Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 27 năm 2010

Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 27 năm 2010

I. Mục tiêu

 1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài : Cô-péc-ních, sửng sốt, Ga-li-lê

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi dũng khí bảo vệ chân lý của 2 nhà khoa học.

- Biết đọc với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ngợi hai ngsf bác học dũng cảm.

 2. Đọc hiểu

- Hiểu nội dung các từ khó trong bài : thiên văn học, tà thuyết, chân lý

- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. ( TL được các CH trong SGK).

II. Đồ dùng dạy – học

 - Ảnh chân dung Cô-péc-ních và Ga-li-lê.

 - Sơ đồ trái đất trong hệ mặt trời.

 - Bảng phụ

 

doc 120 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 27 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Soạn: 12/3 / 2010
 Giảng thứ 2. 15/3/2010
Tập đọc:
Dù sao trái đất vẫn quay! (85)
(Theo Lê Nguyên Long, Phạm Ngọc Toàn.)
i. mục tiêu
 1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài : Cô-péc-ních, sửng sốt, Ga-li-lê
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi dũng khí bảo vệ chân lý của 2 nhà khoa học.
- Biết đọc với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ngợi hai ngsf bác học dũng cảm..
 2. Đọc hiểu
- Hiểu nội dung các từ khó trong bài : thiên văn học, tà thuyết, chân lý
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. ( TL được các CH trong SGK).
ii. đồ dùng dạy – học
 - ảnh chân dung Cô-péc-ních và Ga-li-lê.
 - Sơ đồ trái đất trong hệ mặt trời.
 - Bảng phụ
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ(4’)
- Gọi 4 HS đọc phân vai truyện Gra-vốt ngoài chiến luỹ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2.Dạy - học bài mới (32’)
2.1.Giới thiệu bài mới
- GV cho HS quan sát chân dung 2 nhà khoa học Cô-péc-ních và Ga-li-lê, sau đó giới thiệu.
2.2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 a) Luyện đọc:
- GV đọc mẫu.
- Yêu cầu 3 HS đọc tiếp nối từng ý của bài.
- Chú ý câu :
- Dù sao trái đất vẫn quay ? Thể hiện thái độ bực tức, phẫn nộ của Ga-li-lê.
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa các từ khó trong phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác với ý kiến chung lúc bấy giờ ?
+ Vì sao phát hiện của Cô-péc-ních lại bị coi là thuyết ?
- Sử dụng sơ đồ hệ mặt trời và giảng bài.
Thời của Cô-péc-ních, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển thì người ta luôn cho rằng tất cả đều do Chúa trời tạo ra. Trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay quanh nó. Cô-péc-ních đã chứng minh ngược lại. Điều đó đã làm cho mọi người vô cùng sửng sốt vì sai lời Chúa.
+ Đoạn 1 cho ta biết điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi :
+ Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì ?
- Vì sao toà án lúc ấy lại xử phạt ông ?
- Giảng bài : Gần một thế kỷ sau, Ga-li-lê lại ủng hộ tư tưởng của Cô-péc-ních bằng cách cho ra đời một cuốn sách mới. Lập tức ôngbị toà án xử với lí do ông đã nói ngượi với những lời phán bảo của CHúa trời, khi đó ông đã gần 70 tuổi
+ Đoạn 2 kể lại chuyện gì ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi : Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào ?
- Giảng bài : Cô-péc-ních và Ga-li-lê đã dũng cảm nói lên chân lý khoa học dù điều đó đã đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ và sẽ nguy hại đến tính mạng.
+ ý chính đoạn 3 là gì ?
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và tìm ý chính.
- Gọi HS phát biểu ý kíên.
- Kết luận, ghi ý nghĩa lên bảng.
c) Đọc diễn cảm
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn sau :
 Chưa đầy một thế kỷ...Dù sao trái đất vẫn quay !
+ Treo bảng phụ có đoạn văn hướng dẫn đọc diễn cảm
+ GV đọc mẫu đoạn văn
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chữc cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Củng cố- dặn dò. (4’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 4 HS thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét.
- Theo dõi GV đọc mẫu
- HS đọc bài theo trình tự :
+ HS1 : Xưa kia,..phán bảo của Chúa trời.
+ HS2 : Chưa đầy một thế kỷ gần bảy chục tuổi.
+ HS 3 : Bị coi là tội phạmđời sống ngày nay. 
- HS đọc phần chú giải thành tiếng trước lớp cả lớp đọc thầm.
- 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau đọc phần từng đoạn của bài.
- 2 HS đọc toàn bài thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+ Lúc bấy giờ, người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao quay quanh trái đất. Cô-péc-ních lại chứng minh rằng trái đất mới là một hành tinh quay quanh mặt trời.
+ Vì nó ngược lại với những lời phán bảo của Chúa trời.
-Theo dõi GV giảng bài.
+ Đoạn 1 cho thấy Cô-péc-ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi và tiếp nối nhau trả lời câu hỏi :
+ Ga-li-lê viết sách nhằm ủng hộ, cổ vũ ý kiến của Cô-péc-ních.
+ Toà án xử phạt ông vì cho rằng ông cũng như Cô-péc-ních nói ngược với những lời phán bảo của Chúa trời.
- Theo dõi GV giảng bài.
- Đoạn 2 kể chuyện Ga-li-lê xét xử.
- Đọc thầm, trao đổi và trả lời. 
- Hai nhà khoa học đã dám nói lên khoa học chân trính, nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời. Ga-li-lê đã bị đi tù nhưng ông vẫn bảo vệ chân lý.
- Lắng nghe GV giảng bài.
+ Đoạn 3 cho thấy sự dũng cảm bảo vệ chân lý của nhà bác học Ga-li-lê.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi và phát biểu :
+ Bài văn ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm kiên quyết bảo vệ chân lý khoa học.
Y nghĩa: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
+ Theo dõi GV đọc mẫu.
+ 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc cho nhau nghe và sửa lỗi cho nhau.
+ 3 đến 5 HS tham gia thi đọc.
+ Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
 **********************************************************
Toán:
Tiết: 131. Luyện tập chung (139)
I. Mục tiêu : Giúp HS
 - Ôn tập 1 số nội dung cơ bản về phân số: Hình thành về phân số , nhận biết được phân số bằng nhau, rút gọn phân số .
 - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn liên quan đến phân số. .
II.Phương pháp:
- Luyện tập - Đàm thoại ...
III. Các hoạt động chủ yếu .
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
1. Kiểm tra ( 5’ )
- 1 HS lên làm bài 4
- Kiểm tra bài của HS dưới lớp 
- Nhận xét:
2. Bài mới ( 30’ )
2.1 Giới thiệu bài .
Chúng ta đã được học liên tục các tiết ôn tập – luyện tập – Luyện tập chung . Tiết luyện tập chung hôm nay là tiết cuối của chương để chúng ta ôn tập một số nội dung cơ bản của phân số 
2.2. Nội dung bài mới 
Bài 1: (139) Cá nhân
- Gọi 2 em lên bảng làm , mỗi em 1 con tính của phần a , b 
- Cho HS nhận xét .
Bài 2: (139) Cặp đôi.
- Gọi 1 em đọc đề bài .
- Hướng dẫn HS lập phân số rồi tìm phân số của 1 số .
- Gọi 1 em lên giải , cả lớp làm vào vở .
- Nhận xét , sửa chữa 
Bài 3. (139) Cá nhân
Một em đọc đề toán 
? Bài toàn cho biết gì ?
? Bài toán hỏi ta điều gì?
Một em lên bảng giải .
- Nhận xét 
3. Củng cố – Dặn dò ( 5’ )
? Hôm nay ta đã ôn tập được những nội dung gì ?
- Nhận xét giờ học.
 Bài giải 
 Số phần bể nước đã có là:
 ( Bể )
 Số phần bể nước còn lại chưa có là:
 ( bể )
 Đáp số: bể
- HS lắng nghe.
- 2 em lên bảng .
a. b. 
- 1 hs đọc đề bài.
Bài giải
a. Phân số chỉ 3 tổ HS là : 
 b. Số HS của 3 tổ là:
 ( Bạn )
Đáp số : a. Bạn
b. 24 bạn
1 em đọc to để toán 
Bài toán cho biết độ dài đường đã đi .
và hỏi ta độ dài đoạn thẳng còn lại .
Bài giải
Anh Hải đã đi được đoạn đường dài là :
15 ´ = 10 ( km)
Anh Hải còn phảI đi tiếp đoạn đường là
15 – 10 = 5 ( km )
Đáp số : 5 km
+ Hình thành phân số .
+ Phân số bằng nhau .
+ Rút gọn phân số .
***********************************************************
Đạo đức: tích cực tham gia các hđ nhân đạo.
 (tiết 2)
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : 
 - Nêu được ví dụ về HĐ nhân đạo : Hiếu được ý nghĩa các hoạt động nhân đạo: Giúp đỡ những người gặp khó khăn hạon nạ vượt qua được khó khăn.
2. Thái độ : 
 - Thông cảm với bạn bè và nhãng người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng
3. Hành vi :
 - Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
 - Tuyên truyền tích cực tham gia hoạt động nhân đạo.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Nội dung trò chơi " Dòng chữ kì diệu "
 - Nội dung một số câu ca dao , tục ngữ về lòng nhân đạo 
III. Phương pháp : 
 - Đàm thoại- trò chơi - thảo luận ...
IV. Các hoạt động dạy -học chủ yếu 
 Hoạt động của thầy 	
Hoạt động của trò 
 1. Kiểm tra ( 5' )
? Em hãy nêu những biểu hiện của lòng nhân đạo 
- Nhận xét .
2. Bài mới ( 25' ) 
2.1. Giới thiệu bài:
Hôm trước các em đã được biết một số hành vi nhân đạo để giúp đỡ những ngưốic hoàn cảnh không may mắn . Hôm nay chúng ta xẽ cùng nhau thực hành những tình huống tiếp theo .
2.2. Nội dung.
Hoạt động 1: Trò chơi " Những dòng chữ kì diệu "
- GV phổ biến luật chơi.
- GV đưa ra những ô chữ và gợi ý 
a. Đây là câu ca dao có 14 tiếng nói về tình yêu thương giữa 2 loài cây
b. Đây là câu thành ngữ có 8 tiếng nói về sự cảm thông chung sức , đồng lòng tập thể .
c. Đây là câu tục ngữ nói về tình tương thân , tương ái của mọi người trong cộng đồng có 5 tiếng.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
- YC hs thảo luận cặp đôi . Hãy bày tỏ ý kiến và giải thích lí do.
(1) Uống nước ngọt để lấy thưởng
(2)Góp tiền vào quỹ ủng hộ người nghèo 
(3) Hiến máu tại các bệnh viện .
(4) Nhịn ăn sáng để góp tiền ủng hộ các bạn nghèo vượt khó .
* Kết luận : 
Có rất nhiều cách để thể hiện tính nhân đạo như : Góp tiền ủng hộ quỹ vì người nghèo , hiến máu nhân đạo...
Hoạt động 3 : Liên hệ bản thân.
? Khi tham gia các hoạt động nhân đạo em có cảm giác như thế nào ?
* Mở rộng kiến thức: 
Hiện nay ở khắp các mọi nơi đều diễn ra các hoạt động nhân đạo như : Xoa dịu nỗi đau da cam , quỹ hỗ trợ vì người nghèo , quỹ tấm lòng vàng , quỹ trẻ em nghèo vượt khó...
 3. Củng cố - Dặn dò ( 5' )
 ? Hiện nay ở trường em đã thực hiện các hoạt động nhân đạo nào?
- Thu thập những thông tin về an toàn giao thông trên bản tin của đài THVN trong 1 tuần .
- Nhận xét giờ học.
+ Tích cực tham gia ủng hộ các hoạt động vì người nghèo .
+ San xẻ một phần vật chất để giúp đỡ các bạn gặp thiên tai lũ lụt .
+ Dành tiền , sách vở ... theo khả năng
để giúp đỡ các bạn HS nghèo ...
- HS lắng nghe và đoán nội dung ô chữ
 Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn .
- Một con ngựa đau , cả tàu bỏ cỏ .
- Lá lành đùm lá rách
- Sai: vì lợi ích này chỉ mang lại lợi ích cá nhân - Đúng : Vì với nguồn quỹ này nhiều gia đình sẽ được hỗ trợ và giúp đỡ , vượt qua khó khăn.
- Đúng : Vì hiến máu sẽ giúp các bác sĩ có máu để bổ xung giúp đỡ các bệnh nhân 
- Sai : Vì giúp được người nghèo phải phù hợp với khả năng của bản thân.
- Em cảm thấy vui  ... iỏi thật !
- Trời, cậu thật là giỏi !
- Bạn giỏi quá !
b) - Ôi !, bạn nhớ ngày sinh nhật của mình à, mình vui quá !
- Trời ơi ! lâu quá rồi mình mới gặp bạn !
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập trước lớp.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến trước lớp.
*****************************************
Soạn: 6 /4 / 2010
 Giảng thứ 6. 9 /4 /2010
Tập làm văn:
điền vào giấy tờ in sẵn
i. mục tiêu
Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong tờ giấy in sẵn : phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.( BT1)
Hiểu tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng. (BT2)
GD hs hiểu biết thêm về thủ tục làm giấy tạm trú tạm vắng.
ii. đồ dùng dạy – học
Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng in sẵn cho từng HS.
Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng phóng to dán trên bảng lớp.
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. kiểm tra bài cũ(4’)
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng con vật, 2 HS đọc đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. dạy – học bài mới (34’)
2.1.Giới thiệi bài
- Cho HS quan sát Phiếu khai báo tạm trú tạm vắng và hỏi : đây là gì ?
+ Em đã từng viết vào những loại giấy tờ in sẵn nào ?
- GV giới thiệu : Trong cuộc sống có rất nhiều giấy tờ in sẵn mà khi cần, chúng ta phải điền vào các chỗ trống. Mỗi loại giấy tờ có một mục đích, nội dung riêng. Việc điền vào chỗ trống đòi hỏi có một kiến thức,kĩ năng. Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng có tác dụng gì ? cần phải viết gì vào đó ? bài học hôm nay sẽ giúp các em biết điều đó.
2.2.Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1 (122) 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung phiếu.
- Treo tờ phiếu phôtô và hướng dẫn HS cách viết.
- Chữ viết tắt CMND có nghĩa là Chứng minh nhân dân. Bài tập này đặt trong một tình huống là em và mẹ đến chơi nhà một bà con ở tỉnh khác. Để hoàn thành đúng phiếu, em phải trả lời các câu hỏi sau :
+ Hai mẹ con đến chơi nhà ai ? Họ tên chủ hộ là gì ? Địa chỉ ở đâu ?
+ Nơi xin tạm trú là phường hoặc xã nào, thuộc quận hoặc huyện nào, ở tỉnh hoặc thành phố nào ?
+ Lí do hai mẹ con đến ?
+ Thời gian xin ở lại là bao lâu ?
- Vừa chỉ vào từng mục trong phiếu vừa hướng dẫn và ghi mẫu.
+ Mục họ và tên chủ hộ : ghi tên chủ hộ của gia đình bà con hai mẹ con em đến chơi.
+ Mục địa chỉ : em phải ghi địa chỉ của người họ hàng mà mình đến chơi.
+ Mục 1 : Ghi họ và tên mẹ em.
+ Mục 2 : Ghi ngày, tháng, năm sinh của mẹ em.
+ Mục 3 : Ghi nghề nghiệp và nới làm việc của mẹ em.
+ Mục 4 : Ghi số giấy chứng minh nhân dân của em.
+ Mục 5 : Ghi thời gian xin tạm trú (từ ngày, tháng, nào đến ngày tháng nào )
+ Mục 6 : Ghi địa chỉ của mẹ con em chứ không khai đi đâu vì đây là khai tạm trú, không khai tạm vắng.
+ Mục 7 : GHi lý do tạm trú là đến chơi.
+ Mục 8 : Ghi quan hệ của mẹ em với chủ hộ : có họ hàng với nhau như thế nào ?
+ Mục 9 : ghi họ tên em.
+ Mục 10 : ghi ngày, tháng,năm em viết vào phiếu tạm trú.
+ Phần cuối (cán bộ đăng ký – chủ hộ) là việc của chủ hoọ và cán bộ đăng ký tạm trú, tạm vắng.
- Yêu cầu HS tự làm phiếu, sau đó đổi phiếu cho bạn bên cạnh chữa bài.
- Gọi một số HS đọc phiếu. Nhận xét và cho điểm HS viết đúng.
Bài 2(122) Cặp đôi.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS phát biểu.
- Kết luận : khi đi khỏi nhà mình qua đêm, mọi người cần khai báo để xin tạm vắng và đến nơi mình ở lại qua đêm xin tạm trú. Đây là thủ tục quản lý hộ khẩu mà mọi người cần tuân theo để chính quyền địa phương quản lý được những người đang có mặt tại nơi ở. Việc làm này đơn giản nhưng rất có lợi cho bản thân và xã hội. Khi có việc xảy ra, các cơ quan nhà nước có căn cứ, cơ sở để điều tra xem xét.
