Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 29 năm 2012

Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 29 năm 2012

I. Mục tiêu

- HS nêu được một số quy định khi tham gia giao thông

- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm luật giao thông.

- Nghiêm chỉnh chấp hành đúng luật giao thông trong cuộc sống hàng ngày.

II. Đồ dùng dạy- học

- Một số biển báo giao thông. Nhạc cụ gõ.

III. Các hoạt động dạy- học

1. Ổn định.

2. Kiểm tra: ? Tôn trọng đúng luật giao thông có tác dụng gì?

3. Bài mới: a, GTB: GV nêu y/c tiết học.

 b, Các hoạt động.

 

doc 22 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 29 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
 Ngày soạn: Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012
Đạo đức
Đ 29 tôn trọng luật giao thông (T2)
I. Mục tiêu
- HS nêu được một số quy định khi tham gia giao thông
- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm luật giao thông.
- Nghiêm chỉnh chấp hành đúng luật giao thông trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy- học
- Một số biển báo giao thông. Nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. Kiểm tra: ? Tôn trọng đúng luật giao thông có tác dụng gì?
3. Bài mới: a, GTB: GV nêu y/c tiết học.
 b, Các hoạt động.
° HĐ1: TC: Tìm hiểu về biển báo giao thông.
- GV đưa từng biển báo giao thông trước lớp => HS sử dụng nhạc cụ gõ tín hiệu trả lời (HS nào gõ nhanh nhất sẽ dành quyến trả lời).
VD: ? Đây là biển báo giao thông gì? Có tác dụng gì? Em thường thấy ở đâu?
- Kết thúc trò chơi. GV nhận xét tuyên dương HS; GD các em thực hiện đúng luật giao thông.
°HĐ2: Thảo luận nhóm đôi B3 (42)
-2 HS nối tiếp đọc ND B3. HS thảo luận cặp đôi nêu ý kiến => Lớp chọn ý kiến hay nhất.
°HĐ3: Trình bày kết quả thực tiễn (B4 T42)
- HS thực hành hỏi đáp theo nhóm đôi.
VD: H: Bạn nhận xét gì về giao thông ở địa phương bạn?
H: Để tránh tai nạn giao thông mọi người cần làm gì?
- Sau từng ý kiến. GV nhận xét, bổ sung câu trả lời.
4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.Nhắc HS chấp hành đúng luật giao thông khi đi trên đường. Chuẩn bị bài 14.
Tập đọc
Đ 57 Đường đi Sa Pa
I. Mục tiêu
- HS biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài .
- Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
* HS trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài.
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bản đồ VN.
III. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: Không.
3. bài mới: a, GTB: - GV treo bản đồ TN => HS lên chỉ vị trí tinht Lào Cai => GV kết hợp tranh SGK để giới thiệu bài. 
 b, Các hoạt động.
hoạt động của thầy và trò
nội dung bài
- 1HS đọc cả bài. Lớp đọc thầm.
H: Bài chia làm mấy đoạn? (3 đoạn).
+ Đ1: Từ đầu đến....liễu rủ.
+ Đ2: Tiếp Đ1 đến.....tím nhạt.
+ Đ3: Còn lại.
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn => GV nhận xét.
- HS luyện đọc từ khó trong bài. GVHD giọng đọc từng đoạn.
- 3 HS luyện đọc lại 3 đoạn. GV giảng từ như phần chú giải.
- GV đưa bảng phụ ghi câu văn luyện đọc => HS luyện đọc ngắt nghỉ hơi câu dài.
* GV đọc mẫu.
* HS đọc lướt Đ1. Lớp đọc thầm.
H: Đường lên Sa Pa có rất nhiều cảnh đẹp. Từ ngữ, hình ảnh nào nói lên điều đó?
H: Cảnh đẹp do những gì tạo nên? (do con người và thiên nhiên tạo nên).
H: Tìm từ ngữ chỉ màu sắc trong Đ1?
- GV chốt lại ý 1, GT ý 2.
* 1 HS đọc Đ2.
H:Cảnh thị trấn nhỏ có gì đặc biệt và hấp dẫn?
H: Tìm từ láy trong Đ2?
- GV nêu 3 ND Đ2 => HS chọn ý đúng.
* HS đọc thầm Đ3:
- 1 HS đọc câu hỏi 2 SGK. Thảo luận cặp đôi => Trả lời.
H: Từ ngữ nào lặp lại Đ3? Lặp lại có tác dụng gì?
H: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên?
- HS nêu ý Đ3.
* HS đọc cả bài.
H: ND bài TĐ ca ngợi gì?
- HS nêu ND bài. GV bổ sung ghi bảng => HS nhắc lại ND.
* HS luyện đọc diễn cảm và HTL Đ2, 3.
- HS luyện đọc diễn cảm Đ2, 3 trước lớp.
- HS đọc thuộc lòng Đ2, 3 => GV nhận xét, khen ngợi HS.
I. Luyện đọc.
- bồng bềnh
- huyền ảo
- thác trắng xoá
- đen huyền, trắng tuyết, lướt thướt liễu rủ
- Hmông, Tu Dí.
+ Những đám mây.....ô tô/..
.....huyền ảo.
+ Tôi lim dim......con ngựa/
..........đang......đừng.
II. Tìm hiểu bài.
1. Phong cảnh đường lên Sa Pa.
- mây, thác- trắng.
- hoa chuối- ngọn lửa.
- ngựa: đen huyền, trắng tuyết, đỏ son
2. Cảnh đẹp của thị trấn nhỏ.
- nắngvàng hoe
- sương núi tím nhạt
- trẻ em quần áo sặc sỡ.
3. Vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa.
- thoắt cái: lá vàng rơi, mưa tuyết, gió xuân.
- qùa tặng kì diệu.
* ND: Như phần I. 2
4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.(Khen HS đọc và trả lời bài có tiến bộ)
- Về nhà HTL Đ2, 3. Đọc, tìm hiểu bài sau: “Trăng ơi .... từ đâu đến”.
Toán 
Đ 141 Luyện tập chung
I. Mục tiêu
* HS cả lớp:
- HS viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số 
- HS làm đúng các bài tập 1 a, b, 3, 4
* HS khá, giỏi: Làm hết các bài tập.
II. Các hoạt động dạy- học 
1. ổn định.
2. Kiểm tra: Không.
3. bài mới: a, GTB: Ghi đầu bài.
 b, Các hoạt động. 
hoạt động của thầy và trò
nội dung bài
* B1: HS tự làm bài 1 rồi chữa bài.
GV chú ý HS : Tỉ số cũng có thể rút gọn như phân số.
- HD kẻ bảng bài 2 như SGK rồi cho HS làm nháp và ghi kết quả vào vở.
- HS đọc yêu cầu bài 3, thống nhất các bước giải rồi cho HS giải vào vở.
- HS làm bài 4,5 tương tự như bài 3.
GV chú ý các bước giải cho HS .
Gọi HS lên làm bài trên bảng rồi nhận xét và chữa bài.
* Bài 1: Viết tỉ số của a và b.
a, b, m c, kg d, l
* Bài 2: Viết số thích hợp vào ô
trống.
Tổng hai số
72
120
45
Tỉ số của hai số
Số bé
12
15
18
Số lớn
60
105
27
* Bài 3: Các bước giải :
- Xác định tỉ số.
- Vẽ sơ đồ.
- Tìm tổng số phần bằng nhau.
- Tìm mỗi số.
* Bài 4, 5: Giải tương tự bài 3.
4. Củng cố, dặn dò.- Về nhà luyện bài trong VBT. Chuẩn bị bài sau “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số”.
Lịch sử
Đ 29 Quang Trung đại phá quân Thanh( năm 1789)
I. Mục tiêu
- HS dựa vào lược đồ, tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa.
 + Quân Thanh xâm lược nước ta, chúng chiếm Thăng long, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh.
+ ở Ngọc Hồi, Đống Đa (Sáng mùng 5 Tết quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi, cuộc chiến diễn ra quyết liệt, ta chiếm được đền Ngọc Hồi. Cũng sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử) quân ta thằng lớn; quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn bỏ chạy về nước.
+ Nêu công lao của Nguyễn Huệ- Quang trung: đánh bại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
II . Đồ dùng dạy – học
