Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 13

Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 13

Toán: GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ VỚI 11

I.Mục tiêu:

- Biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.

- Cả lớp làm được bài tập 1,3. Học sinh khá giỏi thực hiện các bài tập: 2,4 SGK

II.Các hoạt động dạy- học:

A.Bài cũ:

- HS làm bài tập : a)45 x 32 b) 176 x 45

- GV nhận xét, cho điểm

B.Bài mới:

1- Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10

- Cho cả lớp đặt tính và tính : 27 x 11, cho 1 HS viết lên bảng

- Cho HS nhận xét kết quả 297 với thừa số 27 nhằm rút ra kết luận :

 Để có 297 ta viết số 9 ( là tổng của 2 và 7) xen giữa hai chữ số của 27

- Ví dụ: 35 x 11 =385 ( 8 = 3+5)

2- Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10:

- Cho HS thử nhân nhẩm 48 x 11?

- HS đặt tính và tính

- Từ đó rút ra cách nhân nhẩm đúng

+ 4 cộng 8 bằng 12

+Viết 2 xen giữa hai chữ số của 48,được 428

+Thêm 1 vào 4 của 428, được 528

- Ví dụ: 57 x 11 ; 82 x 11

 

doc 19 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Ngày soạn: 21/11/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010
Toán: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ với 11
I.Mục tiêu: 
- Biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
- Cả lớp làm được bài tập 1,3. Học sinh khá giỏi thực hiện các bài tập: 2,4 SGK
II.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ: 
- HS làm bài tập : a)45 x 32 	b) 176 x 45
- GV nhận xét, cho điểm 
B.Bài mới:
1- Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10
- Cho cả lớp đặt tính và tính : 27 x 11, cho 1 HS viết lên bảng 
- Cho HS nhận xét kết quả 297 với thừa số 27 nhằm rút ra kết luận :
 Để có 297 ta viết số 9 ( là tổng của 2 và 7) xen giữa hai chữ số của 27
- Ví dụ: 35 x 11 =385 ( 8 = 3+5)
2- Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10:
- Cho HS thử nhân nhẩm 48 x 11?
- HS đặt tính và tính 
- Từ đó rút ra cách nhân nhẩm đúng
+ 4 cộng 8 bằng 12 
+Viết 2 xen giữa hai chữ số của 48,được 428 
+Thêm 1 vào 4 của 428, được 528
- Ví dụ: 57 x 11 ;	82 x 11
3- Thực hành:
- GV tổ chức cho HS thực hành. Trong quá trình thực hành nên cho HS tính nhẩm với 11
Bài 1:
- H đọc yêu cầu bài.
- Cho HS làm bài rồi gọi một số em trình bày miệng
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
Bài 2: 
- H đọc yêu cầu của bài.
- T nhắc khi tìm x nên cho HS nhân nhẩm với 11
a) x : 11 = 25 
 x = 25 x 11
 x = 275
 - H cả lớp chữa bài và nhận xét.
Bài 3:
- HS đọc đề bài, tóm tắt 
- GV HD : nhân nhẩm với 11 
- HS giải bài vào vở
- GV chấm chữa 
Bài 4:
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS trả lời câu hỏi của bài tập 
- Các nhóm trình bày ý kiến 
C. Củng cố - dặn dò :
- HS nhắc lại cách nhân nhẩm với 11
- Nhận xét giờ học. H về nhà làm bài tập ở vở BT.
Tập đọc:	 Người tìm đường lên các vì sao
I.Mục tiêu: 
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc trơn tên riêng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki. Biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
II.Đồ dùng:
- Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa,con tàu vũ trụ 
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
- 2HS đọc bài “Vẽ trứng”, trả lời câu hỏi về nội dung bài 
- GV nhận xét cho điểm
B.Bài mới:
1- Giới thiệu bài: SGV
2- HD luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài ( 3 lượt)
- GV kết hợp HD HS phát âm đúng, giải nghĩa một số từ khó 
- HS luyện đọc từng cặp
- 2 HS đọc cả bài 
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
b)Tìm hiểu bài: 
- HS đọc và trả lời câu hỏi :
+Xi- ôn- cốp- xki mơ ước điều gì?
+Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào?
+Nguyên nhân chính giúp Xi- ôn- cốp- xki thành công là gì?
+Em hãy đặt tên khác cho truyện 
+Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- GV chốt lại nội dung bài
c)- HD đọc diễn cảm 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn. GVHD các em tìm đúng giọng đọc bài văn và thể hiện diễn cảm 
- HS thi đọc diễn cảm đoạn 1
C.Củng cố- dặn dò:
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
Chính tả:	Người tìm đường lên các vì sao
I.Mục tiêu: 
1. Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Người tìm đường lên các vì sao.
2. Làm đúng các bài tập.
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ viết bài tập 3b
- Một số tờ giấy trắng khổ to để làm bài tập 3b 
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
- HS viết bảng con : vườn tược, thịnh vượng, vay mượn, mương nước, con lươn,...
- GV nhận xét, chữa bài
B.Bài mới:
1- Giới thiệu bài:SGV
2- Hướng dẫn HS nghe- viết 
- Gọi HS đọc đoạn văn 
- Hỏi: +Đoạn văn viết về ai?
	+Em biết gì về nhà bác học Xi- ôn- cốp- xki?
- HD học sinh viết từ khó 
- GV đọc cho HS viết
- GV đọc, HS dò lỗi
- Chấm, chữa bài
3- Bài tập:
Bài 2a:
 - HS đọc yêu cầu, nội dung, từ mẫu 
- HS làm bài vào vở nháp, 2 em lên bảng làm 
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
Bài 3b:
- HS làm theo nhóm 4 vào giấy khổ to
- Nhóm nào làm xong đính lên bảng 
- Nhận xét, chữa bài
C. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chữa những từ viết sai vào vở
Ngày soạn: 21/11/2010
Ngày giảng: Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2010
Toán:	Nhân với số có ba chữ số
I.Mục tiêu: Giúp H:
- Biết cách nhân với số có ba chữ số.
- Tính được giá trị biểu thức.
- Cả lớp làm được bài tập 1,3. Học sinh khá giỏi làm bài tập 2
II.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
- Nhân nhẩm: 43 x 11 	11 x 85	73 x 11
- Gv nhận xét cho điểm
B.Bài mới:
- Cách dạy bài này tương tự bài “Nhân với số có hai chữ số”
1- Tìm cách tính 164 x 123 
- Có thể bắt đầu bài học bằng cách cho cả lớp đặt tính rồi tính:
164 x 100 ; 164 x 20; 164 x 3 
- Sau đó đặt vấn đề tính 164 x 123 = 164 x (100+20+3)
	 =164 x 100 + 164 x 20 + 164 x 3
	 =16400 + 3280 + 492
	 =20172
2- Giới thiệu cách đặt tính và tính:
- HS đặt tính 	164
- HS tính từng tích riêng, sau đó cộng lại 	 x123
- Lưu ý:	492
+Phải tính tích riêng thứ hai lùi sang trái 328
 một cột so với tích riêng thứ nhất 	 164 .
+Viết tích riêng thứ ba lùi sang trái hai 	 20172
so với tích riêng thứ nhất
3- Thực hành: 
Bài 1:
- H đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS đặt tính rồi tính vào bảng con
- H làm bài và chữa bài.
- Gv nhận xét chữa bài 
Bài 2:
- H đọc yêu cầu của bài.
- HS làm vào vở nháp, nêu kết quả tính
- T nhận xét và cho điểm.
Bài 3: HS đọc đề toán, tóm tắt, giải vào vở
Bài giải:	
Diện tích của mảnh vườn là:
 125 x 125 = 15625(m2)
 ĐS: 15625 m2
- T thu vở chấm bài và nhận xét.
4- Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Làm bài tập 1 vào vở
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: ý chí- nghị lực
I.Mục tiêu :
Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí nghị lực của con người.
Bước dầu biết tìm từ, đặt câu, viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học.
II.Đồ dùng:
- Giấy khổ to và bút dạ
III.Các hoạt động dạy- học
A.Bài cũ:
- 1 HS đọc lại nội dung ghi nhớ về 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm ,tính chất (tiết 1)
- 1 HS tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm: đỏ 
- GV nhận xét cho điểm 
B.Bài mới:
1- Giới thiệu bài
2- HD luyện tập:
Bài 1:
- 1 HS đọc thành tiếng 
- HS trao đổi nhóm đôi 
- Trình bày bài làm 
- Cả lớp nhận xét bổ sung
Bài 2:
- HS tự làm bài tập vào vở nháp, gọi một số em đọc câu đã đặt được
- Ví dụ: Người thành đạt đều là người rất biết bền chí trong sự nghiệp của mình
Bài 3:
- HS đọc nội dung bài tập
- Hỏi: Đoạn văn yêu cầu viết về nội dung gì? Bằng cách nào em biết được người đó ?
- HS thảo luận nhóm 4 để viết đoạn văn + 2 em viết giấy khổ to 
- Nhận xét bài, chữa bài
C.Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- HS viết lại các từ ngữ ở bài tập 1vào vở
- Chuẩn bị bài sau
Lịch sử:	 Cuộc kháng chiến chống quân Tống
 xâm lược lần thứ hai (1075- 1077)
I.Mục tiêu: Học xong bài này, H biết:
- Biết những nét chính về trận tuyến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.
- Tường thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu.
- Ta thắng được quân tống bởi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của quân dân. Người anh hùng tiêu biểu của cuộc kháng chiến này là Lý Thường Kiệt.
- HS khá giỏi nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống; biết được nguyên nhân thắng lợi, trí thông minh, lòng dũng cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt.
II.Đồ dùng:
- Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt 
- Phiếu học tập 
- Tìm hiểu về Lí Thường Kiệt 
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ: 
- Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật ?
- Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất thịnh đạt ?
GV nhận xét cho điểm
B.Bài mới:
Hoạt động 1: Quân ta chủ động tấn công 
- HS đọc SGK từ “ năm 1075 ....rồi rút về nước”, trả lời câu hỏi 
+Khi biết quân Tống chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ 2, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì? 
+Ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào?
+Theo em việc Lý Thường Kiệt chủ động cho quân sang đánh Tống có tác dụng gì?
- GV kết luận nội dung hoạt động 1 
Hoạt động 2: Trận chiến trên sông Như Nguyệt 
- HS đọc thầm đoạn còn lại, thảo luận câu hỏi sau :
+Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc
+Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào?
+Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào? Do ai chỉ huy?
+Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí của ta và địch trong trận chiến này
+Dựa vào lược đồ SGK, thuật lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt 
- HS thảo luận nhóm 4 
- Gọi một số nhóm lên trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung
- GV tổng kết nội dung hoạt động 2 
Hoạt động 3: Kết quả của cuộc kháng chiến và nguyên nhân thắng lợi 
+Em hãy trình bày kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai?
+Theo em, vì sao nhân dân ta có thể dành được chiến thắng vẻ vang ấy?
- GV nêu kết luận 
C.Củng cố- dặn dò:
- HS đọc bài thơ : Nam quốc sơn hà...
- Em có suy nghĩ gì về bài thơ này 
- GV liên hệ 
- Nhận xét giờ học
Địa lí: 	 Người dân ở đồng bằng Bắc bộ
I.Mục tiêu:Học xong bài này H biết:
- Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người kinh. Đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
- Dựa vào tranh, ảnh để mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân.
ấnH khá giỏi nêu được các mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người qua cách dựng nhà của của người dân đông bằng Bắc Bộ: để tránh gió, bão nhà được dựng vững chắc.
II.Đồ dùng:
- Tranh ảnh về nhà ở truyền thống và nhà ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc bộ	
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.Bài cũ:
- Nêu đặc điểm của đồng bằng Bắc bộ ?
- Người dân đồng bằng Bắc bộ đắp đê ven sông để làm gì?	
- GV nhận xét cho điểm
B.Bài mới:
1- Chủ nhân của đồng bằng 
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
- HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau:
+Đồng bằng Bắc bộ là nơi đông dân hay thưa dân ?
+Người dân sống ở đồng bằng Bắc bộ chủ yếu là dân tộc nào?
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
+Làng của người kinh ở đồng bằng Bắc bộ có đặc điểm gì? (nhiều nhà hay ít nhà)
+Nêu các đặc điểm về nhà ở của người kinh ?(nhà được làm bằng những vật liệu gì? Chắc chắn hay đơn sơ?).Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó?
+Làng Việt cổ có đặc điểm gì?
+Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân đồng bằng Bắc bộ có thay đổi như thế nào?
- HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo từng câu hỏi
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV tổng kết lại nội dung hoạt động 1 
2- Trang phục và lễ hội : ... ài khuyến khích các em nêu các cách giải
Bài giải
Cách 1: Số bóng điện lắp đủ cho 32 phòng học là:
8 x 32 = 256(bóng)
Số tiền mua bóng điện để đủ lắp cho 32 phòng học là:
3500 x 256 = 896000(đồng)
Đáp số: 896000(đồng)
Bài 5: - HS đọc đề bài 
	- HS áp dụng công thức để làm bài 
	- GV hướng dẫn cho HS câu b
 	- H tự làm bài và chữa bài.
	- T nhận xét.
C.Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn chữa bài tập vào vở. Làm bài tập ở VBT.
Âm nhạc: 	 ôn bài hát cò lả
Tập đọc nhạc: tđn số 4
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài “cò lả” thể hiện tính chất mềm mại của bài dân ca.
- Biết hát kết hợp với hành động phụ hoạ.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: nhạc cụ.
- Học sinh: Nhạc cụ.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức
- Cả lớp hát. 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 3 em lên bảng hát bài “cò lả”
- 3 em lên bảng hát
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay các em sẽ ôn lại bài hát cò lả và tập đọc nhạc bài TĐN số 4
- Học sinh lắng nghe
b. Nội dung:
* Ôn tập bài hát “Cò lả”
- Học sinh hát ôn lại bài hát.
- Giáo viên hát lại bài hát cò lả cho cả lớp nghe.
- Bắt nhịp cho học sinh hát ôn lại bài hát 2 - 3 lần chú ý sửa sai cho học sinh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát phần xướng và phần xô
+ Phần 1 (phần xướng) từ con cò  ra cánh đồng.
+ Phần 2 (phần xô) từ tình tính tang  nhớ hay chăng
- Chia lớp thành 2 tổ, 1 tổ hát phần xướng, 1 tổ hát phần xô và ngược lại.
* Tập đọc nhạc: TĐN số 4
- Cho học sinh luyện đọc cao độ
- Cho học sinh luyện tập đọc và gõ tiết tấu
- Giáo viên giới thiệu bài TĐN số 4 trên bảng
- B1: Cho học sinh tập đọc từng nốt ở từng câu
- B2: Cho học sinh phép cao độ với trường độ
- B3: Đọc nốt nhạc và ghép lời ca
4. Củng cố dặn dò 
- Giáo viên tổng kết bài cho cả lớp đọc nhạc và lời của bài TĐN số 4.
- Dặn dò: Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài cho giờ sau.
Kể chuyện :	 Kể chuyện được chứng kiến 
hoặc tham gia
I.Mục tiêu: 
Dựa vào SGK chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) thể hiện dúng tinh thần kiên trì vượt khó
Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.
II.Đồ dùng:
- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp
- Mục gợi ý 2 viết trên bảng phụ
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ: 
- 2 HS kể lại chuyện về người có nghị lực
- GV nhận xét cho điểm 
B.Bài mới:
1- Giới thiệu bài: SGV
2- HD kể chuyện 
a)Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài 
- Phân tích đề bài, gạch chân các từ: chứng kiến,tham gia, kiên trì vượt khó 
- HS đọc phần gợi ý 
- Hỏi: Thế nào là người có tinh thần kiên trì vượt khó ?
	- Em kể về ai? Câu chuyện đó như thế nào?
- HS quan sát tranh minh họa trong SGK và mô tả những gì em biết 
b)Kể trong nhóm :
- HS đọc gợi ý 3 trên bảng phụ 
- Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp
c) Tổ chức cho HS thi kể 
- Tổ chức cho HS thi kể, nêu ý nghĩa câu chuyện 
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện 
- GV nhận xét cho điểm, tuyên dương những em kể hay 
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Chuẩn bị bài tiết sau
Tập làm văn:	Trả bài văn kể chuyện
I.Mục tiêu:
Hiểu được nhận xét chung của T về kết quả viết bài văn KC ở lớp để liên hệ với bài làm của mình.
Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sữa lỗi trong bài viết của mình.
HS khá giỏi biết nhận xét và sữa lỗi để có câu văn hay
II.Đồ dùng;
- Bảng phụ ghi trước một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý... cần chữa chung trước lớp 
III.Các hoạt động dạy- học:
1- Nhận xét chung bài làm của HS :
- HS đọc lại đề bài, nêu yêu cầu của đề bài 
- GV nhận xét chung
+Ưu điểm : Viết đúng yêu cầu đề bài, câu văn lưu loát, giàu hình ảnh; có một số em thể hiện sự sáng tạo trong khi kể theo lời nhân vật 
+Khuyết điểm: Một số em còn sai lỗi chính tả, viết câu văn chưa gãy gọn 
2- HD học sinh chữa bài 
- GV chữa bài trên bảng phụ 
- HS đọc thầm lại bài viết của mình để nhận ra lỗi, và biết cách sửa lỗi .
- HS đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi 
- GV theo dõi giúp đỡ thêm 
3- Học tập những đoạn văn, bài văn hay 
- GV đọc một vài đoạn văn hoặc bài làm tốt của HS 
- HS trao đổi, tìm ra cái hay cái tốt của đoạn hoặc bài văn được giới thiệu 
4- HS chọn viết lại một đoạn trong bài của mình
- HS chọn đoạn văn cần viết lại 
- HS tự viết bài 
- HS đọc hai đoạn văn, cả lớp cùng nhận xét, nhận xét so sánh
5- Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS điểm thấp viết lại bài 
- Chuẩn bị bài tiết sau
Khoa học: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
I.Mục tiêu: 
- Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiểm nguồn nước.
+ Xả rác, phân bón, nước thải bừa bải...
+ Sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu.
+ Khói bụi, nước thải từ nhà máy, xe cộ...
+ Vỡ đường ống dẫn dầu.
- Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ của con người: Lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử sựng nguồn nước bị ô nhiểm.
II.Đồ dùng:
- Hình trang 54,55
- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương và tác hại do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra.
III.Càc hoạt động dạy- học
A.Bài cũ:
Thế nào là nước sạch?
Thế nào là nước bị ô nhiễm?
GVnhận xét, cho điểm
B.Bài mới
Hoạt động 1:Những nguyên nhân làm ô nhiễm nước
*Mục tiêu:
- Phân tích các nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trang ô nhiễm nước ở địa phương em
*Cách tiến hành
HS quan sát hình trang 54,55 SGK,thảo luận câu hỏi sau:
Hãy mô tả những gì em nhình thấy trong hình vẽ?
Theo em việc làm đó sẽ gây ra điều gì?
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến
- Cả lớp nhận xét bổ sung
- GVtổng kết nội dung hoạt động 1
Hoạt động 2:Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước
*Mục tiêu:Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
*Cách tiến hành:
HS thảo luận:Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm?
- Đại diện các nhóm trình bày
- Cả lớp nhận xét bổ sung
- GV tổng kết nội dung hoạt động 2
C.Củng cố dặn dò:
 - HS đọc bài học
 - GV nhận xét tiết học 
- HS chuẩn bị bài sau .
Ngày soạn: 24/11/2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010
Toán:	Luyện tập chung
I .Mục tiêu: Giúp H ôn tập và củng cố về:
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, diện tích (cm2, dm2, m2).
- Thực hiện phép nhân với số có hai hoặc ba chữ số 
- Biết vận dụng một số tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh.
- Cả lớp thực hiện được bài 1,2(dòng 1), 3. HS khá giỏi thực hiện bài 4,5
II.Các hoạt động dạy- học:
Bài 1 :
- H đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm vào phiếu bài tập
- GV chấm một số em
 Nhận xét, chữa bài
Bài2:
- H đọc yêu cầu của bài
- H làm bài cá nhân.
- H chữa bài, cả lớp nhận xét 
- GV nhận xét chữa bài
Bài3:
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS làm bài vào vở, 3em lên bảng làm 
- Nhận xét chữa bài
Bài4:
- HS đọc đề bài, tóm tắt nội dung bài
- HS làm vào vở
- GV chấm chữa
Bài giải:
1 giờ 15 phút = 75 phút
Mỗi phút hai vòi nước cùng chảy vào bể được là:
25 + 15 = 40(l)
Sau 1 giờ 15 phút hay 75 phút cả hai vòi nước chảy vào bể là:
40 x 75 = 3000(l)
Đáp số: 3000l
Bài5:GV hướng dẫn về nhà
C.Củng cố- dặn dò
GV nhận xét tiết học
Dặn HS làm bài tập 1,5 vào vở.
Luyện từ và câu: Câu hỏi và dấu chấm hỏi
I Mục tiêu: 
Hiểu tác dụng của câu hỏi, nhận biết hai dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi.
Xác định được một câu hỏi trong một văn bản, dặt được câu hỏi thông thường.
HS khá giỏi đặt được câu hỏi để tự hỏi mình theo 2,3 nội dung khác nhau
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ kể sẳn các cột :Câu hỏi - Của ai - Hỏi ai- Dấu hiệu theo nội dung BT1,2,3(nhận xét)
- Bút dạ và một số tờ giấy khổ to kẻ bảng nội dung bài tập1
III.Các hoạt động dạy- học
A.Bài cũ:
 - 1HSchữa bài tập 1về nhà
 - !HS chữa bài tập 
 - Nhận xét cho điểm
B.Bài mới:
 1.Giới thiệu bài: SGV
 2.Phần nhận xét:
Bài1:
- GV treo bảng phụ bài tập 1
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS tìm các câu hỏi trong bài tập đọc: Người tìm đường lên các vì sao.
 - Gọi một số em phát biểu
 - GV ghi nhanh lên bảng
Bài 2,3:GV hỏi:
Các câu hỏ ấy là của ai.
- Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?
- Câu hỏi dùng để làm gì?
Câu hỏi dùng để hỏi ai?
Câu hỏi
Của ai
Hỏi ai
Dấu hiệu
1.Vì sao quả bóngkhông có cánh mà vẫn bay được?
Xi- ôn- cốp xki
Tự hỏi mình
Từ vì sao
Dấu chấm hỏi
2.Cậu làm thế nào mà được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?
Một người bạn
Xi- ôn- cốp xki
- Từ thế nào
- Dấu châm hỏi
3. Ghi nhớ:GV ghi bảng- HS đọc nhiều lần
4.Luyện tập:
Bài 1:
- HS Đọc yêu cầubài tập
- HS làm vào phiếu giấy to
- Một sồ nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu nội dung bài tập, câu mẫu.
- HS làm bài
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
C. Củng cố- dặn dò:
 - HS đọc lại ghi nhớ
- Chữa bài tập vào vở
Chuẩn bị bài tập sau.
Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện 	
I.Mục tiêu: 
Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện (nội dung, nhân vật, cốt truyện).
Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi được với các bạn về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở đầu và kết thúc câu chuyện.
II.Đồ dùng:
Bảng phụ ghi tóm tăt một số kiến thức về văn kể chuyện
III.Các hoạt động dạy- học
1.Giới thiệu bài:
2.HD ôn tập
- Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS phát biểu ý kiến
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 2+3:
 - HS đọc nội dung bài tập
 - HS thảo luận nhóm đôi.
 - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến
- Cả lớp nhận xét bổ sung
 - GV nhận xét cho điểm
3. Củng cố- dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học
- Làm bài tập 2 vào vở.
Sinh hoạt lớp
I.Yêu cầu: 
- Nhận xét những ưu điểm, khuyết điểm trong tuần về học tập, lao động và các hoạt động khác.
- HS có ý thức sửa chữa và phát huy những điểm tốt đã đạt được.
II.Lên lớp:
1.Lớp trưởng nhận xét các hoạt động trong tuần.
2.GV nhận xét chung:
Nhìn chung hầu hết các em ngoan, có ý thức học tập tốt. Hầu hết các em đã học bài và làm bài trước khi lên lớp. 
Các hoạt động khác: 
Tham gia làm báo tường chào mừng 20/11đạt giải 3
Tham gi thi VSCĐ tốt song nhiều em giữ gìn sách vở chưa cẩn thận
Tham đăng ký ngày học tốt đạt kết quả cao
 - Vệ sinh: Đã tự giác làm phần vệ sinh khu vực của lớp.
3.Kế hoạch tuần tới:
- Phát huy những ưu điểm của tuần này 
- Khắc phục những khuyết điểm 
- Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp 
- Tiếp tục các khoản thu nộp
*************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13.doc