LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu.
Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ.
- Giải bài toán có lời văn, tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
B. Các hoạt động dạy - học chủ yếu (40’)
TUẦN 7 Ngày soạn: 11/10/ 2013 Ngày giảng: Thứ hai ngày 14/10/2013 Tiết 1: CHÀO CỜ. Tiết 2: TOÁN: LUYỆN TẬP A. Mục tiêu. Giúp HS củng cố về: Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ. Giải bài toán có lời văn, tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ. B. Các hoạt động dạy - học chủ yếu (40’) Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS I. Bài cũ. - Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài tập 2a, bài 4 - GV nhận xét, ghi điểm. II. Bài mới. Giới thiệu bài. Hướng dẫn HS luyện tập. Bài 1: a) GV nêu phép cộng: 2416 + 5164 - GV hướng dẫn HS thử lại. - Chữa bài: + 2416 Thử lại: - 7580 5164 2416 7580 5164 b) Cho HS tự làm 1 phép cộng ở bài tập rồi thử lại. Bài 2: Làm tương tự bài 1. Bài 3: - GV chữa bài ? Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào? ? Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm như thế nào ? Bài 4: ? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? - Chữa bài Bài giải: Ta có: 3143 > 2428. Vậy núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh. Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là: 3143 – 2428 = 715 (m) Đáp số: 715 m Bài 5: ? Tìm số lớn nhất có 5 chữ số ? ? Tìm số bé nhất có 5 chữ số ? Yêu cầu HS tính nhẩm hiệu của chúng. III. Củng cố - dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Yêu cầu HS về nhà xem lại bài “ Biểu thức có chứa 1 chữ” 4’ 34’ 1’ 6’ 6’ 7’ 8’ 6’ 2’ - 2 HS lên bảng, HS khác nhận xét. - HS lên bảng đặt tính rồi thực hiện phép tính. - Nêu cách thử lại phép cộng như SGK. - HS tự làm bài. - Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết - Lấy hiệu cộng với số trừ. - 1 HS đọc đề bài. - HS tự làm bài. - 99 999 - 10 000 99 999 – 10 000 = 98 999 Tiết 3: TẬP ĐỌC: TRUNG THU ĐỘC LẬP Thép mới. A. Mục tiêu. 1. Đọc trơn toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đệp của đất nước, của thiếu nhi. 2. Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. B. Đồ dùng dạy - học. - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Tranh, ảnh về một số thành tựu kinh tế - xã hội của nước ta những năm gần đây. C. Các hoạt động dạy - học (40’) Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS I. Bài cũ. - GV kiểm tra 2 HS đọc bài Chị em tôi, trả lời các câu hỏi trong SGK. II. Bài mới. 1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc. - GV chia đoạn. - GV rút ra từ khó đọc. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b) Tìm hiểu bài. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, TL các câu hỏi: ? Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào ? ? Trăng trung thu có gì đẹp ? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, TLCH: ? Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao ? ? Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập ? ? Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ? ? Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào ? - GV chốt lại những ý kiến hay của các em. c) Hướng dẫn đọc diễn cảm. - GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc bài văn và thể hiện diễn cảm. - GV hưỡng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn. III. Củng cố- dặn dò. ? Bài văn cho ta thấy tình cảm của anh chiến sĩ đối với các em nhỏ như thế nào ? GV dặn HS về nhà học bài, đọc trước vở kịch: “ Ở vương quốc tương lai’’. 4’ 33’ 1’ 12’ 10’ 10’ 3’ - HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài lần 1. - HS luyện đọc từ khó. - HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp chú giải những từ khó hiểu trong SGK. - HS luyện đọc theo cặp. - 1 – 2 em đọc cả bài. - Vào thời điểm anh đang đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên. - Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập: . . . - Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn, . . . - . . . nhà máy thuỷ điện, những con tàu lớn . . . - HS phát biểu. - HS đọc nối tiếp lần 3. - Bài văn thể hiện tình cảm thương yêu các em nhỏ . . . Tiết 4: ĐẠO ĐỨC: ( GV bộ môn dạy) Tiết 5: THỂ DỤC TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG , ĐIỂM SỐ TRÒ CHƠI : KẾT BẠN A. Mục tiêu. - Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau. Yêu cầu tập hợp hàng và dàn hàng nhanh. - Trò chơi “ Kết bạn’’ Yêu cầu HS chú ý, phản xạ, quan sát nhanh, chơi đúng luận, thành thạo, hào hứng, nhiện tình trong khi chơi. B. Địa điểm, phương tiện. - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện tập. C. Nội dung và phương pháp lên lớp. Hoạt động của thầy TL Hoạt động của thầy I. Phần mở đầu: - GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. . II. Phần cơ bản: 1. Đội hình đội ngũ: - Ôn tập hợp hành ngang, dóng hàng, điểm số. + GV điều khiển lớp tập: . * Cả lớp do GV điều khiển để củng cố: 2. Trò chơi vận động: Trò chơi: “ Kết bạn’’. - GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích trò chơi và luận chơi, rồi cho 1 tổ chơi thử. Sau đó, cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét, xử lí các tình huống xảy ra và tổng kết trò chơi. III. Phần kết thúc: - Cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp: - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao BTVH: 1’- 2’. 6’ 10’ 8’ 4’ -HS chơi Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh. * Đứng lại hát và vỗ tay +HS Chia tổ và tập luyện theo tổ. - HS tổ chức chơi trò chơi. - HS hát kết hợp với vỗ tay. Ngày soạn: 13/10/2013 Ngày giảng: Thứ ba ngày 15/10/2013 Tiết 1: TOÁN: BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ A. Mục tiêu. Giúp HS: - Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. B. Đồ dùng dạy. - Bảng phụ viết sẵn VD1 (như SGK) và kể sẵn 1 bảng theo mẫu của SGK. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS I. Bài cũ Tính giá trị của biểu thức: 35 + 3 x n với n= 7 168 – m x 5 với m=7 - Nhận xét, chữa bài. II. Bài mới. Giới thiệu bài. Giảng nội dung. 1. Giới thiệu biểu thức có chức 2 chữ. - GV nêu VDvà giải thích VD. - GV nêu mẫu, chẳng hạn vừa nói vừa viết vào từng cột của bảng kẻ sẵn ở bảng phụ. + Anh câu được 3 con cá(viết 3 vào cột đầu của bảng) + Em câu được 2 con cá(viết 2 vào cột thứ 2 của bảng). ? Cả 2 anh em câu được bao nhiên con cá ? - Nếu HS không viết được, GV hướng dẫn HS. - Theo mẫu trên, GV hướng dẫn HS tự nêu và viết vào các dòng tiếp theo để ở dòng cuối cùng sẽ có: + Anh câu được a con cá(viết a vào cột đầu của bảng). + Em câu được b con cá (viết b vào cột thứ hai của bảng) + Cả 2 anh em câu được a + b con cá (viết a + b vào cột thứ ba của bảng) - GV hướng dẫn HS tự nêu: a + b là biểu thức có chứa hai chữ. 2. Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa 2 chữ. - GV nêu biểu thức có chứa 2 chữ, chẳng hạn a + b, rồi tập cho HS nêu như SGK. - GV hướng dẫn để HS tự nêu nhận xét: 3. Thực hành. Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài: Bài 2: Làm tương tự như bài 1. Bài 3: GV kẻ bảng (như SGK). - GV chữa bài. Bài 4: - GV chữa bài để chuẩn bị cho bài sau học. 3. Củng cố- dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm các bài tập còn lại. 3’ 1’ 34’ 4’ 23’ 6’ 6’ 6’ 5’ 2’ - 2 HS lên bảng, HS khác nhận xét. - Nêu lại VD và nội dung cần giải quyết. - 3 – 2 (viết 3 + 2 vào cột thứ ba của bảng). - Vài HS nhắc lại. - “ Nếu a = 3 b = 2 thì a + b = 3 + 2 =5; 5 là giá trị của biểu thức a + b. Tương tự với trường hợp còn lại. - “ Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b’’. Vài HS nhắc lại. - HS tự làm bài: b) Nếu c = 15cm, d = 45cm thì c + d = 15cm + 45cm = 60cm - HS làm bài theo mẫu. - HS tự làm bài. Tiết 2: THỂ DỤC: QUAY SAU, ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI. TRÒ CHƠI : “ NÉM TRÚNG ĐÍCH” Mục tiêu. - Củng cố và nâng cao kỹ thuật : Quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Y/c quay sau đúng hướng, không lệch hàng, đi đều đến chỗ vòng và chuyển hướng không xô lệch hàng. - Trò chơi : “Ném trúng đích”. Y/c tập trung chú ý, bình tĩnh, khéo léo, ném chính xác vào đích. B. Điạ điểm, phương tiện. - Địa điểm: Trên sân trường. VS nơi tập, đảm bảo an toàn khi tập luyện. - Phương tiện: Chuận bị 1 còi, 4 – 6 quả bóng và vật làm đích, kẻ sẵn chơi. C. Nội dung và phương pháp trên lớp. Hoạt động của thầy TL Hoạt động của trò I. Phần mở đầu: - GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, tranh phục tập luyện: 1’- 2’. - Đứng lại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. - Trò chơi: “ Tìm người chỉ huy”. II. Phần cơ bản: 1. Đội hình đội ngũ: - Ôn quau sau, đi đều vòng phải, vòng trái. + GV điều kiển lớp tập. + Chia tổ tập luyện, do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS các tổ. + Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn, GV quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua. * Cả lớp do GV cán sự điều kiển để củng cố. 2. Trò chơi vận động: Trò chơi: “ Ném trúng đích’’. GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, cho HS khác nhắc lại cách chơi và luận chơi. Sau đó cho cả lớp cùng chơi, GV quan sát nhận, nhận xét biểu dương thi đua giữa các tổ. II. Phần kết thúc: - Tập một số động tác thả lỏng. - Đứng tại chỗ hạt và vỗ tay theo nhịp. * Trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”. - GV cùng HS hệ thống lại bài. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao BTVH. 6’- 10’ 12’- 14’ 8’- 10’ 4’- 6’ -HS chú ý lắng nghe. - HS khởi động. - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên ở sân trường 100- 200m rồi đi thường theo vòng tròn hít thở sâu. - HS chia tổ và tập theo sự điều khiển của GV. - Các tổ thi biểu diễn trước lớp. - HS tham gia chơi. - HS hát. - Chơi trò chơi diệt các con vật có hại. Tiết 3: CHÍNH TẢ: Nhớ - viết: GÀ TRỐNG VÀ CÁO A. Mục đích, yêu cầu. 1. Nhớ- viết lại chính xác. trình bày đúng 1 đoạn trích trong bài: “ Gà trống và cáo’’. 2. Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếnh bắt đầu bằng tr / ch (hoặc có vần ươn / ương) để điền vào chỗ trống; hợp với nghĩa đã cho. B. Đồ dùng dạy học. - Một tờ phiếu viết sẵn nội dung Bài tập a2 hoặc b2. - Những băng giấy nhỏ để HS chơi trò chơi chò chơi viết từ tìm được khi làm bài tập 3. C. Các hoạt động dạy- học. Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS I. Bài cũ. - Cho 2 HS lên làm bài tập 3 của tiết trước. II. Bài mới. Giới thiệu bài. Hướng dẫn HS nhớ- viết. - GV nêu yêu cầu của bài. - GV đọc lại đoạn thơ ... xem lại đoạn văn đã viết trong vở, hoàn chỉnh thêm 1 đoạn văn nữa. 5’ 1’ 10’ 12’ 2’ - Một HS đọc cốt truyện vào nghề. Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS phát biểu. - 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện “Vào nghề”, tự lựa chọn đề hoàn chỉnh 1 đoạn, viết vào VBT. GV phát phiếu riêng cho 4 HS- mỗi em một phiếu, ứng với 1 đoạn. - Những HS làm bài trên phiếu dán bài trên bảng lớp, tiếp lối nhau trình bày kết quả theo thứ tự đoạn 1 đến đoạn 4. - Trình bày hoàn chỉnh cả đoạn. - Lớp nhận xét. - Những HS khác đọc kết quả bài làm. ............................................................................................................................... Ngày soạn 15/10/2010 Ngày giảng: Thứ sáu ngày.18/10/2013 Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM A. Mục đích, yêu cầu. Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. B. Đồ dùng dạy học. - Bút dạ và 3 tờ phiếu khổ to. - Một bạn đồ địa lí Việt Nam treo tường. C. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS I. Bài cũ. - Yêu cầu 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ (quy tắc viết tên người, địa lí Việt Nam) trong tiết LTVC trước. Viết 1 VD về tên người, 1 VD về tên địa lí để giải thích quy tắc. II. Bài mới. Giới thiệu bài. Hướng dẫn HS làm BT. Bài tập 1: - GV nêu yêu cầu của bài. - GV pháp biểu cho 3 HS, mỗi em sữa chính tả cho một phần của bài CD. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: - GV treo bản đồ địa lí Việt Nam lên bảng lớp. Giải thích yêu cầu của bài. - Yêu cầu 2 nhóm HS thi làm bài sau thời gian 6 phút yêu cầu các nhóm dừng lại. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: - GV treo bản đồ địa lí Việt Nam lên bảng lớp. Giải thích yêu cầu của bài. - Yêu cầu 2 nhóm HS thi làm bài sau thời gian 6’ yêu cầu các nhóm dừng lại. - GV nhận xét, kết luận nhóm những nhà du lịch giỏi nhất- tìm được đúng, nhiều nhanh tên các địa danh. 3. Củng cố- dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS ghi nhớ các KT đã học. 2’ 1’ 10’ 12’ 5’ - 1 HS đọc nội dung bài tập 1, đọc giải nghĩa từ Long Thành. - Cả lớp đọc thầm lại bài ca dao, phát hiện ra những tên riêng viết không đúng, sửa lại trên VBT. - Ba HS làm bài trên phiếu dán kết quả làm bài trên bảng lớp trình bày- đọc lần lượt từng dòng thơ. - HS nhận xét. - GV đọc yêu cầu của bài. - Mỗi nhóm 3 em HS lên bảng thi làm bài. - Cả lớp nhận xét. - HS viết vào VBT. Tiết 2: TOÁN: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG A. Yêu cầu. Giúp HS: - Nhận biết tính chất kết hợp của phét cộng. - Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. B. Chuẩn bị. GV: Giáo án, VBT, bảng phụ. HS: VBT, SGK. Phương pháp: giảng giải, đàm thoại, luyện tập, quan sát. C. Hoạt động dạy học. Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS I. Bài cũ. Kiểm tra xem HS đã hoàn thành hết bài tập chưa. II. Bài mới. 1. Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng. ? Ta thấy giá trị của (a + b) + c và của a + (b+ c) như thế nào? - Yêu cầu HS đọc kết luận trong SGK. 2. Thực hành. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất: - Nhận xét, chữa bài. Khuyến khích HS giải thích cách làm. Bài 2: Hướng dẫn HS cách làm. * GV tóm tắt: Ngày đầu: 75 500000đ. Ngày hai: 86 950000đ. Ngày ba: 14 50000đ. cả ba ngày: . . . đồng. ? Muốn biết cả ba ngày quỹ có bao nhiêu tiền ta phải làm như thế nào ? - Gọi hai HS lên giải bài tập. - Nhận xét, chữa bài cho HS. Lưu ý HS có thể lấy ngày 2 + ngày 3 rồi cộng rồi cộng với ngày thứ nhất. Bài 3: Hướng dẫn HS làm bài tập. 3. Củng cố - dặn dò. Về hoàn thiện các bài tập còn lại + Chuẩn bị bài sau học. 1’ 5’ 7’ 7’ 7’ 3’ - Học sinh quan sát và kết hợp thực hiện cùng GV. - (a + b) + c = a + (b + c). - Vài em đọc kết luận. Bài 1: Hai em lên bảng làm. * 3256 + 146 + 1698 = (3256 + 146) 1698 = 5098. * 4367 + 199 + 501 = 4367 +(199 + 501) = 4367 + 700 = 5067. - Nhận xét bài của bạn. Bài 2: Vài em đọc đề bài. - Thực hiện cộng ba ngày lại với nhau. - 1 HS lên bảng, cả lớp giải vào vở. Bài giải: Hai ngày đầu nhận được là: 75500000 + 86950000 = 16245000 (đồng) Cả ba ngày quỹ nhận được là 162450000 + 14500000 = 176950000 (đồng) Đ/S: 176950000 đồng. - Nhận xét bài của bạn. Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) a + 0 = 0 + a. b) 5 + a = a + 5 = 5. c) (a + 28) + 2 + (28 + 2) = a + 30 Tiết 3: ĐỊA LÍ: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN A. Mục tiêu. Sau bài học, HS có khả năng: - Biết và trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục và lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên. - Mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên. - Rèn luyện kĩ năng quan sát cho HS. - Tôn trọng truyền thống văn hoá của dân tộc ở Tây Nguyên. B. Đồ dùng dạy học. - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS I. Bài cũ. - GV kiểm tra 2 HS: ? Kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên. ? Hãy mô tả nhà sông. Nhà sông dùng để làm gì ? - GV nhận xét, ghi điểm. II. Bài mới. Giới thiệu bài. Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng chung sống. Bài học hôm nay sẽ giới thiệu cùng các em 1 số dân tộc nơi đây cùng với những nét độc đáo trong sinh hoạt của họ. Dạy bài mới. (1) Tây Nguyên – nơi có nhiều dân tộc chung sống. ? Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên. ? Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên ? ? Những dân tộc nào từ nơi khác đến ? ? Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có đặc điểm gì riêng biệt ? ? Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước và các dân tộc nơi đây đã và đang làm gì ? (2) Nhà rông ở Tây Nguyên. - Yêu cầu HS dựa vào mục 2 và tranh ảnh. ? Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt ? ? Nhà rông được dùng để làm gì ? Hãy mô tả về nhà rông. ? Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì ? (3) Trang phục, lễ hội. ? Người dân TN nam, nữ thường mặc ntn ? ? Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1, 2, 3. ? Lễ hội của Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào ? ? Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên ? ? Ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào ? 3. Củng cố - dặn dò. - GV tóm lại nội dung bài học. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc tóm tắt cuối bài và trả lời câu hỏi trong SGK. Chuẩn bị bài tiếp theo. 4’ 31’ 1’ 7’ 8’ 15’ 4’ - HS 1 trả lời. - HS 2 trả lời. - Lớp nhận xét. HS đọc mục 1 trong SGK, lớp đọc thầm. Ê-đê, Gia-rai, Ba-na, . . . Gia-rai, Ê-đê, . . . Mông, Tày, Nùng, . . . Tiếng nói, tập quán. 1 HS trả lời. HS hoạt động theo nhóm. HS thảo luận các câu hỏi. . . . nhà rông . . . mái nhà rông cao, to, nhà rông nào mái càng cao, càng thể hiện sự giàu có của buôn . . . . . . buôn càng giàu có, thịnh vượng. . . . nam đóng khố, nữ thường quấn váy. . . . tranh trí hoa văn nhiều màu sắc, cả nam, nữ đều có đeo vòng bạc. . . . mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch . . . . . . nhảy múa, uống rượu cần, đánh cồng chiêng . . . . . . đàn tơ rưng, cồng, chiêng, . . . 2- 3 HS đọc nd tóm tắt cuối bài. HS lắng nghe. Tiết 4: TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN A. Mục đích, yêu cầu. 1. Làm quen với thao thác phát triểu câu chuyện. 2. Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian. B. Chuẩn bị. - Bảng phụ viết sẵn đề tài và các gợi ý. - Phương pháp: Luyện tập thực hành, đàm thoại, quan sát. C. Hoạt động dạy học. Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS I. Bài cũ. Kiểm tra hai em. - Nhận xét, bổ sung. II. Bài mới. * Giới thiệu bài. * Hướng dẫn làm bài tập. GV chép đề bài lên bảng. Đề bài: Trog giấc mơ em được một bà tiên cho em ba điều ước. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo một trình tự thời gian. ? Đề bài yêu cầu ta cái gì ? ? Em mơ thấy mình một bà tiên trong hoàn cảng nào ? Vì sao bà tiên cho em ba điều ước ? ? Em thực hiện những điều ước như thế nào ? ? Em nghĩ gì khi thức giấc ? * Thực hành. - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. GV nhận xét câu chuyện HS kể. - Yêu cầu HS viết bài vào vở. - Nhận xét chấm điểm cho HS. V. Củng cố - dặn dò. Nhận xét giờ học, khen gợi những HS pháp triển câu chuyện giỏi. Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài giờ sau học. 2’ 1’ 6’ 20’ 2’ - Mỗi em đọc một đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của chuyện “ Vào nghề”. - HS nghe. - HS đọc đề bài. - Kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. - VD: Vào một buổi trưa hè em đang đi mót trên cánh đồng thì hiện ra một bà tiên tóc bạc phơ. Bà tiên bảo “ Vì sao cháu đi mót lúa giữa chưa naéng thế này ? - Vì cháu tiếc những bông lúa rơi Bà tiên khen em và cho em ba điều ước. - Em không dùng phí 1 điều ước nào em ước cho em trai bơi giỏi . . . ước cho bố khỏi bệnh và gia đình em có máy vi tính để học tin học và chơi điện tử. - Em rất vui thì tỉnh giấc nhưng thật tiếc vì đó là một giấc mơ. - Các nhóm kể chuyện và cử đại diện lên kể chuyện thi. - Lớp nhận xét bạn kể. - Viết bài vào vở. - Một số em đọc bài viết của mình cho cả lớp nghe. Tiết 5: SINH HOẠT Tuần 7 I. Nhận xét chung. 1. Đạo đức. Nhìn chung các em ngoan ngoãn, lễ phép kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết hoà nhã với bạn bè. Xong bên cạnh đó vẫn còn một số em hay văng tục, nói bậy. 2. Học tập. Nhìn chung các em đã bước đầu làm quen được với cách học. Đến lớp các em đã học và làm bài, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Bên cạnh đó, vẫn còn một số bạn đến lớp chưa chịu khó học bài và làm bài. 3. Thể dục, vệ sinh – SH Đội. Các em đã có ý thức trong tập luyện, xếp hàng nghiêm túc, tập tương đối đều. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. Vệ sinh lớp, trường sạch sẽ. Tham gia SH Đội đầy đủ, đầy đủ tư trang. II. Phương hướng tuần tới. Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần. GV nhắc nhở HS ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Đi học: đi đến nơi về đến chốn, đảm bảo an toàn giao thông. Luôn lễ phép với người trên, không văng tục nói bậy. Nhắc nhở HS: + Đi học đều, đúng giờ, học và làm bài đầy đủ. + Không vi phạm nội quy của trường, lớp đề ra. + Không chơi các trò chơi nguy hiểm. + Vệ sinh trường, lớp và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. + Hát trước giờ vào lớp. + Đọc 5 điều Bác Hồ dạy trước giờ vào lớp. + Truy bài nghiêm túc và có kết quả. + Học tập nghiêm túc và có kết quả. + Tham gia SH Đội đầy đủ, đầy đủ tư trang. -----oo0oo------
Tài liệu đính kèm: