KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I. Mục đích – yêu cầu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung diễn biến sự việc
-HS hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. (trả lời được câu hỏi trong bài)
-GD: Dũng cảm chống lại cái ác.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
1- Ổn định:
2- Kiểm tra:
- Đọc thuộc lòng bài " Đoàn thuyền đánh cá"
- Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? Những câu văn nào cho biết điều đó?
-Công việc lao động của những người đánh cá được miêu tả đẹp như thế nào?
T/N Môn Tiết Tên bài dạy Hai 20/02/2012 Sáng SHDC 25 TĐ 49 Khuất phục tên cướp biển T 121 Phép nhân phân số KH 49 Aùnh sáng và việc bảo vệ đôi mắt Chiều TD KT AN Ba 21/02/2012 Sáng CT 25 Khuất phục tên cướp biển T 122 Luyện tập LT&C 49 Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ? ĐL 25 Chiều THKT TV Luyện đọc: Vẽ về cuộc sống an toàn THKT T Ôn tập nhân phân số THKT T Ôn tập tìm phân số của một số Tư 22/02/2012 Sáng TĐ 50 Bài thơ về tiểu đội xe không kính. T 123 Luyện tập TLV 49 Luyện tập tóm tắt tin tức THKT T Ôn tập chia phân số Chiều MT THKT TV Ôn tập viết chính tả HĐTT GDATGT – GDVSRM(tt) Năm 23/02/2012 Sáng LT&C 50 MRVT: Dũng cảm T 124 Tìm phân số của một số KC 25 Những chú bé không chết. LS 25 Trịnh - Nguyễn phân tranh. Chiều AV ĐĐ 25 Thực hành kỹ năng giữa học kỳ II THKT T Ôn tập phép nhân phân số Sáu 24/02/2012 Sáng TLV 50 Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối. AV T 125 Phép chia phân số THKT TV Ôn tập đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật Chiều KH 50 Nóng lạnh và nhiệt độ. TD SHL 25 TKT 25 TUẦN 25 Ngày dạy: 20 – 02 – 2012 Tập đọc (Tiết 47) KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN I. Mục đích – yêu cầu: - Đọc rành mạch, trôi chảy; Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung diễn biến sự việc -HS hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. (trả lời được câu hỏi trong bài) -GD: Dũng cảm chống lại cái ác. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1- Ổn định: 2- Kiểm tra: - Đọc thuộc lòng bài " Đoàn thuyền đánh cá" - Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? Những câu văn nào cho biết điều đó? -Công việc lao động của những người đánh cá được miêu tả đẹp như thế nào? 3- Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * -GV đọc mẫu bài văn, chia bài 3 đoạn. -.Đoạn 1: Từ đầuman rợ. .Đoạn 2: Tiếp theo sắp tới. .Đạn 3: Còn lại . - GV đọc diễn cảm cả bài phân biệt rõ lời nhân vật. - Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào? - Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào? -Vì sao bác sĩ Ly khuất phục tên cướp biển? Chón ý đúng. a- Vì bác sĩ khoẻ hơn tên cướp biển. b- Vì bác sĩ doạ đưa tên cướp biển ra toà. c- Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải. - Bài văn này nói lên điều gì? -GD: Dũng cảm chống lại cái ác - Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì? Luyện đọc diễn cảm: - GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn: Chúa tàu trừng mắt nhìn bác sĩ, quát: -Có câm mồm không? Bác sĩ điềm tĩnh hỏi : -Anh bảo tôi phải không? Khi tên chúa tàu cục cằn bảo " phải", bác sĩ nói : -Anh cứ uống rượu mãi như thế thì đến phải tống anh đi nơi khác. Cơn tức giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết: -Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên toà sắp tới. - HS lắng nghe. - HS đọc nối tiếp theo đoạn . - 1 hs đọc chú giải. - 1 HS đọc cả bài . - Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện ở các chi tiết: đập tay xuống bàn quát tháo mọi người im; quát bác sĩ Ly “Có câm mồm không” một cách thô bạo; rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm bác sĩ Ly. . . - Qua lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly, ta thấy ông là người rất nhân hậu nhưng cũng rất cứng rắn, đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm. - Vì bác sĩ Ly đứng về phía lẽ phải, dựa vào pháp luật để đấu tranh với tên côn đồ và đã đấu tranh một cách quyết liệt, với thái độ cứng rắn, với tinh thần tiến công, không lùi bước trước sự hăm doạ của tên cướp biển. Chọn ý a. *Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. + Phải đấu tranh một cách không khoan nhượng với cái xấu, cái ác trong cuộc sống. + Trong cuộc đối đầu quyết liệt giữa cái thiện với cái ác, giữa người tốt với kẻ xấu, người có chính nghĩa, dũng cảm và kiên quyết sẽ chiến thắng. + Sức mạnh tinh thấn của một con người chính nghĩa, quả cảm có thể làm một đối thủ hung hãn phải khiếp sợ, khuất phục -3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn - HS luyện đọc diễn cảm. - Đại diện nhóm thi đọc thuộc lòng 1 khổ thơ hoặc bài thơ. 4- Củng cố. Nêu ý nghĩa của bài? 5-Dặn dò: Về nhà luyện đọc lại bài. Chuẩn bị: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính ". Bài thơ nói lên điều gì? ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Toán (Tiết 142) PHÉP NHÂN PHÂN SỐ I. Mục tiêu: -HS biết thực hiện phép nhân hai phân số là lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số. - Thực hiện được nhân hai phân số và giải toán. HS khá giỏi làm thêm bài tập 2. -Tính cẩn thận, chính xác. II. Đồ dùng dạy học: GV: bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1- Ổn định: 2- Kiểm tra: + =? 3- Bài mới: VB HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS *VD1: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài là 5m, chiều rộng là 3m. - Muốn tính diện tích hình chữ nhật, chúng ta làm như thế nào? - Cho HS tính diện tích hình chữ nhật: VD2: Tính diện tích hình chữ nhật chiều dàim, chiều rộng m. - Cho HS quan sát hình vẽ, Hình vuông có diện tích là bao nhiêu? - Hình vuông có mấy ô vuông? - Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu? - Hình chữ nhật phần tô màu chiếm mấy ô vuông? - Vậy diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu? x = = - Muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào? Yêu cầu vài HS nhắc lại để ghi nhớ quy tắc. Bài tập 1: Tính (làm bảng con) a) x ; b)x c)x ; d) x *Bài tập 2: Rút gọn rồi tính (làm nháp- trình bày) a)x; b) x c) x Bài tập 3: (làm vở) Tóm tắt: Dài: m Rộng: m Diện tích:.m2? => Tính cẩn thận- chính xác. - HS đọc VD. - Muốn tính diện tích hình chữ nhật, ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo) Diện tích hình chữ nhật là: 5 x 3 = 15(m2) HS quan sát hình vẽ S = x - Hình vuông có diện tích 1m2 - Có 15 ô vuông. - m2 - Hình chữ nhật phần tô màu chiếm 8 ô vuông. m2 - Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số. +Bài tập 1: x = =; x = == x = == ; x = = +Bài tập 2: a)x=x=x = = b) x=x=x = c)x=x=x == +Bài tập 3: HS nêu yêu cầu bài. Nêu lại cách tính diện tích hình chữ nhật, làm vào vở . Giải Diện tích hình chữ nhật là. x = (m2) Đáp số : m2 4-Củng cố: - Muốn nhân hai phân số ta làm thế nào ? 5-Dặn dò: -Về nhà xem lại bài tập, Chuẩn bị: " Luyện tập "làm bài 1, 2. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa học( Tiết 49) ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT I. Mục tiêu. - Tránh để ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu chiếu vào mắt: không nhìn thẳng vào mặt trời,.. - Tránh đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu. GD: bảo vệ đôi mắt. II. Đồ dùng dạy học. Gv: Đèn pin. III. Hoạt động dạy học. 1- Ổn định: 2- Kiểm tra: - Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người, động vật? 3-Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH *Hoạt động 1:Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng. -Em biết những ánh sáng nào quá mạnh khi nhìn vào sẽ có hại cho mắt? - Nên và không nên làm gì để bảo vệ đôi mắt? GD: bảo vệ đôi mắt. *Hoạt động 2: Tìm hiểu một số việc nên/ không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết - Cho Hs quan sát hình 5, 6, 7, 8 trường hợp nào cần tránh để không gây hại cho mắt? -Tại sao khi viết bằng tay phải, không nên để đèn bên tay phải? => Khi đọc viết tư thế phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách là 30 cm, không được đọc sách, viết chữ ở những nơi có ánh sáng yếu hoặc nơi ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Không đọc sách khi đang nằm, đang đi trên đường hoặc trên xe chạy lắc lư. -Aùnh sáng mặt trời và ánh sáng lửa hàn quá mạnh chiếu vào mắt có thể làm hỏng mắt, đèn điện công suất lớn, đèn pha) -Ta không nên trực tiếp nhìn vào ánh sáng mặt trời, lửa hàn, có thể dùng vật cản sáng .VD: đeo kính mát, đội mũ rộng vành khi đi ngoài nắng, ) Ngồi gần truyền hình, chơi vi tính lâu, name học bị che khuất ánh sáng,.. - vì sẽ bị khuất bóng, ánh sáng sẽ yếu gây hại cho mắt. 4-Củng cố: - Nêu những trường hợp ánh sáng có hại cho mắt? 5-Dặn dò: -Về nhà học bài. -Chuẩn bị bài: "Nóng lạnh và nhiệt độ" - Nêu tác dụng của nhiệt kế? ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày dạy 21 – 02 – 2012 Chính tả (Tiết 25) KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN I. Mục đích – yêu cầu: - Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn trích. Bài viết không măc quá 5 lỗi - Làm đúng BT CT phương ngữ (2a) - Trình bày rõ ràng, sạch sẽ II. Đồ dùng dạy học: GV: ... -Thế nào là lịch sự với mọi người ? *Hoạt động 2: Thực hiện hành vi đạo đức đã học. +Những hành động nào dưới đây thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động? a- Chào hỏi lễ phép. b- Nói trống không. c- Giữ gìn sách vở, đồ dùng đồ chơi. d- Dùng hai tay khi đưa hoặc nhận vật gì. đ- Học tập gương những người lao động. e- Quý trọng sản phẩm lao động. g- Giúp đỡ người lao động những việc phù hợp với khả năng của mình. h- Chế giễu người lao động nghèo, người lao động chân tay. => Rèn luyện theo các hành vi chuẩn mực đạo đức trở thành con người có ích hơn cho xã hội . -Cơm ăn áo mặc, sách vở, đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn.) -Mọi của cải trong xã hội đều do người lao động làm ra nên ta phải biết ơn nguươì lao động. - Có thái độ hoà nhã, nói năng nhỏ nhẹ đúng lễ .. với mọi người. HS chọn : a;c;đ;e. a- Chào hỏi lễ phép. c- Giữ gìn sách vở, đồ dùng đồ chơi. d- Dùng hai tay khi đưa hoặc nhận vật gì . đ- Học tập gương những người lao động. e- Quý trọng sản phẩm lao động. g- Giúp đỡ người lao động những việc phù hợp với khả năng của mình. 4-Củng cố: - Vì sao ta phải kính trọng người lao động ? 