- Lược đồ phóng to
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. Kiểm tra: ? Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc làm gì?
3. Bài mới: a, GTB: Ghi đầu bài.
 b, Các hoạt động.
hoạt động của thầy và trò
nội dung bài
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
- HS đọc P1: 3 dòng đầu bài.
H: Nguyên nhân nào mà quân Thanh sang xâm lược nức ta?
- GV: Mãn Thanh là một vương triều thống trị Trung Quốc từ TK XVI. Cũng như các triều đại phong kiến phương Bắc, triều Thanh luôn muốn thôn tính nước ta. 
* Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi.
- HS đọc P2: Tiếp Đ1 đến.....toàn thắng.
- HS thảo luận cặp đôi câu hỏi.
H: Nghe tin quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đã làm gì? Vì sao Nguyễn Huệ lên ngôi là cần thiết?
- Các nhóm trả lời, GV bổ sung.
- GV đưa mốc thời gian => HS thuật lại diễn biến trận đánh.
* GVtreo lược đồ H1 SGK, giới thiệu lược đồ và kí hiệu.
- 2 HS lên chỉ lược đồ thuật lại diễn biến trận đánh.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- HS đọc đoạn cuối bài.
H: Nêu kết quả và ý nghĩa lịch sử của trận đánh Quang Trung đại phá quân Thanh?
- GV hệ thống ND bài như bài học. 2 HS đọc BH
1. Nguyên nhân Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh.
- Phong kiến phương Bắc muốn thôn tính nước ta.
- Mượn cớ giúp nhà Lê khôi phục ngai vàng.
2. Diễn biến.
- Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân.
- Đêm mồng 3 tết năm Kỉ Dậu( 1789)
- Mờ sáng ngày mồng 5 ...
3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử.
- Tướng giặc thắt cổ tự tử.
- Tôn Sĩ Nghị vượt sông chạy về phương Bắc.
- Quân giặc chết thành gò, đống.
4. Bài học: SGK.
4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét, đánh giá ý thức học tập của HS.
- Về nhà luyện bài trong VBT. Chuẩn bị bài 26.
 Ngày soạn: Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2012
Toán
Đ 142 tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
I. Mục tiêu
* HS cả lớp:
- HS nắm được các bước giải bài toán Tổng- tỉ.
- HS biết cách giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hia số đó.
- HS làm đúng bài tập 1, 2
* HS khá, giỏi: Làm hết các bài tập
II. Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ ghi cách giải bài 2 BT1.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. Kiểm tra: Không.
3. bài mới: a, GTB: Ghi đầu bài.
 b, Các hoạt động.
hoạt động của thầy và trò
nội dung bài
* HĐ1: HDHS giải BT1.
- GV ghi bảng BT1. 2 HS đọc.
H: BT cho biết gì? BT hỏi gì?
H: Em hiểu gì về câu: “Hiệu của hai số là 24”?
H: Tỉ số cho biết gì?
- GVHDHS giải BT1 theo từng bước => HDHS cách thử lại BT.
- GV đưa cách giải khác => HS đọc bài giải.
H: Cách giải này có đúng không?
- GV chốt lại 2 cách giải.
* HĐ2: HDHS giải BT2.
- GV nêu VD, HS đọc VD
H: Tìm hiệu và tỉ số trong BT?
- GV nêu một vài tên hiệu và có thể thay cụm từ trong BT2.
- HS giải và trình bày bài giải vào vở nháp => 1 HS lên bảng giải.
- GV nhận xét bài giải của HS.
H: Qua 2 bài toán em hãy nêu các bước giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số”?
- HS nêu lại các bước và ghi vào vở.
H: Các bước giải BT hiệu - tỉ có gì khác với BT tổng- tỉ?
* HĐ3: Thực hành.
- HS vận dụng các bước giải để làm B1, B3 (151) SGK.
- GV nhận xét, bổ sung bài làm của HS.
1. Bài toán 1: Hiệu của hai số là 24. Tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó.
Cách 1: Bài giải.
Theo đề toán, ta có sơ đồ:
 Số bé:
Số lớn: 
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
 5 – 3 = 2 (phần)
Giá trị một phần:
 24 : 2 = 12
Số bé: 12 x 3 = 36
Số lớn: 36 + 24 = 60
 Đáp số: Số bé: 36
 Số lớn: 60 
Cách 2: 
2. Bài toán 2: Một hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 12 m. Tìm chiều dài, chiều rộng của hình đó, biết rằng chiều dài bằng chiều rộng.
Bài giải.
Theo đề bài ta có sơ đồ:
Chiều dài :
Chiều rộng:
Theo sơ đồ ta có hiệu số phần bằng nhau:
 7 – 4 = 3 (phần)
Giá trị một phần:
 12 : 3 = 4 (m)
Chiều dài hình chữ nhật:
 4 x 7 = 28 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật:
 4 x 4 = 16 (m)
 Đáp số: Chiều dài: 28 m
 Chiều rộng: 16 m
* KL: 
- B1: Xác định hiệu- tỉ
- B2: Vẽ sơ đồ hoặc lập luận.
- B3: Tìm hiệu số phần.
- B4: Tìm giá trị một phần.
- B5: Tìm từng số.
3. Thực hành.
* Bài 1 (151)
* Bài 3 (151)
4. Củng cố- dặn dò.
H: Nêu các bước giải BT hiệu- tỉ?
- GV nhận xét tiết học (Khen ngợi HS nắm chắc các bước giải).
- Về nhà luyện bài trong VBT. Chuẩn bị ... hề đánh cá trên biển.
+ Giải thích những nguyên nhân khiến ngành du lịch ở đây rất phát triển: cảnh đẹp, nhiều di sản văn hoá.
II . Đồ dùng dạy – học
- Bản đò hành chính VN và tranh ảnh vùng duyên hải miền Trung.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định: 
2. Kiểm tra: ? Vì sao dân c tập trung khá đông đúc ở vùng ven biển miền Trung? Kể tên HĐSX của ngời dân miền Trung?
3. Bài mới: a, GTB: Ghi đầu bài.
 b, Các hoạt động.
hoạt động của thầy và trò
nội dung bài
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi.
- 1 HS đọc P1 SGK. HS thảo luận cặp đôi câu hỏi.
H: Vì sao ngành du lịch ở duyên hải miền Trung phát triển mạnh?
- Các nhóm báo cáo kết quả.
H: Kể tên bãi biển đẹp ở miền Trung?
- HS quan sát tranh về một số bãi biển đẹp miền Trung nh: Nha Trang, Sầm Sơn.
H: Ngoài bãi biển đẹp các tỉnh miền Trung còn có di sản nào?
H: Bãi biển đẹp, di sản văn hoá mang lại lợi ích gì cho ngời dân?
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- HS đọc lớt P2, kết hợp quan sát H10, 11.
H: Các nhà máy và khu công nghiệp mang lại lợi ích gì?
- GV nêu qua vè quy trình sản xuất đường mía, giới thiệu khu công nghiệp Dung Quất.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- HS đọc P3 củabài.
H: Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở miền Trung?
H: Trong lễ hội người dân thường làm gì?
* 2 HS nêu bài học.
1. Hoạt động du lịch.
- thăm quan, tắm biển, nghỉ dưỡng
2. Phát triển công nghiệp.
- Các nhà máy, khu công nghiệp xuất hiện nhiều
3. Lễ hội.
- Lễ rớc cá ông.
- Lễ mừng năm mới
- Lễ hội Tháp Bà
- Hoạt động: văn nghệ, thể thao.
* Bài học: SGK (T144).
 4. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Về nhà luyện bài trong VBT. Chuẩn bị bài sau: Thành phố Huế.
 Ngày soạn: Thứ tư ngày 14 tháng 3 năm 2012
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2012
Toán
Đ 145 Luyện tập chung
I. Mục tiêu
* HS cả lớp:
- Giúp HS rèn kĩ năng giải toán về tìm hai số khi biết tổng ( hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Rèn KN giải và trình bày bài trong vở.
* HS khá, giỏi: Làm hết các bài tập
- HS làm đúng các bài 2, 4
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. Kiểm tra: Bài HS luyện trong VBT.
3. Bài mới: a, GTB: GV nêu y/c tiết Luyện tập chung. 
 b, Các hoạt động.
hoạt động của thầy và trò
nội dung bài
* B1: HS làm bài 1 vào vở và nêu kết quả.
* B2: HS đọc bài 2 và xác định hiệu- tỉ. HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa B2 => GV nhận xét, bổ sung.
* B3: HS đọc đề toán.
H: BT cho biết gì? BT hỏi gì?
H: Nêu các bước giải B3?
- HS tự luyện bài vào vở => Đổi chéo vở để kiểm tra bài bạn.
- GV kiểm tra bài làm của HS.
* B4: HS đọc đề nêu y/c.
H: BT thuộc dạng toán nào đã học?
- HS tự vẽ sơ đồ và giải.
* Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống.
* Bài 2: Các bước giải: 
- Xác định tỉ số.
- Vẽ sơ đồ.
- Tìm hiệu số phần bằng nhau.
- Tìm mỗi số.
* Bài 3: 
Bài giải.
Số túi của hai loại gạo:
 10 + 12 = 22 (túi)
Số ki- lô- gam gạo trong mỗi túi:
 220: 22 = 10 (kg)
Số ki- lô-gam gạo nếp:
 10 x 10 = 100 (kg)
Số ki- lô- gam gạo tẻ:
 220- 100 = 120 (kg)
 Đáp số: Gạo nếp: 100 kg
 Gạo tẻ: 120 kg
* Bài 4 (152).
 Đáp số: 315 m, 525 m
4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả làm bài tập của HS. Về nhà luyện bài trong VBT. huẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
Tập làm văn
Đ 58 Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu
- HS biết được cấu tạo 3 phần (MB, TB, KB) của bài văn miêu tả con vật.
- Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo bài văn để lập dàn ý tả tả con vật trong nhà
II. Đồ dùng dạy – học
- Bộ tranh đạy Tập làm văn 4.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. Kiểm tra: Không.
3. Bài mới: a, GTB: Ghi đầu bài.
 b, Các hoạt động.
hoạt động của thầy và trò
nội dung bài
* 1 HS đọc ND bài tập.
- 1 HS đọc bài “Con mèo Hung”
=> Lớp đọc thầm bài.
H: Bài văn có mấy đoạn? ND mỗi đoạn là gì?
H: Một bài văn miêu tả con vật có mấy phần? Là những phần nào?
H: Trong mỗi phần em cần nêu những ý nào?
* 3 HS nêu ghinhớ trong SGK.
* 1 HS đọc y/c đề bài 1. Lớp đọc thầm.
H: BT yêu cầu gì?
- GV gắn tranh các con vật nuôi.
H: Em chọn con vật nào?
H: Khi tả ngoại hình con vật đó em định tả những bộ phận nào?
H: Tả hoạt độngu con vật em chọn hoạt động nào? Động tác nào?
- HS làm bài vào vở. Trao đổi và tham khảo bài làm của bạn.
- HS nối tiếp nhau trình bày bài miệng
=> GV nhận xét, chữa lỗi cho HS (dùng từ, viết câu, KN nói).
I. Nhận xét:
- Bài văn con mèo Hung có 3 phần, 4 đoạn:
* Mở bài: Giới thiệu con mèo sẽ được tả trong bài.
* Thân bài: 
- Tả hình dáng con mèo.
- Tả hoạt động và thói quen của mèo.
* Kết bài: 
- Nêu cảm nghĩ về con mèo.
II. Ghi nhớ: SGK 
III. Luyện tập: 
Lập dàn ý chi tiết tả một con vật nuôi trong nhà (gà, chó, chim, lợn,............)
 	4. Củng cố, dặn dò.
- HS nêu phần ghi nhớ trong SGK. GV khen ngợi HS biết lập dàn ý cho bài văn tả con vật. Về luyện bài trong VCBT. Chuẩn bị bài Tuần 30.
Khoa học
Đ 58 Nhu cầu nước của thực vật
I. Mục tiêu
- HS biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
II. Đồ dùng dạy – học
- Hình trang 116 SGK.
III. Các hoạt động dạy- học 
1. ổn định.
2. Kiểm tra: ? Thực vật cần gì để sống?
3. bài mới: a, GTB: Ghi đầu bài.
 b, Các hoạt động.
° HĐ1: Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau.
* MT: HS phan loại các nhóm cây theo nhu cầu về nước.
* Cách tiến hành:
- 3 nhóm tập hợp cây, lá đã sưu tầm ở những nới khác nhau: khô cạn, ẩm ướt, dưới nước.
- Các nhóm tự phân nhóm cây thích hợp với môi trường sống của chúng.
=> GV đánh giá kết quả từng nhóm.
H: Em có thể chia các cây thành mấy nhóm?
H:Nhu cầu nước của các cây ntn?
- HS quan sát H1 SGK (116).
°HĐ2: Tìm hiểu nhu cầu về nước của cây ở giai đoạn phát triển. ứng dụng trong trồng trọt.
* MT: - HS hiểu được VD cùng một cây trong giai đoạn phát triển khác nhau cần lượng nước khác nhau.
* Cách tiến hành:
- HS quan sát H2, 3 (T117) SGK.
H: Vào giai đoạn nào thì cây lúa cần nhiều nước? Nêu VD khác?
H: Giai đoạn nào thì cây không cần nhiều nước?
H: Nêu VD về sự ứng dụng nhu cầu nước trong trồng trọt.
- 3 HS đọc mục BCB (T117)
4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét ý thức học tập của HS trong tiết học.
- Về nhà luyện bài trong VBT. Chuẩn bị bài 59.
 Mĩ thuật
Đ 29 vẽ tranh: đề tài an toàn giao thông
I. Mục tiêu
- HS hiểu được đề tài và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung.
- Biết cách vẽ và được tranh về đề tài “An toàn giao thông” theo cảm nhận riêng.
- HS có ý thức chấp hành đúng luật giao thông.
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh ảnh về giao thông đượng bộ, đường thuỷ. Tranh quy trình vẽ.
- Bài vẽ HS năm trước về đề tài An toàn giao thông.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. Kiểm tra: Bài HS chưa hoàn thành ở tiết trước.
3. Bài mới: a, GTB: Ghi đầu bài.
 b, Các hoạt động.
hoạt động của thầy và trò
nội dung bài
* HĐ1: Tìm chọn nội dung đề tài.
- HS quan sát tranh, ảnh về đề tài An toàn giao thông.
H: Tranh vẽ về đề tài gì?
H: Trong tranh có những hình ảnh nào?
- GV nhận xét, bổ sung: Khi đi trên bất cứ loại đường nào đều phải chấp hành đúng luật giao thông.
H: Nếu không chấp hành đúng luật giao thông sẽ dẫn đến hậu quả gì?
* HĐ2: HDHS cách vẽ.
- HS quan sát tranh gợi ý vẽ. GVHDHS:
+ Chọn nội dung để vẽ.
+ Vẽ hình ảnh chính trước.
+ Vẽ hình ảnh phụ sau: nhà, cây,....
+ Tô màu theo ý thích có độ đậm, độ nhạt.
* HĐ3: Thực hành.
- HS quan sát bài vẽ HS năm trước.
- HS lựa chọn đề tài và vẽ theo ý thích.
- GV quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành bài vẽ.
* HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- HS hoàn thành bài vẽ có thể giới thiệu ND bài vẽ với ý tưởng riêng.
- GV nhận xét, đánh giá bài vẽ HS.
1. Quan sát, nhận xét.
2. Cách vẽ.
3. Thực hành.
4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét ý thức thực hành của HS (Khen ngợi, nhắc nhở HS).
- Về luyện bài trong VBT. Chuản bị bài sau: Tập nặn tạo dáng.
Sinh hoạt
• HĐ1: Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Học hát: Tiếng chim trong vườn Bác
• HĐ2: Nhận xét tuần 29
* Lớp phó nhận xét tuần
* Lớp trưởng nhận xét các mặt hoạt động Tuần 29
* ý kiến các thành viên lớp
• Giáo viên nhận xét tuần 29
....................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................
• HĐ2: Kế hoạch Tuần 30
....................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................
Phần kí duyệt của Ban giám hiệu
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 29.doc