Giáo án các môn lớp 4 - Trường TH Phan Bội Châu - Tuần 30

Giáo án các môn lớp 4 - Trường TH Phan Bội Châu - Tuần 30

 Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2012 TẬP ĐỌC

BÀI: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

I.MỤC TIÊU :

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ngợi ca.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng mới.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 SGK) * HS (K-G) trả lời được câu hỏi 5.

 * HS yếu đọc đúng từ khó, bài đọc và nắm được nội dung.

* KN: -Tự nhận tức, xác định giá trị bản thân

-Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Ảnh chân dung Ma- gien-lăng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 18 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 886Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường TH Phan Bội Châu - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 30
 Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2012	TẬP ĐỌC
BÀI: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I.MỤC TIÊU :
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ngợi ca.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng mới.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 SGK) * HS (K-G) trả lời được câu hỏi 5.
 * HS yếu đọc đúng từ khó, bài đọc và nắm được nội dung.
* KN: -Tự nhận tức, xác định giá trị bản thân
-Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 -Ảnh chân dung Ma- gien-lăng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
A/ Bài cũ: (5’) 
-HS đọc và TLCH bài: Trăng ơi  từ đâu đến?
B/Bài mới : Giới thiệu bài: (1’) 
1/ Hoạt động 1: Luyện đọc (12’).
-Gọi HS đọc bài
- Hướng dẫn chia đoạn: 6 đoạn .
- Yêu cầu 6 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài, kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài.
-GV đọc toàn bài: Giọng rõ ràng, cảm hứng ngợi ca.
2/ Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (10’)
- Gọi HS đọc thầm từng đoạn, cả bài, trả lời câu hỏi.
 + Nêu câu hỏi 1 SGK.
 +Vì sao Ma-Gien-Lăng lại đặt tên cho Đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương?
 + Nêu câu hỏi 2 SGK
 + Nêu câu hỏi 3 SGK
 + Nêu câu hỏi 4 SGK
 + Nêu câu hỏi 5 SGK.
 *Chốt nội dung :Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng mới. 
 3/ Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm (9’).
- Yêu cầu 3 HS đọc bài 
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2,3
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc diễn cảm
- Nhận xét, ghi điểm HS.
4/ Củng cố - Dặn dò: (2’) 
- Yêu cầu nêu nội dung.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS đọc HTL và trả lời câu hỏi. 
 Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc toàn bài.
- 6 HS đọc tiếp nối (3 lượt ).
- 1 HS đọc chú giải, đọc từ khó: Xê-vi-la, Ma -gien-lăng
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp lắng nghe.
-HS đọc đoạn tương ứng và trả lời. 
- Vài em trả lời.
- Vài HS (K-G) trả lời.
- HS thảo luận nhóm đôi.
 - Đại diện nhóm trả lời.
- Lần lượt chọn ý đúng.
- Vài em trả lời.
- Vài HS (K-G) trả lời.
* HS yếu nhắc lại.
- 3 HS đọc, lớp theo dõi .
- HS luyện đọc theo cặp
- 3 HS tham gia thi đọc
- 2 HS yếu nhắc nội dung.
 ________________________________________________
TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU. Giúp HS ôn tập :
- Thực hiện được các phép tính về phân số.
- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số khi biết tổng( hiệu)của hai số đó. 
 * HS yếu tính được các phép tính về phân số và nắm được tìm phân số của một số .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
A/ Bài cũ: (5’) 
- Nêu cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng(hoặc hiệu) và tỉ số của hai số.và làm bài 1,3
B/ Bài mới: Giới thiệu bài(1’) 
1/Hoạt động 1: Phép tính về phân số (12’)
a/Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- Yêu cầu HS nêu cách tính: Cộng, trừ, nhân , chia phân số.
- Nhận xét, chữa bài: 
2/ Hoạt động 2: Giải toán (18’)
a/Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài
 - Yêu cầu nêu cách tính diện tích hình bình hành.
 - Chấm điểm; nhận xét.
b/Bài 3:Gọi HS đọc đề
- Hướng dẫn phân tích đề ; nêu cách tìm phân số của một số. 
- Chấm điểm, nhận xét một số bài.
c/Bài 4: ( Hướng dẫn về nhà).
 3/ Củng cố - Dặn dò: (2’) 
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời - Lớp nhận xét. 
- 1HS nêu yêu cầu. 
- Vài HS nhắc lại cách thực hiện: 
- Lớp làm bảng con, 3HS làm bài .
e)
- 1 HS đọc đề.
- Vài em nêu cách tính.
- HS tự làm bài vào vở. , 1 em lên bảng chữa bài
 Đáp số: 180 cm2 
-1 HS đọc đề.
- Một số em trả lời.
- Cả lớp tự giải vào vở
 _________________________________________________
CHÍNH TẢ( Nhớ- viết)
BÀI: ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. MỤC TIÊU: 
- Nhớ, viết đúng bài chính tả; biết trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/d/gi 
 * HS yếu viết đúng bài chính tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết BT3a
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
A/ Bài cũ: (5’) 
-Gọi 2 HS lên bảng viết:trung thành, chung sức, con trai, cái chai, 
B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’) 
1/Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ- viết (18’)
- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn văn cần nhớ- viết.
+ Phong cảnh Sa Pa thay đổi như thế nào?
 - Hướng dẫn viết từ khó: thoắt cái, khoảnh khắc, mưa tuyết, hây hẩy, nồng nàn, hiếm quý, diệu kì
- Yêu cầu HS Nhớ - viết chính tả. 
 Gợi ý HS yếu viết bài.
 - Chấm điểm, nhận xét 1 số bài.
2/ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập(10’)
a/Bài 2a: Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS trao đổi, làm bài
- Hướng dẫn HS cách thực hiện
 - Nhận xét, kết luận lời giải đúng
b/Bài 3a : - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở BT.
-GV treo bảng phụ, hướng dẫn điền tiếng bắt đầu bằng âm r/ gi/d.
 - Nhận xét, kết luận lời giải đúng : Thế giới- rộng- biên giới- dài. 
3/Củng cố- Dặn dò: (2’) 
- Hệ thống nội dung. 
- Nhận xét tiết học. 
- 2HS lên bảng- Lớp viết bảng con.
- 2 HS đọc thuộc lòng. Cả lớp đọc thầm theo và trả lời câu hỏi
+ thay đổi theo thời gian trong một ngàyPhong cảnh đẹp và sự thay đổi mùa trong một ngày ở đây thật lạ lùng .
- HS yếu đọc các từ. 
- Cả lớp tự viết bài chính tả.
-HS đổi vở, soát lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu , lớp đọc thầm.
- Lớp trao đổi và làm bài vào vở BT.
- 1 số HS đọc từ tìm được
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
- 1 HS lên bảng làm. +Lớp làm vở.
- Cả lớp theo dõi.
 ___________________________________________
KHOA HỌC
BÀI: NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT. 
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
- Biết mỗi loài thực vật , mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
- Ứng dụng thực tế của các kiến thức đó trong trồng trọt.
 Một số đặt điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: 
-Hình trang 118, 119.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
 A/ Bài cũ (5’) : 
-Cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần lượng nước như thế nào?
B/ Bài mới : Giới thiệu bài(1’) 
1/ Hoạt động 1: (14’) Tìm hiểu vai trò cuả các chất khoáng đối với thực vật.
- Cho HS quan sát các cây cà chua( trang 118) và thảo luận nhóm đôi:
+ Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu các chất khoáng gì? Kết quả ra sao.
+ Trong số cây cà chua a, b, c, d cây nào phát triển tốt nhất? Hãy giải thích tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì?
+ Cây cà chua nào phát triển kém nhất? Tại sao?
*Kết luận: Cây cần đủ chất khoáng để phát triển tốt.
2/Hoạt động 2: (12’) Tìm hiểu nhu cầu các chất khoáng của thực vật
- Yêu cầu đọc bạn cần biết và làm việc theo nhóm 4. (Phát phiếu kẻ sẵn)
-Hướng dẫn HS đánh dấu vào cột tương ứng với nhu cầu về chất khoáng của từng loại
- Nhận xét, Kết luận. 
3/Củng cố - Dặn dò (2’): 
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS trả lời - Lớp nhận xét. 
- HS quan sát tranh SGK. 
- Thảo luận nhóm đôi.
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Thiếu ni-tơ, ka-li, phốt-pho. Cây phát triển kém
+Cây a phát triển tốt nhất vì cây được bón đủ chất khoáng.
+Cây b phát triển kém nhất vì cây thiếu ni tơ.
- HS thảo luận nhóm 4.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
-Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS đọc mục Bạn cần biết.
_________________________
 Thứ ba ngày 3 tháng 4 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM
I. MỤC TIÊU. 
- Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động Du lịch và Thám hiểm.
- Bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm.
- Giáo dục HS có tính sáng tạo, tìm tòi.
 * HS yếu viết được câu nói về du lịch hay thám hiểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giấy khổ to và bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
A/ Bài cũ: (5’) 
-Tại sao cần phải giữ phép lịch sự khi bày tỏ, yêu cầu, đề nghị?
- Muốn cho lời yêu cầu, đề nghị được lịch sự ta phải làm như thế nào?
B/Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
 1/Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ ( 18’) 
a/Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 4: Tìm từ ngữ liên quan đến du lịch.
- Gọi nhóm đã xong dán kết quả lên bảng.
- Nhận xét, kết luận: 
 a) điện thoại, đồ ăn, nước uống,
 b) bến tàu, tàu thủy, 
b/Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Tổ chức HS thi thi theo tổ: Tìm từ về hoạt động thám hiểm .
-Nhận xét, tổng kết nhóm tìm được nhiều từ, từ đúng nội dung.
-Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được.
2/ Hoạt động 2: Đoạn văn ngắn (12’)
a/Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Hướng dẫn viết đoạn văn ngắn theo chủ đề và dùng các từ vừa tìm. 
-Yêu cầu HS tự làm. ( HS yếu có thể viết câu về du lịch hay thám hiểm)
- Gọi HS đọc bài
 -GV nhận xét, ghi điểm.
3/Củng cố - Dặn dò: (3’) 
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời - Lớp nhận xét. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài
-HS hoạt động nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
 -Lớp nhận xét, bổ sung.
 * HS yếu nhắc lại.
- 1 HS đọc yêu cầu.
 -Thi tiếp sức tìm từ theo tổ. 
 - Lớp nhận xét, bổ sung.
- 3 HS đọc thành tiếng:
a) quần áo, dao, 
b) bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, 
- Vài em đọc các từ vừa tìm được. 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp theo dõi.
- Mỗi em tự chọn nội dung viết: du lịch hay thám hiểm
- Vài em đọc đoạn viết trước lớp
-Lớp nhận xét, rút kinh nghiệm
 ________________________________________
TOÁN
BÀI: TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
 - Bước đầu nhận biết ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì? (Tỉ lệ bản đồ cho biết một đơn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài thật trên mặt đất là bao nhiêu.)
 - HS nắm được tỉ lệ bản đồ thành thạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-Bản đồ thế giới, bản đồ Việt Nam
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
A/ Bài cũ: (5’) 
-Gọi HS chữa bài tập 2.
B/ Dạy bài mới: Giới thiệu bài(1’) 
 1/ Hoạt động 1: Giới thiệu tỉ lệ bản đồ(12’) 
- Giới thiệu các bản đồ và các tỉ lệ.
- Giới thiệu: Tỉ lệ 1 : 10 000 000 cho biết độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 10 000 000 cm hay 100 km.
- Hướng dẫn tỉ lệ bản đồ viết dưới dạng phân số có tử số là 1. 
 Ví dụ: ; 
 2/ Hoạt động 2: Thực hành(18’)
a/Bài 1: Gọi HS đọc yêu ... khác nhau cần lượng chất khoáng như thế nào?
B/ Bài mới : Giới thiệu bài(1’) 
1/ Hoạt động 1: (15’) Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình hô hấp và quang hợp
- Hướng dẫn ôn kiến thức : 
 + Không khí có những thành phần nào? 
 + Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống thực vật? 
- Yêu cầu quan sát hình 1,2 SGK.
- Hướng dẫn thảo luận nhóm đôi : Tự đặt câu hỏi và trả lời. 
 + Trong quang hợp thực vật hút khí gì và thải ra khí gì? 
 + Trong hô hấp thực vật hút khí gì và thải ra khí gì? 
 + Quá trình quang hợp xảy ra khi nào? 
-Kết luận: Cây cần đủ không khí để thực hiện quang hợp và hô hấp 
2/Hoạt động 2:(12’)Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật
- Hướng dẫn trả lời: Thực vật “ăn” gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều đó? 
- Yêu cầu thảo luận nhóm 4: 
 + Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí cac- bô- níc của thực vật? 
+ Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô- xi của thực vật 
-Nhận xét, kết luận và liên hệ: Đưa những biện pháp tăng năng suất cây trồng: Bón phân xanh, cung cấp khí ... 
3/Củng cố - Dặn dò (2’): 
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS trả lời - Lớp nhận xét. 
- Vài HS trả lời- Lớp nhận xét.
- Cả lớp quan sát. 
- Thảo luận nhóm đôi.
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
- Vài HS(K-G) trả lời. 
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Thảo luận nhóm 4. 
-Đại diện nhóm trình bày. 
-Lớp nhận xét, bổ sung. 
- 2HS nêu bạn cần biết.
 __________________________________________
 Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
BÀI: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấytờ in sẵn: phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
- Hiểu tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng.
- Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 
*KN:-Thu thập, xử lí thông tin
 -Đảm nhận trách nhiệm công dân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Bảng mẫu: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
A/Bài cũ: (5’) 
-Gọi 2 HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng con vật và hoạt động của con vật. 
B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
1/Hoạt động1:Điền phiếu khai báo (15’)
a/Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung phiếu.
- Hướng dẫn HS cách viết.
- Giải thích: Chữ viết tắt CMND
- Vừa chỉ vào từng mục trong phiếu vừa hướng dẫn và ghi mẫu.
- Yêu cầu HS tự điền vào phiếu sau đó đọc trước lớp
 -GV nhận xét, bổ sung. 
2/ Hoạt động 2: Tác dụng của phiếu khai báo.(12’)
a/Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét, kết luận: Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền quản lí những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở Khi có vịệc xảy ra, các cơ quan nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét. 
3/Củng cố- Dặn dò: (2’) 
- Hệ thống nội dung bài .
- Nhận xét tiết học
- 2HS đọc đoạn văn - Lớp nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu và nội dung phiếu
- Quan sát, lắng nghe
-HS làm vào VBT.
- 3 đến 5 HS đọc trước lớp
-1HS đọc yêu cầu.
-HS trao đổi,suy nghĩ, trả lời câu hỏi. 
- Lớp nhận xét. 
- Cả lớp theo dõi.
 ________________________________________________
LỊCH SỬ
NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA VUA QUANG TRUNG
I. MỤC TIÊU. 
- Học xong bài này, HS biết: 
- Nêu được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước: 
 + Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế: “ Chiếu khuyến nông” , đẩy mạnh phát triển thương nghiệp. Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển.
 + Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển văn hoá , giáo dục: “ Chiếu lập học’, đề cao chữ Nôm
* HS(K-G) Lí giải được vì sao Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hóa như: “Chiếu khuyến nông”, chiếu lập học đề cao chữ Nôm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Phiếu thảo luận nhóm cho học sinh 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
A/ Bài cũ: (5’) 
-Thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh
B/ Bài mới : Giới thiệu bài(1’) 
1/ Hoạt động 1: Chính sách về kinh tế (15’)
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 và phát phiếu thảo luận nhóm .
-Gợi ý cho học sinh phát hiện ra tác dụng của chính sách kinh tế và văn hoá giáo dục của vua Quang Trung.
- Yêu cầu đại diện các nhóm phát biểu ý kiến
- Tổng kết ý kiến :Vua Quang Trung ban hành Chiếu khuyến nông; đúc tiền mới; yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân 2 nước được tự do trao đổi hàng hóa; 
- Gọi 1 HS lí giải vì sao vua Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế.
2/Hoạt động 2:Chính sách vê văn hóa (12’)
- Cho HS trao đổi nhóm đôi, phát biểu ý kiến:
+ Theo em tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm?
+ Em hiểu “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” của vua Quang Trung như thế nào?
- Nhận xét, kết luận. 
- Gọi 1 HS lí giải vì sao vua Quang Trung ban hành các chính sách về văn hóa .
3/ Củng cố- Dặn dò : (2’) 
 - Hệ thống nội dung bài
 - Nhận xét tiết học.
- 2 HS thuật diễn biến - Lớp nhận xét. 
- Thảo luận nhóm 4 theo hướng dẫn để hoàn thành phiếu. 
-Đại diện các nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 1 HS(K-G) lí giải - Lớp theo dõi. 
- Trao đổi nhóm đôi, phát biểu ý kiến.
+ Chữ Nôm là chữ của dân tộc. Đề cao chữ Nôm là đề cao tinh thần dân tộc.
+ Vì học tập giúp con người mở mang kiến thức làm việc tốt hơn, sống tốt hơn. Công cuộc xây dựng đất nước cần người tài, chỉ học mới thành tài để giúp nước.
- 1 HS(K-G) lí giải - Lớp theo dõi. 
- 2HS nêu bài học.
 _____________________________________________ 
TOÁN
BÀI: THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU. Giúp HS:
- Tập đo độ dài một đoạn thẳng trong thực tế , tập ước lượng .
- HS có thể đo độ dài đoạn thẳng bằng thước dây, bước chân. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thước dây, bảng phụ . 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
A/ Bài cũ:(4’) 
-Gọi HS trả lời bài 3 tiết trước . 
B/ Bài mới: Giới thiệu bài (1’) 
1/ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hành tại lớp (7’) 
 a) Đo đoạn thẳng trên mặt đất. 
- Giới thiệu thước dây. 
- Hướng dẫn HS cách đo độ dài đoạn thẳng AB ( các bước như SGK) 
b) Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất . 
- Hướng dẫn cách xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất như SGK.
2/ Hoạt động 2: Thực hành .(20’)
-GV chia lớp thành các nhóm nhỏ
A/Bài 1: gọi HS đọc yêu cầu bài
- Giao việc cho các nhóm 6: 
+Nhóm 1: đo chiều dài lớp học
+Nhóm 2: đo chiều rộng lớp học
+Nhóm 3: đo chiều dài bảng lớp học
- Hướng dẫn, kiểm tra ghi nhận kết quả thực hành của mỗi nhóm.
b/Bài 2: gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS đo độ dài đoạn thẳng (cho trước) bằng thước dây, bước chân. 
- Nhận xét, tuyên dương.
3/ Củng cố- Dặn dò: (2’) 
- Hệ thống cách thực hành đo đoạn thẳng -Liên hệ thực tế. 
- Nhận xét tiết học . 
- 2HS(K) trả lời. 
- Cả lớp quan sát thước dây. 
- Theo dõi và nhắc lại các bước đo. 
- Theo dõi và quan sát hình SGK. 
- 1HS nêu yêu cầu. 
- Các nhóm 6 dựa vào cách đo như hướng dẫn, hình vẽ SGK, ghi kết quả đo.
-1HS nêu yêu cầu.
- Vài HS(K-G) thực hành đo bằng thước dây, bước chân. 
- Cả lớp theo dõi.
 _____________________________
ĐỊA LÍ
BÀI: THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. MỤC TIÊU: HS bài này, HS biết:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng : 
 + Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung. 
 + Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông. 
 + Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp , địa điểm du lịch.
- Chỉ được thành phố Đà Nẵng trên bản đồ( lược đồ).
 * HS(K-G) biết các loại đường giao thông từ thành phố Đà Nẵng đi tới các tỉnh khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Bản đồ hành chính Việt Nam , lược đồ Thành phố Đà Nẵng.
-Tranh ảnh về Thành phố Đà Nẵng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
A/ Bài cũ: (4’) 
-Yêu cầu HS chỉ thành phố Huế và sông --Hương trên bản đồ.
-Nêu cảm nhận của mình về thành phố Huế.
B/ Bài mới: Giới thiệu bài (1’) 
1/Hoạt động 1: Đà Nẵng - Thành phố cảng(9’)
- Treo lược đồ thành phố Đà Nẵng
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ và bản đồ VN, chỉ thành phố Đà Nẵng và mô tả vị trí của thành phố Đà Nẵng. 
+ Kể tên các loại đường giao thông ở Thành phố Đà Nẵng đi đến các tỉnh khác. 
+ Tại sao nói thành phố Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn của duyên hải Miền Trung? 
2/Hoạt động 2: Đà Nẵng - Thành phố công nghiệp(8’) 
 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: 
+ Kể tên các hàng hoá được đưa đến Đà Nẵng và từ Đà Nẵng đi đến các nơi khác?
+ Hàng hoá đưa đến thành phố Đà Nẵng chủ yếu là sản phẩm của ngành nào? 
+ Hàng hoá từ Đà Nẵng đi nơi khác chủ yếu là sản phẩm công nghiệp hay nguyên vật liệu? 
3/Hoạt động 3: Đà Nẵng - địa điểm du lịch. (10’)
 + Đà Nẵng có những điều kiện nào để phát triển du lịch?
- Yêu cầu HS quan sát tranh và lược đồ để trả lời câu hỏi
+ Những nơi nào của Đà Nẵng thu hút được nhiều khách du lịch?
- Yêu cầu HS chọn thông tin và tập làm hướng dẫn du lịch để giới thiệu những cảnh đẹp đó. 
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK .
3/ Củng cố - Dặn dò: (2’) 
- Hệ thống nội dung bài .
- Nhận xét giờ học.
- 1HS thực hành chỉ - Lớp nhận xét. 
- 1 HS nêu cảm nhận - Lớp nhận xét. 
- Cả lớp quan sát.
- 2 HS chỉ bản đồ vị trí Thành phố Đà Nẵng.
- 2 HS mô tả thành phố Đà Nẵng.
- Vài HS(K-G) trả lời:
-Tàu biển, ô tô, tàu hỏa, máy bay
-Vì thành phố là nơi đến và nơi xuất phát của nhiều tuyến đường giao thông.
- HS thảo luận nhóm đôi - trả lời câu hỏi.
+ Hàng hóa được đưa đến: ô tô, máy móc, thiết bị, 
+ Hàng đưa đi nơi khác: vật liệu xây dựng, 
+ ngành công nghiệp.
+ nguyên vật liệu.
+ bãi biển đẹp, 
- Cả lớp quan sát.
-Chùa Non Nước, bãi biển, núi Ngũ Hành Sơn ...
-HS (K-G) chỉ các địa điểm du lịch trên bản đồ.
- 2 HS đọc ghi nhớ .
 _____________________________________________ 
SINH HOẠT LỚP TUẦN 30
I / MỤC TIÊU:
 - Giúp HS nhận ra những ưu khuyết điểm tuần 30.
 - Cần khắc phục những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm trong tuần qua.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1) Đánh giá hoạt động tuần 30:
 -Yêu cầu tổ trưởng báo cáo kết quả hoạt động các thành viên trong tổ tuần 28. 
 - Lớp trưởng đánh giá, xếp loại từng tổ.
 - GV nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm
 2) Kế hoạch tuần 31: 
 -Thực hiện chương trình tuần 31 . 
 - Duy trì tốt nề nếp học tập , tiếp tục phong trào đôi bạn cùng tiến.
 -Duy trì sinh hoạt 15’đầu giờ
 - Giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
 -Động viên nhắc nhở HS nộp các khoản tiền.
 - Nhận xét tiết sinh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 30.doc