 37800 X= 25600: 40 X= 37800:90 X= 640 X= 420 +Bài tập: làm vào vở. a. Số toa của xe chở 20 tấn là. 180: 20 = 9 ( toa) *b. Số toa của xe chở 30 tấn là . 180: 30 = 6 (toa) Đáp số : 9 toa; 6 toa. 4- Củng cố : Muốn chia hai số có chữ số tận cùng là chữ sớ 0 ta làm như thế nào? 5- Dặn dò- nhận xét: -Xem lại bài, chuẩn bị bài "Chia hai số có hai chữ số" -Đọc ví dụ, làm bài tập 1. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa học (Tiết 29) TIẾT KIỆM NƯỚC I. Mục tiêu: -Thực hiện tiết kiệm nước. -Sử dụng tiết kiệm nước. II. Đồ dùng dạy học III. Hoạt động dạy học: 1-Ổn định: 2- Kiểm tra: -Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. 3-Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH *Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao phải tiết kiệm nước. +HS quan sát tranh SGK, nêu những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước. -Nêu những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước. -Tại sao phải tiết kiệm nước ? *Hoạt động 2: Làm thế nào để tiết kiệm nước. -Nêu những việc làm để tiết kiệm nước? => Sử dụng tiết kiệm nước. -Gia đình, trường học và địa phương em có nước sạch dùng chưa? -Gia đình và nhân dân địa phương đã có ý thức tiết kiệm nước chưa? -Em làm gì để tiết kiệm nước? Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có.Vì vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm nước. Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm được tiền của cho bản thân, vừa để có nước cho nhiều người khác, vừa góp phần bảo vệ tài nguyên nước. -Những việc nên làm để tiết kiệm nguồn nước, thể hiện qua các hình sau: +Hình 1: Khoá vòi nước, không để nước chảy tràn lan. +Hình 3: Gọi thợ chữa ngay khi ống nước bị hỏng, nước bị rò rỉ. +Hình 5: Bé đánh răng, lấy nước vào ly xong, khoá nước ngay. +Hình 7b: Vẽ cảnh người tắm dưới vòi sen, vặn vòi nước vừa phải, nhờ thế có nước cho người khác dùng. +Hình 2: Nước chảy tràn lan không khoá máy. +Hình 4: Bé đánh răng và để nước chảy tràn lan, không khoá máy. +Hình 6: Tưới cây, để nước chảy tràn lan. +Hình 7a: Vẽ cảnh người tắm dưới vòi sen, vặn vòi nước rất to (Thể hiện dùng nước phung phí) tương phản với cảnh người ngồi đợi hứng nước mà không chảy. -Nước sạch không thể tự nhiên có, mà phải chi trả nhiều công sức tiền của để xây dựng các nhà máy nước sạch mặt khác nguồn nước sạch trong tự nhiên có thể dùng được là có hạn. -Không để nước chảy tràn lan phung phí, sử dụng nước khi cần thiết, đúng mục đích, sử dụng nước xong phải khóa vòi, không mở vòi nước chảy quá mạnh, -C ... c - Hoạt động 3 : Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo , cô giáo cũ . - Nêu yêu cầu . - Nhắc nhở HS nhớ gửi tặng các thầy giáo , cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm . => Kết luận : - Cần phải kính trọng , biết ơn các thầy giáo , cô giáo . - Chăm ngoan , học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn . =>GDMT: Cần phải kính trọng và biết ơn thầy giáo, cô giáo cũ. Chăm ngoan học tập tốt là biểu hiện biết ơn của thầy cô giáo. - HS trình bày , giới thiệu . - Lớp nhận xét , bình luận . - HS làm việc cá nhân . 4-Củng cố : Vì sao cần phải biết ơn thầy giáo, cô giáo. 5- Dặn dò- nhận xét: Về nhà học bài, chuẩn bị bài " Yêu lao động " -Vì sao cần phải yêu lao động ? ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Ngày dạy 02 – 12 – 2011 Tập làm văn (Tiết 30) QUAN SÁT ĐỒ VẬT. I. Mục đích – yêu cầu -HS biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí bằng nhiều cách mắt nhìn, tai nghe, tay sờphát hiện được những đặc điểm riêng biệt đồ vật đó với những đồ vật khác. -Dựa vào kết quả quan sát, biết lập một dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn. - Giữ gìn đồ chơi cẩn thận, sắp xếp gọn gàng. II. Đồ dùng dạy hoc: Một số đồ chơi: Xe cẩu, máy bay III. Hoạt động dạy học: 1- Ổn định: 2-Kiểm tra: 2 Hs nêu dàn ý bài văn miêu tả đồ vật. 3-Bài mới: HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HS Nhận xét: Bài 1: -Gọi hs đọc yêu cầu đề bài. -Gọi hs đọc yêu cầu đề bài -GV yêu cầu hs trình bày các đồ chơi đã mang theo lên bàn và quan sát chúng. -Gọi hs nêu cách mà các em vừa quan sát đồ chơi của mình. -GV nhận xét và cho hs đọc gợi ý ở SGK. -Cho hs áp dụng quan sát lại đồ chơi của hs. -Gọi hs trình bày những điều vừa quan sát đồ chơi của mình Bài 2: Khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì? -Cả lớp, gv nhận xét và kết luận những điều cần lưu ý như ghi nhớ ở SGK. +Ghi nhớ: Hoạt động 2: Luyện tập -GV nêu yêu cầu và cho hs thảo luận theo nhóm “lập dàn ý tả đồ chơi mà em đã chọn” -Gọi lần lượt từng nhóm trình bày -Cả lớp, gv nhận xét và tuyên dương Dàn ý 1) Mở bài: Giới thiệu đồ chơi của em -Đó là đồ chơi gì? Có từ bao giờ? Do đâu mà có? 2) Thân bài: a) Tả bao quát: -Hình dáng: to(hay nhỏ) trông giống như, vật liệu b) Tả chi tiết: -Màu sắc: màu.., đầu.., mắt.., mũi, mõm.. -Có điểm gì khác với đồ chơi khác. -Cách chơi như thế nào..? 3) Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ củqa em đối với đồ chơi đó. =>GDMT: Giữ gìn đồ chơi cẩn thận. -HS đọc thầm yêu cầu và gợi ý. -HS nối tiếp nhau trình bày kết quả quan sát của mình theo tiêu chí. .Trình tự quan sát hợp lí, giác quan sử dụng khi quan sát, khả năng phát hiện những đặc điểm riêng khi quan sát. Ví dụ: Búp bê của em có vẻ riêng, không giống như những búp bê của các bạn khác là mắt to và tròn xoe, hai gò mà có lún đồng tiền thật xinh xắn -Phải quan sát theo một trình tự hợp lí, từ bao quát đấn từng bộ phận. Quan sát bằng nhiều giác quan, tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với đồ vật khác, nhất là những đồ dùng cùng loại.) -2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ Ví dụ: -Mở bài: Giới thiệu chiếc xe cẩu. -Thân bài: .Hình dáng: không to lắm, là xe cẩu gàu xúc đất, có cần câu hơi cong. . Màu sắc: có màu vàng, dở.. .Gàu: Như muổng xúc cơm. .Trêân xe: có buồng lái, khoang lái.. -Kết bài: Em rất yêu chiếc xe ccẩu của em, mỗi lần chơi với nó là em rất thích thú HS trình bày, nhận xét. 4-Củng cố : HS nêu lại dàn bài chung văn miêu tả đồ vật. 5- Dặn dò: Tiếp tục hoàn chỉnh dàn bài. Chuẩn bị Tiết sau: Luyện tập giới thiệu địa phương. ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Toán (Tiết 74) CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TT) I. Mục tiêu: -HS biết thực hiện chia số có 5 chữ số cho số có hai chữ số. *Bài 2 phát huy HS giỏi -Tính cẩn thận, chính xác. II. Đồ dùng dạy học: Thước kẻ, bảng phụ. III. Hoạt động daỵ học: 1-Ổn định: 2-Kiểm tra: HS làm bảng con. 4674 : 82 ; 5781 : 74 ; 9164 : 72. 3-Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS + Hướng dẫn thực hiện chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số. a) 10105 : 43 = ? +Hướng dẫn đặt tính: Như chia số có 4 chữ số cho số có 2 chữ số. Kết quả: 10105 : 43 = 235 (Chia số dư bằng 0 chú ý đây là phép chia hết) +Trường hợp chia có dư (thực hiện tương tự, chú ý số dư bé hơn số chia) 26345 : 35 = 752(dư 25) +Thực hiện làm bài tập. Hỗ trợ HS yếu tính chia +Bài tập 1: Đặt tính rồi tính: (làm bảng) a)23576: 56= b)18510: 15= 31628: 48= 42546: 37= *Bài 2: GV cho HS nêu yêu cầu, làm vào vở. .Đổi đơn vị giờ ra phút, km ra m. 1 giờ 15 phút= 75 phút. 38 km 400m = 38400m. => Tính cẩn thận, chính xác. Bài 3: HS nêu yêu cầu làm vào vở. HS theo dõi GV hướng dẫn và thực hiện chia. +Bài tập 1: a)23576: 56= 421 b)18510: 15=1234 31628: 48= 658(dư 4) 42546: 37=1149(dư 33) *Bài 2 Bài giải 1 giờ 15 phút= 75 phút. 38 km 400m = 38400m. Trung bình mỗi phút người đó đi được là. 38400: 75 = 512 (m) Đáp số : 512 m Bài 3 Bài giải Trung bình mỗi tháng làm là. ( 856+920+1350) : 3 = 1042 (sản phẩm) Đáp số : 1042 sản phẩm. 4-Củng cố : Tính : 12345 : 67 ; 8567 : 39 5- Dặn dò- nhận xét: Xem lại bài, chuẩn bị bài " Luyện tập" , bài tập 1.2 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa học (tiết 30) LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ? I Mục tiêu : -Biết làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật có chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí . -Giữ gìn bầu không khí trong lành. II. Đồ dùng dạy học: Chậu thuỷ tinh, chai không, kim khâu III. Hoạt động dạy học: Oån định : Kiểm tra: Nêu những việc làm tiết kiệm nước? Vì sao phải tiết kiệm nước? Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật -Kiểm tra dụng cụ hs mang theo để làm thí nghiệm. -Yêu cầu các nhóm đọc mục Thực hành trang 62 SGK và tìm hiểu cách làm. -Cả nhóm thảo luận và đưa ra giả thiết “Xung quanh ta có không khí”. Hoạt động 2:Thí nghiệm không khí có ở những chỗ rỗng của mọi vật -Chia nhóm, các nhóm báo cáo về sự chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm. -Yêu cầu các nhóm đọc mục Thực hành trang 63 SGK để biết cách làm. =>GDMT: Giữ bầu không khí trong lành. Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng trong vật đều có không khí. Hoạt động 3: Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí -Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là gì? -Em hãy cho ví dụ về không khí có ở quanh ta và trong mọi chỗ rỗng của mọi vật -Trình bày dụng cụ mang theo. -Đọc mục thực hành SGK. -Thảo luận để thí nghiệm: +Dùng 1 túi ni lông huơ qua lại cho túi căng phồng và buộc thun lại. +Lấy kim đâm thủng túi ni lông đang căng phồng, quan sát hiện tượng xảy ra chỗ kim đâm và để tay lên xem có cảm giác gì? -Đại diện các nhóm trình bày và giải thích cách nhận biết không khí có ở quanh ta. Cả nhóm bày dụng cụ thí nghiệm ra, đọc mục Thực hành trong SGK. -Cả nhómThảo luận: +Có đúng là trong chai rỗng này không chứa gì? +Trong những lỗ nhỏ li ti của viên đá không chứa gì? -Nhúng chìm chai vào nước rồi mở nút, thả viên đá vào nước, quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích. -Đại diện các nhóm trình bày giải thích các hiện tượng thấy được. -Khí quyển 4-Củng cố : Thế nào gọi là khí quyển ? 5-Dặn dò : Về nhà học bài chuẩn bị bài "Không khí có những tính chất gì ?". Em nhận biết sự có mặt của không khí bằng cách nào? ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Sinh hoạt lớp (Tiết 15) SINH HOẠT TỔNG KẾT TUẦN 15 I - NHẬN XÉT TUẦN QUA: 1. Chuyên cần: Lười học bài: Đảm. Hay nói chuyện trong giờ học: Đảm 2. Học tập: Chữ viết còn xấu, cẩu thả: Tiến, Đảm. 3. Các hoạt động khác: HS thực hiện tốt II - KẾ HOẠCH TUẦN 16: -Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Tích cực, tự giác học tập - Phụ đạo HS yếu có hiệu quả - Không nói chuyện, trao đổi nhiều trong giờ học. - Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài -Rèn chữ viết cẩn thận, đúng , đẹp - Lễ phép, kính trọng thầy cố giáo, người lớn tuổi - Đi học đều, đúng giờ, đi thưa về trình - Thực hiện tốt ngôn phong, tác phong HS - Các em xếp hàng ngay ngắn ra vào lớp, hát đầu giờ, giữa giờ. - Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ. - Tập thể dục giữa giờ. -Trực nhật lớp sạch sẽ - Không ăn quà vặt, uống nước chín - Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch đẹp - Đi học đều, nghỉ học phải xin phép. - Thực hiện tốt an toàn giao thông ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: