Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 8

Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 8

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I .Mục đích – yêu cầu.

- Đọc rành mạch, trôi chảy. Giọng đọc phù hợp với nội dung câu, bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi.

-Hiểu ý nghĩa: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.

* Thuộc và diễn cảm được bài thơ; trả lời câu hỏi 3 (phát huy HS khá giỏi)

-Ước mơ tốt đẹp và làm nhiều việc tốt.

II.Đồ dùng dạy học.

 -GV: bảng phụ.

III .Hoạt động dạy học.

1-Ổn định.

2-Kiểm tr:

 HS đọc bài Trong vương quốc tương lai .

-Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì ?

-Em thích những hình ảnh gì trong vương quốc tương lai?

 

doc 24 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T/N
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
10/10/2011
Sáng
SHDC
8
TĐ
15
Nếu chúng mình có phép lạ 
T
36
Luyện tập.
KH
15
Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?
Chiều
TD
KT 
THKT T
19
Ôn luyện tập
Ba
11/10/2011
Sáng
CT
8
Trung thu độc lập (chọn bài tập 2a,3a)
T
37
Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
LT&C
15
Cách viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài
ĐL
8
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
Chiều
THKT TV
25
Ôn tập Nếu chúng mình có phép lạ
THKT TV
26
Luyện viết chính tả Trung thu độc lập
THKT T
20
Ôn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
Tư
12/10/2011
Sáng
TĐ
16
Đôi giày ba ta màu xanh 
T
38
Luyện tập
TLV
15
Luyện tập phát triển câu chuyện.
ĐĐ
8
Tiết kiệm tiền của (T2)
Chiều
THKT TV
27
Luyện viết chính tả Đôi giày ba ta màu xanh
THKT T
21
Ôn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
HĐTT
8
Giáo dục ATGT, vệ sinh răng miệng, phát huy truyền thống...
Năm
13/10/2011
Sáng
LT&C
18
Dấu ngoặc kép 
T
39
Luyện tập chung 
KC 
8
Kể chuyện đã nghe đã đọc.
LS
8
Ôn tập.
Chiều
AV
MT
AN
Sáu
14/10/2011
Sáng
AV
TLV
16
Luyện tập phát triển câu chuyện 
T
40
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt 
TD
Chiều
THKT TV
28
Ôn tập Nếu chúng mình có phép lạ
KH
18
Ăn uống khi bị bệnh
SHL
8
SHTK T8
TUẦN 8
Tập đọc (Tiết 15)
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I .Mục đích – yêu cầu. 
- Đọc rành mạch, trôi chảy. Giọng đọc phù hợp với nội dung câu, bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi.
-Hiểu ý nghĩa: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.
* Thuộc và diễn cảm được bài thơ; trả lời câu hỏi 3 (phát huy HS khá giỏi)
-Ước mơ tốt đẹp và làm nhiều việc tốt.
II.Đồ dùng dạy học.
 -GV: bảng phụ.
III .Hoạt động dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tr:
 HS đọc bài Trong vương quốc tương lai .
-Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì ?
-Em thích những hình ảnh gì trong vương quốc tương lai?
3- Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
-GV đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm bài thơ giọng hồn nhiên, tươi vui. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự hồn nhiên, tươi vui
 -Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
-Việc lặp lại nhiều lần nói lên điều gì?
Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
=>Ước mơ tốt đẹp và làm nhiều việc tốt.
Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ?
Em thích ước mơ nào trong bài? Vì sao?
+Ý nghĩa bài thơ? 
Hướng dẫn đọc diễn cảm
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: giọng hồn nhiên, tươi vui. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự hồn nhiên, tươi vui	- GV đọc mẫu
HS nối tiếp nhau đọc các khổ thơ của bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
Câu: Nếu chúng mình có phép lạ.
Nói lên ước muốn của bạn nhỏ rất tha thiết 
Khổ 1: cây mau lớn để cho quả.
Khổ 2: trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.
Khổ 3: trái đất không còn mùa đông.
Khổ 4: trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành những trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn.
Những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp: cuộc sống no đủ, được làm việc, không còn thiên tai, thế giới hoà bình..
(HS đọc thầm tự suy nghĩ và phát biểu )
Ước mơ của các bạn nhỏ mong muốn thế giới tốt đẹp hơn.
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
-Từng cặp HS luyện đọc 
* HS thi đọc diễn cảm.
*Học sinh thi đọc thuộc lòng.
4- Củng cố: 
HS đọc bài và nêu ý nghĩa bài.
5-Dặn dò:
Học thuộc lòng bài thơ. Luyện đọc trước bài “Đôi giày ba ta màu xanh” trả lời câu hỏi 1.2
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán (Tiết 36)
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Tính được tổng của 3 số và vận dụng một số tính chất để tính tổng của 3 sô bằng cách thuận tiện nhất .
- HS giỏi 3, 4b,5.
-Tính cẩn thận- chính xác.
II.Đồ dùng dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tra.
-Nêu tính chất kết hợp của phép cộng?
 1563+3214= 3214+., 98745+78963= 98745+..
3-Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài 1: Đặt tính rồi tính tổng: (làm bảng con)
b) 26 387 + 14 075 + 9 210
 54 293 + 61 934 + 7 652
Hỗ trộ HS yếu tính cộng.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất. (làm nháp)
a) 96 + 78 + 4 b) 789+285+15
 67+21+79 448+594+52
=> Tính cẩn thận- chính xác.
*Bài 3: Tìm x
a) x-306=504 b) x+254=680
Bài 4: GV cho HS đọc đề . 
GV tóm tắt đề toán. 
Hỗ trợ HS yếu tính cộng.
*Bài 5: HS tính chu vi hình chữ nhật theo yêu cầu. 
Bài 1:
b) 26 387 + 14 075 + 9 210 = 49 672
 54 293 + 61 934 + 7 652 = 123 879
Bài 2:
a) 96 + 78 + 4 = (96+4) +78 =100 +78 =178
 67+21+79 = 67+(21 +79)=67+100=167
b) 789+285+15= 789+(285+15)=789+300=1089
 448+594+52= (448+52) +594=500+594=1094
*Bài 3:
x-306=504 x+254=680
 x= 504+306 x=680-254
 x= 810 x= 426
Bài 4:
a)Tổng số dân tăng sau hai năm 
 79+71=150 (người)
*b) Số dân của xã tăng sau hai năm là .
 5256+150 = 5406 (người)
Đáp số : 5406 người.
*Bài 5:
P=(a+b) x 2= (16+12)x 2= 56 (cm)
P=(a+b) x2= (45+15)x2= 120(m)
4-Củng cố.
HS nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
5-Dặn dò:
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài” Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”, Đọc ví dụ tìm hiểu bài.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học (Tiết 15)
BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH ?
I.Mục tiêu.
-Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn....
- Biết nói với cha, mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường
-Phân biệt lúc cơ thể khỏe mạnh và lúc cơ thể bị bệnh
 -Giữ vệ sinh sạch sẽ tránh bị bệnh.
II.Đồ dùng dạy học.
III.Hoạt động dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tra.
-Hãy nêu những nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hoá?
3-Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hoạt động 1:Quan sát các hình trong SGK và kể chuyện 
-Hs làm việc nhóm, xếp các hình trong SGK thành 3 câu chuyện
-Hãy kể tên một số bệnh em đã mắc?
-Khi bị bệnh đó em thấy thế nào?
-Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường em nên làm gì? Tại sao?
*Kết luận:
-Khi bị bệnh nôn mữa, tiêu chảy, sốt cao cảm thấy khó chịu, không bình thường. Báo ngay cha mẹ và người lớn đưa đi chữa trị.
Hoạt động 2: Trò chơi “Mẹ ơi! Con sốt..” 
.Tình huống 1: Bạn Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần khi ở trường. Nếu em là Lan em sẽ làm gì?
.Tình huống 2: Đi học về Hùng thấy trong mình rất mệt và đau đầu, nuốt nước bọt thấy đau họng, ăn cơm thấy không ngon. Hùng nói với mẹ vài lần nhưng mẹ không để ý. Nên Hùng không nói gì, nếu em là Hùng em sẽ làm gì ?
-Cho các nhóm thảo luận để sắm vai các tình huống kki bản thân bị bệnh.
=>Giữ vệ sinh sạch sẽ tránh bị bệnh
-Xếp hình kể chuyện trong nhóm. Đại diện các nhóm kể lần lượt.
- đau họng, nóng sốt, nhứt đầu, chóng mặt.
- đau, nóng, khó chịu, mệt mỏi,..
-Đi khám bác sĩ,..
-Các nhóm thảo luận đưa ra các tình huống sắm vai như: bị đau bụng, bị nhức đầu, bị khó chịu buồn nônCác nhóm thống nhất trong nhóm về lời thoại, cách diễn
-Các nhóm trình bày:
1. Nếu em là Lan em sẽ báo ngay cho cha mẹ hoặc nguời lớn,..
2. Nếu em là Hùng em sẽ nói tiếp đến khi mẹ nghe và lo cho em mới thôi.
-Ý kiến nhóm khác về nội dung, cách ứng xử tình huống.
4-Củng cố.
-Khi em cảm thấy không khoẻ thì em nên làm việc gì ?
5-Dặn dò:
-Về nhà học bài, chuẩn bị bài “ Aên uống khi bị bệnh”
-Khi bị bệnh ta nên ăn uống như thế nào?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 11 – 10 – 2011 Chính tả (Tiết 8)
 TRUNG THU ĐỘC LẬP 
I .Mục đích – yêu cầu. 
- Nghe – viết đúng, trình bày bài chính tả sạch sẽ. Bài viết không mắc quá 5 lỗi.
- Làm đúng BT2a,3a.
-Viết trình bày cẩn thận.
II .Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung BT.
III.Hoạt động dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tra.
HS viết lại vào bảng con: gian dối, phách bay.
3-Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giáo viên đọc đoạn viết chính tả.
-Cuộc sống hiện nay có những gì giống với ước mong của anh chiến sĩ năm xưa?
Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con.
.Sương gió: Chú ý sương # xương.
.thịnh vượng: chú ý vần ương
.thác nước: chú ý vần ac.
.bát ngát: chú ý vần at.
.nông trường: chú ý vần ông.
Nhắc cách trình bày bài
Giáo viên đọc cho HS viết 
Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
=> Viết trình bày sạch sẽ.
GV chấm điểm, nhận xét chung. 
HS đọc yêu cầu bài tập 2b, 3b. 
Giáo viên giao việc: HS làm sau đó thi đua làm đúng. 
Cả lớp làm bài tập 
Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
-HS theo dõi trong SGK 
HS đọc thầm đoạn chính tả
Có nhà máy điện, có xí nghiệp, có nhà cao tầng,
HS viết bảng con: sương gió, thịnh vượng, thác nước, bát ngát, nông trường.
HS nghe.
HS viết chính tả. 
HS dò bài. 
HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngo ... Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành nhóm thảo luận .
Nhóm1: kể lại bằng lời về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: nổ ra trong hoàn cảnh nào? 
Ý nghĩa và kết quả của cuộc khởi nghĩa?
Nhóm 2: Nêu diễn biến và kết quả của chiến thắng Bạch Đằng
-GV cho Đại diện nhóm báo cáo.
- GV nhận xét
=>Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước.
- HS hoạt động theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo sau khi thảo luận.
.Khoảng 700 năm->179 TCN là buổi đầu dựng và giữ nước.
.Từ 179 TCN->938: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập.
-Khởi nghĩa Ha Bà Trưng diễn ra vào năm 40, Khởi nghĩa bắt đầu nổ ra tại cửa sông Hát MônTô Định sợ hãy cắt tóc cạo râu chaỵ trốn. Đây là lần đầu tiên nước ta giành được độc lập.
-Cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến và giả vờ bỏ chạy nhử cho giặc vào bãi cọc chờ nước rút quân ta mai phục hai bên bờ sông đánh trả quyết liệt. Giặc hốt hoảng quay thuyền bỏ chạy thì đâm vào cọc, chiếc thì bị vướng cọc không thoát được bị quân ta tiêu diệt
4-Củng cố .
Nêu kết quả của chiến thắng Bạch Đằng ?
5-Dặn dò:
Về nhà ôn bài .Chuẩn bị bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Đọc bài tìm hiểu câu hỏi 1.2
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày 14 – 10 – 2011 Tập làm văn (Tiết 18)
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN .
I .Mục đích – yêu cầu. 
- Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở vương quốc tương lai.
- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của giáo viên . 
-Biết tận tuỵ với công việc.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ ghi các câu hỏi gợi ý.
III.Hoạt động dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tra.
HS đọc lại bài Kể chuyện tiết trước.
3-Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài tập 1: GV cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1. 
Cho HS giỏi làm mẫu. Chuyển từ ngôn ngữ kịch sang lời kể.
GV nhận xét, đưa bảng phụ ghi 1 mẫu chuyển thể. 
Ví dụ: Tin –tin và Mi-tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh xanh, Tin-tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì đối với cánh tay ấy. Em bé nói mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất. 
Bài tập 2: GV cho HS đọc yêu cầu đề.
GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của bài:
Kể theo một cách khác: Hai nhân vật không cùng thăm công xưởng xanh và khu vườn kì diệu.
-Trình tự sắp xếp các đoạn văn theo thời gian là như thế nào?
Vai trò của câu mở đầu đoạn văn?
Bài tập 3: 
GV đưa bảng phụ ghi bảng so sánh hai đoạn mở đầu đoạn 1,2.
GV nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Về trình tự sắp xếp : Có thể kể đoạn nào trước cũng được. 
Về từ ngữ: Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 có thay đổi. 
=>Biết tận tuỵ với công việc
HS thực hiện. 
Từng cặp HS đọc trích đoạn Ở Vương quốc Tương Lai, quan sát tranh minh họa vở kịch, suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. 
-Sự việc xảy ra trước thì kể trước, sự việc xảy ra sau thì kể sau.
-Thể hiện sự tiếp nối về thời gian để nối đoạn văn với các đoạn văn trước đó.
HS đọc yêu cầu của bài.
Các em chọn một câu chuyện đã học qua các bài tập đọc , SGK : Dế mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin, Một người chính trực,
4-Củng cố.
HS kể lại câu chuyện.
5-Dặn dò- nhận xét.
HS nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện. 
Chuẩn bị bài tập 1.2 “Luyện tập phát triển câu chuyện”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Toán (Tiết 40)
 GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I.Mục tiêu. 
-Nhận biết được góc vuông, góc nhọn , góc bẹt , góc tù .
-Cẩn thận- chính xác.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Ê – ke (cho GV và HS)
Bảng phụ vẽ các góc nhọn, góc tù, góc bẹt, tam giác vuông.
Tam giác có 3 góc nhọn, tam giác có góc tù.
III.Hoạt động dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tra.
Tính giá trị của các biểu thức a+b –c; axb:c vớ a= 4, b=2, c= 1
3-Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động1: Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
GV vẽ lên bảng và chỉ cho HS biết: Đây là một góc nhọn. GV hướng dẫn HS dùng ê ke đo vào hình trong giấy để thấy: “góc nhọn bé hơn góc vuông”.
	A
	O
	B
GV vẽ tiếp một góc nhọn lên bảng. Hỏi HS: đây có phải là góc nhọn không? Làm thế nào để biết đây là góc nhọn? 
Tương tự giới thiệu góc tù.
 M
 O N
Giới thiệu góc bẹt: từ góc tù cho tăng dần độ lớn đến khi hai cạnh của góc đó “thẳng hàng”, ta có góc bẹt (cần phải chỉ rõ cho HS đâu là đỉnh góc, đâu là hai cạnh của góc bẹt, lưu ý hai cạnh của góc bẹt thẳng hàng).
	C I K
Yêu cầu HS dùng ê ke để thấy rõ “góc bẹt bằng hai góc vuông”
Yêu cầu HS so sánh góc vuông, góc tù, góc bẹt, góc nhọn với nhau.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:GV cho HS quan sát về góc hoặc dùng ê-ke để nhận biết góc nhọn, góc tù, góc vuông, góc bẹt. 
=>Tính cẩn thận- chính xác.
Bài tập 2:Yêu cầu HS nêu được hình nào là hình tam giác có 3 góc nhọn, hình tam giác có 3 góc vuông, hình tam giác có góc tù .
HS dùng ê ke để kiểm tra góc nhọn và nêu nhận xét.
HS trả lời
HS nêu nhận xét. Vài HS nhắc lại.
Góc nhọn nhỏ hơn góc tù và góc tù nhỏ hơn góc bẹt, góc bẹt bằng hai lần góc vuông.
HS làm bài miệng .
.Góc đỉnh A: Cạnh AM,AN và đỉng D cạnh DV,DU là góc nhọn.
.Góc đỉnh B cạnh BP,BQ và góc đỉnh O cạnh OG, OH là góc tù.
.Góc đỉnh C cạnh CI,CK là góc vuông.
.Góc đỉnh E cạnh EX,EY là góc bẹt.
-HS làm vào vở.
Hình tam giác ABC có 3 góc nhọn, MNP có gọc tù, DEG có góc vuông.
4-Củng cố.
So sánh ba góc tù, nhọn và góc bẹt.
5-Dặn dò- nhận xét.
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài “Hai đường thẳng vuông góc”
Chuẩn bị êke. Thế nào gọi là hai đường thẳng vuông góc?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Khoa học (Tiết 16)
ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH 
I.Mục tiêu.
-Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải kiêng ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy
-Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. 
II.Đồ dùng dạy học.
-Hình trang 34,35 SGK.
-Chuẩn bị theo nhóm: một gói ô-rê-dôn; một cốc có vạch chia; một bình nước 
III.Hoạt động dạy học.
1-Oån định.
2-Kiểm tra.
-Khi bị bệnh em cảm thấy thế nào?
-Khi đó em nên làm gì?
3-Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hoạt động 1:thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thong thường 
-Phát phiếu câu hỏi cho các nhóm thảo luận:
+Kể tên các thức ăn cho người mắc bệnh thông thường.
+Đối với nhười bệnh nặng nên cho ăn thức ăn đặc hay loãng?Tại sao?
+Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên làm thế nào?
Kết luận:
Như mục “Bạn cần biết “trang 35SGK.
Hoạt động 2:Thực hành pha dung dịch Ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối 
-Yêu cầu hs quan sát và đọc lời thoại trong hình 4, 5 trang 35 SGK.
-Gọi 2 hs đọc vai Bà mẹ và bác sĩ.
-Bác sĩ khuyên người bị bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống thế nào?
-Chỉ định vài hs nhắc lại lời khuyên của bác sĩ.
-Yêu cầu các nhóm trình bày dung dịch Ô-rê-dôn và Vật liệu nấu cháo muối.
-Chia nhóm pha dung dịch và nhóm nấu cháo muối.
-Yêu cầu hs đọc hướng dẫn trên gói O-rê-dôn và làm theo. Nhóm nấu cháo muối đọc hướng dẫn và nhớ các bước thực hiện.
-Hướng dẫn các nhóm.
-Nhận xét các nhóm.
 Hoạt động 3: Đóng vai 
Tình huống: Ngày chủ nhật bố, mẹ Lan về quê Lan ở nhà với bà và em bé mới hai tuổi. Lan thấy em bị tiêu chảy quá nặng và nói với bà cho em uống nhiều nước cháo có bỏ muối nhờ thế cứu sống được bé. Em hãy trình diễn thảo luận.
=>GD học sinh vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. 
-Làm việc nhóm, thảo luận.
-Các nhóm trưởng báo cáo theo câu hỏi lúc lên bóc thăm được. Các nhóm khác bổ sung.
Người bệnh cần ăn nhiều loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng để bồi dưỡng cơ thể, nếu người quá yếu không ăn được thức ăn đặc sẽ cho ăn những thức ăn loãng hơn như: cháo thịt băm nhỏ, xúp, sữa, nước quả ép.Nếu người bệnh ăn quá ít thì cho ăn nhiều lần trong ngày.
-Đọc SGK.
-Xem SGK.
-Đọc lời bà mẹ và bác sĩ.
-Uống Ô-rê-dôn hoặc cháo muối. Cần ăn đủ chất.
-Nhắc lại.
-Chuẩn bị.
-Đại diện các nhóm lên trình bày cách tiến hành.
HS thảo luận theo nhóm phân vai, lên trình bày, nhận xét.
-Nếu không có dung dịch Ô-rê-dôn thì cho uống nước cháo loãng pha với muối thít hợp.
4-Củng cố.
Khi bị bệnh cần ăn uống như thế nào ?
5-Dặn dò- nhận xét.
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau “Phòng tránh tai nạn đuối nước”
-Nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 8.doc