Giáo án các môn lớp 4 năm 2011 - Tuần 8

Giáo án các môn lớp 4 năm 2011 - Tuần 8

TOÁN: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

 Tính được tổng của 3 số, vận dụng mốt số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ, bảng con.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 19 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 năm 2011 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
	Tính được tổng của 3 số, vận dụng mốt số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Bài cũ: 5’ Gọi HS lên bảng làm bài1a , Bài1b - Trang 45.
- Nhận xét và đánh giá bằng điểm số.
- 2HS làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
2. Bài mới: 33’
Bài tập1b: 
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp.
- Củng cố cách tính tổng của 3 số.
- 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- 2HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
Bài tập2 (dòng 1,2):
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp.
- Củng cố cách tính thuận tiện nhất.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- 4HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
Bài tập 4 :
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng phụ.
- Củng cố cách giải toán.
- 1HS đọc đề bài toán.
- 1HS làm bài trên bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng phụ.
3. Củng cố – Dặn dò: 2’
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
- Dặn HS về nhà làm các bài tập còn lại trong SGK.
- Thực hiện ở nhà.
TẬP ĐỌC: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. Mục tiêu:
	- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.
	- Hiểu ND: Những ước mơ ngỗ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. (Trả lời được các CH 1,2,4; thuộc 1,2 khổ thơ trong bài).
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Bài cũ: 5’
- Gọi HS đọc bài Ở Vương quốc Tương lai và nêu nội dung chính của bài tập đọc đó.
- 2HS
- Nhận xét và đánh giá HS bằng điểm số.
2. Bài mới:
HĐ1: Luyện đọc 9’
- GV định hướng giọng đọc.
- 1HS đọc toàn bài.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ (HS thứ 4 đọc khổ 4,5) lần 1
- Luyện đọc từ khó đọc.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ (HS thứ 4 đọc khổ 4,5) lần 1 kết hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc theo cặp.
-2HS khá đọc cả bài.
- GV đọc mẫu.
HĐ2: Tìm hiểu bài: 10’
H: Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
- HS nối tiếp nhau phát biểu, HS khác nhận xét, bổ sung.
H: Việc lặp lại câu thơ ấy nói lên điều gì?
H: Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
H: Em thích ước mơ nào trong bài? Vì sao?
HĐ3: 12’Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ (HS thứ 4 đọc khổ 4,5).
- GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc bài thơ và thể hiện diễn cảm.
- HS luyện đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài thơ theo nhóm 2.
- Thi đọc diễn cảm.
- Thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
3. Củng cố – Dặn dò: 4’
- GV hỏi về ý nghĩa của bài thơ.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
- HS phát biểu.
- Thực hiện ở nhà.
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011
TẬP ĐỌC: ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
I. Mục tiêu:
	- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp nội dungh hồi tưởng)
	- Hiểu ND: Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng. (Trả lời được các CH trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Bài cũ: 5’
- 2HS đọc thuộc bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ và nêu nội dung bài.
- Nhận xét, đánh giá bằng điểm số.
2. Bài mới:
HĐ1: Luyện đọc 9’
- GV định hướng giọng đọc.
- 1HS đọc toàn bài.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc lần một
- Luyện đọc từ khó đọc.
- 2HS tiếp nối nhau đọc kết hợp giải nghĩa tữ khó.
- Luyện đọc theo cặp.
-2HS khá đọc cả bài.
- Gv dọc mẫu
HĐ2: Tìm hiểu bài: 10’
- 1HS đọc đoạn 1, HS cả lớp đọc thầm
H: Nhân vật “tôi” là ai? 
H: Ngáy bé, chị phụ trách Đội từng mơ ước điều gì?
- HS nối tiếp nhau phát biểu, HS khác nhận xét bổ sung.
H: Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta.
H: Mơ ước của chị tổng phụ trách Đội ngày ấy có đạt được không?
- 1HS đọc đoạn2, HS cả lớp đọc thầm.
H: Chị phụ trách Đội được gioa việc gì?
- HS nối tiếp nhau phát biểu, HS khác nhận xét bổ sung.
H: Chị phát hiện ra Lái thèm muốn cái gì?
H: Vì sao chị biết điều đó?
H: Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp?
H: Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn cách làm đó?
H: Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm 14’
- 2 HS tiếp nối nhau đọc đoạn.
- GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc và thể hiện diễn cảm đoạn 2.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét bài đọc của HS
- Bình chọn bạn đọc đúng và hay, hấp dẫn nhất.
3. Củng cố – Dặn dò: 2’
- Cho HS nêu lại nội dung bài
- 1HS nêu
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và xem trước bài tập đọc hôm sau.
TOÁN: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu:
	- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
	- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Bài cũ: 5’
- Gọi HS làm bài tập 1b- trang 46
- 2HS làm bài
- Nhận xét và đánh giá bằng điểm số.
- Nhận xét bài làm của bạn.
2. Bài mới: 33’
HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- GV nêu bài toán rồi tóm tắt bài toán ở trên bảng (như SGK)
Cách 1:
- GV hướng dẫn HS cách tìm hai lần số bé.
- HS nói tiếp nhau nêu cách tìm.
- GV HD HS tìm số bé khi biết hai lần số bé.
- HS tìm sau đó lần lượt nêu cách tìm.
- GV chốt 
- HS lắng nghe.
Cách 2:
- GV yêu cầu tương tự như cách tìm số bé trước.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- GV chốt
- HS lắng nghe.
- GV nhắc HS: Bài toán này có hai cách giải, khi giải bài toán có thể giải bằng một trong hai cách như SGK.
HĐ 2: Thực hành
Bài tập 1:
- 1HS đọc đề bài toán.
- 1HS tự tóm tắt bài toán và giải trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở. 
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp.
- Củng cố cách tìm hài số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Bài tập 2:
- 1HS đọc đề bài toán.
- 1HS tự tóm tắt bài toán và giải trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở. 
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp.
- Củng cố cách tìm hài số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
3. Củng cố – Dặn dò: 2’
- Cho HS nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- 1HS
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe.
- Dặn HS về nhà làm các bài tập còn lại.
- Thực hiện ở nhà.
TOÁN- T: BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ 
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về :
	- Tình giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
	- Biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng.
	- Giải một số bài toán có liên quan.
II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Bài tập 1: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ trống:
a. 53 +36 = 36 +  573 +36 =  + 573 
1563 +396 = 396 +  53 +36 = 36 +  
b. c + d = d +  c + d + 7 = c + 7 + 
a + 0 =  + a = 
Bài tập 2:
 Một hình chữ nhật có chiều dài 2dm5cm , chiều rộng ngắn hơn chiều dài 9cm. Tính chu vi của hình chữ nhật đó.
Bài tập 3:
 Với bốn chữ số 2 và các dấu phép tính +,- , x, : hãy viết các biểu thức có giá trị bằng 22
Bài tập 4: Viết vào ô trống
a.
a
b
c
a-(b+c)
a - b - c
35
16
9
102
45
28
b.
a
b
c
a x b x c
a: b: c
168
6
7
324
9
3
Bài tập 5: Viết thêm dấu ngoặc vào biểu thức 
36 : 3 + 6 + 24 x4 để được biểu thức mới có giá trị bằng 100.
 * Củng cố dặn dò : 
 Giáo viên nhận xét tiết học 
- HS làm bài vào vở. Đổi soát bài cho nhau.
- 1 HS lên bảng chữa bài. 
- HS tự làm bài 
- Đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
- Cho HS tự làm bài sau đó chữa bài. 
- HS tự làm bài
 - 1 HS lên bảng chữa bài. Cả lớp nhận xét bài trên bảng.
- HS tự làm bài vào vở. GV chấm bài một số HS.
ĐẠO ĐỨC: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA
I. Mục tiêu : - Nêu đửợc ví dụ về tiết kiệm tiền của.Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, trong cuộc sống hằng ngày.
- KNS cụ baỷn ủửụùc giaựo duùc :- Kyừ naờng bỡnh luaọn, pheõ phaựn vieọc laừng phớ tieàn cuỷa; kyừ naờng laọp keỏ hoaùch sửỷ duùng tieàn cuỷa baỷn thaõn.
II. Đồ dùng dạy học
	- Theỷ maứu xanh ,ủoỷ.
III. Các hoạt động dạy học :
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐ1: 18’
Làm việc cá nhân (BT4, SGK)
- HS cả lớp làm BT
- GV mời một số HS chữa bài tập và giải thích.
- HS nối tiếp nhau chữa BT.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- GV két luận: Các việc làm a,b,g,h,k là tiết kiểm tiền của.
Các việc làm c, d,đ,e,i là lãng phí.
- HS tự liên hệ.
- GV nhận xét, khen những HS biết tieỏt kieọm tiền cuỷa ,nhắc nhở những HS khác thực hiện việc tiết kiệm tièn của trong sinh hoạt hằng ngày.
HĐ2: 20’Thảo luận nhóm và đóng vai (BT5, SGK)
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống trong BT5.
- Thảo luận nhóm4 và đóng vai.
- 2nhóm lên đóng vai trước lớp.
H: Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không?
- Thảo luận lớp.
H: Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
- GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
Kết luận chung: 
- GV mời HS đọc phần Ghi nhớ.
- HS nối tiếp nhau đọc.
HĐ tiếp nối: 2’
Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ chơi, điện, nước, trong cuộc sống hằng ngày.
Thứ tư ngày 13 tháng 10 năm 2011
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
	Biết giải bài toán liên qua đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Bài cũ: 5’
- Gọi HS làm BT3 trang47
- 1HS làm
- Nhận xét, đánh giá bằng điểm số.
2. Bài luyện tập: 32’
Bài tập1 (a,b):
- 1HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp.
- Lắng nghe.
- Củng cố cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Lắng nghe.
Bài tập2
- 1HS đọc đề bài toán.
- 1HS làm bài trên bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng phụ.
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng phụ.
- Lắng nghe.
- Củng cố cách giải toán.
- Lắng nghe.
Bài tập4
- 1HS đọc đề bài toán.
- 1HS làm bài trên bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng phụ.
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp.
- Lắng nghe.
- Củng cố cách tìm hai số khi ... êu tác dụng của dấu ngoặc kép.
Bài tập 2:
H: Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập, khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm?
Bài tập 3:
- GV nói về con tắc kè.
H: Từ lầu chỉ cái gì?
H: Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không?
H: Từ lầu trong khổ thơ được dung với nghĩa gì? Dờu ngoặc trong trường hợp này được dùng làm gì?
- GV chốt
3. Phần Ghi nhớ:
- GV nhắc HS học thuộc nội dung ghi nhớ.
4. Phần Luyện tập:
Bài tập 1:
- GV dán 4 tờ phiếu lên bảng.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 2:
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 3:
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
5. Củng cố – Dặn dò: 3’
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc trước nội dung bài sau.
- 1HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết LT&C trước (Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài), nêu VD làm rõ nội dung ghi nhớ.
- 1HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp 4-5 tên người, tên địa lí nước ngoài trong BT2 và BT3 của tiết trước.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nối tiếp nhau phát biểu, HS khác nhận xét bổ sung
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nối tiếp nhau phát biểu, HS khác nhận xét bổ sung
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- Theo dõi, lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau phát biểu, HS khác nhận xét bổ sung
- Lắng nghe.
- 3 HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Nhận xét bài làm của bạn trên phiếu.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân.
- HS pát biểu ý kiến, HS khác nhận xét, bổ sung. 
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân.
- HS pát biểu ý kiến, HS khác nhận xét, bổ sung. 
KỂ CHUYỆN : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
	- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viễn vông, phi lí.
	- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ truyện Lời ước dưới trăng.
	- Một số sách, báo, truyện viết về ước mơ, sách Truyện đọc lớp 4.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A.Bài cũ: 3’
- Nhận xét, đánh giá bằng điểm số
B. Bài mới: 33’
1. Giới thiệu bài:
- Kiểm tra HS tìm truyện ở nhà và chọn truyện; mời một số HS giới thiệu nhanh những truyện các em mang đến lớp.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) HD HS hiểu yêu cầu của bài:
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng của 
đề bài để HS không kể chuyện lạc đề.
H: Em sẽ chọn kể về câu chuyện như thế nào?
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
- GV nhận xét, đánh giá HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 4’
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân; xem trước để chuẩn bị tốt nội dung bài tập KC đã chứng kiến hoặc tham gia
- 1HS kể 1 đoạn của câu chuyện Lời ước dưới trăng, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Lắng nghe và thực hiện theo lệnh của GV.
- 1HS đọc đề bài.
- 3HS nối tiếp đọc 3 gợi ý, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại gợi ý 1
- HS đọc thầm lại gợi ý 2,3
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn chọn được câu chuyện hay, bạn kể hấp dẫn nhất, bạn đặt được câu hỏi hay nhất.
- Lắng nghe.
- Thực hiện ở nhà.
Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011
TOÁN: GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I. Mục tiêu:
	Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt ( bằng trực giác hoặc sử dụng e ke.
I. đồ dùng dạy học:
	- E ke, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
 HĐ của GV
HĐ của HS
A. Bài cũ: 5’
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
- HS trưng bày những dụng cụ mà GV đã dặn để học bài học hôm nay.
- Nhận xét ý thức chuẩn bị của HS.
B. Bài mới: 33’
1. Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt:
a) Giới thiệu góc nhọn:
- GV chỉ vào hình vẽ góc nhọn ở bảng phụ rồi nói: “ Đây là gó nhọn đỉnh O; cạnhOA, OB”.
- HS quan sát, lắng nghe và theo dõi.
- GV vẽ 1 góc khác
-HS quan sát và đọc góc.
- HS nêu ví dụ về góc nhọn.
- GV áp e ke vào góc nhọn (như hình vẽ SGK) 
- Yêu cầu HS so sánh độ lớn của góc nhọn so với góc vuông.
- HS nối tiếp nhau so sánh, HS khác nhận xét bổ sung.
- Gv kết luận
- HS ghi nhớ.
b) Giới thiệu góc tù
( Các bước tương tự như giới thiệu góc nhọn)
c) Giới thiệu góc bẹt
( Các bước tương tự như giới thiệu góc nhọn)
2. Thực hành:
Bài tập1:
- GV treo bảng phụ đã vẽ sẵn hình trong bài tập1.
- HS quan sát, 1HS đọc yêu cầu của bài tập, HS cả lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp nêu miệng, HS khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận đáp án đúng.
Bài tập2 (dòng1):
- GV teo bảng phụ đã vẽ sẵn hình trong bài tập2
- HS quan sát, 1HS đọc yêu cầu của bài tập, HS cả lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp nêu miệng, HS khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận đáp án đúng.
3. Củng cố – Dặn dò: 2’
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe.
- Dặn HS làm bài tập còn lại trong SGK.
- HS thực hiện ở nhà.
TẬP LÀM VĂN:LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu:
	- Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai ( bài Tập đọc- tuần 7)- BT1.
	- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV (BT2, BT3).
II. Đồ dùng dạy hoc:
	- Một tờ phiếu ghi ví dụ về cách chuyện một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.
	- Một tờ phiếu khổ to ghi bảng so sánh lời mở đầu đoạn 1,2 của câu chuyện Ở Vương quốc Tương Lai theo cách kể theo trình tự thời gian; lời mở đầu đoạn 1,2 của câu chuyện Ở Vương quốc Tương Lai theo cách kể theo trình tự không gian.
III. Các hoạt động dạy học:
Hđ của GV
HĐ của HS
A. Bài cũ: 5’
- 1HS kể lại câu chuyện đã kể ở lớp hôm trước.
H: Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian?
- 1HS trả lời
- GV nhận xét, đánh giá bằng điểm số.
B. Bài mới: 33’
1. Giới thiệu bài
- Lắng nghe
2. HD HS làm bài:
Bài tập1:
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gv cùng 1HS giỏi làm mẫu.
- HS cả lớp theo dõi.
- GV dán 1 phiếu ghi 1 chuyển thể.
- HS cả lớp theo dõi.
- HS hoạt động theo cặp.
- 3HS thi kể.
- Cả lớp nhận xét.
- GVnhận xét
Bài tập2:
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV HD HS hiểu đúng yêu cầu của bài.
- Hoạt động theo cặp.
- 3HS thi kể.
- Cả lớp nhận xét.
- GVnhận xét
Bài tập3:
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV dán 1 phiếu ghi bảng so sánh lời mở đầu đoạn 1,2 của câu chuyện Ở Vương quốc Tương Lai theo cách kể theo trình tự thời gian; lời mở đầu đoạn 1,2 của câu chuyện Ở Vương quốc Tương Lai theo cách kể theo trình tự không gian.
- HS nhìn bảng phát biểu ý kiến
- GV nêu nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố- Dặn dò: 2’
- Gv nhận xét tiết học
- HS lắng nghe
- Yêu cầu Hs về nhà viết lại vào vở một (hoặc cả hai) đoạn văn hoàn chỉnh.
- Thực hiện ở nhà.
DHPH:TOÁN: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ (2t)
I. Mục tiêu: 
- Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Bài tập 1: Viết số thích hợp vào ô trống:
Tổng hai số
375
564
1136
Hiệu hai số
49
88
314
Số bé
Số lớn
Bài tập 2 :
 Hai thùng đựng 275l dầu. Nếu rót từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai33l thì thùng thứ hai hơn thùng thứ nhất 15l dầu. Hỏi mỗi thùng lúc đầu có bao nhiêu lít dầu?
Bài tập 3:
 Bố hơn con 32 tuổi. Trước đây 3 năm, tổng số tuổi của hai bố con là 48 tuổi. Tính tuổi hiện nay của con.
Bài tập 4:
 Một hình chữ nhật có chu vi là 36cm. Nếu chiều dài giảm 3cm, chiều rộng tăng 3cm thì hình đó trở thành hình vuông. Tính diện tích của hình chữ nhật.
Bài tập 5:
 Người ta thu hoạch ở ba thửa ruộng được tất cả 8tấn 5tạ thóc. Thu hoạch ở thử ruộng thứ hai nhiều hơn thửa ruộng thứ nhất 5 tạ thóc nhưng lại ít hơn thửa ruộng thứ ba 3 tạ thóc. Hỏi thu hoạch ở mỗi thửa ruộng được bao nhiêu tạ thóc?
Bài tập 6:
 Một phép trừ có tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu là 2014. Số trừ hơn hiệu là 125. Tìm số bị trừ và số trừ.
 *Củng cố dặn dò : 
 Giáo viên nhận xét tiết học 
- HS làm bài vào vở. 
- 1 HS lên bảng chữa bài. Cả lớp chữa bài trên bảng.
- HS tự làm bài sau đó chữa bài 
- Đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
- Cho HS tự làm bài sau đó chữa bài. 
- HS tự làm bài
 - 1 HS lên bảng chữa bài. Cả lớp nhận xét bài trên bảng.
- HS tự làm bài vào vở. GV chấm bài một số HS.
TL: SBT: 2014:2 = 1007
 ST: 1007 + 125) = 566
 H: 566 - 125 = 441.
DHPH:TIẾNG VIỆT: VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu: 
	- Ôn tập, củng cố về dấu ngoặc kép.
	- Văn kể chuyện
II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Bài tập 1:
 Ghi dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật trong truyện vui sau:
 Mua kính
 Có một cậu bé lười học nên không biết chữ. Thấy nhiều người khi đọc sách phải đeo kính, cậu tưởng rằng cứ đeo kính thì đọc được sách. Một hôm, cậu vào một cửa hàng để mua kính. Cậu giở một cuốn sách ra đọc thử. Cậu thử đến năm bảy chiếc kính khác nhau mà vẫn không đọc được. Bác bán kính thấy thế liền hỏi: Hay là cháu không biết đọc? Cậu bé ngạc nhiên: Nếu cháu mà biết đọc thì cháu còn mua kính làm gì? Bác bán kính phì cười: chẳng có thứ kính nào đeo vào mà biết đọc được đâu! Cháu muốn đọc sách thì phải học đi đã.
Bài tập 2:
 Hãy kể một câu chuyện về một ước mơ đẹp hoặc một ước mơ viển vông mà em đã được nghe được đọc cho các bạn cùng nghe.
*Củng cố dặn dò : 
 Giáo viên nhận xét tiết học 
- HS làm bài vào vở.
- 3-4 HS trả lời miệng. Cả lớp và GV nhận xét. (GV ghi bảng một số câu có dùng dấu ngoặc kép)
- HS chữa bài.
- 1 HS đọc đề bài.
- GV gạch chân một số từ quan trọng .
- HS làm bài vào vở.
- GV thu bài - chấm điểm
Sinh hoạt tuần 8
 1.Đánh giá hoạt động trong tuần.
 - Từng tổ nhận xét đánh giá nhau qua sổ theo dõi thi đua
 - Lớp trưởng nhận xét chung
 - Gv nhận xét đánh giá hoạt động trong tuần
* Ưu điểm :
 - Đồ dùng học tập đầy đủ.
 - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ,có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh
 - Thường xuyên kiểm tra việc học và làm bài ở nhà.Kiểm tra luỵên viết ở nhà.
 - Thi đua giành điểm 9,10.
*.Tồn tại. 
 - Vệ sinh lớp học đôi lúc còn bẩn.
 - Chữ viết của 1 số em chưa đẹp.
 2 Triển khai kế hoạch tuần tới:
 - Phát huy những mặt mạnh, khắc phục những tồn tại của tuần qua.
 - Tích cực thi đua học tập tốt.
 - Tiếp tục thu nộp các khoản tiền quy định.
 - Tích cực kiểm tra việc học và làm bài ở nhà của học sinh.
 - Nhắc nhở HS giữ vở sạch- viết chữ đẹp hàng ngày

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 9Hai.doc