I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3.
II. Đồ dùng dạy - học.
- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy-học:
Thứ hai, ngày 20 tháng 02 năm 2012 Môn: TOÁN Tiết 116: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3. II. Đồ dùng dạy - học. - Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Gọi HS lên bảng thực hiện tính tổng. - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ tiếp tục làm các bài toán luyện tập về phép cộng phân số. HĐ 2. HD luyện tập: Bài 1: - Viết lên bảng phép tính + - Gọi HS nêu cách thực hiện. - Gọi HS lên bảng thực hiện. - Nhận xét, đánh giá. Bài 2: Khuyến khích học sinh KG. - Bạn nào nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng các sô tự nhiên? - Phép cộng các phân số cũng có tính chất kết hợp. Tính chất này như thế nào? Các em cùng làm một số bài toán để nhận biết tính chất này. - Ghi 2 phép tính lên bảng và gọi HS lên bảng thực hiện. - Khi thực hiện cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba chúng ta làm thế nào? - Đó là tính chất kết hợp của phép cộng hai phân số. Gọi HS đọc nhận xét SGK/128 Bài 3: - Gọi HS đọc bài toán. - Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào? - Vậy tính nửa chu vi ta làm như thế nào? - Gọi HS lên bảng tóm tắt và thực hiện tính nửa chu vi. 4. Củng cố, dặn dò: - Nêu tính chất kết hợp của phép cộng hai phân số. - Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. a. = b. = - Lắng nghe, điều chỉnh và bổ sung. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Ta viết số 3 dưới dạng phân số, sau đó qui đồng mẫu số rồi thực hiện phép cộng hai phân số cùng mẫu. - 1 HS lên thực hiện: 3 + = b. c. - Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. - Lắng nghe. - 2 HS lên thực hiện và nêu kết quả: Cả 2 phép tính đều bằng . - Chúng ta có thể cộng phân số thứ nhất với tổng của phân số thứ hai và phân số thứ ba. - Vài HS đọc - 1 HS đọc đề toán. - Ta lấy (dài+rộng)x2. - Ta lấy dài + rộng. - 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp. Giải. Nửa chu vi của hình chữ nhật là: Đáp số: - HS nêu. - Lắng nghe và thực hiện. Môn: TẬP ĐỌC Tiết 47 Bài: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp với nội dung thông báo tin vui. - Hiểu nội dung: Cuộc thi vẽ em sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông. (Trả lời đươc các câu hỏi trong SGK). - KNS: Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân; Tư duy sáng tạo; Đảm nhận trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học. - Bảng phụ viết đoạn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài: Bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn đăng trên báo Đại đoàn kết, thông báo về tình hình thiếu nhi cả nước tham dự cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề Em muốn sống an toàn. Vậy thế nào là bản tin? Nội dung tóm tắt của bản tin như thế nào? Cách đọc bản tin ra sao? Các em cùng tìm hiểu qua bài đọc hôm nay. HĐ 2. HD luyện đọc. - GV đọc mẫu toàn bài. - Ghi bảng: UNICEF, đọc u-ni-xép. - Giải thích: UNICEF là tên viết tắt của Quỹ Bảo trợ Nhi đồng của Liên hợp quốc (các em đã biết về Liên hợp quốc qua sách TV2-tập 2). - Ghi bảng: 50 000 - Giải thích: Đây là bài đọc dưới dạng bản tin. 6 dòng mở đầu bài đọc là 6 dòng tóm tắt nội dung đáng chú ý, chứa đựng những thông tin quan trọng của bản tin. Vì vậy, sau khi đọc tên bài, các em phải đọc nội dung tóm tắt này rồi mới đọc bản tin. - Gợi ý chia đoạn. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài lần 1. - HDHS đọc đúng: Đăk Lắk, triễn lãm, tươi tắn, + Cho HS xem các bức tranh của thiếu nhi vẽ về cuộc sống an toàn. + HD ngắt nghỉ hơi đúng câu dài: UNICEF VN và báo TNTP/vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề/ "Em muốn sống an toàn". Các họa sĩ nhỉ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn / mà còn biết thể hiện ngôn ngữ hội họa / sáng tạo đến bất ngờ. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài lần 2. - HDHS giải nghĩa các từ: thẩm mĩ, nhận thức, khích lệ, ý tưởng, ngôn ngữ hội họa,... - Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm. - Gọi HS đọc cả bài. HĐ 3. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: 1. Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì? + Tên chủ điểm gợi cho em điều gì? 2. Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào? 3. Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi? 4. Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em? + Em hiểu "thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa " nghĩa là gì? 5. Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì? Chốt ý: Những dòng in đậm trên bản tin có tác dụng: . Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc. . Tóm tắt thật gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin. HĐ 4. HD luyện đọc phù hợp nội dung bài. - GV đọc mẫu lần 2. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài. - Yêu cầu HS lắng nghe, tìm cách đọc chung toàn bài, những từ ngữ cần nhấn giọng trong bài. - HD HS đọc diễn cảm 1 đoạn. + GV đọc mẫu. + Gọi HS đọc. + Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm đôi. + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Cùng HS nhận xét, tuyên dương bạn đọc đúng, hay. 4. Củng cố, dặn dò: - Bài đọc có nội dung chính là gì? - Ghi ý chính của bài lên bảng - Về nhà đọc lại bài nhiều lần, chú ý đọc đúng những từ khó. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng và nêu nội dung. - Cùng GV nhận xét, đánh giá. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Lắng nghe và đọc thầm theo. - HS đọc đồng thanh. - Lắng nghe. - HS đọc năm mươi nghìn - Lắng nghe, ghi nhớ. - 5 đoạn. - HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài lần 1. + HS1: 50000 bức tranh...đáng khích lệ + HS 2: UNICEF VN ... sống an toàn + HS 3: Được phát động từ...Kiên Giang. + HS 4: Chỉ cần điểm qua... giải ba. + HS5: Phần còn lại. - Luyện đọc cá nhân. - Quan sát, nhận xét. - Chú ý luyện ngắt nghỉ hơi đúng. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài lần 2. - Lắng nghe và đọc chú giải SGK. - HS luyện đọc trong nhóm đôi. - 1 HS đọc cả bài, lớp đọc thầm theo. - HS đọc thầm đoạn, bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: 1. Em muốn sống an toàn. + Tên chủ điểm muốn nói đến ước mơ, khát vọng của thiếu nhi về một cuộc sống an toàn. 2. Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gởi vể Ban tổ chức. 3. Chỉ điểm tên một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là ATGT rất phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, Gia đình em được bảo vệ an toàn. Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường, ... 4. Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ. + Là thể hiện điều mình muốn nói qua những nét vẽ, màu sắc trong tranh. 5. Có tác dụng tóm tắt cho người đọc nắm được những thông tin và số liệu nhanh. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Lắng nghe và đọc thầm theo. - Thực hiện nối tiếp nhau đọc. - Đọc với giọng thông báo tin vui, rõ ràng, mạch lạc, tốc độ hơi nhanh. - Lắng gnhe và đọc thầm theo. - 5 HS đọc 5 đoạn của bài trước lớp. - HS luyện đọc trong nhóm đôi. - Vài HS thi đọc trước lớp. - Nhận xét, bình chọn. - Cuộc thi vẽ em sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông - 2 HS nhắc lại ý chính. - Lắng nghe, thực hiện Môn: ĐẠO ĐỨC Tiết 24 Bài: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Tiết 2) I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng. - Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng. - Có ý thứ bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương. -KNS: Xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng; thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương. - Giảm tải: Không yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có 2 phương án: tán thành và không tán thành. II. Đồ dùng dạy - học. - Thẻ bày tỏ ý kiến. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK/35. - Để giữ gìn các công trình công cộng em phải làm gì? - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các em sẽ luyện tập, thực hành, vận dụng thực tế các kiến thức đã được học ở tiết trước. HĐ 2. HDHS làm bài tập. - Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương. - Tổng hợp các ý kiến của HS, nhận xét bài tập về nhà. Kết luận: Công trình công cộng còn được xem là nét văn hóa của dân tộc, mọi người dân đều phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn. Một số công trình công cộng hiện nay vẫn chưa sạch, đẹp. Bản thân các em nên tham gia và vận động mọi người cần phải giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương. HĐ 3. Bày tỏ ý kiến (BT3). - GV nêu lần lượt các ý kiến, nếu tán thành thì giơ thẻ xanh, không tán thành giơ thẻ đỏ,.. a. Giữ gìn các công trình công cộng cũng chính là bảo vệ lợi ích của mình. b. Chỉ cần giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương mình. c. Bảo vệ công trình công cộng là trách nhiệm riêng của các chú công an. Kết luận: Chúng ta giữ gìn các công trình công cộng cũng chính là bảo vệ lợi ích của mình. Không những chúng ta chỉ bảo vệ công trình công cộng ở nơi mình sống mà tất cả các công trình ở mọi nơi chúng ta đều phải có trách nhiệm giữ gìn. 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc lại mục ghi nhớ SGK/35. - Thực hiện việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS1 đọc to trước lớp ... lời. - Lắng nghe và thực hiện. Môn: KĨ THUẬT Tiết 24 Bài: CHĂM SÓC RAU, HOA (Tiết 1) I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Biết mục đích tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa. - Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa. - Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa. II. Đồ dùng dạy - học. - Đồ dùng chăm sóc rau, hoa: Thùng tưới, cuốc, xẻng, III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của học sinh. - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: Sau khi gieo, trồng cây rau, hoa phải được chăm sóc đủ chất dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ cần thiết để phát triển. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các công việc chăm sóc cây. HĐ 2. HD HS tìm hiểu mục đích, cách tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc cây 1. Tưới nước cho cây. - Nhớ lại kiến thức của bài trước, bạn nào cho biết mỗi loại cây rau, hoa cần các điều kiện ngoại cảnh nào? - Cần có những biện pháp nào để chăm sóc cây rau, hoa? - Nhớ lại kiến thức đã học, em nào cho biết tại sao ta phải tưới nước cho cây? - Tưới nước cho cây nhằm mục đích gì? Kết luận: Nước rất quan trọng đối với cây rau, hoa. Vì vậy, sau khi gieo trồng phải thường xuyên tưới nước cho cây. - Ở gia đình em thường tưới nước cho rau, hoa vào lúc nào? Tưới bằng dụng cụ gì? - Người ta thường tưới nước cho rau, hoa vào lúc nào? - Tại sao phải tưới nước vào lúc trời râm mát? - Trong hình 1 người ta tưới nước cho rau, hoa bằng cách nào? - Quan sát hình 1, em hãy nêu cách tưới nước ở hình 1a và 1b? Kết luận: Ta có thể tưới nước cho cây bằng nhiều cách: dùng gáo múc nước tưới, tưới bằng bình có vòi sen, tưới bằng vòi phun, bình xịt. Tưới bằng vòi phun làm cho đất và không khí xung quanh cây đều ẩm, mất ít công sức, hạt nước rơi nhanh nên đất ít bị đóng váng nhưng phức tạp, đòi hỏi phải có máy bơm và ống phun nước. Tưới bằng bình có vòi sen nhẹ nhàng, dễ thực hiện nhưng lâu hơn và dễ làm đất bị đóng váng sau khi tưới. - Thực hiện mẫu cách tưới nước và nhắc nhở: Các em nhớ tưới đều, không để nước đọng thành vũng trên luống. - Gọi HS thực hiện lại thao tác tưới. 2. Tỉa cây - Thế nào là tỉa cây? - Tỉa cây nhằm mục đích gì? - Các em hãy quan sát hình 2 SGK/64 và nêu nhận xét về khoảng cách và sự phát triển của cây? - Khi tỉa, các em nên tỉa những cây nào? Chốt ý: Nếu gieo hạt theo hốc thì nhổ những cây nhỏ, yếu, chỉ để lại mỗi hốc 1-2 cây. Nếu gieo hạt theo hàng thì nhổ tỉa bớt những cây trên cùng hành để những cây còn lại có được khoảng cách thích hợp. 3. Làm cỏ - Các em cho biết những cây nào thường mọc trên các luống trồng rau, hoa hoặc chậu cây? - Nêu tác hại của cỏ dại đối với cây rau, hoa? Kết luận: Trên luống trồng rau, hoa thường có cỏ dại. Cỏ dại hút tranh nước, chất dinh dưỡng của cây và che lấp ánh sáng làm cây phát triển kém. Vì vậy, phải thường xuyên làm cỏ cho rau, hoa. - Ở gia đình em thường làm cỏ cho rau, hoa bằng cách nào? - Tại sai phải chọn những ngày nắng để làm cỏ? - Người ta thường làm cỏ bằng dụng cụ gì? Chốt ý: Cỏ thường có thân ngầm và rễ ăn sâu vào đất. Vì vậy, khi làm cỏ nên dùng dầm xới đào sâu xuống để loại bỏ hết thân ngầm và rễ cỏ. Nhổ nhẹ nhàng để tránh làm bật gốc khi cỏ mọc sát gốc. Cỏ làm xong phải để gọn vào một chỗ đem phơi hoặc đem đổ rồi đốt, không nên vứt bừa bãi trên mặt luống. 4. Củng cố, dặn dò: - Tỉa cây được áp dụng khi nào và có tác dụng gì? - Về nhà tập tưới nước, tỉa cây, làm cỏ cho rau, hoa. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - Hợp tác cùng GV. - Lắng nghe và điều chỉnh. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng và không khí. - Tỉa cây, tưới nước, làm cỏ, vun xới đất. - Ta phải thường xuyên tưới nước cho cây, vì nếu thiếu nước cây bị khô héo và có thể bị chết. - Cung cấp nước giúp cho hạt nảy mầm, hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất cho cây hút và giúp cây sinh trưởng thuận lợi. - Lắng nghe, ghi nhớ. - HS trả lời theo thực tế. - Vào lúc trời râm mát. - Để cho nước đỡ bay hơi, - Dùng thùng có vòi hoa sen, vòi phun. - Đổ nước vào thùng tưới và rưới đều lên rau, hoa (hình 1), bật vòi phun và phun nước đều trên rau, hoa (hình 2). - Lắng nghe, ghi nhớ. - Ghi nhớ, thực hiện. - Là nhổ loại bỏ bớt một số cây trên luống để đảm bảo khoảng cách cho những cây còn lại sinh trưởng, phát triển. - Giúp cho cây đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng, - Hình 2a: cây mọc chen chúc, lá, củ nhỏ; hình 2b: giữa các cây có khoảng cách thích hợp nên cây phát triển tốt hơn, củ to hơn. - Cây cong queo, gầy yếu. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Cỏ dại, cây dại. - Hút tranh nước, chất dinh dưỡng trong đất. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Nhổ cỏ. - Cỏ mau khô. - Cuốc hoặc dầm xới. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Khi trên luống, trên hàng có nhiều cây , có tác dụng đảm bảo khoảng cách cho những cây còn lại sinh trưởng, phát triển, Giúp cho cây đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng - Lắng nghe và thực hiện. Môn: ĐỊA LÝ Tiết 24 Bài: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của Thành phố Hồ Chí Minh. + Vị trí: nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn. + Thành phố lớn nhất cả nước. + Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn: các sản phẩm công nghiệp của thành phố đa dạng; hoạt động thương mại rất phát triển. - Chỉ được Thành phố Hồ chí Minh trên bản đồ ( lược đồ). II. Đồ dùng dạy-học: - Các bản đồ: hành chính, giao thông VN. - Tranh, ảnh về TP Hồ Chí Minh do GV và HS sưu tầm. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1. Nêu dẫn chứng cho thấy đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển nhất nước ta? 2. Hãy mô tả chợ nổi trên sông? - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: Trong số các thành phố lớn vùng đồng bằng Nam Bộ có 1 thành phố hết sức nổi tiếng vì từ nơi này, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. Đó là TPHCM. TP Hồ Chí Minh có những đặc điểm gì nổi bật? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. HĐ 2. HDHS tìm hiểu về: Thành phố lớn nhất cả nước. - Yêu cầu HS quan sát lược đồ TPHCM. 1. Thành phố nằm bên sông nào? 2. Thành phố đã có bao nhiêu tuổi? 3. Thành phố được mang tên Bác từ năm nào? - Các em tiếp tục quan sát lược đồ thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau: + Chỉ vị trí của TPHCM trên lược đồ và cho biết thành phố tiếp giáp những tỉnh nào? + Từ TP có thể đi tới các tỉnh khác bằng những đường giao thông nào? - Treo bản đồ hành chính, giao thông VN, gọi HS lên bảng chỉ vị trí, giới hạn của TPHCM và các loại đường giao thông từ TPHCM đi đến các nơi khác. - Gọi HS đọc bảng số liệu. - Dựa vào bảng số liệu, em hãy so sánh về diện tích và số dân của TPHCM với các thành phố khác. - Các em hãy so sánh với HN xem diện tích và dân số của TPHCM gấp mấy lần Hà Nội? Kết luận: TP Hồ Chí Minh là TP lớn nhất cả nước, nằm bên sông Sài Gòn. TP được mang tên Bác từ năm 1976. HĐ 3. Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn. - Dựa vào tranh, ảnh, bản đồ và vốn hiểu biết, các em hãy thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau: 1. Kể tên các ngành công nghiệp của TPHCM? 2. Nêu những dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm kinh tế lớn của cả nước? 3. Nêu dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm văn hóa, khoa học lớn? 4. Kể tên một số trường đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở TPHCM? - Gọi đại diện các nhóm trình bày Kết luận: TPHCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Các sản phẩm công nghiệp của TP rất đa dạng, được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và xuất khẩu. TP cũng là trung tâm văn hóa, khoa học lớn của cả nước. - Gọi HS đọc mục ghi nhớ SGK/130. 4. Củng cố, dặn dò: - Trò chơi: Gắn hình vào ô thích hợp. - Thầy có bảng kẻ sẵn 3 cột tương ứng với 3 nội dung, nhiệm vụ của các em là lên gắn các hình vào cột thích hợp. Bạn nào gắn đúng, nhanh, bạn đó thắng - Cùng HS nhận xét, tuyên dương bạn thắng cuộc. - Về nhà xem lại bài, có đi du lịch ở TP HCM nhớ ghi lại các nơi đã đến về kể cho các bạn nghe. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1. Hàng năm đồng bằng Nam Bộ tạo ra được hơn một nửa giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. 2. Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về. Trên mỗi xuồng, ghe người dân buôn bán đủ thứ, nhưng nhiều nhất là hoa, quả như: mãng cầu, sầu riêng, chôm chôm,... các hoạt động mua bán, trao đổi diễn ra ngay trên sông tại các xuồng ghe, tạo một khung cảnh rất nhộn nhịp và tấp nập. - Lắng nghe và điều chỉnh, bổ sung. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Quan sát lược đồ. 1. Sông Sài Gòn. 2. TP đã có 300 tuổi. 3. Từ năm 1976 TP mang tên Bác. - Làm việc nhóm đôi. - Đại diện nhóm trả lời: + TP tiếp giáp với các tỉnh: Bà Rịa Vũng tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. + Đường ô tô, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. - Vài HS lên bảng chỉ và nói vị trí, giới hạn của TPHCM và các loại đường giao thông từ TPHCM đi đến các nơi khác. - 1 HS đọc bảng số liệu. - So với các TP khác, thì diện tích TPHCM lớn nhất cả nước và có số dân nhiều nhất. - Diên tích và dân số TPHCM gấp 2 lần Hà Nội. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Làm việc nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày: 1. Các ngành công nghiệp: điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may... 2. Nơi đây là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Có nhiều chợ, siêu thị lớn: chợ Bến Thành, siêu thị Metro, Makro, chợ Bà Chiểu, chợ Tân Bình, bên cạnh đó có cảng Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất là các đầu mối giao thông quan trọng. 3. Trung tâm văn hóa: Nơi đây có bảo tàng chứng tích chiến tranh, khu lưu niệm Bác Hồ, bảo tàng Tôn Đức Thắng, có nhà hát lớn,có nhiều khu vui chơi, giải trí. + Trung tâm khoa học lớn: Nơi đây có nhiều trường đại học lớn và viện nghiên cứu các bệnh nhiệt đới. 4. Các trường đại học như: ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Kỹ thuật, ĐH Y dược, ĐH Sư phạm, ĐH Kinh tế,... Một số khu vui chơi giải trí lớn như: Công viên nước Đầm Sen, khu du lịch Suối Tiên,... - Lắng nghe, ghi nhớ. - Vài HS đọc to trước lớp - 3 HS lên bảng thực hiện: + Hình 3a,b, 4: trung tâm kinh tế. + Hình 2,5: Trung tâm văn hóa - Cùng GV nhận xét, bình chọn. - Lắng nghe, thực hiện.
Tài liệu đính kèm: