I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết so sánh hai phân số.
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản.
- Bài tập cần làm: Bài 1 ở đầu trang 123; bài 2 ở đầu trang 123; bài 1a, c ở cuối trang 123 (a chỉ cần tìm 1 chữ số).
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy-học:
Thứ hai, ngày 13 tháng 02 năm 2012 Môn: TOÁN Tiết 111 Bài: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Biết so sánh hai phân số. - Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản. - Bài tập cần làm: Bài 1 ở đầu trang 123; bài 2 ở đầu trang 123; bài 1a, c ở cuối trang 123 (a chỉ cần tìm 1 chữ số). II. Đồ dùng dạy-học: - Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số, HS hát đầu giờ. 2. Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết dạy của học sinh. - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài luyện tập. HĐ 1. Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ làm các bài toán luyện tập về so sánh hai phân số và tính chất cơ bản của phân số. HĐ 2. Hướng dẫn luyện tập: - Gọi HS nhắc lại cách so sánh 2 phân số cùng mẫu. - Cách so sánh hai phân số cùng tử. - Cách so sánh phân số với 1. - Cách so sánh hai phân số khác mẫu. Bài 1: ( ở đầu trang 123). - Yêu cầu HS thực hiện vào vở bài tập, 2 HS lên bảng thực hiện. Bài 2: (ở đầu rang 123). - Yêu cầu HS thực hiện vào vở bài tập. - 2 HS lên bảng thực hiện. - Nhận xét, đánh giá. Bài 1a,c: (ở cuối trang 123). - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm bài rồi giải thích cách làm. Bài 3: ( ở đầu rang 123): Khuyến khích HS khá giỏi. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Muốn viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì? - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi HS lên bảng thực hiện. 4. Củng cố, dặn dò: - Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - Hát tập thể. - Hợp tác cùng GV. - Lắng nghe và điều chỉnh. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. + Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu, ta so sánh hai tử số: . phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn . Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn. . Tử số bằng nhau thì hai phân số bằng nhau. + Muốn so sánh hai phân số cùng tử, ta so sánh hai mẫu số: . Phân số nào có mẫu số bé hơn thì lớn hơn. . Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn. + Phân số nào có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1, tử bé hơn mẫu thì phân số bé hơn 1, tử bằng mẫu thì phân số bằng 1 + Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta thực hiện qui đồng mẫu số rồi so sánh tử số của hai phân số mới. - Thực hiện theo HD của GV. ; ; 1< a. b. - Lắng gnhe và điều chỉnh. - 1 HS đọc. a. Ta điền vào 75 các chữ số 2, 4, 6, 8 thì đều được số chia hết cho 2 những không chia hết cho 5. Vì chỉ những số có tận cùng là 0 hoặc 5 mới chia hết cho 5. c. 75 chia hết cho 9 Số 756 có tận cùng bên phải là 6 nên số đó chia hết cho 2; số vừa tìm được có tổng các chữ số là 18, 18 chia hết cho 9 nên chia hết cho 3. Vậy 756 vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 3. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Ta phải so sánh các phân số. a. vì 5 < 7 < 11 nên b. Rút gọn các phân số ta có: Vì nên - Lắng nghe và thực hiện. Môn: TẬP ĐỌC Tiết 45 Bài: HOA HỌC TRÒ I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. ( Trả lời đươc các câu hỏi trong SGK). II. Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ viết đoạn luyện đọc. - Ảnh về cây phượng. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Gọi HS đọc thuộc lòng 1 đoạn tự chọn trong bài Chợ Tết và TLCH: 1. Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào? 2. Nêu nội dung bài Chợ Tết. - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: Treo tranh và hỏi: - Các em có biết cây này gọi là cây gì không? - Cây phượng khi có hoa gọi là hoa phượng. Hoa phượng còn gọi là hoa học trò-loài cây thường được trồng trên sân trường, gắn với kỉ niệm của rất nhiều HS về mái trường. Vì vậy, nhà thơ Xuân Diệu gọi đó là hoa học trò. Tiết học hôm nay, các em sẽ cùng đọc và tìm hiểu bài Hoa học trò để thấy được vẻ đẹp đặc biệt của loài hoa này. HĐ 2. HD luyện đọc. - Gọi 1 HS đọc mẫu toàn bài. - Gợi ý HS chia đoạn. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn lần 1. - HDHS đọc đúng: đoá, tán hoa lớn xoè ra, nỗi niềm bông phượng. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn lần 2. - HDHS giải nghĩa từ. - Yêu cầu HS luyện đọc nhóm 3. - Gọi HS đọc cả bài. HĐ 3. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: - Tại sao tác giả gọi hoa phương là "hoa học trò? - Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? - Màu hoa phương đổi như thế nào theo thời gian? - Em cảm nhận thế nào khi đọc bài Hoa học trò? HĐ 4. HD đọc diễn cảm - GV đọc mẫu toàn bài. - Gọi HS đọc lại 3 đoạn của bài. - Yêu cầu HS lắng nghe, theo dõi tìm những từ cần nhấn giọng trong bài - Nêu cách đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, suy tư; nhận giọng ở những từ ngữ được dùng một cách ấn tượng đê rtar vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng: cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời, xanh um, mát rượi, ngon lành... - HD HS đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài + GV đọc mẫu. + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. + Tổ chức thi đọc diễn cảm. - Cùng HS nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay. 4. Củng cố, dặn dò: - Bài Hoa học trò nói lên điều gì? - Về nhà tiếp tục luyện đọc, học nghệ thuật miêu tả của tác giả, tìm tranh, ảnh đẹp, những bài hát về hoa phượng. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời cau hỏi: 1. Mặt trời lên làm đỏ dần những dải mây trắng và những làn sương sớm. Núi đồi như cũng làm duyên - núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, đồi thoa son. Những tia nắng nghịch ngợm nháy hoài trong ruộng lúa. 2. Cảnh chợ miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê.. - Lắng nghe và điều chỉnh. - Cây phượng. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. -1 HS đọc, lớp đọc thầm theo. -3 đoạn: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn. - HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn lần 1. - Luyện đọc cá nhân. - HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn lần 2. - Lắng nghe, đọc chú giải SGK. - Luyện trong nhóm 3. - 1 HS đọc cả bài, lớp đọc thầm theo. - HS đọc thầm đoạn, bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: - Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường. + Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đóa mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. + Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui: buồn vì báo hiệu sắp kết thúc năm học, sắp xa mái trường; vui vì báo hiệu được nghỉ hè. + Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ. - Lúc đầu, màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng , màu cũng đậm dần, rồi hòa với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên. . Hoa phượng có vẻ đẹp đọc đáo dưới ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả. . Hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò. . Bài văn giúp em hiểu vẻ đẹp lộng lẫy của hoa phượng. - Lắng nghe, đọc thầm theo. - 3 HS đọc to trước lớp. - Nhấn giọng những từ ngữ tả vẻ đẹp của hoa, sự thay đổi bất ngờ của hoa theo thời gian: cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời, xanh um, mát rượi, ngon lành... - Lắng nghe và thực hiện. - Lắng nghe, đọc thầm theo. - Luyện đọc nhóm cặp. - Vài HS thi đọc trước lớp. - Nhận xét, bình chọn. - Trả lời theo sự hiểu. - Lắng nghe, thực hiện. Môn: ĐẠO ĐỨC Tiết 23 Bài: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Tiết 1) I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng. - Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng. - KNS: Xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng; Thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương. II. Đồ dùng dạy-học: - Dặn HS chuẩn bị kể những việc làm của mình, của các bạn hoặc của nhân dân địa phương trong việc bảo vệ các công trình công cộng. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Hãy kể những việc em đã làm thể hiện sự cư xử lịch sự với mọi người xung quanh? - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: - Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. HĐ 2. Xử lý tình huống - Gọi HS đọc tình huống trong SGK - Yêu cầu HS quan sát tranh SGK/34. - Các em hãy thảo luận nhóm 4 thảo luận trả lời câu hỏi: Nếu em là bạn Thắng trong tình huống trên, em sẽ làm gì? Vì sao? - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Cùng HS, nhận xét đánh giá. Kết luận: Nhà văn hóa xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hóa chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó. HĐ 3. Bày tỏ ý kiến - Gọi HS đọc yêu cầu của BT1. - Các em hãy thảo luận nhóm đôi, nói cho nhau nghe những tranh vẽ trong hình BT1, tranh nào vẽ hình vi, việc làm đúng? Vì sao? - Gọi các nhóm trả lời. - Cùng HS nhận xét, đánh giá. Kết luận: Mọi người dân, không kể già, trẻ, nghề nghiệp... đều phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vậ các công trình công cộng. HĐ 4. Xử lý tình huống - Gọi HS đọc yêu cầu BT2. - Các em hãy thảo luận nhóm 6 thảo luận về cách ứng xử trong 2 tình huống trên. - Gọi các nhóm trình bày Kết luận: Công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/35. 4. Củng cố, dặn dò: - Dặn HS chuẩn bị kể những việc làm của mình, của các bạn hoặc của nhân dân địa phương trong việc bảo vệ các công trình công cộng. Chuẩn bị tiết tiếp theo. - Nhận xét tiết học - HS nối tiếp nhau kể (VD): + Khách đến nhà, em chào và rót nước mời khách uống. + Khi đến nhà bạn Minh chơi, nhà bạn có rất nhiều đồ chơi, bạn mời em chơi cùng, chơi xong em dọn dẹp đồ chơi với bạn. + Gì Lan bên cạnh cho em quả táo, em khoanh tay cám ơn dì.... - Lắng nghe và điều chỉnh hành vi, thái độ chưa phù hợp chuẩn mực. - Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài. - 1 HS đọc tình huống - Quan sát tranh. - Chia nhó ... Thời kì ra hoa . Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa . Đoạn 3: Thời kì ra quả. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Vài HS đọc to trước lớp. - 1 HS đọc to trước lớp. - Tự làm bài. - Lần lượt phát biểu ý kiến. + Bài Cây trám đen có 4 đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào một chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng. + Đoạn 1: Tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trám đen. + Đoạn 2: Hai loại trám đen: trám đen tẻ và trám đen nếp. + Đoạn 3: Ích lợi của quả trám đen + Đoạn 4: Tình cảm của người tả với cây trám đen. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Lắng nghe, suy nghĩ chọn cây mình sẽ viết. - Lắng nghe, tham khảo. - Tự làm bài. - Vài HS đọc. - Nhận xét, góp ý cho bài của bạn. - Đổi vở, góp ý cho nhau. - 1 HS đọc to trước lớp. - Lắng nghe, thực hiện Môn: TOÁN Tiết 115 Bài: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Rút gọn được phân số. - Thực hiện được phép cộng hai phân số. - Bài tập cần làm bài 1; bài 2a,b; bài 3a,b. II. Đồ dùng dạy-học: - Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Muốn cộng hai phân số khác mẫu (cùng mẫu) ta làm như thế nào? - Gọi HS lên bảng thực hiện phép tính cộng hai phân số khác mẫu số. - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: - Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. HĐ2. HD luyện tập: Bài 1: - Yêu cầu 1 HS nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu số. - Yêu cầu HS làm vào nháp, 2 HS lên bảng thực hiện. Bài 2a,b: - Gọi HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở. Bài 3a,b: - Ghi bảng phép cộng , gọi HS lên bảng thực hiện. - Mỗi phân số có nhiều cách rút gọn, tuy nhiên trong BT này, các em rút gọn để thực hiện pháp cộng các phân số, vì thế trước khi rút gọn các em nên nhẩm thử để chọn rút gọn có kết quả là hai phân số cùng mẫu. - Yêu cầu HS tự làm phần b. Bài 4: Khuyến khích HSKG. - Gọi HS đọc đề bài. - Muốn biết số đội viên tham gia hai hoạt động trên bằng bao nhiêu phần số đội viên chi đội tà làm sao? - Gọi HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp. - Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng. 4. Củng cố, dặn dò: - Muốn cộng hai phân số cùng mẫu (khác mẫu) ta làm như thế nào? - Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xết tiết học. - 2 HS thực hiện 1. Muốn cộng hai phân số khác mẫu, ta qui đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số đó. 2. - Lắng nghe và điều chỉnh. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số Tính: a. - Thực hiện theo HD của GV. a. b. - 1 HS lên thực hiện. . - 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp. b. - 1 HS đọc to trước lớp - Thực hiện tính cộng. - 1 HS lên bảng thực hiện Số đội viên tham gia tập hát và đá bóng là: số đội viên chi đội) Đáp số: số đội viên - Lắng nghe và điều chỉnh. - 1 HS trả lời. - Lắng nghe và thực hiện. Môn: KĨ THUẬT Tiết 23 Bài: TRỒNG CÂY RAU, HOA (Tiết 2) I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng. - Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu. - Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu. II. Đồ dùng dạy-học: - Cây con rau, hoa để trồng. - Túi bầu có chứa đất. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1. Tại sao phải chọn cây khỏe, không bị sâu, bệnh hại, đứt rễ, gầy yếu để đem trồng? 2. Tại sao phải ấn chặt đất và tưới nhẹ nước quanh gốc cây sau khi trồng? - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: - Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. HĐ 2. HS thực hành trồng cây con. - Gọi HS nhắc lại các bước thực hiện qui trình kĩ thuật trồng cây con. - HD lại những điểm cần lưu ý: Khi đặt cây vào bầu đất, các em nhớ ấn chặt đất quanh gốc cây. Khi trồng phải để cây thẳng đứng, rễ không được cong ngược lên phía trên không làm vỡ bầu, xong rồi nhớ tưới lên một ít nước. Các em nhớ tránh đổ nước nhiều, mạnh khi tưới làm cây bị nghiêng ngả. - Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của HS. - Yêu cầu HS ra vườn thực hành trồng cây rau, hoa trong bầu đất. - Khi thực hành xong, các em nhớ rửa tay sạch sẽ và ghi tên của mình đính trên bầu đất. HĐ 3. Đánh giá kết quả học tập - Yêu cầu các nhóm để sản phẩm theo nhóm. - Yêu cầu HS nhận xét sản phẩm theo các tiêu chí: . Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vật liệu trồng cây con. . Cây con sau khi trồng đứng thẳng, vững, không bị trồi rễ lên trên . Hoàn thành đúng thời gian qui định - Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 4. Củng cố, dặn dò: - Tại sao phải ấn chặt đất và tuới nhẹ nước quanh gốc cây? - Áp dụng kiến thức đã biết về trồng cây rau, hoa vào cuộc sống - Đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho bài học: Trồng rau, hoa trong chậu - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng trả lời: 1. Vì nếu trồng cây con đứt rễ cây sẽ chết vì không hút được nước và thức ăn . 2. Ấn chặt đất và tưới nước sau khi trồng nhằm giúp cho cây không bị nghiêng ngả và không bị héo. - Lắng nghe và điều chỉnh. - Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài. - Xác định vị trí trồng . Đào hốc trồng cây theo vị trí đã xác định . Đặt cây vào hốc và vun đất, ấn chặt đất quanh gốc cây. . Tưới nhẹ nước quanh gốc cây. - Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện. - Ra vườn thực hành. - Trình bày sản phẩm. - Nhận xét, bình chọn. - Giúp cho cây không bị nghiêng ngả và không bị héo. - Lắng nghe và thực hiện. Môn: ĐỊA LÝ Tiết 23 Bài: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (Tiếp theo) I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ: + Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước. + Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may. II. Đồ dùng dạy-học: - Bản đồ công nghiệp Việt Nam - Tranh, ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi trên sông ở ĐBNB (GV và HS sưu tầm). III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1. Nêu những thuận lợi để ĐBNB trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước? 2. Điều kiện nào làm cho ĐBNB đánh bắt được nhiều thuỷ sản? Kể tên một số loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây? - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: Ngoài hoạt động nông nghiệp là sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, trái cây và hoạt động ngư nghiệp là đánh bắt và xuất khẩu nhiều loại thuỷ sản, người dân Nam Bộ còn có hoạt động nào khác? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. HĐ 2. Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta. - Gọi HS đọc SGK mục 3/124. - Treo bản đồ công nghiệp VN. Các em hãy dựa vào thông tin trong SGK , bản đồ công nghiệp VN, tranh ảnh và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận nhóm 4 các câu hỏi sau: (treo bảng phụ viết sẵn 2 câu hỏi). 1. Nguyên nhân nào làm cho ĐBNB có công nghiệp phát triển mạnh? 2. Nêu dẫn chứng thể hiện ĐBNB có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta? - Gọi đại diện các nhóm trình bày. - Quan sát các hình trong SGK và vốn hiểu biết, các em thảo luận nhóm đôi kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của ĐBNB cùng các sản phẩm công nghiệp của ĐBNB Kết luận: Nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên ĐBNB đã trở thành vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta với một số ngành nghề chính như: khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm. HĐ 3. Chợ nổi trên sông. - Các em hãy nhắc lại cho thầy phương tiện giao thông đi lại chủ yếu của người dân Nam Bộ là gì? - Vậy các hoạt động sinh hoạt, mua bán, trao đổi ... của người dân thường diễn ra ở đâu? - Giới thiệu: Chợ nổi - một nét văn hóa đặc trưng của người dân ĐBNB (vừa nói vừa chỉ tranh minh họa về chợ nổi). Các em sẽ dựa vào SGK, tranh minh họa và vốn hiểu biết thảo luận nhóm 4 mô tả về chợ nổi trên sông ở ĐBNB. (chợ họp ở đâu? Người dân đến chợ bằng phương tiện gì? hàng hóa bán ở chợ gồm những gì? Loại hàng nào có nhiều hơn? - Tổ chức thi kể chuyện về chợ nổi ở ĐBNB. - Cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm kể hấp dẫn về chợ nổi Kết luận: Chợ nổi trên sông là một nét văn hóa độc đáo của ĐBNB, cần được tôn trọng và giữ gìn. 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/126. - Nếu bạn nào có đi chợ nổi trên sông, nhớ quan sát kĩ về nhà kể cho các bạn nghe. Chuẩn bài sau. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1. Nhờ có đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động nên ĐBNB đã trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước. 2. Mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng với vùng biển rộng lớn là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi và đánh bắt thuỷ hải sản. Tôm hùm, cá ba sa, mực là một số loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây. - Lắng nghe, điều chỉnh. - Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài. - 1 HS đọc to trước lớp. - Làm việc nhóm 4. - Đại diện nhóm trình bày 1. Nhờ có nguồn nguyên liệu (vùng biển có dầu khí, sông ngòi có thác ghềnh, có đất phù sa màu mỡ) và nguồn lao động dồi dào, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên ĐBNB đã trở thành vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta. 2. Hàng năm ĐBNB tạo ra được hơn một nửa giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. - Thảo luận nhóm đôi và nối tiếp nhau trả lời: Các ngành công nghiệp và các sản phẩm công nghiệp nổi tiếng ở ĐBNB là: khai thác dầu khí cho ra sản phẩm là dầu thô, khí đốt; sản xuất điện - điện; phân bón, cao su; chế biến lương thực thực phẩm cho ra sản phẩm gạo, trái cây, hạt điều; sản xuất linh kiện máy tính điện tử; sản xuất bột ngọt, ... - Lắng nghe, ghi nhớ. - Xuồng, ghe, - Diễn ra ở chợ trên sông. - Thảo luận nhóm 4, mô tả chợ nổi. - Vài nhóm thi mô tả về chợ nổi: + Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về. Tr6n mỗi xuồng, ghe người dân buôn bán đủ thứ, nhưng nhiều nhất là hoa, quả như: mãng cầu, sầu riêng, chôm chôm, ... Các hoạt động mua bán, trao đổi diễn ra ngay trên sông tại các xuồng, ghe, tạo một khung cảnh rất nhộn nhịp và tấp nập. - Nhận xét, bình chọn. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Vài HS đọc to trước lớp. - Lắng nghe, ghi nhớ
Tài liệu đính kèm: