Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 20

Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 20

BỐN ANH TÀI (tt)

 I. Mục đích – yêu cầu:

- Đọc rành mạch, trôi chảy; Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợi với nội dung câu chuyện.

-HS hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh của bốn anh em Cẩu Khây.(Trả lời được các câu hỏi trong bài)

-Đoàn kết giúp đỡ bạn bè.

II. Đồ dùng dạy học:

GV: Bảng phụ.

III. Hoạt động dạy học.

1-Ổn định.

2-Kiểm tra:

-Đọc thuộc lòng bài thơ"Chuyện cổ tích về loài người"

-Vì sao khi trẻ được sinh ra cần có ngay người mẹ?

 

doc 25 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
T/N
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
10/01/2012
Sáng
SHDC
20
TĐ
39
Bốn anh tài ( tt) 
T
96
Phân số 
KH
39
Không khí bị ô nhiễm 
Chiều
TD
KT 
AN
Ba
11/01/2012
CT
20
Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp. 
T
97
Phân số và phép chia số tự nhiên.
LT&C
39
Luyện tập về câu kể Ai làm gì?
ĐL
21
Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
THKT TV
Luyện đọc Bốn anh tài
THKT T
Ôn tập
THKT T
Ôn tập phân số
Tư
12/01/2012
Sáng
TĐ
40
Trống đồng Đông Sơn.
T
98
Phân số và phép chia số tự nhiên (tt)
TLV
39
Miêu tả đồ vật 
THKT T
Ôn tập phân số và phép chia số tự nhiên
Chiều
MT
THKT TV
57
Ôn Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
HĐTT
20
Nghe kể chuyện về di tích lịch sử quê hương, đất nước
Năm
13/01/2012
Sáng
LT&C
40
MRVT: Sức khoẻ 
T
98
Luyện tập 
KC 
20
Kể chuyện đã nghe- đã đọc.
LS
20
Chiến thắng Chi Lăng
Chiều
AV
ĐĐ
20
Kính trọng và biết ơn người lao động (tt) 
THKT T
Ôn tập phân số bằng nhau
Sáu
14/01/2012
Sáng
TLV
40
Luyện tập giới thiệu về địa phương 
AV
T
100
Phân số bằng nhau 
THKT TV
Luyện viết các từ học sinh thường sai
Chiều
KH
40
Bảo vệ không khí trong sạch 
TD
SHL
20
TKT20
Ngày dạy 10 – 01 – 2012 Tập đọc (Tiết 39)
BỐN ANH TÀI (tt) 
 I. Mục đích – yêu cầu: 
- Đọc rành mạch, trôi chảy; Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợi với nội dung câu chuyện.
-HS hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh của bốn anh em Cẩu Khây.(Trả lời được các câu hỏi trong bài)
-Đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tra:
-Đọc thuộc lòng bài thơ"Chuyện cổ tích về loài người"
-Vì sao khi trẻ được sinh ra cần có ngay người mẹ?
3-Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV đọc mẫu, chia đoạn: 2 đoạn
.Đoạn 1: 6 dòng đầu.
.Đoạn 2: Phần còn lại.
GV đọc diễn cảm cả bài với giọng kể chuyện. 
* Tìm hiểu bài 
- Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào? 
- Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt? 
Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh?
- Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh.
-Bài này nói lên điều gì?
 => Tinh thần đoàn kết chống kẻ thù.
*Luyện đọc diễn cảm.
-Cho HS đọc bài.
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: “Cẩu Khây hé cửatối sầm lại”
- HS lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau 2đoạn. 
-HS luyện đọc theo cặp. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp một bà cụ còn sống sót. Bà cụ đã nấu cơm cho bốn anh em ăn và cho họ ngủ nhờ. 
- Phun nước như mưa làm ngập cả cánh đồng, làng mạc,
- Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng chinh phục nước lụt: tát nước, đóng cọc, đục máng dẫn nước. Họ dũng cảm đồng tâm, hợp lực nên đã chiến thắng được yêu tinh, buộc yêu tinh phải quy hàng.
-Vì có sức khỏe, tài năng phi thường.
*Ca ngợi sức khoẻ tài năng và tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu với yêu tinh cứu dân của bốn anh em Cẩu Khây.
-2 HS đọc 2 đoạn.
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
4-Củng cố:
-Vì sao bốn anh em Cẩu Khây đã chiến thắng yêu tinh?
5-Dặn dò: Đọc lại bài.
-Chuẩn bị:"Trống đồng Đông Sơn". Đọc bài. Nêu ý nghĩa?
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán (Tiết 96)
PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
-HS bước đầu nhận biết được phân số; biết phân số có tử số, mẫu số.
-Biết đọc, viết được phân số.
-GD: Cẩn thận- chính xác.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Bộ đồ dùng học toán.
III. Hoạt động dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tra:
-Nêu cách tính diện tích hình bình hành?
3-Bài mới : 	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Hoạt động 1: Giới thiệu phân số
-Cho HS quan sát hình tròn:
Hình tròn được chia mấy phần bằng nhau? -Tô màu mấy phần?
Vậy ta đã tô màu mấy phần của hình tròn?
.Chia hình tròn 6 phần bằng nhau trong đó 5 phần đã được tô màu àTa nói tô màu năm phần sáu hình tròn.
.Năm phần sáu viết thành .Ta gọi là phân số.
.Phân số có tử số là 5, có mẫu số là 6.
.Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.
-Mẫu số cho biết điều gì?
-Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang.
-Tử số cho biết điều gì?
.Tương tự với các chấm tròn
-HS nêu nhận xét cấu tạo phân số?
=> Tính cẩn thận- chính xác.
Hoạt động 2: Thực hành
+Bài 1:a) Viết rồi đọc phân số chỉ phân số đã tô màu trong mỗi hình dưới đây:
b) Trong mỗi phân số đó, mẫu số cho biết điều gì, tử số cho biết gì?
Bài 2: Viết theo mẫu:
Phân số
Tử số
Mẫu số
Phân số
Tử số
Mẫu số
6
11
3
8
*Bài 3: Viết các phân số.
a)-Hai phần năm:
b)Mười một phần mười hai:
c)-Bốn phần chín :
d)-Chín phần mười :
e)-Năm mươi phần hai mươi bốn:
*Bài 4: Đọc các phân số (làm miệng)
- HS quan sát hình tròn.
- Hình tròn được chia 6 phần bằng nhau
- Tô màu 5 phần.
-Tô màu hình tròn
-Học sinh đọc : Năm phần sáu
-Hình tròn được chia thành sáu phần bằng nhau
- 5 phần hình tròn đã được tô màu.
- Phân số gồm có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang, mẫu số là số tự nhiên (khác 0) viết dưới phần gạch ngang.
Hình 1: ; Hình 2: ; Hình 3: ;
Hình 4:; Hình 5: ; Hình 6: 
- Mẫu số cho biết số phần được chia, Tử số cho biết số phần đã tô màu.
+Bài tập 2:HS đọc yêu cầu, viết cột tử số, cột mẫu số theo mẫu.
Phân số
Tử số
Mẫu số
Phân số
Tử số
Mẫu số
6
11
3
8
8
10
18
25
5
12
12
55
+Bài tập 3:HS đọc yêu cầu, viết phân số vào bảng con.
-Hai phần năm: 
- Mười một phần mười hai: 
-Bốn phần chín :
-Chín phần mười : 
-Năm mươi phần hai mươi bốn: 
+Bài tập 4: HS đọc phân số .
: Năm phần chín. :Tám phần mười bảy
:Ba phần hai mươi bảy .
:Mười chín phần ba mươi ba.
:Tám mươi phần một trăm.
4-Củng cố: 
 -Nêu cấu tạo của phân số?
5-Dặn dò: Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài: “Phân số phép chia số tự nhiên”. Làm bài 1.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học (Tiết 39)
KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I. Mục tiêu: 
-HS nêu những nguyên nhân gây bầu không khí bị ô nhiễm là do khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn..
-GD: Giữ bầu không khí trong lành bằng cách trồng cây xanh.
II. Đồ dùng dạy học.
III. Hoạt động dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tra.
-Nêu tác hại và cách phòng chống bão?
 3-Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về không khí bị ô nhiễm, không khí sạch.
- Cho HS quan sát hình SGK chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch? Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm?
-GVKL: Hình 1,3,4 thể hiện không khí bị ô nhiễm.
-Thế nào gọi là không khí trong sạch?
-Thế nào gọi là không khí bị ô nhiễm?
*Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
GV chia lớp 4 nhóm thảo luận:
-Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm.
=>GD: Giữ gìn bầu không khí trong sạch tham gia trồng cây xanh.
-HS quan sát hình SGK, thảo luận nhóm đôi- đại diện nhóm trình bày.
.Hình 2: Cho biết nơi có không khí trong sạch cây cối xung quanh xanh tươi, không gian khoáng đãng
.Hình 3: chất thải ô nhiễm ở nông thôn.
.Hình 4: Cảnh phố xá đông đúc nhiều xe cộ đi lại thải khói và bụi.
-Không khí trong sạch là không khí không mùi, trong suốt chỉ có chứa vi khuẩn, khói bụi ở mức thấp không gây hai cho sức khoẻ con người.
-Không khí bị ô nhiễm là không khí chứa chất độc hại, khói bụi, vi khuẩn quá mức cho phép có hại cho sức khoẻ con người.
-Các nhóm thảo luận- trình bày.
.Do bụi: Bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người (bụi nhà máy, xe cộ, bụi than, xi măng..)
.Do khí độc: Sự lên men thối của các xác sinh vật, rác thải, sự cháy của dầu, than khói tàu, chất độc hoá học)
 4-Củng cố: -Thế nào là không khí bị ô nhiễm? 
5-Dặn dò: Học bài 
- Chuẩn bị bài "Bảo vệ bầu không khí trong sạch"
-Nêu những việc làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 11 – 01 – 2012 Chính tả ( Tiết 20)
CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP
I. Mục đích – yêu cầu: 
-Nghe viết, đúng bài chính tả "Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp"; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt những tiếng có âm vần dễ lẫn lộn.
-GD: Viết trình bày sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ viết bài tập 2a.
III. Hoạt động dạy học :
1- Ổn định:
2- Kiểm tra.
HS cả lớp viết bảng con: Ai Cập, tảng đá.
3-Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-GV đọc bài chinh tả.
-Ai là gười sáng chế ra chiếc lốp xe đạp bằng cao su?
-Đân - lớp được đăng ký sáng chế vào năm nào ? 
 Cho HS tìm từ khó trong bài- luyện viết.Chú ý những tên riêng nước ngoài: Đân- lớp; nước Anh.
. Chú ý những chữ số: XIX; 1880.
.nẹp sắt: Chú ý vần ăt. 	Sắc ≠ sắt.
.rất xóc: chú ý  ... ----------------------------------------------------------------------
Đạo đức (Tiết 20)
KÍNH TRỌNG BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG. (T2)
I. Mục tiêu:
-HS biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
-Bước đấu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ
-Yêu quý người lao động. Biết trân trọng và giữ gìn thành quả lao động của họ.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học:
1-Ổn định .
2-Kiểm tra:
Vì sao phải kính trọng, biết ơn người lao động?
3-Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Đóng vai bài tập 4.
-GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm đóng vai một tình huống.
-Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy có phù hợp hay chưa? Vì sao ?
-Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?
GVKL: - Cần phải biết kính trọng và biết ơn người lao động bằng những việc làm thiết thực phù hợp với khả năng của bản thân mình.
*Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm sưu tầm.
-HS lên trình bày sản phẩm sưu tầm theo nhóm.
-Nêu lên một số nội dung sản phẩm mà mình sưu tầm.
=>Kính trọng và biết ơn người lao động.
-Các nhóm thảo luận và đóng vai.
+ nhóm 1: Tình huống a.
+ nhóm 2: Tình huống b.
+ nhóm 3: Tình huống c.
-Nhận xét cách đóng vai của các nhóm.
VD: Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Bài thơ: Tặng chú công nhân vệ sinh.
Câu chuyện: Người quét rác.
4-Củng cố:
-Nêu những biểu hiện lòng kính trọng và biết ơn người lao động?
5-Dặn dò: Học bài.
- Chuẩn bị: "Lịch sự với mọi người"
-Vì sao phải lịch sự với mọi người?
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 14 – 01 – 2012 Tập làm văn (Tiết 40)
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục đích – yêu cầu: 
-HS nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu (BT1)
-Bước đầu biết quan sát và trình bày được một vài nét đổi mới ở nơi em đang sống (BT2)
-GD: Có ý thức bảo vệ quê hương.
II. Đồ dùng dạy học.
-GV: Bảng phụ 
III. Hoạt động dạy học.
1-Ổn định .
2-Kiểm tra:
-Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật?
 3-Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Bài tập 1: Yêu cầu HS đọc bài tập
Câu a: Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào? 
Câu b: Kể lại những nét đổi mới nói trên. 
-dựa vào bài mẫu trên lập dàn ý vắn tắt của 1 bài giới thiệu.
+Bài tập 2: Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng của em. 
-Cho HS nói nhanh nội dung mình chọn.
-Cho HS thực hành giới thiệu.
=>Có ý thức đối với việc xây dựng quê hương
-1 HS đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi.
-Cả lớp đọc thầm bài "Nét mới ở Vĩnh Sơn”
-Giới thiệu những đổi mới của xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.)
-Biết trồng lúa nước hai vụ/ 1 năm, nghề cá phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện.)
Dàn y:
.Mở bài :Giới thiệu chung về địa phương nơi em sinh sống.
.Thân bài : Giới thiệu những đổi mới của địa phương.
.Kết bài : Nêu kết quả đổi mới ở địa phương. Cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó.
-Tôi muốn giới thiệu với các bạn về phong trào xây dựng làng xóm ở xã Nhơn Ninh.
Ví dụ: Quê hương tôi ở Nhơn Ninh là một xã vùng sâu huyện Tân Thạnh. Mấy năm gần đây đã phát triển rất nhiều. Đường làng đổ đan rất sạch đẹp
4-Củng cố: 
-Nêu lại dàn ý giới thiệu?
5-Dặn dò:
-Viết bài vào vở.
-Chuẩn bị bài: Trả bài văn miêu tả đồ vật. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán (Tiết 100)
PHÂN SỐ BẰNG NHAU.
I. Mục tiêu:
-HS bước đầu biết nhận biết được tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau.
-HS khá, giỏi BT2,3
 -GD: Tính cẩn thận- chính xác.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học.
1-Ổn định .
2-Kiểm tra.
Viết 1 phân số = 1, phân số lớn hơn 1, phân số bé hơn 1.
3-Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-Cho quan sát 2 băng giấy:
Chia băng giấy thứ nhất thành mấy phần bằng nhau?
Tô màu 3 phần tức là tô màu mấy phần mấy băng giấy?
.Chia băng giấy thứ hai thành mấy phần bằng nhau?
 Tô màu 6 phần tức là tô màu mấy phần mấy băng giấy?
So sánh băng giấy với băng giấy.
 Như vậy: = .
-Nhận xét : = =	==
- Thế nào là hai phân số bằng nhau?
+Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống (làm vào sách)
**Bài 2: Tính rồi so sánh kết quả: 
a/18 :3 và (18 x4) x 3 x 4)
b/ 81 : 9 và ( 81 :3) : ( 9: 3)
-Cho HS nêu nhận xét:
**Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống.
=> Tính cẩn thận- chính xác.
-HS quan sát. 
-Chia băng giấy thứ nhất thành 4 phần bằng nhau
-Tô màu 3 phần tức là băng giấy.
.Chia băng giấy thứ hai thành 8 phần bằng nhau.
Tô màu 6 phần tức là băng giấy.
Ta thấy băng giấy bằng với băng giấy.
 Vài HS nhắc lại. 
-Khi ta nhân cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một số tự nhi6n khác 0 thì được một phân số bằng với phân số đã cho. Nêu cả tử và mẫu số của một phân số chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì sau khi chia ta được một phân số mới bằng với phân số đã cho.
+Bài tập 1:
==; = =; ==
==; ==; ==;
=; =; =;
+Bài tập 2:HS tính rồi so sánh kết quả.
a/18 :3 và (18 x4) x 3 x 4) 
18 : 3 = 6; (18 x4) x 3 x 4) =72 : 12 = 6
Vậy :18 :3 = (18 x4) x 3 x 4) 
b/ 81 : 9 và (81 :3) : ( 9: 3) 
81 : 9 = 9; (81 :3) : ( 9: 3) = 27 : 3 = 9
Vây :81 : 9 = ( 81 :3) : ( 9: 3
-Nếu nhân (hoặc chia) số bị chia và số chia với (cho) cùng một số tự nhiên khác 0, thì giá trị của thương không thay đổi.
+Bài tập 3: HS làm vào vở.
a)= =; b)= ==
4-Củng cố: 
Thế nào là hai phân số bằng nhau?
5-Dặn dò:
-Về nhà xem lại bài tập.
 Chuẩn bị bài "Rút gọn phân số "làm bài 1, 2.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học (Tiết 40)
BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
I. Mục tiêu:
-HS nêu được một số biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch: thu gom, xử lí phân, rác hợp lý, giảm khí thải độc hại, giảm khói bụi, trồng nhiều cây xanh.
- Giáo dục HS tích cực tham gia trồng cây xanh.
II.Đồ dùng dạy học.
III. Hoạt động dạy học.
1-Ổn định :
2-Kiểm tra:
-Thế nào là không khí bị ô nhiễm?
3-Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
*Hoạt động 1: Thảo luận cặp
-Tìm những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch?
-GV nhận xét, kết luận:
Chống ô nhiễm không khí bằng cách: 
+Thu gom rác thải, xử lí phân hợp lí.
+Gảm lượng khí thải, độc hại của xe có động cơ,
+Bảo vệ rừng, tích cực trồng cây xanh.
GDMT: Tích cực tham gia trồng cây ở trường, ở nhà.
*Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí.
-Chia nhóm thảo luận tình huống.
-Chia lớp 4 nhóm, mỗi nhóm vẽ 1 bức tranh.
=>GDMT: Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện tham gia bảo vệ bầu không khí.
- HS từng cặp quan sát hình SGK. Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí.
-HS trình bày kết quả thảo luận.
 .Hình 1: HS trực nhật lớp.
.Hình 2: Vứt rác vào thùng có nắp đậy, để tránh bốc mùi hôi thối khí độc.
.Hình 3: Nấu ăn bằng bếp cải tiến, khói và khí thải theo ống bay cao, tránh gây ô nhiễm cho con người
.Hình 5: Trường học có nhà vệ sinh hợp lý, tiểu tiện đúng nơi quy định không gây ô nhiễm.
.Hình 7: Trồng cây gây rừng là biện pháp tốt để bảo vệ bầu không khí trong lành.
-Hình 4: Nấu ă bằng bếp than tổ ông gay nhiều khói, bụi =>Là việc không nên làm.
-Các nhóm thảo luận- vẽ tranh- trưng bày.
4-Củng cố: 
-Cần làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành?
5-Dặn dò:
-Về nhà học bài, chuẩn bị:"Aâm thanh"
-Khi nào vật phát ra âm thanh?
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT TỔNG KẾT TUẦN 20
I - NHẬN XÉT TUẦN QUA:
1. Chuyên cần: Lười học bài: Đảm. Hay nói chuyện trong giờ học: Đảm
2. Học tập: Chữ viết còn xấu, cẩu thả: Tiến, Đảm.
3. Các hoạt động khác: HS thực hiện tốt
II - KẾ HOẠCH TUẦN 21:
- Ôn tập thi học kì 1 có hiệu quả
-Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Tích cực, tự giác học tập
- Phụ đạo HS yếu có hiệu quả
- Không nói chuyện, trao đổi nhiều trong giờ học.
- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
-Rèn chữ viết cẩn thận, đúng, đẹp
- Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo, người lớn tuổi
- Đi học đều, đúng giờ, đi thưa về trình
- Thực hiện tốt ngôn phong, tác phong HS
 - Các em xếp hàng ngay ngắn ra vào lớp, hát đầu giờ, giữa giờ.
- Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
- Tập thể dục giữa giờ.
-Trực nhật lớp sạch sẽ
- Không ăn quà vặt, uống nước chín
- Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch đẹp
- Đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 20.doc