Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 24 - Trường th trường Đông A

Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 24 - Trường th trường Đông A

I.MỤC TIÊU

 -Đọc trôi chảy, rành mạch, lưu loát bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ.

- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng âu yếm, dịu dàng, đầy tình yêu thương.

 -Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 -Tờ giấy khổ to viết những câu thơ hướng dẫn Hs ngắt nhịp .

 -Tờ giấy khổ to viết khổ thơ hướng dẫn

 

doc 28 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 925Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 24 - Trường th trường Đông A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
THỨ HAI, NGÀY 20 THÁNG 2 NĂM 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 46: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I.MỤC TIÊU
 -Đọc trôi chảy, rành mạch, lưu loát bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ. 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng âu yếm, dịu dàng, đầy tình yêu thương.
 -Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Tờ giấy khổ to viết những câu thơ hướng dẫn Hs ngắt nhịp .
 -Tờ giấy khổ to viết khổ thơ hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: KTBC
Giáo viên gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi 
Bài “ Hoa học trò”
HS trả lời – nhận xét.
Nhận xét ghi điểm – tuyên dương. 
Nhận xét chung
2.Hoạt động 2: Luyện đọc
 -1 HS đọc toàn bài.
 -GV chia bài thơ thành 2 khổ.
 -Hs tiếp nối nhau đọc lần 1.
 -Gv viết bảng những từ Hs còn phát âm sai, hướng dẫn hs đọc lại.
 -HS đọc tiếp nối lần 2.
 -GV rút từ ngữ cần giải nghĩa có trong từng khổ thơ.
 -GV đính các câu thơ: Nhịp chàytim hát thành lời”, hướng dẫn hs ngắt nhịp và nhấn giọng.
 -Hs đọc tiếp nối lần 3.
 -Luyện đọc theo nhóm đôi.
 -1 Hs đọc lại toàn bài thơ.
 -GV hướng dẫn giọng đọc và đọc mẫu toàn bài thơ.
 	3.Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
 -Hs đọc thầm toàn bài thơ, trả lời câu hỏi.
 	+Em hiểu thế nào là “những em bé lớn lên trên lưng mẹ”?
 -HS trả lời cá nhân, Gv chốt lại.
 	+Người mẹ làm những công việc gì ?
	+Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào ?
	+Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con .
 -HS tiếp nối nêu.
 -GV chốt lại: Lưng đưa nôi, tim hátn thành lời-Mẹ thương A-kay-Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng, mai sau con lớn vung chày lún sâu.
 	4.Hoạt động 4: Đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
 -Gọi 3 Hs đọc tiếp nối 2 khổ thơ.
 -GV đính khổ thơ 1 lên bảng.
 -Hỏi: Khổ thơ này đọc giọng như thế nào ?
-Những từ ngữ nào cần đọc nhấn giọng? Ngắt nhịp ở câu thơ nào ?
 -HS đọc diễn cảm theo nhóm 4.
 -3 em thi đọc diễn cảm trước lớp.
 -Hs nhẩm đọc thuộc lòng khổ tà cả bài .
 -Hs thi đua đcọ thuộc lòng trước lớp.
 	5.Hoạt động nối tiếp:
 -Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì ? 
*****************************
KHOA HỌC
Tiết 46; BÓNG TỐI.
I.MỤC TIÊU
 Giúp học sinh:
 -Tự làm thí nghiệm để thấy được bóng tối xuất hiện ở phía sau vật cản sáng được chiếu sáng.
 -Đoán đúng vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản.
 -Hiểu được bóng tối của vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Bộ dụng cụ thí nghiệm lớp 4.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 	1.Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối .
 -GV mô tả rhí nghiệm: Đặt một tờ bìa to sau quyển sách với khoảng cách 5cm. Đặt đèn pin thẳng hướng quyển sách trên mặt bàn và bật đèn.
 -Yêu cầu HS dự đoán xem:
 	+Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu?
	+Bóng tối có hình dạng như thế nào ?
-HS làm thí nghiệm theo tổ.
 -GV quan sát các tổ làm.
 -Gọi đại diện của mỗi tổ nêu nhận xét kết quả thí nghiệm.
 -Hãy khẳng định kết quả của thí nghiệm các em thay quyển sách bằng vỏ hộp và tiến hành làm tương tự.
 -1 số Hs trình bày.
 - Anh sáng có thể truyền qua quyển sách hay vỏ hộp được không?
 	+Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là gì ?
	+Khi nào bóng tối xuất hiện ?
 -Gv kết luận:
 	2.Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thay đổi về hình dạng, kích thước của bóng tối.
 -HS thảo luận nhóm 4.
 	+Hình dạng kích thước của bóng tối có thay đổi không? Khi nào nó sẽ thay đổi?
	+Hãy giải thích tại sao ban ngày, khi trời nắng bóng của ta lại tròn vào buổi trưa, dài theo hình người vào buổi chiều ?
 -Đại diện của mỗi nhóm trình bày.
 -GV kết luận.
 -GV cho Hs các nhóm làm thí nghiệm chiếu đèn vào chiếc bút bi được dựng thẳng trên mặt bìa.
 Goị các nhóm trình bày kết quả.
	+Hỏi: Bóng tối của vật thay đổi khi nào ?
	+Làm thế nào để bóng tối của vật to hơn ?
 -HS tiếp nối trả lời.
 -GV kết luận.
 3.Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò
 -Gọi HS đọc ghi nhớ.
 -Nhận xét tiết học.
 -về nhà học thuộc bài.
 -CB: Anh sáng cần cho sự sống
*****************************
TOÁN
Tiết 115 : LUYỆN TẬP.
 I.MỤC TIÊU:
-Rèn kỹ năng thuộc củng cố về phép cộng các phân số.
-Làm thành thạo chính xác.
-Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV bảng phụ
HS Bảng con
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
*.Hướng dẫn luyện tập.
1 Hoạt động 1: Bài 1: Tính
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi.
-nhắc tựa bài
-Thảo luận nhóm đôi 
-Đại diện nhóm nêu kết quả lên bảng.
-Cộng 2 phân số cùng mẫu số .
-1 em nêu
-Nhận xét.
-Bài tập 1 ôn những kiến thức gì ?
-GV ghi lên bảng phần kiến thức đã ôn.
H: Muốn cộng 2 phân số cùng mẫu cùng số ta làm như thế nào ?
2.Hoạt động 2: Bài 2: Tính.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 (3phút)
-Thảo luận nhóm 4.
-Đại diện nhóm dán hết kết quả thảo luận.
-cộng 2 phân số khác mẫu số
-HS nêu-nhận xét.
-Ở bài tập 2 biểu thức gì?
-muốn cộng 2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
-GV ghi kiến thức lên bảng..
3.Hoạt động 3 :Bài 3;
-gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-1 em làm bảng ép,cả lớp làm bảng con.
a)Rút gọn phân số.
-1 em đọc yêu cầu Bt.
-1 em làm bảng ép, cả lớp làm bảng con.
 -Gv đính từng phân số lên bảng, Hs làm .
 -Bài 3 ôn lại kiến thức gì ?
 4.Hoạt động 4: Làm việc cá nhân (BT4)
 -GV đính bài toán lên bảng, gọi 2 em đọc.
 	Hỏi: bài toán cho biết gì?
	Bài toán hỏi gì?
 -2 em lên bảng tóm tắt và giải, lớp giải vào vở.
 -Gv nhận xét chấm điểm 1 số bài.
Bài 4 ôn lại kiến thức gì?
 5.Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò
 -Tiết toná hôm nay củng cố kiến thức gì?
 -về nhà ôn lại kiến thức đã học
 Cb:Luyện tập.
*****************************
KỂ CHUYỆN
Tiết 23: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.MỤC TIÊU
 -Dựa vào gợi ý trong SGK học sinh chọn và kể lại câu chuyện(đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nội dung ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
 -Hiểu được ý nghĩa câu chuyện(Đoạn truyện ) đã kể.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.Hoạt động 1: Tìm hiểu đề
 -Gọi Hs đọc đề bài.
 -Gv viết đề bài lên bảng, dùng phấn màu gạch dưới các từ ; đươc nghe, được đọc, ca ngợi cái đẹp, cuộc đấu tranh, đẹp, xấu, thiện ác.
 -2 Hs đọc phần gợi ý.
 	+Hỏi: Truyện ca ngợi cáci đẹp ở đây có thể là cáci đẹp tự nhiên, của con người hay một quan niệm về cái đẹp của con người ?
	+Em biết những câu chuyện nào có nội dung ca ngợi cái đẹp ?
	+Những câu chuyện nào nói về cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, các thiện vơi cái ác ?
	+Em hãy giới thiệu những câu chuyện mà mình định kể cho các bạn nghe ?
 -GV : Những câu chuyện các em kể ngoài SGK sẽ được cộng thêm 1 điểm.
 2.Hoạt động 2: HS kể chuyện 
 +kể chuyện theo nhóm 4.
 -GV gợi ý cho HS hỏi bạn: Bạn thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
	+Câu chuyện nói với ta điều gì ?
 -Hs thi kể trước lớp.
 -Đại diện của mỗi nhóm thi kể, HS các nhóm khác có thể hỏi nội dung câu chuyên vừa kể.
 -Cả lớp và GV nhận xét.
 3.Hoạt động nối tiếp:
 -Hôm nay các em kể chuyện về nội dung gì ?
 -Nhận xét tiết học-tuỵên dương Hs kể chuyện hay.
 -Về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.
 CB: kể chuyện được chứng kiến , đươc tham gia.
**************************************************************
THỨ BA, NGÀY 21 THÁNG 2 NĂM 2012
TOÁN
Tiết 116: LUYỆN TẬP(TRANG 128)
I.MỤC TIÊU
- Thực hiện được phép cộng phân số, cộng một số tự nhiên với phân số , cộng một phân số với số tự nhiên.
 -Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các phân số và bước đầu áp dụng tính chất kết hợp của phép công các phân số để giải toán.
 -Ap dụng kiến thức đã học vào cuộc sông.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -các tấm bài,bút dạ.
 -bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 *Hướng dẫn Hs làm bài tập.
 1.Hoạt động 1: làm việc cá nhân.
 -GV viết phân phép cộng : 
 -Hướng dẫn mẫu như SGK.
 GV: ta nhận thấy mẫu số của phân số thứ hai trong phép tính cộng là 5.
 	Nhẩm 3 = 15 : 5 vậy 15 nên rút gọn bài toán như sau.
 5
-GV ghi như SGK.
 -GV đính từng phép cộng lên bảng, Hs làm bảng con, 1 số Hs làm trên tấm bìa.
 -Đính bảng trình bày.
 -GV nhận xét.
 2.Hoạt động 2: Tinh chất kết hợp Gv hướng dẫn cho học sinh khá giỏi)
 -GV phát tấm bìa ghi sẵn Bt cho các nhóm làm bài.
 -Đại diện 4 nhóm đính bảng trình bày.
 	Chẳng hạn:
Vậy :
 -Vậy khi thực hiện cộng 1 tổng 2 phân số với phân số thứ 3 ta làm như thế nào ?
 -Gv kết luận : Đó là tính chất kết hợp của phép cộng.
 -Hs đọc ghi nhớ.
 -Em có nhận xét gì về tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiện và tính chất kết hợp của các phân số ?
 3.Hoạt động 3: 	làm việc cá nhân với bài tập 3/129
 -Gv đính Bt lên bảng, 2 Hs đọc đề bài.’ 
	+Bài toán cho biết gì ?
	+Bài toán hỏi gì ?
 -Gọi 1 HS lên tóm tắt.
 -Hỏi: Muốn tính nửa chu vi HCN ta làm thế nào ?
 -HS làm vào vở. 1 em làm bảng lớp.
 -GV nhận xét chấm điểm 1 số vở.
 4.hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò
 -Tiết toán hôm nay ôn lại kiến thức gì ?
 -Về nhà xem lại Bt đã làm.
 -Học thuộc nhận xét về tính chất kết hợp của phép cộng các phân số.
 CB: Phép trừ hai phân số.
******************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 47: CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?
I.MỤC TIÊU
-Hiểu cấu tạo, tc dụng của cu kể Ai l gì ?(ND Ghi nhớ).
-Nhận biết được câu kể Ai l gì? trong đoạn văn (BT1, mục III) ; biết đặt câu kể theo mẫu đ học để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình (BT2, mục III).
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Bảng phụ.
 -Phiếu học tập, bút dạ
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.Hoạt đông 1: Phần nhận xét.
 Bài 1: 1 Hs đọc nhận xét 1.
 Bài 2; thảo luận nhóm đôi.
 -2 Hs đọc yêu cầu cuả nhận xét 2.
 -yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
	+Trong đoạn văn trên những từ ngữ nào được in ghiêng?
	+Những câu nào dùng để giới thiệu, câu nào nêu nhận xét về bạn Diệu Thi ?
 -1 số Hs phát biểu, lớp nhận xét.
 -GV chốt lại câu tra rlời đúng.
 Bài 3: Gọi HS đọc nhận xét 3.
 -Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4.
 -GV hướng dẫn : Đẻ tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, là gì ? ) các em hãy gạch 1 gạch dưới từ đó, để tìm câu trả lời các em gạch 2 gạch dưới từ đó. Sau đó đặt câu hỏi.
	VD: Ai là Diệu Chi bạn mới của lớp ta ?
	+Đây là Diệu Chi bạn mới của lớp ta .
 -các nhóm thảo luận hoàn thành nhận xét 3.
 -Đại diện của mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 -GV chốt lại: Đây là Diệu Chi , bạn mới của lớp ta.
 ... cho cây?
 	+ Ở gia đình em thường tưới nước cho nhau, hoa vào lúc nào? Tưới bằng dụng cụ gì? Người ta tưới nước cho rau, hoa bằng cách nào?
 	- GV nhận xét và giải thích tại sao phải tưới nước lúc trời râm mát (để cho nước đỡ bay hơi). GV làm mẫu cách tưới nước.
* Tỉa cây: GV hướng dẫn cách tỉa cây và chỉ nhổ tỉa những cây cong queo, gầy yếu, 
 	+ Thế nào là tỉa cây? Tỉa cây nhằm mục đích gì?
 	- GV hướng dẫn HS quan sát H.2 và nêu nhận xét về khoảng cách và sự phát triển của cây cà rốt ở hình 2a, 2b.
* Làm cỏ:
 	- GV gợi ý để HS nêu tên những cây thường mọc trên các luống trồng rau, hoa hoặc chậu cây.Làm cỏ là loại bỏ cỏ dại trên đất trồng rau, hoa Hỏi:
 	+ Em hãy nêu tác hại của cỏ dại đối với cây rau, hoa?
 	+ Tại sao phải chọn những ngày nắng để làm cỏ? 
 	- GV tóm tắt: trên luống trồng rau hay có cỏ dại, cỏ dại hút tranh chất dinh dưỡng của cây và che lấp ánh sáng làm cây phát triển kém. Vì vậy phải thường xuyên làm cỏ cho rau và hoa.
 	+ Gia đình em thường làm cỏ cho rau và hoa bằng cách nào? bằng dụng cụ gì? 
 	- GV nhận xét và hướng dẫn cách nhổ cỏ bằng cuốc hoặc dầm xới và lưu ý HS:
 	+ Cỏ thường có thân ngầm vì vậy khi làm cỏ phải dùng dầm xới.
 	+ Nhổ nhẹ nhàng để tránh làm bật gốc cây khi cỏ mọc sát gốc.
 	+ Cỏ làm xong phải để gọn vào 1 chỗ đem đổ hoặc phơi khô rồi đốt, không vứt cỏ bừa bãi trên mặt luống.
* Vun xới đất cho rau, hoa:
 	+ Theo em vun xới đất cho cây rau, hoa có tác dụng gì? 
 	+ Vun đất quanh gốc cây có tác dụng gì? 
 	- GV làm mẫu cách vun, xới bằng dầm xới, cuốc và nhắc một số ý:
 	+ Không làm gãy cây hoặc làm cây bị sây sát.
 	+ Kết hợp xới đất với vun gốc. Xới nhẹ trên mặt đất và vun đất vào gốc nhưng không vun quá cao làm lấp thân cây.
ó Hoạt động 2: hướng dẫn mẫu. 
 	- GV yêu cầu 1, 2 HS thực hành các thao tác kỹ thuật trồng cây.
	4. Củng cố- Dặn dò.
 Nêu cách chăm sóc cây rau, hoa?
 GV nhận xét sự chuẩn bị , thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị: Chăm sóc rau, hoa (t.t): thực hành chăm sóc cây rau, hoa trong chậu đã trồng theo nhóm.
*******************************************************************
THỨ SÁU, NGÀY 24 THÁNG 2 NĂM 2012
TẬP LÀM VĂN
Tiết 48: LUYỆN TẬP ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I, Mục tiêu: 
- Luyện tập xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối 
- Biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loại cây em biết.
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh ảnh về cây gạo hoặc cây trám đen (nếu có).
- Giấy khổ to + bút dạ.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. ổn định tổ chức:
 Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
+ Nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong bài văn “Hoa mai vàng” và “Trái vải tiến Vua”.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài .
b. Tìm hiểu ví dụ .
Bài 1, 2, 3:
+ YC HS thảo luận cặp đôi theo trình tự: 
Đọc bài “Cây gạo” trang 32.
Xác định từng đoạn văn trong bài.
Tìm nội dung chính của mỗi đoạn.
" Bài “Cây gạo” có 3 đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào 1 chữ cái đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng. Mỗi đoạn văn trong bài có 1 nội dung nhất định.
" Ghi nhớ (SGK)
c: Luyện tập .
Bài 1: Xác định các đoạn văn và nội dung chính của từng đoạn trong bài văn dưới đây.
+ Kết luận câu trả lời đúng.
- Đ1: “ở đầu bản tôi chừng một gang”: Tả bao quát thân cây, cành cây, tán lá và lá cây trám đen.
- Đ2: “Trám đen mà không chạm hạt”: Tả 2 loại trám đen: Trám đen tẻ và trám đen nếp.
- Đ3: “Cùi trám đen trộn với xôi hay cốm”: ích lợi của quả trám đen.
- Đ4: “Chiều chiều ở đầu bản”: Tình cảm của dân bản và người tả với cây trám đen.
Bài 2: Hãy viết 1 đoạn văn nói về ích lợi của 1 loài cây mà em biết.
+ Chữa bài trên bảng và bài của 1 số HS đọc.
4. Củng cố - Dặn dò: 	
- Củng cố lại nội dung bài.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
**********************************
ĐỊA LÍ
Tiết 24: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I.MỤC TIÊU:
-Học xong bài này học sinh biết:
+Chỉ vị trí thành phố Hồ Chí minh trên bản đồ Việt nam.
+Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố hồ Chí minh.
+ Dựa vào bản đồ, tranh, ảnh, bảng số liệu tìm kiến thức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: các bản đồ:hành chính , giao thông VN.
HS: tranh ảnh về thành phố Hồ Chí Minh – bảng ép.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1.Thành phố lớn nhất cả nước 
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi.TLCH.
Hỏi:Thành phố HCM đã bao nhiêu tuổi ?
+Trước đây thành phố có tên gọi là gì?
	+Thành phố mang tên bác từ khi nào?
-Với lịch sử hơn 300 năm,TPHCM được coi là thành phố trẻ, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về thành phố.
2.Hoạt động 2 :Sông nào chảy qua thành phố?
+ làm việc cá nhân
+Thành phố giáp với tỉnh nào?
+Phía đông thành phố giáp với tỉnh gì?
-Yêu cầu học sinh chỉ thành phố HCM trên lược đồ.
-Yêu cầu học sinh làm việc cặp đôi , quan sát số liệu SGK trả lời câu hỏi: tại sao TP HCM là thành phố lớn nhất cả nước?
-Yêu cầu học sinh lên bảng sắp xếp theo thứ tự lớn nhất đến nhỏ nhất về thứ tự số dân.
-Hỏi: Thành phố nào có diện tích lớn nhất? Thành phố nào có dân đông ?.
*Kết luận:
TPHCM là thành phố lớn nhất cả nước.TP nằm bên sông Sài Gòn là 1 thành phố trẻ.
3.Hoạt động 3: trung tâm kinh tế -văn hóa –khoa học lớn.
GV: TPHCM là trung tâm kinh tế-Văn hóa – khoa học lớn củ cả nước – với nhịp sống hối hả bận rộn.
-GV treo hình 4 SGK ( chợ Bến Thành).Hình 5 ( nhà hoa ôn đới trong công viên đầm sen), hình a,b dây truyền lắp ráp ti vi,phân sưởng dệt, sau đó giới thiệu để học sinh lắng nghe.
-GV treo bản đồ TPHCM lên bảng yêu cầu HS làm việc theo nhóm:
-Nhóm 1, 3, 5 ; dựa vào vốn hiểu biết của mình ,SGK và quan sát bản đồ tìm các dẫn chứng thể hiện TPHCM là trung tâm kinh tế lớn của cả nước .
-Kể tên các ngành công nghiệp lớn của TP.
-Kể tên các chợ siêu thị lớn.
-Kể tên cảng biển sân baylà các đầu mối giao thông.
+Nhóm 2 , 4: Kể tên các trường đại học lớn.
+Kể tên các viện trung tâm lớn.
 Kể tên các trung tâm viện nghiên cứu .
+Nhóm 6,8:
-Tìm dẫn chứng, chứng tỏ TPHCM là trung tâm văn hóa lớn .
-Kể tên các nhà hát lớn ,khu vui chơi giải trí?
*Kết luận:
TPHCM là thành phố và trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước .của cả nước.
4.Hoạt động 4. Củng cố- Dặn dò
-Gọi HS đọc lại ghi nhớ
-Giáo dục qua bài học
Về học thuộc ghi nhớ,
-Chuẩn bị: Thành phố Cần Thơ (HS về nhà sưu tầm tranh ảnh)
*******************************
TOÁN
TIẾT 119: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
 Giúp học sinh:
 -Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ hai phân số.
 -Học sinh làm bài thành thạo, chính xác.
 -Vận dụng kiến thức đã ho để làm bài tập
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Các tấm bìa, bút dạ.
-Bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 *Hướng dẫn HS làm bài tập
 1.Hoạt động 1:Làm việc cá nhân(BT1)
 -GV đính các phép tính lên bảng, HS làm bảng con và trên tấm bìa.
 -Đính bảng trình bày kết quả.
 -Hỏi: Bài tập 1 củng cố kiến thức gì?
	+Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số ta làm thế nào ?
 	2.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4 (BT2)
 -GV phát tấm bìa (ghi sẵn phép tính, ) cho các nhóm làm bài.
 -Đại diện 4 nhóm đính bảng trình bày kết quả.
 -Hỏi: bài tập 2 củng cố kiến thức gì?
	+Muốn trừ hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào ?
 	3.Hoạt động 3: làm việc cá nhân (BT3)
 -Gv hướng dẫn mẫu như SGK.
 -GV đính lần lượt các phép tính lên bảng , Hs làm vào vở và trên tấm bìa.
 -Nhận xét kết quả
 4.Hoạt động 4: làm việc cá nhân(BT4)
 -Gv đính bài tập lên bảng, gọi 2 Hs đọc đề bài.
 -Hỏi: Bài toán cho biết gì?
	+Bài toán hỏi gì ?
 -Gọi 2 em lên bảng tóm tắt và giải, lớp giải vào bảng vở.
 	 Giải
	Thới gian ngủ của bạn Nam trong ngày là:
	 (ngày)
	Đáp số: ngày
-Bài tập 4 củng cố kiến thức gì ?
 	5.Hoạt động : Củng cố – Dặn dò
 -Tiết toán hôm nay củng cố kiến thức gì ?
 -Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số ta làm thế nào ?
 -Muốn trừ hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào ?
 CB: Luyện tập chung
*******************************
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 24: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (TT)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ công trình cơng cộng.
- Cĩ ý thức bảo vệ, giữ gìn cc cơng trình cơng cộng ở địa phương.
- Biết nhắc cc bạn cần bảo vệ giữ gìn cc cơng trình cơng cộng.
*Kĩ năng sống:
- Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng.
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC .
GV : Bảng phụ 	HS: phiếu học tập 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Hoạt động 1: báo cáo về kết quả điều tra (baì tập 4).
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4/Trang 36/SGK
yêu cầu HS báo cáo kết quả điều tra tại địa phương về tình trạng vệ sinh của các công trình công cộng .
Stt
Công trình công cộng
Tình trạng
Biện pháp giữ gìn
1
Hàng rào trường TĐA của chúng ta
-Tốt mới xây dựng
-không trèo lên hàng rào,không vẽ bậy lên tường.
2
Trường mẫu giáo Trường Đông
-Mới xây còn mới
-Giữ gìn không vẽ lên tường.
3
Tượng đài liệt sĩ xã Trường Đông
-Mới xây,sạch sẽ
-Không leo lên tượng ,không vẽ bậy
4
Khu du lịch Núi Bà
-Sạch đẹp,trồng hoa kiểng,có các con vật.
-Không ngắt hoa bẻ cành,và leo lên tượng.
GV: Chúng ta vừa tìm hiểu về tình trạng hiện tại của công trình công cộng ở địa phương em, và nêu được biện pháp giữ gìn – chúng ta tìm hiểu qua bài tập 3.Bày tỏ ý kiến.
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để bày tỏ ý kiến của mình, đúng sa I ( hoa xanh la đúng ,hoa đỏ làsai )
a.Giữ gìn các công trình công cộng cũng chính là bảo vệ lợi ích của mình?
-Tại sao em cho là đúng?
-Vì sao em phải bảo vệ?
b.Chỉ cần giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương mình?
-Vì sao em cho là sai?
c.Bảo vệ công trình công cộng là trách nhiệm riêng của chú công an.
-Vì sao?
*Kết luận: Công trình công cộng là tài sản chung của XH.Mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn .
	Trò chơi ô chữ 
GV: Nêu luật chơi như sau:
+Khi GV đọc xong câu hỏi học sinh mới đưa tay giành quyền trả lời
GV đưa ra 3 ô chữ có lời gợi ý kèm theo.
1.Đây là việc làm nên tránh thường xuyên xảy ra ở các công trình công cộng hay nơi hang đá ( có 7 chữ cái) đó là chữ gì?(trèo leo)
2.Trách nhiệm bảo vệ giữ gìn các công trình công cộng thuộc về đối tượng này (có 8 chữ cái) là chữ gì?(Mọi người)
3.Các công trình công cộng còn được coi là gì của tất cả mọi người ,có 11 chữ cái?(của cải chung)
3. Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò.
Về nhà học thuộc ghi nhớ, thực hiện điều đã học
-Chuẩn bị: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
********************************************************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 242012.doc