5-Dặn dò: -Về nhà xem lại bài, thực hiện tốt những nội dung đã học. -Đọc bài, chuẩn bị: "Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo" ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày dạy 25 – 02 – 2012 Tập làm văn (Tiết 50) LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI. I. Mục đích – yêu cầu: -HS nắm được hai cách mở bài “trực tiếp, gián tiếp” trong bài văn miêu tả cây cối. -Vận dụng hai cách mở bài để viết được đoạn mở bài trong bài văn miêu tả cây cối. - GD: Đặt câu chính xác. II. Đồ dùng dạy học. GV: Tranh một số cây hoa . III. Hoạt động dạy học. 1- Ổn định: 2- Kiểm tra : - HS nêu bài tập 3. 3-Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS *Bài 1:: -Gọi hs đọc 2 mở bài.(SGK) - Hai cách mở bài này có gì khác nhau? -Gọi hs nêu ý kiến thảo luận. -Cả lớp, gv nhận xét, chốt ý đúng. Bài 2: -GV gọi hs đọc yêu cầu đề bài. -GV nhắc lại yêu cầu và cho hs đọc thầm lại nội dung yêu cầu, chọn cây tả. (1 trong 3 cây đã cho: phượng, mai, dừa) -Gọi hs nêu cây đã chọn để tả. -Gv yêu cầu hs viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp cho cây đã chọn (bám sát gợi ý, vị trí đã cho) -Gọi hs trình bày đoạn viết -Cả lớp, gv nhận xét, tuyên dương. Bài 3: GV cho hs quan sát một số cây: cây hoa cúc, cây phượng, cây bàng và ỵêu cầu mỗi hs quan sát 1 cây. .Cây này là cây gì? .Cây được trồng ở đâu? .Cây do ai trồng? Trồng vào dịp nào? .Aán tượng của em khi nhìn cây đó thế nào? -Cả lớp, gv nhận xét Bài 4: GV nêu yêu cầu: “Hãy viết một đoạn mở bài, giới thiệu chung về cây mà em định tả” =>Viết câu rõ ràng, đầy đủ ý. => GD: Chăm sóc bảo vệ cây trồng. -HS đọc yêu cầu của đề bài. - Sự khác nhau của hai cách mở bài, hai đoạn văn tả cạy hồng nhung. .Cách 1: Mở bài trực tiếp- giới thiệu ngay cầy hoa cần tả. .Cách 2: Mở bài gián tiếp- nói về mùa xuân các loài hoa trong vườn, rồi mói giới thiệu ngay cây hoa cần tả. *Bài 2 làm vào vở. -HS đọc yêu cầu đề bài. -Chọn viết câu mở bài gián tiếp miêu tả một trong ba cây mà đề bài đã gợi ý. -HS nối tiếp nhau trình bày bài làm của mình- nhận xét. VD: Sân vườn nhà em ba em trồng rất nhiều loại hoa. Hoa mười giờ, hoa mai nhưng em lại thích nhất là cây mai. *Bài tập 3: làm cá nhân. VD: -Cây hoa đó là cây hoa mai. - Cây đó do ba em trồng vào trước tết. - Cây được trồng trước sân nhà em. - Em rất thích cây hoa ấy vì nó làm tăng vẻ đẹp cho nhà em. * HS làm bài tập 4 vào vở. -HS đọc yêu cầu: Dựa vào gợi ý viết thành đoạn văn mở bài, giới thiệu cây mà mình định tả. VD: Nhà em có rất nhiều loài hoa nào là cúc, hoa mai, hoa lài nhưng em thích nhất là cây hoa mai mà thôi. 4-Củng cố: - Gv đọc đoạn văn mẫu cho hs nghe. 5-Dặn dò: -Về nhà xem lại bài. -Chuẩn bị: “Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối" ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Toán (Tiết 125) PHÉP CHIA PHÂN SỐ I. Mục tiêu: - HS biết cách chia hai phân số: lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. - Biết trình bày thực hiện phép tính chia hai phân số. -Tính cẩn thận - chính xác. II. Đồ dùng dạy học. GV: bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1- Ổn định: 2- Kiểm tra: -Tính bằng hai cách: (+) x 3-Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS *Hoạt động1: Giới thiệu phép chia phân số Ví dụ: Hình chữ nhật ABCD có diện tích m2, chiều rộng m. Tính chiều dài hình đó. Muốn tính chiều dài khi biết diện tích và chiều rộng ta làm như thế nào? Chiều dài hình chữ nhật là: : GV nêu cách chia: Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược lại. Phân số đảo ngược của phân số là phân số nào? GV hướng dẫn HS chia: : = x = Chiều dài của hình chữ nhật là: : = (m) Yêu cầu HS thử lại bằng phép nhân (lấy chiều dài nhân chiều rộng = diện tích) - Muốn chia hai phân số ta làm thế nào? * Thực hành: Bài tập 1: Viết phân số đảo ngược của mỗi phân số sau: (làm bảng con) Bài tập 2: Tính: (làm nháp) a): b) : c): Bài tập 3: Tính: (làm vở) a)x; :; : **Bài tập 4: (làm nháp) Tóm tắt: Diện tích: m2 Chiều rộng: m Chiều dài: m? - HS đọc yêu cầu bài - Lấy diện tích chia cho chiều rộng. - Là x== - Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. + Bài tập 1: à; à ; à ; * à; à. +Bài tập 2: a): = x = ; b) : = x = c): = x = +Bài tập 3: a)x = ; : = x= := x= x = : = : = +Bài tập 4: Bài giải Chiều dài hình chữ nhật. : = (m) Đáp số : m 4-Củng cố: Muốn chia hai phân số, ta làm thế nào? 5-Dặn dò: -Về nhà xem lại bài. -Chuẩn bị: "Luyện tập". Làm bài 1, 2. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa học (Tiết 50) NÓNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ I. Mục tiêu: -HS nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn. -Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí. - GD: bảo quản nhiệt kế. II. Đồ dùng dạy học: Nhiệt kế. Ba cốc nước, nóng, lạnh, bình thường. III. Hoạt động dạy học: 1- Ổn định: 2- Kiểm tra: Tại sao chúng ta không được nhìn trực tiếp vào ánh sáng mắt trời hoặc ánh sáng lửa hàn? 3-Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH *Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt. -Yâu cầu hs quan sát 3 li nước, sờ tay vào li nào nóng, li nào lạnh? - Vật nóng và vật lạnh vật nào có nhiệt độ cao hơn? - Để biết nhiệt độ của vật ta dùng nhiệt kế để đo. - GV giới thiệu nhiệt kế đo rượu, đo cơ thể,.. - Người ta sử dụng nhiệt kế để làm gì? *Hoạt động 2:Thực hành sử dụng nhiệt kế. - Cho HS đo nhiệt độ 2 li nước (nước đá, nước sôi. + Nước đá đang tan: 00c + Hơi nước đang sôi: 1000c - Cho HS đo nhiệt độ cơ thể. GD: bảo quản nhiệt kế cẩn thận. -Quan sát hình 1, 1 hs sờ và trả lời: cốc a nóng hơn cốc c nhưng lạnh hơn cốc b. - Vật nóng có nhiệt độ cao hơn. - HS quan sát, nhận xét: nhiệt kế có nhiều loại. - Đo nhiệt độ của vật. -Thực hành đo nhiệt độ các cốc nước- trình bày kết quả. - HS đo nhiệt độ cơ thể – trình bày kết quả:370c 4-Củng cố: - Nhiệt kế dùng để làm gì? 5-Dặn dò: -Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài "Nóng lạnh và nhiệt độ (tt)". Tại sao khi đun nước không nên đổ nước vào đầy ấm ? ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- SINH HOẠT LỚP TỔNG KẾT TUẦN 25 I - NHẬN XÉT TUẦN QUA: 1. Chuyên cần: Lười học bài: Đảm. Hay nói chuyện trong giờ học: Đảm 2. Học tập: Chữ viết còn xấu, cẩu thả: Tiến, Đảm. 3. Các hoạt động khác: HS thực hiện tốt II - KẾ HOẠCH TUẦN 26: -Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Tích cực, tự giác học tập - Phụ đạo HS yếu có hiệu quả - Không nói chuyện, trao đổi nhiều trong giờ học. - Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài -Rèn chữ viết cẩn thận, đúng, đẹp - Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo, người lớn tuổi - Đi học đều, đúng giờ, đi thưa về trình - Thực hiện tốt ngôn phong, tác phong HS - Các em xếp hàng ngay ngắn ra vào lớp, hát đầu giờ, giữa giờ. - Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ. - Tập thể dục giữa giờ, trực nhật lớp sạch sẽ - Không ăn quà vặt, uống nước chín - Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch đẹp - Đi học đều, nghỉ học phải xin phép. - Thực hiện tốt an toàn giao thông ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: