Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 29, 30

Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 29, 30

I- MỤC TIÊU

 A- TẬP ĐỌC

 - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Chú ý các từ ngữ : sửa soạn, chải chuốt, ngúng nguẩy, khoẻ khoắn, thảng thốt, tập tễnh, . . .Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.

 - Rèn kĩ năng đọc –hiểu : Hiểu nội dung câu chuyện : Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo.Nếu chủ quan ,coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.

 - Giáo dục HS đức tính cẩn thận.

 B- KỂ CHUYỆN

 - Rèn kĩ năng nói : HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của Ngựa Con, biết phối hợp lời kể với điệu bộ ,biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội

doc 75 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1096Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 29, 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 28
Tõ ngµy 22/3/2010 ®Õn 26/3/2010
Buỉi
M«n häc
TiÕt
Tªn bµi d¹y
2
S¸ng
TËp ®äc
T§-KC
To¸n
TNXH
Cuéc ch¹y ®ua trong rõng
 ”
So s¸nh c¸c sè trong ph¹m vi 100.000
Thĩ(TiÕp)
ChiỊu
¤n to¸n
¤n TV
MÜ ThuËt
¤n tËp
¤n tËp
3
ChÝnh t¶
TiÕng anh
To¸n
H¸t nh¹c
Cuéc ch¹y ®ua trong rõng
LuyƯn tËp
4
S¸ng
TËp ®äc
TiÕng anh
To¸n
ThĨ dơc
Cïng vui ch¬i
LuyƯn tËp
ChiỊu
¤n to¸n
¤n TV
Thđ c«ng
¤n tËp
¤n tËp
Lµm ®ång hå ®Ĩ bµn
5
LTVC
TËp viÕt
To¸n
ThĨ dơc
Nh©n ho¸, ¤n c¸ch§Ỉt &TLCH §Ĩ lµm g×?
¤n ch÷ hoa T(TiÕp)
DiƯn tÝch cđa mét h×nh,«n bµi TD víi hoa 
6
S¸ng
TËplµmv¨n
To¸n
§¹o ®øc
TNXH
KĨ l¹i mét trËn thi ®Êu thĨ thao
§¬n vÞ ®o diƯn tÝch-X¨ng- ti –mÐt
TiÕt kiƯm vµ b¶o vƯ nguån nưíc
MỈt trêi
ChiỊu
ChÝnh t¶
¤n TV
H§TT
¤n tËp
¤n tËp
 Thứ hai ngày 22 tháng 03 năm 2010
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
Tiết 82+83 :CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I- MỤC TIÊU
 A- TẬP ĐỌC
 - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Chú ý các từ ngữ : sửa soạn, chải chuốt, ngúng nguẩy, khoẻ khoắn, thảng thốt, tập tễnh, . . .Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.
 - Rèn kĩ năng đọc –hiểu : Hiểu nội dung câu chuyện : Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo.Nếu chủ quan ,coi thường những thứ tưởng chừøng nhỏ thì sẽ thất bại.
 - Giáo dục HS đức tính cẩn thận.
 B- KỂ CHUYỆN 
 - Rèn kĩ năng nói : HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của Ngựa Con, biết phối hợp lời kể với điệu bộ ,biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung.
 - Rèn kĩ năng nghe .
II- ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC 
 - Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
A- TẬP ĐỌC 1,5 Tiết TIẾT 1
1- Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS kể lại câu chuyện Quả táo .
- Gv nhận xét, cho điểm.
2- Dạy bài mới
* Giới thiệu chủ điểm và truyện đọc, ghi tên bài.
* Luyện đọc
a) GV đọc toàn bài.
b) Hướng dẫn luyện đọc +giải nghĩa từ
- Đọc từng câu :GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS.
- Đọc từng đoạn trước lớp : GV hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng , đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
 Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.Cho HS tập đặt câu với từ chủ quan.
- Đọc từng đoạn trong nhóm .
- Cho các nhóm đọc đồng thanh.
* Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời : Ngựa Con chuẩnbị tham dự hội thi như thế nào ?
- GV : Ngựa Con chỉ lo chải chuốt , tô điểm cho vẻ bề ngoài của mình.
- Yếu cầu HS đọc thầm đoạn 2 , trả lời: Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì ?
- Nghe cha nói, Ngựa Con phản ứng như thế nào ?
- Yếu cầu HS đọc thầm đoạn 3, 4,trả lời : Vì sao Ngựa Con không thắng trong hội thi ?
- Ngựa con rút ra bài học gì ?
HS thực hiện trò chơi chuyển tiết.
 TIẾT 2
* Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu đoạn 2, hướng dẫn đọc.
-Cho HS đọc câu chuyện theo hình thức phân vai.
- GV cho cả lớp nhận xét, bình chọn HS đọc hay nhất.
B- KỂ CHUYỆN (0,5 tiết)
- GV nêu yêu cầu :Dựa vào 4 tranh minh hoạ,kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con.
- Hướng dẫn HS kể theo lời Ngựa Con
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS quan sát từng tranh ,nói nhanh nội dung từng tranh.
- Cho 4 HS nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời Ngựa Con .
 GV theo dõi,sửa lỗi cho HS.
- Mời 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV cho lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
3- Củng cố -dặn dò : 
Câu chuyện này có ý nghĩa như thế nào?GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện kể câu chuyện.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- 2 HS :kể chuyện.
- HS lắng nghe, ghi tên bài vào vở.
- HS theo dõi trong SGK.
- HS nối tiếp đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- 2 HS đọc các từ được chú giải cuối bài.
Ngựa Con thua vì chủ quan.
- HS trong nhóm nối tiếp đọc từng đoạn.
- Các nhóm thi đọc đồng thanh.
- Chú sửa soạn cho cuộc đua không biết chán.Chú mải mê soi bóng mình dưới lòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiệu lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch.
- HS theo dõi.
- Ngựa Cha thấy con chỉ mải mê ngắm vuốt,khuyên con : phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng, nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.
- Ngựa Con ngúng nguẩy ,đầy tự tin,đáp : Cha yên tâm đi,móng của con chắc lắm .Con nhất định sẽ thắng.
- Ngựa Con chủ quan ,  lo sửa sang bộ móng sắt thì Ngựa Con lại chỉ lo chải chuốt, không nghe lời cha.
- Đừng bao giờ chủ quan ,dù là việc nhỏ nhất.
- HS theo dõi.
- 2 tốp HS ,mỗi tốp 3 HS tự phân các vai : người dẫn chuyện, Ngựa Cha, Ngựa Con thi đọc lại câu chuyện.
- HS lắng nghe.
-1 HS đọc yêu cầu BT và mẫu, cả lớp theo dõi.
- 4 HS nối tiếp kể từng đoạn.
- 1 HS kể.
- Làm việc gì cũng phải cẩn thận ,chi đáo. Nếu chủ quan coi thường những thứ tưởng chừng như nhỏ nhất thì sẽ thất bại.
----
TOÁN
Tiết135: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
I- MỤC TIÊU
 - Kiến thức : Giúp HS biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.
 - Kĩ năng :Tìm số lớn nhất,số nhỏ nhất trong một nhóm các số có 5 chữ số.Củng cố thứ tự trong nhóm các số có 5 chữ số .
 - Giáo dục HS yêu thích học toán.
II- ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
 - Bảng phụ để HS giải toán.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1-Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm,cho cả lớp làm bảng con
- GV nhận xét, cho điểm.
2-Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Tìm hiểu bài
a) Củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000
- GV viết bảng 999 . . . 1012 ,yêu cầu HS so sánh.
-GV viết 9790 . . . 9786 và yêu cầu HS so sánh .
- Em đã so sánh các số như thế nào ?
b) Luyện tập so sánh các số trong phạm vi 100 000
- GV viết lên bảng 100 000 và 99 999 và yêu cầu HS so sánh.
- GV viết lên bảng 76 200 và 76 199 ,yêu cầu HS so sánh.
3.Luyện tập thực hành
- Bài 1/ 147
+ Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm từng cột vào bảng con .
+ Cho cả lớp thống nhất kết quả .
+ Cho HS đọc lại kết quả.
- Bài 2/ 147
+ Cho HS tự làm vào vở, mời 1 HS lên bảng làm.
+ Cho lớp nhận xét kết quả.
- Bài 3 / 147
+ Cho HS đọc thầm các số ở trong từng dãy số rồi nêu kết quả.
+ Cho lớp nhận xét và nêu cách so sánh.
- Bài 4/ 147
+ Cho HS đọc yêu cầu của bài.
+ Hướng dẫn HS thống nhất cách làm.
+ Gọi 2 HS lên bảng làm, cho cả lớp làm vào vở.
+ Cho lớp nhận xét, sửa chữa.
3-Củng cố -dặn dò
- GV chấm một số bài, nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại các bài tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- 2 HS: Điền dấu >, < , = 
2000 + 3000 = 5000 
6542 < 6724
- HS lắng nghe và ghi tên bài vào vở.
- HS so sánh, nhận xét : 999 < 1012 vì 999 có chữ số ít hơn chữ số của 1012.
- HS nhận xét : Hai số này cùng có 4 chữ số ,ta so sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải, chữ số hàng nghìn đều là 9 ; chữ số hàng trăm đều là 7 ; ở hàng chục có 9 > 8 vậy : 9790 > 9786.
- So sánh số các chữ số của các số với nhau,số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn và ngược lại. Nếu các số có các chữ số bằng nhau thì thì ta so sánh từng cặp chữ số ở cùng hàng từ trái sang phải.
- HS nhận xét : 100 000 có 6 chữ số , 99 999 có 5 chữ số , số 100 000 có chữ số nhiều hơn 
 Vậy 100 000 > 99 999 
 Ta cũng có 99 999 < 100 000.
- HS nhận xét : hai số có cùng có năm chữ số.
So sánh các cặp chữ số cùng hàng, từ trái sang phải : + Hàng chục nghìn 7 =7 ; + Hàng nghìn 6 = 6;
 + Hàng trăm 2 > 1
 Vậy 76 200 > 76 199
Ta cũng có 76 199 < 76 200.
- Hình thức : bảng con
4589 35 275
8000 = 7999 + 1 ; 99 999 < 100 000
3527 > 3519 ; 86 573 < 96 573
-Hình thức : vở
 89 156 < 98 156
 69 731 = 69 731
 79 650 = 79 650.
- Hình thức : miệng 
a) Số lớn nhất là 92 368.
b) Số bé nhất là 54 307.
- Hình thức : vở
+ 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trongSGk.
+ HS nêu : Chọn số bé nhất,viết ở vị trí đầu tiên, sau đó trong các số còn lại số nào bé nhất viết ở vị trí thứ hai, . . .cứ như thế cho đến hết.
a) Kết quả : 8258 ; 16 999 ; 30 620 ; 31 855.
b) Kết quả :76 253; 65 372 ; 56 372 ; 56 327.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết55 : THÚ ( Tiếp theo)
I- MỤC TIÊU
 - Kiến thức :Sau bài học : HS chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con thú rừng được quan sát.
 - Kĩ năng : Nêu được ích lợi của thú rừng ,kể tên một vài loài thú rừng.
 - Giáo dục HS ý thức bảo vệ các loài thú rừng .
II- ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
 - Các hình trong SGK trang 106, 107.
 - Sưu tầm tranh ảnh về các loài thú rừng. 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1- Kiểm tra bài cũ
- Các loài thú có đặc điểm chung gì ?
- Các loài thú có ích lợi gì ?
- GV nhận xét, đánh giá.
2- Dạy bài mới
* Giới thiệu bài, ghi tên bài
* Hoạt động 1 : Gọi tên các bộ phận bên ngoài cơ thể thú
- GV cho HS thảo luận nhóm 5.
- Yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK trang 106 ,107 và tranh ,ảnh các loài thú sưu tầm được, trả lời các câu hỏi sau :
+ Kể tên các loài thú rừng mà em biết ?Chỉ và gọi tên các bộ phận bên ngoài của từng loài thú rừng được quan sát.
+ So sánh, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài thú.
- Cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV kết luận :
- Giống nhau :Thú rừng cũng như thú nhà đều có điểm giống nhau là đều có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa.
- Khác nhau : Thú nhà là những loài thú được con người nuôi dưỡng ,thuần hoá, chúng có n ... HỌC
 - Vở bài tập đạo đức.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1- Kiểm tra bài cũ
- Tại sao lại phải tiết kiệm nước ?
- Em đã làm gì để góp phần bảo vệ nguồn nước?
- Gv nhận xét, đánh giá.
2- Dạy bài mới
* Giới thiệu bài, ghi tên bài
* Hoạt động 1 :Xác định các biện pháp
- GV yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả điều tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm ,bảo vệ nguồn nước .
- GV cho cả lớp bình chọn biện pháp hay nhất.
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm,giới thiệu các biện pháp hay .
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
- GV chia HS thành nhóm 5, yêu cầu các nhóm đánh giá các ý kiến ghi trong bài tập 4 trang 44,45 vở BT và giải thích lí do.
- GV cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV kết luận : 
a) Sai: vì lượng nước sạch chỉ có hạn và rất nhỏ so với nhu cầu của con người.
b) Sai vì nguồn nước ngầm có hạn.
c) Đúng vì nếu không làm như vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta cũng không đủ nước để dùng.
d) Đúng ,vì không làm ô nhiễm nguồn nước.
đ) Đúng,vì nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến cây cối ,loài vật, con người.
e) Đúng , vì sử dụng nước bị ô nhiễm sẽ gay ra nhiều bệnh tật cho con nười.
* Hoạt động 3 : Trò chơi Ai nhanh,ai đúng
- GV chia HS thành 3 nhóm, phổ biến cách chơi: trong khoảng thời gian 3 phút,các nhóm phải liệt kê các việc làm để bảo vệ nguồn nước ra giấy, nhóm nào ghi được nhiều nhất,đúng nhất, nhanh nhất nhóm đó sẽ thắng cuộc.
- Các nhóm báo cáo kqû thảo luận.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả chơi.
3- Củng cố –dặn dò
- Tại sao phải bảo vệ nguồn nước ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập. Thực hiện những điều đã học.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- HS: Vì nước là nhu cầu thiết yếu của con người ,đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt.
- HS: trả lời.
- HS lắng nghe, ghi bài vào vở.
- Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày, các nhóm khác trao đổi ,bổ sung.
- HS theo dõi.
- HS làm việc theo nhóm:
-Đại diện các nhóm trình bày, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm .
- Đại diện từng nhóm trình bày.
Vì nước là tài nguyên quí ,nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn, do đó chúng ta phải sử dụng hợp lí,tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.
_______________________________________________
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết58:THỰC HÀNH : ĐI THĂM THIÊN NHIÊN
I- MỤC TIÊU 
 Sau bài học ,HS biết :
 - Vẽ, nói, viết về những cây cối và các con vật mà HS đẽ quan sát được khi đi thăm thiên nhiên.
 - Khái quát hoá những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học.
 - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
II- ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
 - Các hình trong SGK trang 108, 109.
 - Giấy vẽ, bút vẽ, giấy khổ to, hồ dán.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1- Kiểm tra bài cũ
-GV kiểm tra tranh vẽ của HS tiết trước đi tham quan.
- GV nhận xét, đánh giá.
2- Dạy bài mới
* Giới thiệu bài, ghi tên bài
* Hoạt động 1 : Giới thiệu tranh vẽ
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm : trong mỗi nhóm HS lần lượt giới thiệu cho các bạn biết về tranh vẽ của mình.
- Yêu cầu HS giới thiệu trước lớp.
- GV cho lớp nhận xét, bình chọn tranh vẽ đẹp, HS giới thiệu hay.
* Hoạt động 2 : Bạn biết gì về động vật, thực vật
- Chia lớp thành 2 đội lớn, đội động vật, đội thực vật, căn cứ vào bài vẽ của HS.
- Yêu cầu HS ở đội vẽ tranh động vật cia thành 3 nhóm nhỏ,phát cho các nhóm phiếu thảo luận số 1. Các nhóm ở đội vẽ tranh thực vật phát phiếu thảo luận số 2.
- Cho các nhóm thảo luận trong 8 phút, sau đó yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV kết luận : 
+ Trong tự nhiên có rất nhiều loài thực vật, chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau. Chúng thường có đặc điểm chung là : có rễ, thân, lá, hoa, quả.
+ Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật , chúng có hình dạng, độ lớn ,. . .khác nhau. Cơ thể chúng gồm 3 phần : đầu, mình và cơ quan di chuyển.
+ Thực vật và động vật đều là những cơ thể sống , chúng được gọi chung là sinh vật.
* Hoạt động 3 : Trò chơi ghép đôi
- GV chuẩn bị 2 bộ đồ dùng:
+ Bộ 1 : gồm các tấm bìa ghi các chữ : Tôm, Cua, Chim, Rễ, Lá, hạt, Hoa, Quả.
+ Bộ 2 : Thú, Thân cây, Quả, Ong, Cua, Dơi.
- GV phổ biến cách chơi: MỖi đội có 12 thành viên,trong đó 6 thành viên cầm 6 tấm bìa, 6 thành viên có mẩu giấy nhỏ, khi chơi các bạn cầm giấylần lượt đọc nội dung ghi trong giấy, các bạn cầm bìa theo dõi nếu thấy nội dung bạn đọc là đặc điểm của mình thì nhanh chóng chạy về phía bạn đó. Đội thắng cuộc là đội ghép đúng và cần ít thời gian hơn..
- Cho HS hai đội chơi.
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
3- Củng cố –dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn tập thêm phần động vật và thực vật.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- HS để tranh vẽ lên bàn.
- HS lắng nghe, ghi tên bài vào vở.
- HS làm việc theo nhóm : lần lượt từng học sinh về tranh của mình vẽ cây (con vật) gì , chúng sống ở đâu, các bộ phận chính của cơ thể có gì, chúng có đặc điểm gì đặc biệt.
- Đại diện các nhóm trình bày.
-HS thành lập nhóm.
-HS các nhóm nhận phiếu thảo luận:
- Đại diện các nhóm trình bày.
 HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- 2 đội chơi, cả lớp làm cổ động viên.
_____________________________________________
Buỉi chiỊu
CHÍNH TẢ (Nghe – viết )
Tiết58:LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC
I- MỤC TIÊU
 - Rèn kĩ năng viết chính tả : Nghe- viết đúng một đoạn trong bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
 - Làm đúng các bài tập phân biệt các âm ,vần dễ lẫn : s / x, in / inh.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận khi rèn viết chữ đúng ,đẹp.
II- ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
 - Bảng phụ viết sẵn bài chính tả. Nội dung BT 2a.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng viết, cho cả lớp viết bảng con , GV đọc từng từ để HS viết
- GV nhận xét, cho điểm.
2- Dạy bài mới
* Giới thiệu bài, ghi tên bài
* Hướng dẫn HS nghe –viết
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc bài viết chính tả.
- Cho HS đọc lại bài chính tả.
- Vì sao mỗi người dân phải luyện tập thể 
dục?
- Cho HS luyện viết những từ và chữ khó viết 
GV nhận xét, uốn nắn để HS viết đúng.
b) Viết chính tả 
- GV cho HS nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- GV đọc cho HS viết chính tả.
- Khi HS viết xong, GV đọc lại bài để HS soát lại.
c) Chấm ,chữa bài
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài chính tả, đọc chậm từng câu, đến từ khó nhấn mạnh cách viết, để HS tự chấm, chữa bài.
- GV chấm 6 bài, nhận xét.
* Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
- Bài tập 2 a
+ Cho HS đọc thầm truyện vui Giảm 20 cân.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- GV dán 3 tờ phiếu, mời 3 nhóm( mỗi nhóm 6 HS) lên làm bài bằng cách thi tiếp sức.
- GV cho cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng kết luận nhóm thắng cuộc.
- Cho HS đọc lại truyện vui .
- Truyện vui này gây cười ở diểm nào - Cho cả lớp làm bài vào vở.
3- Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà soát lại bài chính tả, sửa hết lỗi.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- 2 HS:
 Điền kinh, duyệt binh, truyền tin .
- HS lắng nghe, ghi tên bài vào vở.
- HS theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Vì mỗi người dân khoẻ mạnh là cả nước khoẻ mạnh.
- HS luyện viết bảng con : xây dựng, khoẻ, yếu ớt, bồi bổ, bổn phận, . . .
- 1 HS nêu, HS theo dõi.
- HS viết bài vào vở.
- HS dùng bút mực để soát lại bài.
- HS dùng bút chì tự chấm, chữa bài, gạch chân từ khó, viết đúng lại ra phần chừa lỗi.
- HS đọc thầm.
- HS làm bài.
- HS thi tiếp sức :
 Bác sĩ – mỗi sáng – xung quanh – thị xã – ra sao – sút.
- 2 HS đọc truyện.
- Người béo muốn gầy đi nên sáng nào cũng cưỡi ngựa chạy quanh thị xã, kết quả không phải anh ta gầy đi mà mà con ngựa anh ta cưỡi sút đi 20 cân vì phải chịu sức nặng của anh ta.
- HS làm bài.
________________________________________
 LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT
I- MỤC TIÊU :
 - Kiến thức : Củng cố cách viết chữ hoa.
 - Kĩ năng : Viết đúng ,đẹp chữ viết hoa,đúng nét, đúng khoảng cách giữa các chữ.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận.
II- HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
1- Kiểm tra bài cũ
2- Dạy bài mới
* Giới thiệu bài : Để củng cố cách viết chữ hoa,rèn kĩ năng viết đúng .đẹp,đều nét ,đúng khoảng cách,các em ôn luyện tập viết.
* Hướng dẫn viết chữ hoa
- GV viết mẫu chữ T hoa ,vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
- Chữ T
+ Nét 1: Điểm đặt bút giữa đường kẻ 2 và 3,viết nét cong trái(nhỏ) .Dừng bút giữa đường kẻ 3 và 4.
+Nét 2 : Từ điểm dừng bút của nét 1,viết nét lượn ngang từ trái sang phải,dừng bút giữa đường kẻ 3 và 4.
+ Nét 3 : Từ điểm dừng bút của nét 2,viết tiếp nét cong trái to,nét cong trái này cắt nét lượn ngang tạo một vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ rồi chạy xuống dưới,phần cuối nét uốn cong vào trong,dừng bút ở giữa đường kẻ 1 và 2.
* Hướng dẫn HS viết và trình bày vào vở
- Các chữ cáo viết đúng 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Chữ đầu câu thơ viết lùi vào 4 ô, viết hoa.
* HS viết vở
- GV yêu cầu HS viết vào vở.
3- Củng cố -dặn dò :
- GV chấm bài, nhận xét.
- Dặn HS về nhà rèn viết thêm.
_____________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 28 -29 lop3 Hang.doc