3. củng cố – dặn dò.(2’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ cách điền vào Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng và ghi lại kết quả quan sát các bộ phận của con vật mà em yêu thích.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
+ Đây là mẫu phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
+ Đơn xin vào Đội.
+ Đơn xin cấp thẻ đọc sách.
...........
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Quan sát, lắng nghe.
Địa chỉ : Số nhà 101 ngõ 90 đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
Họ và tên chủ hộ : Nguyễn Ngọc Minh.
Điểm khai báo tạm trú, tạm vắng số 2 phường, xã Nghĩa Đô quận, huyện Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng
1. Họ và tên : Nguyễn Ngọc Lan
2. Sinh ngày : 01 tháng 9 năm 1969
3. Nghề nghiệp và nơi làm việc : Giáo viên trường tiểu học Văn Giang – Văn Giang – Hưng Yên.
4. CMND số : 101694519
5. Tạm trú, tạm vắng từ ngày 10/05/2004 đến 20/05/2005.
6. ở đâu đến hoặc đi đâu : 19 khối thị trấn Văn Giang, Văn Giang, Hưng Yên.
7. Lý do : thăm người thân.
8. Quan hệ với chủ hộ : anh trai
9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo
Phạm Ngọc Hân (9tuổi)
10. Ngày 10 tháng 5 nămg 2004
Cán bộ đăng ký
 Chủ hộ
 (Kí và ghi rõ họ tên)
 (Hoặc người trình báo)
 Minh
 Nguyễn Ngọc Minh
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp!
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Lắng nghe.
*****************************************
Toán:
Tiết 150: Thực hành (158)
i. mục tiêu
 Giúp HS :
Tập đo và biết cách đo độ dài một đoạn thẳng(khoảng cách giữa hai điểm) trong thực tế bằng thước dây, ví dụ : đo chiều dài bảng lớp, chiều rộng phòng học...
Biết cách xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất.
Tập ước lượng.
 BT1 hs có đo độ dài đoạn thẳng bằng thớc dây hoặc bước chân.
ii. đồ dùng dạy – học
HS chuẩn bị theo nhóm, mỗi nhóm : một thước dây cuộn, một số cọc mốc, một số cọc tiêu.
GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS 1 phiếu để ghi kết quả thực hành như sau :
Phiếu thực hành
Nhóm :............................................
Ghi kết quả thực hành vào ô trống trong bảng :
1.
Lần đo
Chiều dài bảng của lớp học
Chiều rộng phòng học
Chiều dài phòng học
1
.....................................
...................................
...............................
2
.....................................
...................................
...............................
3
.....................................
...................................
...............................
2. Dùng cọc tiêu chọn 3 điểm thằng hàng trên mặt đất.
3.
Họ tên
Uớc lượng độ dài 10 bước chân
Độ dài thật của 10 bước chân
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. giới thiệu bài mới
- GV giới thiệu : Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành đo độ dài của một số đoạn thẳng trong thực tế.
- GV yêu cầu HS kiểm tra dụng cụ thực hành.
2. Hướng dẫn thực hành
2.1.Hướng dẫn thực hành tại lớp
a) Đo đoạn thẳng trên mặt đất
- GV chọn lối di giữa lớp rộng nhất, sau đó dùng phấn chấm hai điểm A, B trên lối đi.
- GV nêu vấn đề : Dùng thứơc dây, đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B.
- GV nêu yêu cầu : Làm thế nào đề đo được khoảng cách giữa hai điểm A và B ?
- GV kết luận cách đo đúng như SGK :
+ Cố định một đầu thước dây tại điểm A sao cho vạch số 0 của thước trùng với điểm A.
+ Kéo thẳng dây thước cho tới điểm B.
+ Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B. Số đo là số đo độ dài đoạn thẳng AB.
- GV và HS thực hành đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B vừa chấm.
b) Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất.
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa trong SGK và nêu :
+ Để xác định 3 điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không người ta sử dụng các cọc tiêu và gióng các cọc này.
+ Cách gióng cọc tiêu như sau :
• Đóng 3 cọc tiêu ở 3 điểm cần xác định.
• Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng. Nhắm một mắt, nheo mắt còn lại và nhìn cào cạnh cọc tiêu thứ nhất. Nếu:
Nhìn rõ các cọc tiêu còn lại là ba điểm chưa thẳng hàng.
Nhìn thấy một cạnh của hai cọc tiêu còn lại là ba điểm đã thẳng hàng.
2.2.Thực hành ngoài lớp học
- GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu thực hành như đã nêu ở phần đồ dùng dạy – học.
- GV nêu các yêu cầu thực hành như trong SGK và yêu cầu làm thực hành theo nhóm, sau đó ghi kết quả vào phiếu.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm HS.
2.3.Báo cáo kết quả thực hành
- GV cho HS vào lớp, thu phiếu của các lớp và nhận xét về kết quả thực hành của từng nhóm.
3. củng cố – dặn dò (2’)
- GV tổng kết giờ thực hành, tuyên dương các nhóm HS tích cực làm việc, có kết quả tốt, nhắc nhở các HS còn chưa cố gắng. Dặn dò HS về nhà chuẩn bị cho tiết thực hành sau.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- Các nhóm trưởng báo cáo về dụng cụ cú nhóm mình.
- HS tiếp nhận vấn đề.
- HS phát biểu trước lớp.
- Nghe giảng.
- HS quan sát hình minh họa trong SGk và nghe giảng.
- HS nhận phiếu.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 6 HS.
**************************************************
Thể dục:
Bài 60: Môn tự chọn - trò chơI “kiệu người”
I. Mục tiêu.
- Ôn mới một số nội dung của môn tự chọn: Đá cầu. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Trò chơi “Kiệu người”. Yêu cầu biết cách chơi, bước đầu tham gia được trò chơi, nhưng đảm bảo an toàn.
II. Địa điểm – Phương tiện.
- Sân thể dục.
- Thầy: giáo án, sách giáo viên, còi, dụng cụ cho tập luyện và trò chơi. đảm bảo an toàn tập luyện.
- Trò : sân bãi, trang phục gọn gàng theo quy định.
IIi. Nội dung – Phương pháp thể hiện.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A/ Mở đầu.
6 phút
1. Nhận lớp.
*
2. Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học.
2 phút
********
********
3. Khởi động:
3 phút
đội hình nhận lớp
- Học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn, thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay, cổ chân, hông, vai, gối,
- Thực hiện bài thể dục phát triển chung.
2 x 8 nhịp
*
đội hình khởi động
cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự
B/ Cơ bản.
18-20 phút
1. Môn tự chọn.
- Đá cầu.
+ Ôn tâng cầu bằng đùi.
+ Thi tâng cầu bằng đùi.
+ Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người.
9 - 11 phút
- Giáo viên nêu tên động tác.
- Học sinh tự tập, uốn nắn sửa sai.
Thi tìm người tâng cầu giỏi nhất.
- Ôn tập chuyền cầu theo nhóm 2 người quay mặt vào nhau.
*********
*********
2. Trò chơi vận động.
- Chơi trò chơi “Kiệu người”.
3. Củng cố: bài thể dục RLTTCB.
9 - 11 phút
2 - 4 lần
2 - 3 phút
- Giáo viên nêu tên trò chơi học sinh nhắc lại cách chơi.
- Học sinh thực hiện.
- Giáo viên và học sinh hệ thống lại kiến thức.
C/ Kết thúc.
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập.
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà.
5 - 7 phút
- Đi thường, hát theo nhịp.
- Đội hình tập trung lớp.
*
*********
*********
*********

Tài liệu đính kèm:

  • docgad.doc